Kỹ thuật trồng cam quýt
Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.
Chọn
đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như
đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng
núi... Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực
nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.
Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu...).
Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.
Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:
- Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;
- Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;
- Sau các đợt bón phân.
Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.
Phân bón:
Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg...) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)
Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu...).
Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.
Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:
- Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;
- Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;
- Sau các đợt bón phân.
Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.
Phân bón:
Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg...) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)
Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng
phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón
là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.
Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.
Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.
Đốn tỉa:
Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.
Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.
Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.
Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.
Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.
Đốn tỉa:
Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.
Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.
Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét