Phòng trị rệp bông hại cành Cam
Rệp bông - Planococcus lilacinus là một loài côn trùng đa thực, chúng gây hại hàng chục loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây cam sành.
Cả
con trưởng thành và con ấu trùng đều bu bám và chích hút nhựa của những
chồi non, lá non, nụ hoa, hoa, trái non… của cây cam sành. Nếu mật số
cao có thể làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được,
nụ hoa, hoa và trái non có thể bị rụng.
Để phòng trừ rệp bông có kết quả, xin giới thiệu kinh nghiệm những nhà vườn ở Cái Bè (Tiền Giang):
- Không nên trồng cam quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn thông thoáng.
- Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi… thường sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra và tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới. Để hạn chế rệp lây thì phải diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả những nơi có nhiều kiến tập trung trên cây. Nếu dưới gốc cây có nhiều kiến thì dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để diệt kiến.
- Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là thiên địch tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây cam quýt. Nên nuôi kiến vàng trong vườn cam để chúng diệt sâu hại, rầy rệp. Nếu vườn đã nuôi kiến vàng thì phải hạn chế phun thuốc hóa học, vì loài kiến này rất dễ chết bởi thuốc.
- Do rệp bông có khả năng gây hại nhiều loại cây, vì thế mỗi khi xịt thuốc diệt trừ rệp trên cây cam sành cũng phải phun xịt diệt trừ rệp trên cả những cây trồng khác đang có rệp trong vườn để chúng không lây lan trở lại cây cam sành.
- Kiểm tra vườn cam thường xuyên (nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non…) để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp ngay từ khi mật độ còn thấp, không cho chúng tích lũy số lượng gây hại mạnh. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám. Trước khi phun thuốc nhiều người đã phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài con rệp, khi xịt thuốc, thấy hiệu quả của thuốc cao hơn.
- Có bà con còn dùng máy bơm nước có áp suất cao (khi tưới vườn) xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp, rệp cũng bị rửa trôi rất nhiều.
Để phòng trừ rệp bông có kết quả, xin giới thiệu kinh nghiệm những nhà vườn ở Cái Bè (Tiền Giang):
- Không nên trồng cam quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn thông thoáng.
- Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi… thường sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra và tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới. Để hạn chế rệp lây thì phải diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả những nơi có nhiều kiến tập trung trên cây. Nếu dưới gốc cây có nhiều kiến thì dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để diệt kiến.
- Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là thiên địch tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây cam quýt. Nên nuôi kiến vàng trong vườn cam để chúng diệt sâu hại, rầy rệp. Nếu vườn đã nuôi kiến vàng thì phải hạn chế phun thuốc hóa học, vì loài kiến này rất dễ chết bởi thuốc.
- Do rệp bông có khả năng gây hại nhiều loại cây, vì thế mỗi khi xịt thuốc diệt trừ rệp trên cây cam sành cũng phải phun xịt diệt trừ rệp trên cả những cây trồng khác đang có rệp trong vườn để chúng không lây lan trở lại cây cam sành.
- Kiểm tra vườn cam thường xuyên (nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non…) để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp ngay từ khi mật độ còn thấp, không cho chúng tích lũy số lượng gây hại mạnh. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám. Trước khi phun thuốc nhiều người đã phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài con rệp, khi xịt thuốc, thấy hiệu quả của thuốc cao hơn.
- Có bà con còn dùng máy bơm nước có áp suất cao (khi tưới vườn) xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp, rệp cũng bị rửa trôi rất nhiều.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét