Kỹ thuật trồng bon bon nhiều trái
Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 27 độ C và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưa những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không nhiều gió, đặc biệt là khi ra hoa kết quả.Trái bòn bon hình tròn, đường kinh khoảng 5cm, vỏ dẻo. Cơm bòn bon màu trắng đục, có khi gần như trong suốt, chia thành 5-6 múi. Mỗi múi có một hột. Vị bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Bòn bon chín vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Trái bòn bon còn có các tên gọi khác như trái nam trân, trái trung quân, ở miền bắc gọi là dâu da đất, miền nam gọi là bòn bon, ở Quảng Nam thì gọi là lòn bon. Có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Trong 100 g bòn bon có chứa khoảng 2 g chất xơ, cung cấp 8-11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6-8% cho nam giới. Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Cây bòn bon có dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao vì thế để có kỹ thuật trồng bòn bon bà con cần chú ý:
Điều kiện trồng cây bòn bon: Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 27 độ C và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưa những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không nhiều gió, đặc biệt là khi ra hoa kết quả.
Cách trồng bòn bon:
Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6 m x 6 m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng khoảng cách 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m. Nếu trồng xen với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10 m theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm. Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát. Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối. Trồng chuối thời gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp, để mỗi góc từ 2-3 cây là vừa.
Chăm sóc cây bòn bon:
Các loại phân bón: 5 năm đầu khi cây chưa ra quả bón mỗi cây 100 – 200g phân NPK 16-12-8-11+TE 3 lần trong năm, mỗi năm tăng thêm 50g, Khi cây bắt đầu cho ra hoa đậu trái thì dùng phân NPK 12-12-17-9+TE từ 150g lên 200g (khoảng năm thứ 10) và tiếp tục tăng thêm 50gr sau đó ổn định ở mức 1kg (0,5kg NPK 16-12-8-11+TE và 0,5kg 12-12-17-9+TE)/năm bón làm 2 lần – một lần trước khi ra hoa lần sau khi kết trái.
Cách bón phân: Dùng que rạch một vòng tròn xung quanh gốc, cách gốc cây khoảng 20 – 30cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Trong thời gian cây kiến thiết cơ bản mỗi năm bón thêm 3 lần phần chuồng mỗi lần khoảng 20 – 30 kg.
Sâu bệnh ở bòn bon:
Bòn bon thường xuất hiện những bệnh như sâu đục quả, nhện đỏ và rệp sáp. Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường, v.v.v. ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rể cây, bệnh thán thư trên quả…Thường xuyên quét dọn quanh gốc cây, đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn.
Do điều kiện khí hậu nên bòn bon chỉ trồng được ở miền Nam và có thể trồng xen kẽ các loại cây khác trong thời gian dài, trong khi đó miền bắc không trồng được loài cây này, giá cả cũng mắc vì thế bà con nên tận dụng ưu thế này để canh tác bòn bon.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét