Cẩm chướng thuộc nhóm cây ngày dài vì thế vào những mùa dài ngày năng suất hoa Cẩm chướng rất cao. Đất trồng hoa Cẩm chướng cần phải giàu mùn, giàu chất hữu cơ và thật thông thoáng, thoát nước tốt.
Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, nhập vào Pháp từ thế kỷ 18. Hiện nay đã được lai tạo thành nhiều giống mới với đặc điểm hoa to, màu sắc sặc sỡ, có khả năng kháng bệnh nấm mạch.Hoa Cẩm chướng thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 10-25°C hoa Cẩm chướng thuộc nhóm cây ngày dài vì thế vào những mùa dài ngày năng suất hoa Cẩm chướng rất cao. Đất trồng hoa Cẩm chướng cần phải giàu mùn, giàu chất hữu cơ và thật thông thoáng, thoát nước tốt.Độ PH thích hợp là 6,5 – 7,0. Giống hoa Cẩm chướng được nhân vô tính từ cành giâm bằng chồi nách lấy từ gốc mẹ sạch bệnh trong nhà kính hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT
1/ Điều kiện tự nhiên
1.1/ Nhiệt độ:
Nhiệt độ tác động mạnh mẽ đến hoạt động quang hợp, hô hấp, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất của cây trồng… Nhiệt độ không khí cao thúc đẩy quang hợp, làm cho hoa nở nhanh hơn… nhưng quá cao ( >40°C ) thì lại ức chế sự sinh trưởng của cây. Nhiệt độ không khí thấp làm cho cây con chậm lớn, hoa khó nở, cành nhánh phát triển kém, cây khó hấp thụ dinh dưỡng khoáng.
Nhiệt độ trong đất cao giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất. chênh lệch biên độ nhiệt ngày và đêm không quá lớn giúp cho việc trồng hoa Cẩm chướng có chất lượng cao. Trong đó nhiệt độ ban đêm rất quan trọng đối với chất lượng hoa.
1.2/ Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý cây trồng và sự thoát hơi nước của bộ lá. Độ ẩm không khí thấp làm cho cây mất nước nhanh, ngược lại, độ ẩm không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển làm cho sản phẩm hoa không đạt yêu cầu về mặt chất lượng.
1.3/ Ánh sáng:
Là nguồn năng lượng giúp cây trồng chuyển hóa dinh dưỡng, tạo nên những bộ phận dự trữ trong cây. Đối với cây hoa, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng ( trong ngày) ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và ra hoa, cường độ ánh sáng thấp hay quá cao đều gây tác động xấu đến quá trình quang hợp. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa của cây và phụ thuộc vào đặc tính của từng nhóm cây ( cây ngày ngắn, cây ngày dài).
1.4/ Đất trồng:
Là nơi sinh sống và là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng. Đất trồng hoa cần phải giữ nước tốt và thông thoáng để đảm bảo cho sự hô hấp của bộ rễ. Độ mùn trong đất cao giúp cho cây hoa phát triển tốt.
Thông thường cây hoa phát triển tốt ở PH = 6-7. Đất quá chua (PH thấp) hoặc quá kiềm ( PH cao) đều làm rễ khó phát triển, một số dinh dưỡng trong đất chuyển qua dạng khó tiêu làm cho cây không hấp thụ được.
2/ Điều kiện kỹ thuật hạ tầng
2.1/ Nhà kính
Việc xây dựng nhà kính nên làm đơn giản và có hiệu quả, nhưng phải đạt một số yêu cầu thiết thực để có thể thời tiết đúng trong nhà kính. Khi xây nhà kính bị quá thấp thì độ ẩm ướt càng tăng cao và nhiệt độ cũng gia tăng. Do đó, nhà kính bằng nhựa phải đạt từ 3 đến 4m3 không khí/ 1m2 bề mặt sàn ( tương ứng nhà kính cao 3-4m).
Để có sự lưu thông không khí tốt trong nhà kính, không nên làm nhà kính quá lớn dưới một mái ( tối đa 100 x 50m = 5000 m2 mỗi cái) và cần thiết kế để cuốn được mái hai bên
2.2/ Hệ thống tưới
Để trồng hoa Cẩm chướng thành công cần trang bị hệ thống tưới phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong ba tuần lễ đầu tiên sau khi trồng cần phải có các vòi tia phun nước để tưới khi cấy còn quá nhỏ. Sau đó, dần dần sẽ đổi cách tưới nước ( mỗi luống có ba ống tưới). Nước cần phải lọc qua bộ lọc cát để ngăn chặn bã đi qua ống nước phải bảo đảm có chất lượng tốt khi cung cấp. Bảo đảm cây trồng có thể bay hơi từ 1m2 là 5 lít trong ngày.
2.3/ Vật tư hỗ trợ khác
Đất trồng hoa Cẩm chướng cần được phủ khoảng bốn đến năm lớp chất liệu hỗ trợ trong quá trình canh tác. Đất trồng Cẩm chướng cần độ thông thoáng tốt, PH từ 6,5 – 7,2. để đạt độ PH trên cần bón vôi, vùi trấu, rơm rạ, cỏ vào đất trước khi trồng
Hoa cẩm chướng trồng cắt cành có cành hoa cao nên dễ bị đổ ngã, do vậy cần làm nhiều tấm lưới đỡ cây. Tầng dưới cùng nên làm bằng dây kẽm, đan ô vuông 15cm x 15cm ( hoặc 12,5cm x 12,5cm) cách mặt luống 15cm, những tầng kế tiếp cách nhau 20cm với chất liệu nilon.
3/ Kỹ thuật canh tác
3.1/ Làm đất, bón lót
Hoa Cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu đảm bảo được yếu tố thoát nước thông thoáng.
Nên cày đất đến độ sâu 40-60cm để làm đất tơi xốp trước khi tổ chức trồng cây. Nếu có điều kiện, nên phân tích mãu đất để xác định lượng phân bón hợp lý.
Để đảm bảo cho cây hoa Cẩm chướng có thể phát triển một cách ổn định và ít bị các loại bệnh hại tấn công , nên thực hiện việc xử lý diệt các mầm bện có trong đất trước khi trồng cây. Có thể sử dụng methyl bromide để xử lý (50-70gr/m2), sau khi xử lý nên tưới đất đẫm và liên tục từ 10-12 ngày để loại bỏ những phần hóa chất còn dư thừa.
pH đất thích hợp cho hoa Cẩm chướng sinh trưởng và phát triển là 6,5.
Sử dụng phân bón lót: ( tính cho 1000m2)
Phân chồng hoai: | 15.000- 25.000kg ( tương đương 20-30m) |
Phân super lân: | 100-200kg |
Phân K2SO4 | 20-50kg |
Phân MgSO4 | 10-15kg |
Đất sau đã được bón lót, cày tơi xốp thì tiến hành lên luống cao 30cm, rộng 1,2m rãnh 40cm, san bằng mặt luống. Rải 4 dây tưới nhỏ giọt ( nếu có ), rải lưới sắt tầng 1 ( ô lưới 12,5 x 12,5cm hoặc 15 x 15cm).
3.2/ Cây giống và trồng cây
Cây giống Cẩm chướng có thể được nhân bằng kỹ thuật cấy mô thực vật hay giâm chồi nách. Chồi làm giống không quá già cũng không quá non, dài 8-10cm sau khi cắt tỉa, được xử lý thuốc kích thích ra rễ ( NAA, IBA, IAA với nồng độ 1000ppm ngâm từ 3-5 giây) hoặc được chấm vào thốc kích thích dạng bột như: Rootone…
Sau khi xử lý, chồi được cắm vào giá thể với mật độ 2,5 x 2,5cm (hoặc 3x3cm). che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2-3 lần/ ngày. Có thể giâm hom vào trong vĩ xốp, giữ nơi râm mát và giữ ẩm thường xuyên ở 85%, nhiệt độ vườn ươm lý tưởng nhất là 20 – 400C. giá thể giâm hom tùy theo từng khu vực có thể sử dụng đất mùn, mụn sơ dừa đã xử lý…
Cành giâm sau 25- 35 ngày có thể nhổ đem trồng. Chọn những cây có bộ rễ tốt dài từ 2-3cm để trồng là tốt nhất, không nên để cành giâm ra rễ quá dài và không nên trồng những cây có bộ rễ quá yếu sẽ làm chết cây con, khi đem trồng cây con sẽ lâu hồi phục.
Tưới nước cho ẩm đều với ẩm độ đạt khoảng 85%, trồng cây với mật độ 20-25 cây/m2. Trồng theo quy cách 4 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng là 20cm, cây cách cây là 16cm, hàng ngoài trồng dày, các hàng trong trồng dzích dzắc. Nên trồng cạn với bầu cây nổi lên mặt đất 1/3, không để vùi lấp cổ rễ vì quá sâu cây khó phát triển và dễ bị nấm lở cổ rễ làm chết cây con.
3.3/ Chăm sóc từ khi trồng đến khi thu hoạch
+ Tưới nước: Những ngày mới trồng cây cần tưới sương 3 lần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới 2 lần/ngày, giữ vừa đủ ẩm, chỉnh sửa những cây ngã đổ.
Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng (7-10h). Cần xem xét nhu cầu nước của cây trước khi tưới. Hoa Cẩm chướng có bộ rễ dễ bị tổn thương nguyên nhân là do tưới nhiều nước và đất không thoát nước.
Thừa nước cây dễ đổ ngã, thân bị nứt, lá già chuyển sang màu vàng, gốc rễ dễ bị nhiễm bệnh. Thiếu nước lá nhỏ, cây phát triển chậm, cằn cỗi, cây dễ héo khi trời nắng nóng, cây ốm yếu, đốt ngắn, cháy đầu lá.
+ Bẻ ngọn: Bẻ ngọn giúp cho các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều
Cây con SKT được 4 tuần thì bẻ ngọn lần 1, giữ lại 5-6 cặp lá ( tùy theo giống). Nên tưới đẫm trước khi bẻ ngọn ( ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập), sau khi bẻ ngọn 2 ngày mới tưới nước trở lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn.
Tiếp tục bẻ ngọn lần 2 ở tuần thứ 8-9 đối với 1-2 ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá. Số ngọn còn lại là 4-5 ngọn.
+ Tỉa nụ: Cẩm chướng đơn cần tỉa bỏ những nụ hoa phụ. Từ những cây hoa Cẩm chướng tiêu chuẩn, nên ngắt bỏ những nụ bên để nụ hoa chính có cơ hội phát triển.
Đối với Cẩm chướng chùm ( Cẩm chướng nhỏ) cần tỉa bỏ nụ chính ( chồi cuối cùng ở giữa), để lại những nụ phụ. Việc tỉa chồi và sửa cây vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên.
4/ Phân bón:
Đạm (nitơ) có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng cây trồng. Dư thừa đạm sẽ gây ra sự thiếu hụt lượng lân, kali tương ứng, cây phát triển kém, cuống hoa bị mềm và lá rất dễ bị nhiễm bệnh, màu hoa nhợt nhạt. thiếu đạm cây sẽ không có độ xanh tươi và thiếu sức sống, ít lá và lá bị cuốn.
Kali làm cho cuống hoa khỏe mạnh, rắn chắc. Thiếu kali cây tăng trưởng yếu kém. Thừa kali lá có màu xanh thẫm và hạn chế sự tăng trưởng.kali cần được bổ sung cho cây trong suốt quá trình canh tác.
Canxi (vôi) là một yếu tố chất lượng quan trọng. cây trồng được cung cấp đầy đủ canxi sẽ làm cho cuống lá và hoa mạnh khỏe, tươi tốt, có sức đề kháng tốt chống lại sâu bệnh. Thiếu canxi cây trồng sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nụ hoa bị chết khô; đầu rễ cây bị chết, càng gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi
Cây Cẩm chướng cần rất nhiều Bo hơn các loại cây trồng khác. Thiếu Bo làm cho cuống hoa giòn và dễ gãy trong khi thu hoạch hoa, làm cuống lá nứt nẻ;
Ngoài việc bón lót trong khâu làm đất đã nêu trên, trong quá trình canh tác hoa Cẩm chướng cần được bổ sung phân bón năm như sau:
Kg nguyên chất/ 1000m2 / 1 vụ 18 tháng
N ( đạm) | P2O5 ( lân) | K2O | MgO ( magiê) | CaO (vôi) |
140 | 104 | 215 | 25 | 85 |
Phương pháp bón phân ( dùng cho 1000m2)
+ Thời kỳ sinh trưởng và phát triển chồi: Bao gồm giai đoạn phát triển của cây từ lúc trồng đến khi chồi bắt đầu hình thành nụ hoa đầu tiên và giai đoạn phát triển của chồi giữa các lứa.
Lượng phân bón nguyên chất sự dụng là
N | 6,3kg/ lần |
P2O5 | 2,7 kg/ lần |
K2O | 6,0kg/ lần |
Bón 20 ngày/ lần. tổng cộng có 7 lần bón trong giai đoạn này
+ Thời kỳ chồi mang hoa: cây bắt đầu có nụ đến trước giai đoạn khai thác hoa 2 tuần.
Lượng phân bón nguyên chất sử dụng là
N | 3,2kg/ lần |
P2O5 | 2,0 kg/ lần |
K2O | 4,8kg/ lần |
Bón 2 tuần/ lần. tổng cộng có 13 làn bón trong giai đoạn này
+ Thời kỳ khai thác hoa
Lượng phân bón nguyên chất sử dụng là
N | 4,2kg/ lần |
P2O5 | 2,6 kg/ lần |
K2O | 8,6kg/ lần |
Bón 2 tuần/ lần. tổng cộng có 13 làn bón trong giai đoạn này
5/ Sâu bệnh hại
Cần lưu ý sâu bệnh hại thường có sự khởi đầu bằng cách rất đơn giản. mầm bệnh có thể phát triển mạnh nếu gặp điều kiện thuận lợi, nhất là độ ẩm, bất cứ khu vực nào có ẩm độ cao trong cây như trong cuống lá, cành, thân hay hoa sẽ là nơi thuận lợi cho bệnh hại phát triển. nếu cuống lá và thân cây khô thì bệnh khó có thể phát triển.
Sâu rầy và bệnh tật được phòng chống tốt nếu duy trì được tính bảo vệ thường xuyên cho cây trồng. có thể sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để ngăn chăn nấm bệnh, sâu hại phát triển.
5.1/ Những loại nấm bệnh thường gặp trên hoa Cẩm chướng:
Lở cổ rễ ở giai đoạn cây con do nấm Rhizoctonia solani.
Cháy lá do Septonia dianthi ( trong điều kiện trồng ngoài trời vào mùa mưa ).
Đốm vòng do Alternaria dianthi: làm cho lá bị khô héo.
Gỉ sắt do Uromyces caryphyllinus: làm cho thân lá bị nứt có bột đen.
Nấm mạch do Fusarium oxysporum.f.dianthi: làm cành úa dẫn đến cây chết.
Thối hoa do Botrytis cinerea, làm cho nụ hoa không nở.
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas caryphyllinus: làm nứt gối thân, thối ướt rễ.
Thối nhánh và cuống lá do Fusarium avennaceum: làm héo và rụng ở nách cây, thối đọt và nhánh bị cắt của những cây già
Héo đọt, mục thân do Fusarium graminearum: làm mục thân, héo đọt với biểu hiện là các sọc đỏ tía dọc theo thân
Thối búp hoa do Fusarium Poae: làm búp hoa có màu nâu úa, thối. cánh hoa nở không đều nhau.
Thối thân do Phytophthora nicotianae: làm thân bị ướt, thối ở bên ngoài chuyển sang màu nâu, sau đó là thối rễ, các tán lá bị chết.
Thối thân và rễ do Phytophthora spp: làm tán lá bị héo và vàng, lá chết, ngoài thân có những vệt nâu và có những vệt nâu quanh các đốt.
Đốm lá Septoria: làm xuất hiện những đốm màu xám trắng trên lá non.
Đốm Baterial do Pseudomonas andropgonis: hình thành những đốm đen ướt màu xanh đậm hình thành trên lá và sau đó nhanh chóng chuyển sang màu nâu, lá bị trắng nhợt và cuối cùng là lá bị nhăn.
Đường vằn Cẩm chướng do Carnation mottle viruts: làm chất lượng của hoa và cây giảm và có thể làm cho màu cánh hoa bị bạc.
Phòng trừ nấm lở cổ rễ: sử dụng Benlate C phun ngay sau trồng 5-6 ngày.
Phòng trừ nấm Alternaria, sử dụng Mancozeb, Zineb.
Bệnh gỉ sắt sử dụng Bayfidan, Anvil, Daconil.
Bệnh héo rũ ( nấm mạch) do Fusarium, sử dụng Topsin M, Rovral.
Bệnh nứt thân do vi khuẩn Pseudomonas caryphyllinus, sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin.
5.2/ Những loại sâu hại thường gặp trên hoa Cẩm chướng:
Sâu xám (sâu đất), cắn phá ngang thân.
Sâu xanh đục nụ hoa…
Aphididae species rệp mè: làm cây xây xát và vẹo lá, làm mất màu và mất độ sáng của hoa.
Tetranychidae species: ve-ve hai đốm: chích hút làm những lá bị nhiễm bệnh nhợt đi, héo, trở nên vàng và cho thấy các mạng
Thripidae species: rệp thiên lôi: chích hút làm héo cây và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa
Haterodera trifolii: bệnh giun nang: ký sinh trong rễ làm cây bị còi cọc, nhiều nhánh và rễ màu nâu với nhiều bao nang chứa đầy trứng giun gây tác hại cho bộ rễ
Meloidogyne spp: giun tròn ký sinh: làm cây bị còi cọc với những hột mụn hay những vết u lên với nhiều cỡ ở phần rễ. khi bị phá nặng thì lá bị vàng đi
5.3/ Bệnh sinh lý
Thiếu BO: lá bị ngắn và dày đặc. Búp gần nở bị chết sau đó mọc rất nhiều nhánh con ở các nách. Hoa thường bị méo mó và ít có đài hoa. Sự thiếu BO thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu bởi vì cây phát triển mạnh ở những mùa này.
Thiếu canxi: đầu lá bị vàng và chết ( cháy đầu lá). Các chồi mọc ra quá nhiều và thường yếu ớt, nhợt nhạt và ốm. số hoa nở và chất lượng hoa trên các cây già bị ảnh hưởng.
Cháy Hypochlori: ngọn và cây con bị cháy, đặc biệt ở những cây cắt ra được nhúng vào
Nhiễm độc Methyl Bromide: cháy ở các tán lá, thường xảy ra một đoạn của cây. Cây hoa Cẩm chướng thường nhạy với lượng bromide dư trong đất.
THU HOẠCH VÀ CHĂM SÓC SAU THU HOẠCH
1/ Cắt, bó hoa
Cành cây thường được cắt bằng dao bén. Dùng hai tay cắt nhanh. Đặt cành cây đã thu hoạch lên trên giàn lưới hoặc treo trên các dây căng bên dưới luống hoa.
Trong thời kỳ thu hoạch hoa, hai ngày cắt một lần. nếu hoa được bó quá sớm sẽ giảm độ bền của hoa khi cắm vào bình. Hoa Cẩm chướng chùm được cắt khi chúng trổ từ 3 nụ và đã có màu nhưng trước khi cánh hoa bắt đầu chớm nở. một cành hoa Cẩm chướng theo tiêu chuẩn là sau khi cắt, các hoa được nở đều.
2/ Bảo quản
Không nên để hoa đã thu hoạch vào nơi có nhiệt độ cao ( nhất là tránh ánh nắng mặt trời). không nên thu hoạch suốt ngày nóng bức. khi cắt bó đến đâu thì tập trung lại và đưa vào nơi thoáng mát. Đặt hoa ngay vào dung dịch xử lý để làm giảm rác hại của ethylene và làm cho
hoa cắm vào bình có tuổi thọ cao.
Bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 4-6°C để giữ cho hoa được tốt.
3/ Phân loại, bó và đóng gói
Tiêu chuẩn chất lượng của hoa
Cành hoa không bị hư hại bởi sâu rầy, bệnh tật hay bảo quản chất cặn hóa học không lưu ở trên cành.
Các cánh hoa đều cùng phát triển như nhau được bỏ vào hộp.
Hoa phải được cắt tỉa đúng thời điểm của năm
Cành chính phải đủ mạnh để các nụ hoa nở rộ và không bị rũ.
Cách thức sắp xếp phân loại:
Cành 3 nụ: cao 50-55 cm
Cành 4 nụ: cao 60-65 cm
Không phải số nụ hoa trong một cành quyết định chất lượng của hoa.
Chất lượng giấy gói ngoài tốt sẽ bảo quản được chùm hoa tránh sự hư hại. người ta thường dùng giấy gói răng cưa để gói cành hoa. Nên nhớ phải để phòng lạnh trước khi cho vào gói. Sử dụng một hộp chất lượng tốt, khi đóng gói phải giữ các nụ hoa ở vị trí thoải mái cũng như khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét