Pages

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Kỹ Thuật Trồng Dứa Phần 6

Kéo dài thời gian thu hoạch dứa giúp cho người trồng chủ động trong việc thu hoạch thông qua tác động làm thay đổi thời gian ra hoa và chín quả của cây dứa

26. Rải vụ thu hoạch dứa có ý nghĩa gì trong sản xuất dứa?

Một trong những khó khăn thường gặp ở những vùng trồng dứa tập trung trên một diện tích lớn là vấn để thu hoạch. Do thời gian chín tự nhiên của dứa rất tập trung và dồn dập trong một thời gian ngắn (chỉ trong hai tháng 6 và 7 có tới 80 -90% tổng sản lượng dứa được thu hoạch đối với dứa ta) cho nên đã gây ra những khó khăn lớn về các mặt:

- Rất căng thắng về nhân lực khi thu hoạch, vận chuyển, các phương tiện vận chuyển cũng khó giải quyết.

- Thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy rất ngẳn, ảnh hường tới hoạt động của nhà máy.

Mặt khác. khi dứa chín, thời gian bảo quản cất giữ rất ngắn, chỉ 3-4 ngày là thối hỏng. Nếu nắng gắt, mưa rào dứa chín càng nhanh (chín rộ) và càng mau thối, do đó không vận chuyển chế biển kịp thời sẽ gây lãng phí rất lớn. Những nơi năm được mùa có ngày phải thu mua từ 150 đến 200 tấn dứa, trong khi đó vận chuyển không kịp có ngày thối tới 30 tấn quả. Thực tế còn cho thấy, do thời gian thu hoạch dồn dập, căng thẳng, cho nên năm nào được mùa dứa, thường ảnh hưởng đến các cây trồng khác. Ở nhà máy hoa quả cũng có lúc phải bỏ đi hàng trăm tấn dứa vì không chế biến kịp, thế nhưng một thời gian dải lại không có dứa để nhà máy hoạt động.

Vì vậy rải vụ thu hoạch dứa trước hết là đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất. Rải vụ thu hoạch, tức là con người chủ động làm cho dứa ra hoa và chín vào những thời gian khác nhau, để khắc phục được những khó khăn đã nêu trên đây.

27. Biện pháp để rải vụ thu hoạch dứa như thế nào?

Người ta có thể thực hiện rải vụ thu hoạch dứa bằng nhiều biện pháp khác nhau.

a. Rải vụ thu hoạch bằng cách trồng các giống dứa khác nhạu. Ở một cơ sở sản xuất, chúng ta có thể trồng nhiều giống khác nhau trên những lô riêng. Vì những giống này cỏ thời gian chín khác nhau cho nên có thể kéo dài thời kỳ thu hoạch.

Dứa hoa chín vào khoáng tháng 5 - 6;
Dứạ ta chín vào khoảng tháng 6 -7;
Dứa Cayen chín vào các tháng 7- 8.

Như vậy đương nhiên nếu trồng các giống khác nhau chúng ta đã có thể kéo dài thời gian thu hoạch dứa tử tháng 5 đến tháng 8.

b. Rải vụ thu hoạch dứa theo vĩ độ địa lý. Ở những nước phía bắc bán cầu, khi cây dứa đã qua một thời kỳ sinh trưởng nhất định thì hoa thường xuất hiện vào những ngày ngắn nhất trong năm. Tuy thế chu kỳ của cây dứa cũng ngắn nếu xích dẩn về phía xích đạo.

Ở nước ta, thời gian chín của dứa chậm dần. Càng lên những vùng có vĩ độ cao thời gian chín cũng muộn. Vì vậy để cung cấp dứa cho nhà máy vào các thời gian khác nhau, chúng ta có thể xây dựng các khu vực trồng đứa ở các vĩ độ khác nhau. Như thế thời  gian cung câp quả tươi cho thị trường và nguyên liệu cho nhà máy sẽ được kéo dài hơn.

c. Rải vụ bằng thời vụ trồng vũ trọng lượng chổi con khác nhau. Thông thường ở ta có một vụ dứa quan trọng nhất là hoa tự xuất hiện vào tháng 2- 3 để cho quả chín vào khoảng tháng 6- 8. Nhưng ở Ghinê, Mactinic lại có hai vụ hoa, do đó có hai vụ quả trong một năm. Nguyên nhân do các loại chồi khác nhau và thời vụ trồng khác nhau và thời vụ trồng khác nhau :vụ ra hoa tháng  2-3 do các chồi nách bé (100g) trồng tháng giêng hoặc cách chổi nách vừa 450g trống tháng 5 và chổi nách lớn (800g) trống vào tháng 9.

Vụ hoa ra tháng 4, tháng 6 cho thu hoạch quả tháng 11-12 do các chồi nách bỏ (100g) trống tháng 5 năm trước.

Chồi nách vừa (450g) trồng tháng 9-10.

Chồi nách lớn (800g) trồng tháng 2 năm đó.

Như vậy nếu trồng vào các vụ khác nhau, trọng lượng chổi khác nhau sẽ cho thu hoạch vào các thời gian khác nhau.

d. Rải vụ bằng cách kích thích cơ giới và kích thích hóa học để làm cho dứa ra hoa theo ý muốn hoặc dùng các chất CaC2, NAA  xử lý cho dứa ra hoa trái vụ.

28. "Đạp dứa ” là làm như thế nào?

Đây là một kinh nghiệm của bà con nông dân. Cách làm: khi đi tỉa chổi ngọn cho dứa chính vụ vào tháng 3, tháng 4, nếu gặp những cây dứa đã lớn mà chưa ra hoa thì người ta nhấc cây lên khỏi mặt đất cho dứt bớt một số rễ, rồi lựa theo hướng chổi mọc, dùng chân đạp cho cây ngã rạp xuống đất. Sau đó cây dần dần ngóc dậy và sau 2 tháng sau sẽ ra hoa, vụ hoa này ra vào tháng 5, tháng 6, cho thu hoạch vào tháng 9 - 10, cá biệt có thể kéo dài đến tháng 11, tháng 12. Dứa vụ này quả to, nhưng ăn chua và cứng. chỉ ngọt ở phía cuống quả. Người ta còn đạp dứa khi đi thu hoạch dứa mùa (thán 6 - tháng 8). Cách làm cũng như trên và kết quả sẽ cho ra hoa vào tháng 10, 11, thu quả vào tháng 4, 5; vụ dứa này cho quả nhỏ, ít nước, nhưng ăn ngọt và thơm hơn.

Như trên đã trình bảy, “đạp dứa” là một kình nghiệm của bà con được tích lũy trong quá trinh sản xuất. Nó là một biện pháp để rải vụ thu hoạch dứa nhưng cho đến nay kinh nghiệm này ít được áp dụng vì việc quản lý tập thể chưa được chặt chẻ, cho nên sống sản lượng trên một đơn vị diện tích nếu thu hoạch rải rác trong các vụ sẽ thấp hơn là thu hoạch tập trung trong một vụ.

Khi “đạp dứa” chú ý tránh giảm gãy chồi (không đạp ngược với hướng chổi mọc, mà nên đạp nghiêng).
29. Dùng thuốc hóa học để rải vụ thu hoạch có lợi những gì?

Từ lâu người ta đã nghĩ đến việc dùng các chất kích thích hóa học để làm cho dứa ra hoa theo ý muốn con người. Vào năm 1942 Cooper đã dùng NAA (a- napthylaxetic axit) nồng độ 5- 10 ppm, xử lý cho cây dứa thấy có tác dụng ra hoa sớm.
Năm 1946 Vanoverbecl đã dùng 2,4D và NAA nồng độ 5- 10 ppm phun cho cây dứa giống Caben zonna liên tục trong các tháng trong năm đều cho ra hoa 100% (thí nghiệm với cây 14 tháng tuổi). Để tự nhiên cây ra hoa rải rác trong vòng từ 2 đến 5 năm.

Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) đã dùng 50 ml 2,4D, NAA cho một cây dứa có thể làm cho dứa ra sớm hơn bình thường 8 - 9 tháng (Nồng độ NAA: 15 - 20 ppm, nồng độ 2,4D: 5 - 10 ppm).

Năm 1956, MuZik và Cruzado đã dùng MH với nồng, độ 3000 (10 -- 20 m1 cho một cây) xử lý với giống Red~Spanish vào thởi kỳ nước khi cây ra hoa, đã làm cho nó ra hoa chậm đi 6 tuẩn mà không ảnh hưởng gì đến trọng lượng, hình dạng và phẩm chất quả

Qua những kết quả đã nêu trên đây, ta thấy rõ vai trò của các chẩt kích thích sinh trưởng trong việc rải vụ thu hoạch đối với dứa. Những ích lợi ấy biểu hiện ở các mặt sau đây:

- Khống chế được thời kỳ ra hoa kết quả của vườn dứa, có thể làm dứa ra hoa sớm lên hay chậm di tùy theo yêu cẩu của thì trường và yêu cẩu nguyên liệu của nhà máy.

- Làm cho hoa ra tập trung, dể chăm sóc, dễ thu hoạch.

- Rút ngắn được thời gian sinh trưởng, làm cho cây sớm ra hoa, kết quả, tỷ 1ệ cây ra hoa cao, hạ được giá thành,

- Chủ động điểu tiết mùa vụ ra hoa của dứa, tránh dứa chín vào những thời gian không thích hợp ảnh hướng xấu đến phẩm chẩt.
Cũng có ý kiến cho rằng xử lý chất kích thích có làm tăng trọng lượng quả và ảnh hưởng tốt đến phẩm chất quả trái vụ (bằng cách làm chậm thời gian ra hoa của nó.

Hiện nay ở nhiều nước còn dùng biện pháp phun các chất hóa học lên quả dứa trước khi thu hoạch để kéo dài hời gian cất giữ, báo quản sau khi thu hái, hoặc kéo dài thời gian chín của quả trên đồng ruộng, như vậy biện pháp này có tác dụng rải vụ thu hoạch. Quả sau khi thu hái nếu ta phun a–NAA nồng độ 100 — 500 ppm hoặc có thể cất giữ trong môi trường giàu CO2 để kìm hãm hô hấp, hay các chất ái oxy (pirogalon) để giảm lượng oxy trong môi trường cất giữ dứa đều có thể kéo dài thời gian bảo quản từ l tháng đến l tháng rưỡi.

30. Cách sử dụng đất đèn (CaC2) để xử lý cho cây đứa ra hoa trái vụ như thế nào?

Dất đèn có tác dụng làm cho dứa ra hoa trái vụ chính bởi vai trò của axetylen:

CaC2+ H2O ó C2H2 + CaO

Chúng ta có thể dùng CaC2; ở dạng bột: đất đèn để cho tơi mịn, ta đỗ vào nõn mỗi cây dứa một thìa cả phê (bột này phải được bảo quản trong bình kín). Phương pháp này dễ làm, nhưng tổn công và đôi khi hiệu quả không cao. Ngày nay thông thường người ta dùng đất đèn hòa thành dung dịch uxetylen.

Ở Ghinê người ta dùng những bình có dung tích 50 lỉt, cho vào bình 2/3 nước rồi bỏ vào trong đó 110-120 g đất dèn. Sau đó đậy kín lại lắc kỹ 5- l0 phút, đến khi thấy không sủi bọt nữa là được. Vì phản ứng có tỏa nhiệt và axetylen lại là một khí  dễ nổ, cháy cho nên phải chú ý đề phòng tai nạn. Để an toàn hơn có thể dùng áp suất cao bơm axetylen vào bình nước (9 nước, l khí), người ta dùng máy kiểm tra áp suất trong bình, khi nào đạt 0,5 -0.6 kg là nước đã bão hòa axctylen thì ta có thể đem dùng.

Ở Ghinê, Hawai thường xử lý ba lẫn liên tiếp cách nhau một tuần, tốn 20 - 25 kg CaC2 và 6000 lít nước cho một ha.

Ở ta thường dùng 4g CaC2 pha trong một lít nước xử lý cho 20 cây (mỗi cây được 50 ml dung dịch), xử lý 2 lần cách nhau một ngảy, xứ lý vào 4 giờ chiều đến 8 giờ sáng hôm sau (làm qua đêm). Một công có thể xử lý được 2000 - 2500 gốc (khoảng 15 công cho một ha). Đợt xử lý này đã cho thu quả vào 10 -l5 tháng 11 năng suất đạt khoảng 20 tấn/ ha (với mật độ khoắng 30.000 cây/ha). Trọng lượng và phẩm chất quả không thua kém dứa chính vụ.
So sánh dứa chính vụ và dứa xử lý trái vụ
DứaTrọng lượng quả (kg)Hàm lượng đường %Axit %
Bình quânTo nhấtNhỏ nhấtCaoThấpCaoThấp
Chính  vụ0,701,50,316,214,00,630,44
Xử lý trái vụ0,722,10,3515,012,50,50,4

Những điểm chú ý khi xứ lý ra hoa cho dứa bằng đất dèn:

- Khi pha vào bình hoặc thùng. chú ý tỷ lệ thể tích bình, lượng nước và đất đèn đổ tránh hiện tượng nổ cháy.
- Nồng độ pha chế 0,4 -0,6%, điểu chế xong xử lý ngay.
-Xử lý vào lúc mát trời để tránh ảnh hưởng xấu đốn dứa.
- Nên xử lý 2-3 lẩn hiệu quá sẽ cao hơn.

31. Cách sử dụng a-NAA để xử lý ra hoa trái vụ cho dứa cẩn chú ý điểm gì?

a-NAA là một chất kích thích sinh trưởng có hoạt lực tương đối mạnh đối với dứa, uống dô xứ lý cho dứa thấp, vì vậy cần phải hết sức thận trọng và pha chế chính xác về nồng độ. Bất kỳ một lượng lớn hay nhỏ của thuốc mà quá với liều lượng quy định đều gây tác hại cho cây dứa.

Cách pha chế NAA để xử lý: nếu ta có a-NAA nguyên chất 100% sẽ pha như sau: cân 1 g a–NAA +10 ml cổn 900 + l-3 giọt NH3 (để tránh kết tủa khi phu nước vào), sau đó cho nước đến một lít. Lít dung dịch này gọi là “dung dịch mẹ", có nồng độ 1000 ppm (1ml tương đương với 1mg o-NAA).

Rút 4- 5 ml dung dịch mẹ + 996 -995 ml nước ta được 1 lít dung dịch có nồng độ 4- 5 ppm. Đổ vào ngọn cây dứa 50ml. Mùa mưa có thể xử lý một lần, nên xử lý 2- 3 lần, một lấn xử lý hết 4,8 g/ha, 3 lần tốn l4.4 g cho một ha.

Cần chú ý:

Khi xử lý a-NAA, cuống quả thường dài ra (dài hơn 17% so với đối chứng) vì thế bón phân để cây có cuống quả cân bằng, tránh đổ quả.

- Khi xử lý a-NAA cây sẽ ít chổi nách hơn.
- Khi xứ lý a-NAA nên xử lý trước ra hoa tự nhiên ít nhất là 2 tháng

32. Điển kiện như thể nào thì có thể xử lý ra hoa trái vụ với cây dứa?

Để hiện pháp xử lý ra hoa trái vụ bằng chấn kích thích sinh trưởng đạt hiệu quả kinh tế cao chúng ta cẩn chú ý một số điều kiện cần thiết khi xử lý như sau:

1. Điều kiện sinh lý của cây dứa

Cây dứa được xử lý phải có một quá trình tích lũy nhất định, thường thấy cây dứa phải trồng ít nhất là sau một năm mới tiến hành xử lý có trái vụ. Vì nếu cây dứa còn quá nhiều xử lý có thể không ra hoa được, hoặc có ra hoa quả cũng rất nhỏ, không có giá trị kinh tế gây lãng phí.

Cần bón phân (nhất là đạm), để thay đối hoạt động sinh lý của cây dứa trước khi xử lý từ 3 đến 5 tuần lễ. Chúng ta biết rằng xử lý ra hoa trái vụ chỉ là một biện pháp nhằm rải vụ thu hoạch, cho nên muốn nâng cao sản lượng chúng ta phải bón phân trước khi xử lý. Người ta thường bón đạm và bón thêm kali để quả to và cuống quả phát triển bình thưởng, tránh đổ gãy khi quả chín.

2. Điều kiện khí hậu thời tiết

Trước khi xử lý thuốc, nên để nương dứa khô ráo, nhưng nếu mùa đông quá hạn lại cần phải tưới ẩm. Sau khi xử lý tránh mưu. Nếu gặp mưa thường phải xử  lý lại. Đối với xứ lý bằng đất đèn, nếu sau một ngày mới gặp mưa thì không cần xử lý lại. Trường hợp xử lý bằng a-NAA thì chỉ cần sau một giờ không bị mưa là thuốc đã có hiệu quả không cần phải xử lý lại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét