Bên cạnh các vitamin và khoáng chất mà hầu hết các loại trái cây đều có, khóm còn là nguồn cung cấp dồi dào một số vi chất dinh dưỡng ít được biết đến nhưng cần thiết cho cơ thể.
Do chứa hàm lượng calorie và đường thấp nên khóm cũng được xem là món ăn vặt rất tốt cho người muốn kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, trái khóm còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như
1. Chữa viêm và khó tiêu
Không chỉ giúp bổ sung vị ngọt cho món ăn, khóm còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, chống đầy hơi do có chứa enzyme tiêu hóa bromelain. Đó là lý do bạn nên ăn khóm sau một bữa ăn thịnh soạn. Lưu ý, bromelain chỉ có trong khóm tươi vì việc nấu chín có thể phân hủy hợp chất này.
Ngày nay, bromelain còn được tổng hợp dưới dạng thuốc bổ, giúp chống viêm sau phẫu thuật, giảm đau do viêm khớp hoặc nhiễm trùng xoang mũi.
2. Ngăn tích tụ mỡ
Nhiều người cho rằng khóm có thể đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, loại quả này chỉ có công dụng làm giảm mỡ chút ít, nhưng đổi lại, nó có khả năng ngăn chặn việc tích tụ mỡ trong cơ thể.
3. Phòng ngừa ung thư từ cấp độ tế bào
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy khóm có chứa các chất chống ung thư (anti-carcinogen). Mặt khác, các nhà khoa học cho biết 1 chén khóm tươi có chứa 70 mg vitamin C và 95 mg vitamin A – tương đương với toàn bộ hàm lượng vitamin C và khoảng 25% lượng vitamin A mà cơ thể cần trong 1 ngày. Cả 3 hợp chất trên giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi mối đe dọa từ các gốc tự do, đồng thời làm lành các tế bào bị hư tổn, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư.
4. Củng cố sức khỏe mô và xương
Đó là lợi ích sức khỏe cơ thể nhận được khi bạn tiêu thụ 1 chén khóm tươi, ước tính chứa 1,55 mg mangan – khoáng chất cần thiết giúp xương và mô phát triển khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo nam giới nên dung nạp 2,2 mg mangan/ngày còn ở phụ nữ là 1,9 mg/ngày. Riêng người cao tuổi được khuyên nên bổ sung khóm vào khẩu phần ăn để đảm bảo có đủ dưỡng chất này, nhằm tránh nguy cơ bị loãng xương hoặc gãy xương.
5. Bổ máu và giúp vết thương mau lành
Một chén khóm cung cấp cho cơ thể 151 mg đồng – nhiều hơn 1/5 lượng đồng cơ thể cần mỗi ngày. Loại khoáng chất này giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố (hemoglobin – prôtêin có khả năng thu nhập, lưu giữ và giải phóng ôxy trong máu), đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Được biết, thiếu đồng cũng có thể dẫn đến thiếu máu, loãng xương, các vấn đề về tuyến giáp và số lượng bạch cầu thấp (khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh).
6. Chắc răng, khỏe nướu
Đa số mọi người chỉ quan tâm đến răng mà quên đi tầm quan trọng của nướu – bộ phận giúp giữ chân răng vững chắc. Nếu nướu không khỏe, răng cũng không vững, thậm chí dễ gãy rụng. Do đó, ăn khóm được cho là cách vừa giúp răng trắng, sạch vừa củng cố sức khỏe của nướu.
7. Ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng
Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa ở người lớn tuổi, bắt nguồn từ tình trạng võng mạc bị hư tổn. Theo các nghiên cứu khoa học, bổ sung khóm vào chế độ ăn giúp người già giảm 35% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, do loại quả này chứa nhiều beta-carotene, một thành phần tự nhiên rất tốt cho thị lực.
1. Chữa viêm và khó tiêu
Không chỉ giúp bổ sung vị ngọt cho món ăn, khóm còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, chống đầy hơi do có chứa enzyme tiêu hóa bromelain. Đó là lý do bạn nên ăn khóm sau một bữa ăn thịnh soạn. Lưu ý, bromelain chỉ có trong khóm tươi vì việc nấu chín có thể phân hủy hợp chất này.
Ngày nay, bromelain còn được tổng hợp dưới dạng thuốc bổ, giúp chống viêm sau phẫu thuật, giảm đau do viêm khớp hoặc nhiễm trùng xoang mũi.
2. Ngăn tích tụ mỡ
Nhiều người cho rằng khóm có thể đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, loại quả này chỉ có công dụng làm giảm mỡ chút ít, nhưng đổi lại, nó có khả năng ngăn chặn việc tích tụ mỡ trong cơ thể.
3. Phòng ngừa ung thư từ cấp độ tế bào
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy khóm có chứa các chất chống ung thư (anti-carcinogen). Mặt khác, các nhà khoa học cho biết 1 chén khóm tươi có chứa 70 mg vitamin C và 95 mg vitamin A – tương đương với toàn bộ hàm lượng vitamin C và khoảng 25% lượng vitamin A mà cơ thể cần trong 1 ngày. Cả 3 hợp chất trên giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi mối đe dọa từ các gốc tự do, đồng thời làm lành các tế bào bị hư tổn, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư.
4. Củng cố sức khỏe mô và xương
Đó là lợi ích sức khỏe cơ thể nhận được khi bạn tiêu thụ 1 chén khóm tươi, ước tính chứa 1,55 mg mangan – khoáng chất cần thiết giúp xương và mô phát triển khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo nam giới nên dung nạp 2,2 mg mangan/ngày còn ở phụ nữ là 1,9 mg/ngày. Riêng người cao tuổi được khuyên nên bổ sung khóm vào khẩu phần ăn để đảm bảo có đủ dưỡng chất này, nhằm tránh nguy cơ bị loãng xương hoặc gãy xương.
5. Bổ máu và giúp vết thương mau lành
Một chén khóm cung cấp cho cơ thể 151 mg đồng – nhiều hơn 1/5 lượng đồng cơ thể cần mỗi ngày. Loại khoáng chất này giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố (hemoglobin – prôtêin có khả năng thu nhập, lưu giữ và giải phóng ôxy trong máu), đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Được biết, thiếu đồng cũng có thể dẫn đến thiếu máu, loãng xương, các vấn đề về tuyến giáp và số lượng bạch cầu thấp (khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh).
6. Chắc răng, khỏe nướu
Đa số mọi người chỉ quan tâm đến răng mà quên đi tầm quan trọng của nướu – bộ phận giúp giữ chân răng vững chắc. Nếu nướu không khỏe, răng cũng không vững, thậm chí dễ gãy rụng. Do đó, ăn khóm được cho là cách vừa giúp răng trắng, sạch vừa củng cố sức khỏe của nướu.
7. Ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng
Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa ở người lớn tuổi, bắt nguồn từ tình trạng võng mạc bị hư tổn. Theo các nghiên cứu khoa học, bổ sung khóm vào chế độ ăn giúp người già giảm 35% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, do loại quả này chứa nhiều beta-carotene, một thành phần tự nhiên rất tốt cho thị lực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét