Thạch đen còn gọi là Sương sáo có tên khoa học là Mesona Chinensis có tác dụng làm thuốc. Lá của nó có vị hơi ngọt, tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt chữa cảm mạo do nắng nóng.
Nếu như quay lại 10 năm trước, nghề nuôi heo được xem là nghề thịnh vượng, “ăn nên làm ra” của đông đảo nông dân tỉnh Bình Dương thì thời gian gần đây, nhiều nông dân đã chuyển sang mô hình kinh tế mới như nuôi thỏ, ếch, nuôi cá nước ngọt... và gần đây nhất là nuôi nhím...1. Mô tả.
Thạch đen được chế biến từ cây thạch đen. Đây là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Cây ra hoa vào cuối thu, đầu đông. Cây thạch đen có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc nhưng được nhập vào ta từ rất lâu đời. Ở Việt Nam cây đã được trồng ở một số nơi; hiện đang trồng nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng, nhiều nhất ở ba xã Chi Lăng, Kim Đồng và Tân Tiến thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
2. Tình hình phát triển kinh tế.
Thạch đen chỉ nhân giống bằng con đường vô tính, nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước. Cây ưa đất ẩm thuộc loại đất thịt pha cát có tầng sâu dày, không lẫn đá. Không trồng thạch đen trên đất thịt nặng hay đất do đá vôi phong hoá. Đồng bào thường trồng trên đất nương rẫy đã bỏ hoá 2 – 3 năm. Trồng gần nhà để có điều kiện chăm sóc tốt, năng suất có thể cao gấp đôi so với trồng ngoài đồi.
Thạch đen là cây ngắn ngày mà nhân dân địa phương thường hay nói với nhau là cây xoá đói giảm nghèo.
Năm 2005, diện tích trồng là: 136,9ha, trồng xuống ruộng là 82ha. Riêng xã chi lăng huyện Tràng Định thu được 1.088 tấn đã phơi khô.
3. Hiệu quả kinh tế.
+ Trồng nương đạt: 8,3 tấn/ha x 10.000 đ/kg = 83.000.000 đ/ha
+ Trồng ruộng: 12,5 tấn/ha x 10.000 đ/kg = 125.000.000 đ/ha
Trong năm 2005 thu nhập từ cây thạch đen là 10,3 tỷ. (chưa tính khâu giống)
4. Chế biến.
Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu hoạch 2 lần (vào tháng 6 và tháng 10-11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp. Khoảng 2-3 ngày phơi là khô. Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi năm chỉ thu một lần vào tháng 10 – 11. Thường 10 kg thân lá thạch tươi thì được 1 kg khô.
Muốn chế biến Thạch ăn, phải rửa cành lá thạch khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn. Khi chế biến thường theo công thức: 0,3 kg cành, lá thạch khô + 2 bò bột gạo tẻ sẽ nấu được 6 – 7 kg thạch ăn. Dùng ít bột hoà thì thạch sẽ đen và ngon hơn.
Từ những năm 1980 cây thạch đen đã thành hàng hoá. Nhiều gia đình đã thu nhập được khoảng 10-20 triệu đồng/năm nhờ trồng và bán cây thạch đen. Theo tính toán của người dân ở đây, trên cùng một diện tích canh tác, trồng thạch đen cho thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa nương.
Thạch đen là một loại lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị và triển vọng, cần có chính sách và kỹ thuật hỗ trợ để người dân có thể phát triển lâu dài loại hàng hoá này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét