Kỹ thuật trồng đu đủ lùn cao sản Thái Lan
Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.
Tùy chế độ chăm sóc và mùa vụ, giống cho trái ở 2 dạng: Trái tròn và trái dài, trong đó tỷ lệ trái dài nhiều hơn, bán được giá cao hơn vì được nhiều người ưa chuộng. Trọng lượng bình quân 1,5 – 2 kg/trái, có trái nặng tới 3 kg.
Khi chín, vỏ trái có màu vàng tươi, ruột đỏ vàng như ruột gấc, tỷ lệ phần ăn được cao, tới trên 85%, ít hạt, ăn ngọt và thơm. Thịt dày, chắc, thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa nếu thu đúng độ chín cần thiết.Giống cho năng suất rất cao, tất cả các cây đều cho trái hầu như quanh năm, mỗi cây cho bình quân 50 – 60 trái/năm, sản lượng đạt tới 90 – 100 kg/cây/năm
1.Thời vụ
– Thời vụ trồng thích hợp: Trồng vụ xuân (tháng 1 – 2), thu quả vụ hè (tháng 8 – 9), vụ thu (tháng 7 – 8), thu quả vào dịp Tết Nguyên đán (tháng 1 – 2).
Khi cây có 4-5 cặp lá, chiều cao cây 10-15cm thì có thể đem trồng.
Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.
3. Mật độ trồng
Khoảng cách, mật độ trồng thích hợp: 2 x 3 m (60 cây/sào Bắc bộ).
Đất cày sâu, lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 – 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào Giống thích hợp với nhiều loại đất, nhưng tốt nhất nên chọn những chân vàn, vàn cao, đất thoát nước tốt, giàu mùn trồng sẽ cho năng suất cao, chất lượng quả tốt mà cây kéo dài tuổi thọ do không bị úng ngập nước.
Những nơi đất thấp nên đắp mô cao 50 – 60 cm, rộng 80 – 100 cm để trồng hoặc đào mương sâu 30 – 40 cm, rộng 30 – 40 cm vừa để lấy nước tưới trong mùa khô, tránh úng ngập mùa mưa.
4. Phân bón
Ngoài việc bón phân lót trước khi trồng (8 – 10 kg phân chuồng + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg supe lân cho mỗi gốc), cần bón thúc cho cây 3 lần trong năm: Lần 1 sau trồng 4 – 6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa, đậu trái, lần 3 khi trái lớn.
Lượng phân tính cho 1 cây như sau: Năm thứ nhất 10 – 12 kg phân chuồng + 0,3 – 0,5 kg urê + 1 kg supe lân + 0,2 – 0,3 kg kali. Năm thứ hai 15 – 20 kg phân chuồng + 0,3 – 0,4 kg urê + 1 – 1,5 kg supe lân + 0,3 – 0,4 kg kali.
Đây là giống lai F1 nên bà con không tự để giống được mà phải mua giống ở những cơ sở uy tín để SX đạt năng suất cao, chất lượng trái tốt.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh hại đu đủ thông thường là nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Cách phòng trừ như sau: Đối với nhện đỏ, có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Danitol, Kelthane 18,5 EC, Trebon 10 ND. Đối với rệp sáp, có thể phun thuốc Supracide, Bi 58 ND, BAM 50 ND. Đối với bệnh khảm, biện pháp phòng ngừa là phun thuốc Admire 50 EC, Suppracide 40 ND để diệt rầy, hạn chế bệnh lây lan.
6. Chăm sóc và thu hoạch
Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con, phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu quả phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. Thông thường đu đủ được trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão, có thể chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.
Chúc các bác thành công trên mảnh đất của mình!!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét