Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa
Sâu gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm, con cái đẻ trứng lên vỏ trái, sâu cắn phá vỏ trái, đùn phân ra ngoài làm cho trái mất đẹp, giá bán không caoI. Các loại sâu hại chính
1. Sâu đục trái (Alophia sp.- pyralidae):
Sâu gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm, con cái đẻ trứng lên vỏ trái, sâu cắn phá vỏ trái, đùn phân ra ngoài làm cho trái mất đẹp, giá bán không cao.
Phòng trị: Sau thu hoạch, tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành gãy…giúp vườn cây thông thoáng. Thu gom và tiêu hủy trái bị hại để sâu non không hóa nhộng và gây hại ở lứa tiếp theo. Phun thuốc khi thấy có sâu non xuất hiện bằng các loại thuốc như: Basudin 50ND, Sumi Alpha 5EC, Karate 2,5EC, Cypermap 10EC… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
2. Sâu ăn bông (Eutalodes anithivora – Gelechiidae):
Gây hại từ khi bông bắt đầu nhú ra đến khi hoa trỗ nhụy, sâu non đục vào bên trong làm bông bị hư.
Phòng trị: khi phát hiện có sâu hại, phun các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Cyber Alpha 50ND, liều lượng theo hướng dẫn trên chai thuốc.
3. Sâu đục cành (Pachyteria equestris - Coleoptera):
Gây hại quanh năm. Con trưởng thành đẻ trứng lên đọt non, sâu non nở ra ăn lòn vào trong cắn phá cành, làm chết cành.
Phòng trị: Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy có mọt đổ từ các cành thì dùng que xoi vào lỗ đục và bắt bằng tay hoặc bơm thuốc trừ sâu có tính lưu dẫnvào các lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét hoặc sáp.
4. Rệp sáp (Pseudococcus sp.):
Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên vú sữa. Rệp chích hút lên lá, lên trái…. rệp tấn công từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái không phát triển. Ngoài ra, rệp tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm mất phẩm chất trái.
Phòng trị: tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp. Phun thuốc khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.
II. Các loại bệnh hại chính
1. Bệnh thối trái (Do nấm Colletotrichum sp.):
Nấm bệnh tấn công trái từ khi trái còn non đến khi thu hoạch. Ban đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn màu nâu hoặc nâu đen, sau đó vết bệnh lan rộng ra và các vết bệnh nối tiếp nhau bao phủ cả trái. Trái bệnh thường bị chai sượng và rụng.
Ngoài ra, nấm Lasiodiplodia theobromae cũng làm cho trái bị thối khi thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ. Với vết bệnh ban đầu nơi gần cuống trái do thu hoạch không chừa cuống hoặc vỏ trái bị trầy xướt, sau đó vết bệnh lan dần làm hư thối cả trái.
Phòng trị: Vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh lại để tiêu hủy. Không nên trồng quá dày, tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp vườn thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
Khi thu hoạch tránh gây bầm giập, trầy xướt trái, không làm rụng cuống trái để giúp vườn thông thoáng, hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh. Cần theo dõi thường xuyên nếu thấy bệnh phát triển nhiều thì phun các loại thuốc như Antracol 70WP, Benlate 50WP, Manzate 80WP, Daconil 75WP, Carben 50SC, Thio – M 70WP…Ngoài ra, xử lý trái bằng nước nóng ở 52o C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái.
2. Bệnh bồ hóng (Do nấm Capnodium sp.):
Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá, trên trái làm giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bồ hóng bám trên trái làm mã trái xấu bán không được giá. Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có rầy mềm, rệp sáp, rệp dính…vì chất thải của rầy, rệp giúp nấm phát triển. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng.
Phòng trị: Không trồng quá dày. Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng. Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như Supracide 40EC, Trebon 10EC, Actara…Khi thấy có nấm bồ hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng như Coc 85, Copper Zine, Copper B…
Xem tiếp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét