Pages

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Kỹ thuật trồng lily trong nhà che đơn giản

Trồng Lily bằng nhà che đơn giản có ưu điểm là đầu tư ít, giá thành thấp, chăm sóc đơn giản, nhưng nhược điểm là: Khó khống chế ra hoa, chất lượng ra hoa thấp

1. Chọn đất trồng:

Cần chọn đất thông thoáng dễ thoát nước và tơi xốp, tốt nhất là trồng ở vùng núi cao, vùng ven sông và trên các bán đảo.

2. Cải tạo đất:

Vì diện tích đất trồng hoa Lily không lớn, nên đất không phù hợp có thể cải tạo đất. Đào bỏ đất cũ, thay thế bằng đất mới và trộn thêm các chất khác như: xỉ than, mùn cưa mục, mạt đá theo tỷ lệ nhất định. Cần kiểm tra độ chua đất để điều chỉnh cho phù hợp (pH thích hợp từ 6,5-7).

3. Luân canh

Để phòng trừ sâu bệnh hại, cần luân canh với các loại cây trồng khác. Cây luân vụ trước không nên trồng các loại cây có củ căn hành như: Hành, Tỏi, Lay ơn; tốt nhất là trồng cây họ đậu hoặc lúa nước.

4. Bón lót

Có 2 phương pháp phối trộn phân lót:

- Phối trộn hỗn hợp đất và chất mùn theo tỷ lệ 1/3, trộn thành lớp đất dày 30 cm.

- Trộn đều phân hữu cơ với đất, theo tỷ lệ 1:2 rồi rắc vào rãnh sâu 15-20 cm trên luống. Hỗn hợp này vừa có tác dụng cải tạo đất vừa là phân bón lót cho cây.

5. Kỹ thuật trồng


Ngoài các vùng lạnh như Đà lạt, Sa Pa có thể trồng lily quanh năm, còn lại các vùng khác chỉ có thể trồng vào thời điểm lạnh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Trồng vào tháng 10, tháng 11 cây sinh trưởng khoẻ, ra hoa nhiều, chất lượng hoa tốt, hoa nở vào dịp tết Nguyên Đán, bán được giá cao, Trồng vào các thời điểm khác thì độ cao cây và số hoa không bằng thời điểm tháng 10 –11. Không nên trồng Lily ngoài trời mà làm nhà che đơn giản để trồng.

6. Bón thúc

Chia làm 3 lần, thời kỳ đầu mỗi ha bón 50 kg diamôn phốt phát (DAP) + 37 kg Urê. Thời kỳ sau mỗi hecta bón 25 kg diamôn phốt phát (DAP) + 22,5 kg mônôkali phốtphát, bón bằng cách hoà tan vào nước tưới. Thời kỳ xuất hiện nụ mỗi hecta bón 22,5 kg sunphát kali + 30 kg mônô kali phốt phát (KH2PO4) và 15 kg axit boric. Bón bằng cách phun lên lá, nồng độ bón là: nếu hoà vào nước để tưới, pha với nồng độ 0,3%, còn phun lên lá, pha với nồng độ 0,1%.

7. Tưới nước

Vào lúc khô hạn cần tưới kịp thời, có thể dùng cả 3 cách: tưới ngấm, tưới phun và tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới tù theo thời tiết, tuổi cây, chất đất.

8. Xáo xới làm cỏ

Trồng trong nhà che đơn giản, do mưa hoặc tưới nước, đất dễ bị kết vàng tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, ngoài việc tranh chấp nước, phân bón, ánh sáng, còn là nơi trú ngụ của sâu bệnh. Vì vậy, cần thường xuyên xáo xới làm cỏ cho đất tơi thoáng. Xới xáo nên thực hiện trước khi tưới nước. Thời kỳ cây còn nhỏ cần xới nhẹ tránh đứt rễ, khi cây cao > 60 cm thì ngừng xáo xới.

Diệt cỏ phải làm sớm, khi cỏ vừa mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp với dùng thuốc trừ cỏ phun rãnh luống.

9. Căng lưới chống đổ cây.

Nguồn: Đặng Văn Đông, Sách Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao, Nhà xuất bản lao động xã hội.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét