Pages

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Tủ gốc bưởi Năm Roi để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

A.Thiết kế vườn

1. Đào mương lên liếp

Mương thoát  và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8m. Hàng năm thường có lũ vào tháng 9-11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng  bờ bao để bảo vệ cây trồng. chú ý hướng Đông – Tây để thiết kế liếp trồng vuông góc với hướng Đông, khi đó các cây trên vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng hơn.

2. Trồng cây chắn gió

Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế các mức thiệt hại do gió, bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: Bình linh, Dâm bụt, Mận, Bạch đàn…

3. Mật độ và khảng cách trồng

Đắp mô trồng cây có chiều cao 4cm, bề ngang 1m, nên chọn lớp đất mặt của ruộng trồng các loại đậu để đắp mô. Chia vườn ra từng líp, mỗi líp có bề ngang 7m, trồng cây theo hàng đôi, mỗi nhánh cách nhau 4m, hàng cách nhau 5m.

B. Kỹ thuật trồng và canh tác


1. Thời vụ trồng:

Trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa

2. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng

Nên làm mô (ụ đất), mô nên cao 40-60cm và đường kính 80-100cm. khi trồng, giữa mô cũng đào lỗ, đặt cây xuống giữa lỗ và mặt bầu ngang bằng mặt mô, lấp đất lại.

3. Tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây có múi, vì vậy cắt cỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.

4. Tưới và tiêu nước

Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, vào mùa mưa do lượng nước phân bố không đều, vì vậy vườn cần phải có mương, cống tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

5. Vét bùn bồi liếp

Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2-3 cm là tốt. Thời gian vét bùn được khuyến cáo là 2 năm/lần.

6. Phân  bón

a. Thời  kỳ kiến thiết cơ bản:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho bưởi. Sau khi trồng nên dùng phân Urê hoặc phân DAP với liều lượng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nước để tưới cho 01 gốc bưởi (2 tháng/lần). khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tưới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ.

b. Thời kỳ kinh doanh trên cây bưởi có thể chia làm bốn lần như sau:

1/ Sau khi thu hoạch bón: 25% đạm+ 5-20kg hữu cơ/gốc/năm.

2/Bốn tuần trước khi cây ra hoa: 25 % đạm + 50% lân+30% kali

3/Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm+ 25 % lân+50% kali

4/Một tháng trước thu hoạch bón: 20% kali

Hằng năm nên bón bổ sung từ 0.5-1kg phân Ca(NO3)2  (Nitrat  Canxin) để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái

c. Liều lượng phân bón:

Trong điều kiện của Việt Nam, chúng tôi chỉ đưa  ra các khuyến cáo có tính chất tham khảo, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà có quyết định tăng hay giảm lượng phân bón.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét