Pages

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Kỹ thuật trồng Nho từ hạt

Kỹ thuật trồng Nho từ hạt

Cách trồng cây Nho về cơ bản là không khó, xong để nho cho ra quả đúng thời điểm, cho năng suất cao thì lại là vấn đề khác. Cùng tìm hiểu ngay cách trồng cây nho sau đây

I. LỰA GIỐNG:

1. Giống nho:


Lựa chọn giống nho bạn thích, ươm hạt giống, chọn cây khỏe, không sâu bệnh.

2. Thời vụ trồng :

Bạn nên trồng nho vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.

Tốt nhất là sau khi mùa mưa vừa kết thúc.

3. Chuẩn bị đất:

Loại đất thích hợp để trồng nho là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5; đất cao, có khả  năng thoát nước tốt.

4. Mật độ, khoảng cách trồng:

Hàng cách hàng: 2,5 m, cây cách cây (1,5-2,0 m)

5. Tưới và tiêu nước:

Sau khi trồng cần tưới nước ngay.

Trời nắng 4-5 ngày tưới một lần (Chú ý bạn không được để đất khô)

Trời mưa cần tìm mọi cách thoát nước nhanh để tránh ngập úng.

6. Cắm choái làm giàn:

Khi cây nho cao khoảng 25 –30 cm, bạn cần tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái.

Nên làm thêm giàn lưới, nên bố trí mặt giàn để tạo được khoảng trống. Về cơ bản là bạn phải làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.

7. Bón phân cho nho thời kỳ cây con

Thời kỳ cây con sẽ kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này nên  bón phân khoảng 2 tháng một lần.

Cách bón: Nên bón xung quanh gốc sau đó kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần gốc, bón xong cần tưới nước ngay.

8. Tạo cành cấp 1, cấp 2:


Khi cây nho đã có cành vượt khỏi giàn 30-40 cm bạn đã có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.

Tốt nhất là nên chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ.

Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 đã dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 và chừa lại 40 cm.

9. Tỉa trái:


Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả.

10. Tưới nước:

Khi trời nắng: từ 5-7 ngày tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.

Khi trời mưa: tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.

II. Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn:

1. Yêu cầu:

Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên.

2. Biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại nho:

a. Biện pháp canh tác:

Bón phân cân đối .

Làm giàn nho bạn nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.

Cần vệ sinh đồng ruộng thu dọn cáctàn dư thực vật, tỉa bỏ bớt trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối bà con không được đổ xuống mương nước.

Khi đang có các dịch bệnh xảy ra nên cần tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.

Trên một vùng bà con nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc cũng như hạn chế sâu bệnh lây lan .

Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 .

Thường xuyên loại bỏ những cành, chồi nách yếu.

Không nên trồng xen các cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .

b. Sử dụng thuốc sinh học:

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay đã có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron, Dipel, NPV, Seba …

III. Thu hoạch:

Thu hoạch: vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Đúng thời gian sinh trưởng của giống cây là từ 100-115 ngày, tuỳ theo mùa.

Đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm. Màu đỏ đều chùm quả.

Ăn có vị ngọt, mùi thơm.
Nguồn: sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét