Kỹ thuật trồng cây Quýt Hồng
Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm
Các
loài thực vật Cam, chanh, quýt, bưởi phổ biến thuộc chi Cam chanh
(Citrus) của họ Cửu lý hương (Rutaceae). Chúng đều là những loài cây
nguyên sản vùng nhiệt đới, phổ biến ở các nước Đông Nam Á.
Các loại cây trong chi này là các cây bụi, cây gỗ nhỏ, cao 5-15 m tùy loại, với thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hoặc tự ngù nhỏ, mỗi hoa có đường kính 2-4 cm với 5 (ít khi 4) cánh hoa màu trắng và rất nhiều nhị hoa. Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước.
Các loại cây trong chi này ưa các điều kiện môi trường nhiều nắng, ẩm ướt với đất tốt và lượng mưa hay lượng nước tưới đủ lớn. Mặc dù có tán lá rộng, nhưng chúng là cây thường xanh và không rụng lá theo mùa, ngoại trừ khi bị ép. Chúng nở hoa vào mùa xuân và tạo quả chỉ một thời gian ngắn sau đó. Quả bắt đầu chín vào mùa thu hay đầu mùa đông, phụ thuộc vào các giống được trồng, cũng như gia tăng độ ngọt sau đó. Một vài giống quýt chín vào mùa đông. Một vài giống, chẳng hạn bưởi chùm, cần tới 18 tháng để quả có thể chín.
Quả của các loài cam quýt thường được ăn tươi. Nói chung vỏ của chúng dễ bóc bằng tay và dễ dàng tách các múi. Ở nhiều nơi, nước cam và bưởi là những đồ uống phổ biến khi ăn sáng. Những loại quả chua hơn như chanh nói chung ít được ăn trực tiếp. Nước chanh thường phải thêm đường vào để bớt chua trước khi uống. Chanh cũng được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn. Người ta cũng làm mứt từ cam hay chanh. Quả Cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ở Ấn Độ, dịch quả cũng được dùng trong bệnh đau về mật và ỉa chảy ra mật. Vỏ quả cam có thể dùng thay vỏ quýt nhưng tác dụng kém hơn, làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, đi ngoài. Ta còn dùng vỏ cam chữa bệnh sau khi đẻ bị phù. vỏ tươi dùng xát vào mặt làm thuốc điều trị mụn trứng cá. Lá cam dùng chữa tai chảy nước vàng hay máu mủ. Hoa Cam thường dùng cất tinh dầu và nước cất hoa cam dùng pha chế thuốc. Chỉ ăn toàn cam trong ba ngày liền có tác dụng như một liều thuốc tẩy độc rất tốt. Uống nước vỏ cam nấu chín có tác dụng kính thích nội tiết nước mật, làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.
I.KỸ THUẬT TRỒNG:
1. Thời vụ trồng:
Trồng cam quýt vào cuối mùa mưa
2. Chuẩn bị đất trồng:
Trồng cam, quýt trên đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80 - 100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.
Vùng đất trồng cam quít phải thoáng gió, cao ráo , thoát nước. Độ pH thích hợp trong đất từ 5,5- 6.
Trước khi trồng một tháng đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô, hàng, đào hố bón phân lót.
3. Đào hố trồng cây:
Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc ghép gieo hạt từ 300 - 500 cây/1 ha - khoảng cách cây và hàng từ 4 x 5m (cam, quýt) hoặc 6 x 7 m (bưởi).
Các cây cam, quýt, bưởi ghép trên gốc ghép nhân vô tính (chiết, ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn: 800 - 1200 cây/ha, với các khoảng cách 4 x 2m; 3 x 3 m; 3 x 4m.
4. Trồng cây:
Kích thước hố đào 60 x 60 x 60 cm. ở chỗ cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70 x 70 x 70 cm. Lớp đất đào lên được trộn đều với 30 kg phân chuồng hoai mục loại tốt; 0,2-0,5 kg phân lân (Termophotphat); 0,1-0,2 kg sunfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.
Khi trồng, đào lại ở giữa hố đã lấp 1 hố nhỏ sâu và rộng hơn bầu cây 1 chút, đặt cây thẳng và lấp đất cao hơn mặt bầu 3 - 5 cm, nén đất chặt và tưới nước. Sau đó cứ 1 ngày lại tưới đẫm nước 1 lần sao cho đất thường xuyên có độ ẩm 70% độ ẩm đất bão hòa trong 10 ngày liền. Sau đó tùy độ ẩm đất mà quyết định 3-5 ngày tưới một lần. Trong mùa khô hạn cần phủ gốc cam quýt bằng rơm rác, cỏ khô, lá xanh 1 lớp dày 5 - 10 cm để giữ ẩm và chống không cho cỏ dại mọc. Phủ cỏ và đất cách gốc 10 cm để phòng bệnh thối cổ rễ.
5. Xen canh:
Có thể xen canh các loài cây nông nghiệp ngắn ngày ở giữa khoảng các cây trong vườn quýt để chống cỏ dại.
II.CHĂM SÓC, BẢO VỆ:
1. Bón phân:
Cam quít cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại, bền cây và cho thu hoạch cao.
1.1.Căn cứ tuổi cây để bón phân:
-Cây từ 1 - 4 tuổi: 1 năm bón 1 lần phân chuồng 30 kg cùng với 0,1- 0,2 kg phân lân nung chảy vào cuối mùa sinh trưởng (từ tháng 11 -1) Ngoài ra bón 200g urê và 100 g sunfat kali vào các tháng 1-2 (30% phân đạm) tháng 4-5 (40% đạm + phân kali) và tháng 8-9 (30% đạm còn lại)
-Cây từ 5 - 8 tuổi liều lượng bón như sau: Phân chuồng tốt 30-50 kg/năm. Đạm urê 1 - 2 kg (có thể thay 1 /2 bằng đạm sunfat để tránh tình trạng thiếu lưu huỳnh). Phân lân dạng nung chảy 3,5 kg. Phân kali dạng sunfat 1 - 1,2 kg. Phân chuồng và phân lân bón 1 lần vào sau vụ thu hoạch. Bón 60% phân đạm và 40% phân kali vào tháng 1-2; 60% phân kali và 40% phân đạm còn lại vào tháng 5-6. Cũng có thể chia đều phân đạm để bón làm 3 lần: Tháng 1-2: 40%; tháng 5-6: 30 %; tháng 8-9: 30 %.
(Chú ý: Các loại phân rắc cách gốc từ 30-50cm, phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác, tưới nước. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc cam quít).
1.2.Căn cứ tuổi cây và năng suất cam quít để bón phân:
-Cây từ 1-3 tuổi: Phân chuồng 25 - 30 kg/cây; phân lân nung chảy hoặc photphat nghiền 200-500g/cây; phân urê: 150 - 200 g/cây.
-Cây 4-5 tuổi: Phân chuồng 30 kg/cây; đạm urê 300g; lân nung chảy 500 g/cây; sunfat kali 300 g; vôi bột 500 g - 600 g/cây. Phân lân và phân chuồng bón 1 lần vào cuối mùa sinh trưởng cùng với vôi bột. Phân đạm và kali chia làm 3 lần: các tháng 1-2 (30% phân đạm) tháng 4-5 (40% đạm + phân kali) và tháng 8-9 (30% đạm còn lại).
-Cây từ 6-8 tuổi trở lên: có thể căn cứ vào sản lượng thu hoạch hàng năm để định lượng phân bón. Nếu thu hoạch 15 tấn quả/1 ha bón cho 1 cây: 30 kg phân chuồng/cây, đạm urê 400g/cây, phân lân nung chảy 1000g/cây; vôi bột 1000g/cây; sunfat kali 500g/cây. Đó là lượng phân bón cho 1 cây theo sản lượng 15 tấn quả/ha, mật độ trồng 600 cây. Nếu năng suất 30 tấn/ha và mật độ là 1200 cây/ha, thì lượng phân bón cho 1 cây không thay đổi. Nếu năng suất vẫn là 15 tấn/ha thì lượng phân bón cho 1 cây rút xuống còn 1/2. Trong trường hợp năng suất tăng gấp đôi: 60 tấn/ha thì lượng phân bón cho 1 cây cũng được tăng lên tương ứng..
2. Tưới nước:
Mùa khô độ ẩm trong đất giảm xuống tới 40% độ ẩm đất bão hòa, thời kỳ hạn nhẹ cũng tới 40 - 50%. Khi đó cần tưới nước cho cây để đạt tới 100% độ ẩm đất bão hòa ít nhất ở phần xung quanh gốc theo chu kỳ 3 - 5 ngày 1 lần tưới thấm hoặc tưới phun mưa, có tác dụng nâng cao năng suất rõ rệt.
3. Tỉa cành tạo tán:
Tạo tán đối với cây trồng bằng cách chiết phải tiến hành từ cuối năm thứ nhất sau trồng, cây trồng bằng ghép phải tiến hành ngay trong vườn ươm.
-Tạo cành cấp 1: Từ mặt đất phân cành cấp 1 từ 30-60 cm, cắt bỏ các cành dưới. Nếu cây ghép, từ mối ghép đến phân cànhtừ 25-30 cm, mỗi cây nên để 3-4 cành cấp 1, phân đều các hướng, góc cành cấp 1 so với thân khoảng 45-60 độ.
-Tạo cành cấp 2: Mỗi cành cấp 1 để 3 cành cấp 2 đầu tiên từ 40-60 cm, góc tạo cành cấp 1 và cấp 2 là 60-80 độ.
-Tỉa thường xuyên: Tỉa các cành già cỗi, sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành khô, tạo điều kiện cho tán cây thông thoáng.
-Đốn phục hồi: Đối với cây già cỗi, có cành sâu bệnh và phát triển không đều có thể phục hồi bằng cách cắt bớt một số cành lớn, già cỗi, sâu bệnh, chỉ để lại các cành khoẻ, xanh tốt, để lại thân chính và cành cấp 1 dài 30-50 cm, khi cành mọc chồi mới, tỉa bớt tạo tán mới thoáng và ít cành, kết hợp việc đốn tỉa, bón phân, chăm sóc phục hồi cây có thể kéo dài một số năm cho thu hoạch.
(Chú ý: Tỉa hoa dị hình, hoa quả non ra muộn, ở những vị trí không thích hợp cho việc hình thành quả).
Các loại cây trong chi này là các cây bụi, cây gỗ nhỏ, cao 5-15 m tùy loại, với thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hoặc tự ngù nhỏ, mỗi hoa có đường kính 2-4 cm với 5 (ít khi 4) cánh hoa màu trắng và rất nhiều nhị hoa. Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước.
Các loại cây trong chi này ưa các điều kiện môi trường nhiều nắng, ẩm ướt với đất tốt và lượng mưa hay lượng nước tưới đủ lớn. Mặc dù có tán lá rộng, nhưng chúng là cây thường xanh và không rụng lá theo mùa, ngoại trừ khi bị ép. Chúng nở hoa vào mùa xuân và tạo quả chỉ một thời gian ngắn sau đó. Quả bắt đầu chín vào mùa thu hay đầu mùa đông, phụ thuộc vào các giống được trồng, cũng như gia tăng độ ngọt sau đó. Một vài giống quýt chín vào mùa đông. Một vài giống, chẳng hạn bưởi chùm, cần tới 18 tháng để quả có thể chín.
Quả của các loài cam quýt thường được ăn tươi. Nói chung vỏ của chúng dễ bóc bằng tay và dễ dàng tách các múi. Ở nhiều nơi, nước cam và bưởi là những đồ uống phổ biến khi ăn sáng. Những loại quả chua hơn như chanh nói chung ít được ăn trực tiếp. Nước chanh thường phải thêm đường vào để bớt chua trước khi uống. Chanh cũng được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn. Người ta cũng làm mứt từ cam hay chanh. Quả Cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ở Ấn Độ, dịch quả cũng được dùng trong bệnh đau về mật và ỉa chảy ra mật. Vỏ quả cam có thể dùng thay vỏ quýt nhưng tác dụng kém hơn, làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, đi ngoài. Ta còn dùng vỏ cam chữa bệnh sau khi đẻ bị phù. vỏ tươi dùng xát vào mặt làm thuốc điều trị mụn trứng cá. Lá cam dùng chữa tai chảy nước vàng hay máu mủ. Hoa Cam thường dùng cất tinh dầu và nước cất hoa cam dùng pha chế thuốc. Chỉ ăn toàn cam trong ba ngày liền có tác dụng như một liều thuốc tẩy độc rất tốt. Uống nước vỏ cam nấu chín có tác dụng kính thích nội tiết nước mật, làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.
I.KỸ THUẬT TRỒNG:
1. Thời vụ trồng:
Trồng cam quýt vào cuối mùa mưa
2. Chuẩn bị đất trồng:
Trồng cam, quýt trên đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80 - 100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.
Vùng đất trồng cam quít phải thoáng gió, cao ráo , thoát nước. Độ pH thích hợp trong đất từ 5,5- 6.
Trước khi trồng một tháng đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô, hàng, đào hố bón phân lót.
3. Đào hố trồng cây:
Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc ghép gieo hạt từ 300 - 500 cây/1 ha - khoảng cách cây và hàng từ 4 x 5m (cam, quýt) hoặc 6 x 7 m (bưởi).
Các cây cam, quýt, bưởi ghép trên gốc ghép nhân vô tính (chiết, ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn: 800 - 1200 cây/ha, với các khoảng cách 4 x 2m; 3 x 3 m; 3 x 4m.
4. Trồng cây:
Kích thước hố đào 60 x 60 x 60 cm. ở chỗ cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70 x 70 x 70 cm. Lớp đất đào lên được trộn đều với 30 kg phân chuồng hoai mục loại tốt; 0,2-0,5 kg phân lân (Termophotphat); 0,1-0,2 kg sunfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.
Khi trồng, đào lại ở giữa hố đã lấp 1 hố nhỏ sâu và rộng hơn bầu cây 1 chút, đặt cây thẳng và lấp đất cao hơn mặt bầu 3 - 5 cm, nén đất chặt và tưới nước. Sau đó cứ 1 ngày lại tưới đẫm nước 1 lần sao cho đất thường xuyên có độ ẩm 70% độ ẩm đất bão hòa trong 10 ngày liền. Sau đó tùy độ ẩm đất mà quyết định 3-5 ngày tưới một lần. Trong mùa khô hạn cần phủ gốc cam quýt bằng rơm rác, cỏ khô, lá xanh 1 lớp dày 5 - 10 cm để giữ ẩm và chống không cho cỏ dại mọc. Phủ cỏ và đất cách gốc 10 cm để phòng bệnh thối cổ rễ.
5. Xen canh:
Có thể xen canh các loài cây nông nghiệp ngắn ngày ở giữa khoảng các cây trong vườn quýt để chống cỏ dại.
II.CHĂM SÓC, BẢO VỆ:
1. Bón phân:
Cam quít cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại, bền cây và cho thu hoạch cao.
1.1.Căn cứ tuổi cây để bón phân:
-Cây từ 1 - 4 tuổi: 1 năm bón 1 lần phân chuồng 30 kg cùng với 0,1- 0,2 kg phân lân nung chảy vào cuối mùa sinh trưởng (từ tháng 11 -1) Ngoài ra bón 200g urê và 100 g sunfat kali vào các tháng 1-2 (30% phân đạm) tháng 4-5 (40% đạm + phân kali) và tháng 8-9 (30% đạm còn lại)
-Cây từ 5 - 8 tuổi liều lượng bón như sau: Phân chuồng tốt 30-50 kg/năm. Đạm urê 1 - 2 kg (có thể thay 1 /2 bằng đạm sunfat để tránh tình trạng thiếu lưu huỳnh). Phân lân dạng nung chảy 3,5 kg. Phân kali dạng sunfat 1 - 1,2 kg. Phân chuồng và phân lân bón 1 lần vào sau vụ thu hoạch. Bón 60% phân đạm và 40% phân kali vào tháng 1-2; 60% phân kali và 40% phân đạm còn lại vào tháng 5-6. Cũng có thể chia đều phân đạm để bón làm 3 lần: Tháng 1-2: 40%; tháng 5-6: 30 %; tháng 8-9: 30 %.
(Chú ý: Các loại phân rắc cách gốc từ 30-50cm, phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác, tưới nước. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc cam quít).
1.2.Căn cứ tuổi cây và năng suất cam quít để bón phân:
-Cây từ 1-3 tuổi: Phân chuồng 25 - 30 kg/cây; phân lân nung chảy hoặc photphat nghiền 200-500g/cây; phân urê: 150 - 200 g/cây.
-Cây 4-5 tuổi: Phân chuồng 30 kg/cây; đạm urê 300g; lân nung chảy 500 g/cây; sunfat kali 300 g; vôi bột 500 g - 600 g/cây. Phân lân và phân chuồng bón 1 lần vào cuối mùa sinh trưởng cùng với vôi bột. Phân đạm và kali chia làm 3 lần: các tháng 1-2 (30% phân đạm) tháng 4-5 (40% đạm + phân kali) và tháng 8-9 (30% đạm còn lại).
-Cây từ 6-8 tuổi trở lên: có thể căn cứ vào sản lượng thu hoạch hàng năm để định lượng phân bón. Nếu thu hoạch 15 tấn quả/1 ha bón cho 1 cây: 30 kg phân chuồng/cây, đạm urê 400g/cây, phân lân nung chảy 1000g/cây; vôi bột 1000g/cây; sunfat kali 500g/cây. Đó là lượng phân bón cho 1 cây theo sản lượng 15 tấn quả/ha, mật độ trồng 600 cây. Nếu năng suất 30 tấn/ha và mật độ là 1200 cây/ha, thì lượng phân bón cho 1 cây không thay đổi. Nếu năng suất vẫn là 15 tấn/ha thì lượng phân bón cho 1 cây rút xuống còn 1/2. Trong trường hợp năng suất tăng gấp đôi: 60 tấn/ha thì lượng phân bón cho 1 cây cũng được tăng lên tương ứng..
2. Tưới nước:
Mùa khô độ ẩm trong đất giảm xuống tới 40% độ ẩm đất bão hòa, thời kỳ hạn nhẹ cũng tới 40 - 50%. Khi đó cần tưới nước cho cây để đạt tới 100% độ ẩm đất bão hòa ít nhất ở phần xung quanh gốc theo chu kỳ 3 - 5 ngày 1 lần tưới thấm hoặc tưới phun mưa, có tác dụng nâng cao năng suất rõ rệt.
3. Tỉa cành tạo tán:
Tạo tán đối với cây trồng bằng cách chiết phải tiến hành từ cuối năm thứ nhất sau trồng, cây trồng bằng ghép phải tiến hành ngay trong vườn ươm.
-Tạo cành cấp 1: Từ mặt đất phân cành cấp 1 từ 30-60 cm, cắt bỏ các cành dưới. Nếu cây ghép, từ mối ghép đến phân cànhtừ 25-30 cm, mỗi cây nên để 3-4 cành cấp 1, phân đều các hướng, góc cành cấp 1 so với thân khoảng 45-60 độ.
-Tạo cành cấp 2: Mỗi cành cấp 1 để 3 cành cấp 2 đầu tiên từ 40-60 cm, góc tạo cành cấp 1 và cấp 2 là 60-80 độ.
-Tỉa thường xuyên: Tỉa các cành già cỗi, sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành khô, tạo điều kiện cho tán cây thông thoáng.
-Đốn phục hồi: Đối với cây già cỗi, có cành sâu bệnh và phát triển không đều có thể phục hồi bằng cách cắt bớt một số cành lớn, già cỗi, sâu bệnh, chỉ để lại các cành khoẻ, xanh tốt, để lại thân chính và cành cấp 1 dài 30-50 cm, khi cành mọc chồi mới, tỉa bớt tạo tán mới thoáng và ít cành, kết hợp việc đốn tỉa, bón phân, chăm sóc phục hồi cây có thể kéo dài một số năm cho thu hoạch.
(Chú ý: Tỉa hoa dị hình, hoa quả non ra muộn, ở những vị trí không thích hợp cho việc hình thành quả).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét