Tác dụng tốt của trái cam và vỏ cam
Quả cam là thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các bữa ăn của chúng ta. Nhưng tác dụng nó thì chưa ai được biết về nó.Vỏ cam còn rất tốt cho làn da. Chất xơ trong cam rất tốt cho hệ tiêu hóa; giúp giảm táo bón; giảm cholesterol; giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cam cũng rất giàu can xi, qua đó giúp củng cố xương và răng. Vitamin C trong cam giúp kích thích việc sản sinh của các tế bào trong cơ thể, do đó cải thiện hệ miễn dịch.
Ăn cam thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm do virus; giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Nếu bạn muốn tránh lượng calo dư thừa, hãy thêm cam vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng được dẫn lại trên báo The Times of India. Giàu chất betacarotene, cam có thể bảo vệ tế bào.
Không chỉ bổ dưỡng, cam còn có nhiều công dụng kỳ diệu khác nếu biết sử dụng nó đúng cách và đúng mục đích
1. Tăng cường thể lực: Nước cam pha muối
Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Lưu ý: Ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường. Thời gian sau chế biến không nên quá 30 phút.
2. Tẩy trang, làm sạch da: Nước cam ép
Cách làm: Dùng khăn sạch thấm và thoa trực tiếp nước ép cam lên mặt khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Công dụng: Cách làm này vừa có tác dụng tẩy trang hiệu quả, vừa “đánh bật” lượng dầu, vi khuẩn, vết bẩn trên da, làm sạch da từ bên ngoài và bên trong. Ngay cả đối với da mẫn cảm, dùng cam làm mặt nạ để tẩy trang và làm sạch mặt vẫn có thể an tâm.
Lưu ý: Ngay sau khi thoa nước ép lên mặt, không nên đi ra nắng, tránh phản ứng với các tia tử ngoại làm mất tác dụng.
3. Làm săn chắc da mặt: Mặt nạ từ hạt (hột) cam
Cách làm: Hạt cam phơi khô rồi xay thành bột mịn. Hòa tan hỗn hợp gồm bột đã xay nhuyễn và nước cất (hoặc nước tinh khiết), sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt khoảng 5-10 phút. Rửa lại mặt bằng nước sạch. Mỗi tuần đắp mặt nạ 1-2 lần.
Công dụng: Nâng cao sức đề kháng cho các mao mạch trên da, giúp da thêm săn chắc, khỏe mạnh.
Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm, nên thử bôi hỗn hợp trên vùng tai trước khi bôi lên mặt để quan sát phản ứng. Nếu thấy bị dị ứng hoặc ngứa ngáy, không nên sử dụng.
4. Trị bệnh phong thấp: Bột hạt cam
Cách làm: Cho hạt cam vào nồi rang khô. Tránh rang ở nhiệt độ quá cao gây cháy đen hạt rồi xay nhuyễn thành bột. Hòa vào nước lọc, mỗi lần từ 3-5g, uống sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng lâu dài có tác dụng trị phong thấp hiệu quả.
5. Tăng cường hệ miễn dịch: Sa-lát cam
Khi làm sa-lát, cho thêm một vài múi cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa.
Lưu ý: Những người hút thuốc nên ăn nhiều cam, những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật nên thận trọng khi ăn cam.
6. Tẩy da chết, tăng độ láng mịn cho da: Mát-xa bằng vỏ cam
Cách làm: Cắt vỏ cam thành những miếng mỏng, nhỏ. Sau đó cho vào tấm vải mỏng, lăn đều trên tay, đầu gối, những vùng da sần sùi, thiếu độ láng mịn.
Công dụng: Tinh dầu trong vỏ cam làm da thêm mềm mại. Những vùng da sần sùi “vỏ quýt” sẽ nhanh chóng được cải thiện, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam.
Vỏ cam chứa nhiều flavonoid và vitamin C, những chất này sẽ kích thích quá trình trao đổi chất trên da, nâng cao sức đề kháng cho các nang lông, có tác dụng tẩy da chết hiệu quả.
7. Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi: Hương thơm vỏ cam tươi
Cách làm: Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo.
Công dụng: Cách làm này không những kích thích ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Cam là một trong những loại trái cây được sử đụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt dưới dạng nước uống. Bạn có biết công dụng tuyệt vời mà cam mang đến cho sức khỏe con người
0 nhận xét:
Đăng nhận xét