Pages

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Kỹ thuật trồng cây Bơ Sáp

Kỹ thuật trồng cây Bơ Sáp

So với các loại cây ăn quả khác bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng.

1. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Kỹ thuật đơn giản như đối với một số loại cây ăn quả khác. Thường áp dụng hai cách ghép mắt và ghép cành; nếu ghép cành thì cành ghép thường là cành có ngọn. Tốt hơn hết nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn. Ngoài việc phối trí để có bộ giống thích hợp, cần chọn cây mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh...
 
2. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Bơ có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Tùy theo loại đất và chủng giống, đất có độ phì thấp trồng với khoảng cách 7m x 7m (200 cây/ha), hay 7m x 8m (178 cây/ha). Những giống bơ lai, nền đất có độ phì nhiêu cao trồng với khoảng cách thưa hơn 8 m x 8 m (156 cây/ha).

3. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:


Hồ nên đào theo hình vuông theo tỉ lệ 60 x 60 x60cm. Khi đào nên nhở chia riêng phần đất trên mặt và phần đất dưới. Để cây phát triển tốt nhất, cần tiến hành bón lót cho hố đào. Bón lót mỗi hố 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, ngoài ra để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến hay tuyến trùng nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H + Furadan và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

4. Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, ngoài ra để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến hay tuyến trùng nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H + Furadan và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

5. Kỹ Thuật Trồng Cây Bơ Sáp:


Dùng tay hoặc cuốc nhỏ đào một lỗ nhỏ ở giữa. Rạch bỏ túi ni lông và cho cây bơ vào giữa hố, kích thước hố phải to hơn bầu đất. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Aliette, Mancozeb hay Ridomil,... phun xịt thật kỹ vào hố trồng, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc. Trồng xong dùng tay ém đất thật chặt xung quanh gốc để giúp cây cố định đồng thời gốc không bị lung lay, nhất là khi có gió. Ngoài ra, cần dùng cọc căm xung quang để che khi có gió mạnh.



6. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bơ Sáp:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:


Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Chủ yếu là vườn ương, với mục đích tạo hình, những giống bơ chủng Ăngti, sinh trưởng ngọn mạnh nên bấm ngọn, tạo cành khung khoẻ. Khi cây đã lớn, đương ra quả không nên đốn nhiều vì làm giảm sản l¬ượng. Chỉ cắt bỏ những cành sâu bệnh, những cành vượt mọc từ thân chính, cành gãy do gió mạnh, do mang nhiều quả. Cũng có những cây bơ chủng Ăngti mọc quá cao khó thu hoạch, phải đốn ngọn, cho phát triển về chiều ngang.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bơ Sáp:

Đạt hiệu quả cao nhất cần bón phân đầy đủ và đúng định kỹ cho cây. Bón phân hữu cớ và vô cơ để cung cấp chất dinh dưỡng vi lượng. Nên sử dụng phân khoáng NPK. Ngoài ra, hàng năm nên bón phân chuồng cho cây 1-2 lần khoảng 20-25 kg/gốc/năm (bón phân đã ủ hoai mục), rải đều lên mặc bồn vào đầu hay giữa mùa mưa. Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15-15-15) hay NPK(16-16-8) 100-150g/gốc, rải phân xung quanh gốc cây, và phủ lên lớp đất mỏng pha với nước loãng. Một tháng sau bón tiếp một lần như vậy. Nên phun thêm phân cho lá. Đợt tiếp theo dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5-1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa).

7. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bơ Sáp:

- Sâu: không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại thường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nhưng phải phát hiện sớm, năng thăm vườn bơ.

- Bệnh: bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây bơ trồng trên đất nặng khó thoát nước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng vườn.

- Cách trị triệt để: tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu được nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nhưng chống bệnh yếu.

8. Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch bằng sào, bằng rọ. Có khi người ta leo lên cây rồi rung từng cành nhỏ. Quả nào chín thì rụng. Quả bơ không chín trên cây. Sau khi thu hoạch tuỳ điều kiện, có thể bảo quản được một thời gian dài hay ngắn, nhưng cũng không quá vài tuần lễ. Độ nhiệt bảo quản từ 5 - 13oC tuỳ giống. Giống chịu lạnh bảo quản ở nhiệt độ thấp, giống không chịu lạnh, ở độ nhiệt cao hơn. Độ ẩm không khí nơi bảo quản giữ trong giới hạn 85 - 90%. Trước khi bán cho ng¬ười tiêu dùng phải cho quả bơ chín ở độ nhiệt cao hơn ở nơi bảo quản ở nhiệt độ 20oC bơ chín sau 6 - 12 ngày, ở độ nhiệt 25 - 27oC quả chín sau 5 - 7 ngày.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969

0 nhận xét:

Đăng nhận xét