Pages

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Kỹ Thuật Trồng Cây Dừa

Những nơi trong phạm vi giữa 2 vĩ tuyến 200 Bắc - Nam là có điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng dừa.

Lượng mưa 1500mm/năm phân bổ đều trong năm thì dừa không bị hạn. Nhiệt độ trung bình 270C là thích hợp nhất để trồng dừa. Dừa ưa khí hậu nóng, ẩm nhưng không chịu được độ ẩm không khí quá cao hoặc quá khô. Dừa yêu cầu đất thoáng khí và tiêu nước tốt, đất cát rất thích hợp để trồng dừa. Đất có độ sâu tối thiểu 80 - 100cm, pH 5 - 7,5.
Kỹ thuật trồng dừa
1. Mật độ trồng:

Kiểu trồng ô vuông phổ biến hơn trồng hình tam giác. Kích thước hố 0,9 x 0,9m hoặc 1,2 x 1,2 x 0,9m; mật độ 143 - 160 cây/ha. Mỗi hố bón 50kg vỏ xơ dừa, 50kg phân hữu cơ và tuỳ từng loại đất có thể bón thêm đạm, lân, kali. Dùng đất mặt lấp hố ngang mặt đất và trồng dừa.

2. Chỉ nên trồng dừa sau trận mưa đầu tiên trong mùa mưa:

Bứng cây con từ vườn ươm vào sáng sớm hoặc sẩm tối và thao tác trồng rất nhanh để tránh bị khô rễ. Lấp đất phủ quả sau đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Phủ lớp đất lên quả khoảng 5cm, nếu lấp đất quá dày cây mất sức ngoi lên và mọc vống; lấp nông quả sẽ bị khô héo.

Sau trồng phải che bóng để tránh tổn hại đến cây đừ con. Giống dừa lùn vàng dễ ảnh hưởng hơn lùn xanh lục và dừa lùn đỏ.

3. Chăm sóc :

- Kiểm tra các cây mới trồng, không để mưa xô đất lấp phủ quả quá mức lấp đất như trên.

- Gieo trồng cây cải tạo và phủ đất bằng các cây họ đậu.

- Tủ gốc cho cây con: Dùng cỏ khô, rơm rạ hoặc tốt nhất dùng các nửa vỏ dừa xếp sát nhau quanh gốc với đường kính 1,5m.

- Chú ý trồng giặm lại những cây bị chết, làm sạch cỏ dại quanh gốc dừa còn nhỏ phòng trừ loại kiến Vương.

- Bón phân: Dừa cần đạm, lân, kali (làm tăng số buồng hoa, số hoa, tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả), một số chất vi lượng. Dùng phân hữu cơ hoai mục 50kg/ cây rải quanh gốc xới xáo hoặc dùng máy phay trộn; hoặc bón vào hố đào giữa 2 hàng dừa. Dùng vỏ xơ dừa bón vào cho dừa rất tốt. Thời kỳ bón tốt nhất là trước mùa mưa. Có thể kết hợp chăn nuôi ở vườn dừa.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Có khoảng 165 loại sâu hại dừa. Trong đó có loại gây hại nhiều là kiến Vương, sâu đuông, sâu đục lá, mọt, sâu hại cùi dừa khô, rệp dính, mối và các loại động vật khác như chuột, dơi, cua dừa. Các loại bệnh như chết vàng, lá khô đồng đỏ, bệnh rễ cây, bệnh thối nõn… cũng gây hại đáng kể. Dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và theo hướng dẫn của chuyên ngành bảo vệ thực vật./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét