Chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn
Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay gây ra tình trạng nước ngập thường xuyên do triều cường và nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm ảnh hưởng đến đời sống cây trồng nhất là cây ăn trái.Vậy phải chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn như thế nào cho phù hợp.
Thật ra cây ăn trái nói chung đều không thể sống tốt trên vùng đất bị nhiễm mặn, tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy một số loài cây ăn trái có thể chịu đựng được nếu nguồn cung cấp nước tưới trong mương vườn bị nhiễm mặn, nhất là những tháng nắng hạn kéo dài vào tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, nên có kế hoạch trữ nước ngọt luôn tích trữ đầy trong mương trong tháng 1, 2 để hạn chế nước mặn xâm nhiễm.
Chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn chia làm hai nhóm như sau:
1. Nhóm cây ăn trái chịu mặn trung bình
Là những cây trồng chịu được với nồng độ muối từ 0,4-0,6% (EC = 6,3-9,4dS/m) gồm có me, cam, quít (phải tháp gốc cam 3 lá), bưởi, xoài (giống Châu Hạng Võ).
2. Nhóm cây ăn trái chịu mặn khá
Là những cây chịu được nồng độ muối trong nước tưới từ 0,6-1,0% (EC=9,4-15,6dS/m). Gồm có xa bô chê, và đặc biệt là mãng cầu xiêm (tháp gốc bình bát) có thể chịu được trên vùng đất nhiễm mặn bị ngập theo triều cường (các vùng trồng dừa nước ven sông).
Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn nước ngọt trong mương vườn giúp các loại cây ăn trái (dù có khả năng chịu măn) sinh trưởng tốt hơn. Ngoài ra, cần chú trọng việc bón phân hợp lý và cân đối (nhất là phải đầy đủ kali) cũng giúp cây trồng chịu đựng mặn tốt hơn so với bình thường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét