Nếu bị ngộ độc sắn, cần cho nạn nhân uống mật mía hoặc nước đường, nước cốt rau má và nước cốt lá sắn dây. Tốt nhất là trộn đều các thứ trên, cho uống thay nước liên tục trong ngày.
Ngoài sắn, nhiều thức ăn đồ uống khác cũng có thể gây ngộ độc. Lúc này, phải bình tĩnh gây nôn cho nạn nhân. Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây độc, cần cho nạn nhân uống nước cốt rau muống ngày 2 lần, mỗi lần 200 ml. Nếu đã biết rõ nguyên nhân, cần xử trí như sau:- Ngộ độc rượu: Lấy 100 g búp lá dong (loại lá dùng để gói bánh chưng) giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Cũng có thể lấy búp cau non 100 g giã vắt lấy nước cốt, hoặc lấy nước cốt rau má hòa với nước chanh (chừng 300 ml) để uống.
Ngoài ra, cần kết hợp bôi vôi tôi vào hai bên gan bàn chân.
- Ngộ độc nấm: Nếu nạn nhân tỉnh, lấy lá khoai lang tươi 100 g, giã nát, vắt lấy nước uống, sau đó cho uống nước mía liên tục và ăn cháo đậu xanh. Cũng có thể dùng mộc nhĩ, nấm hương 40 g, đậu xanh tán nhỏ 40 g, sắc đặc, cho uống.
- Ngộ độc dứa: Vỏ dứa đã gọt 40 g, cam thảo đất 40 g, rau má 40 g, sắc lấy nước, cho thêm vài hạt muối để uống.
- Ngộ độc lá ngón: Nhổ cả cây rau má, rửa sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút nước đun sôi còn ấm để uống.
- Ngộ độc thuốc sâu: Cho uống nước chanh và cháo đậu xanh.
- Ngộ độc thuốc phiện: Dùng bông gòn 100 g, đốt thành than, pha với nước đun sôi để nguội để uống.
Sau khi sơ cứu theo các cách trên, nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, cần chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét