Pages

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Tủ gốc bưởi Năm Roi để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

A.Thiết kế vườn

1. Đào mương lên liếp

Mương thoát  và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8m. Hàng năm thường có lũ vào tháng 9-11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng  bờ bao để bảo vệ cây trồng. chú ý hướng Đông – Tây để thiết kế liếp trồng vuông góc với hướng Đông, khi đó các cây trên vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng hơn.

2. Trồng cây chắn gió

Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế các mức thiệt hại do gió, bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: Bình linh, Dâm bụt, Mận, Bạch đàn…

3. Mật độ và khảng cách trồng

Đắp mô trồng cây có chiều cao 4cm, bề ngang 1m, nên chọn lớp đất mặt của ruộng trồng các loại đậu để đắp mô. Chia vườn ra từng líp, mỗi líp có bề ngang 7m, trồng cây theo hàng đôi, mỗi nhánh cách nhau 4m, hàng cách nhau 5m.

B. Kỹ thuật trồng và canh tác


1. Thời vụ trồng:

Trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa

2. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng

Nên làm mô (ụ đất), mô nên cao 40-60cm và đường kính 80-100cm. khi trồng, giữa mô cũng đào lỗ, đặt cây xuống giữa lỗ và mặt bầu ngang bằng mặt mô, lấp đất lại.

3. Tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây có múi, vì vậy cắt cỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.

4. Tưới và tiêu nước

Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, vào mùa mưa do lượng nước phân bố không đều, vì vậy vườn cần phải có mương, cống tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

5. Vét bùn bồi liếp

Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2-3 cm là tốt. Thời gian vét bùn được khuyến cáo là 2 năm/lần.

6. Phân  bón

a. Thời  kỳ kiến thiết cơ bản:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho bưởi. Sau khi trồng nên dùng phân Urê hoặc phân DAP với liều lượng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nước để tưới cho 01 gốc bưởi (2 tháng/lần). khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tưới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ.

b. Thời kỳ kinh doanh trên cây bưởi có thể chia làm bốn lần như sau:

1/ Sau khi thu hoạch bón: 25% đạm+ 5-20kg hữu cơ/gốc/năm.

2/Bốn tuần trước khi cây ra hoa: 25 % đạm + 50% lân+30% kali

3/Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm+ 25 % lân+50% kali

4/Một tháng trước thu hoạch bón: 20% kali

Hằng năm nên bón bổ sung từ 0.5-1kg phân Ca(NO3)2  (Nitrat  Canxin) để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái

c. Liều lượng phân bón:

Trong điều kiện của Việt Nam, chúng tôi chỉ đưa  ra các khuyến cáo có tính chất tham khảo, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà có quyết định tăng hay giảm lượng phân bón.

Bảng 1: Liều lượng bón phân cho cây bưởi thời kỳ kiến thiết cơ bản
Phân bón Năm Liều lượng (g/cây/năm)    
  Tương đương Urê Tương đương Super lân Tương đương KCl
1 110-200 120-240 30-60
2 220-330 300-420 80-150
3 330-540 480-600 160-230

Bảng 2: Bảng khuyến cáo bón phân dựa vào năng suất  thu hoạch của vụ trái trước kg trái/cây)
Phân bón Năng suất thu hoạch vụ trước Đạm (tương đương Urê g/cây/năm) Lân (tương đương Super lân g/cây/năm) Kali (tương đương KCl-60% K2O g/cây/năm)
20kg/cây/năm 650 910 380
40kg/cây/năm 1080 1520 630
60kg/cây/năm 1300 1820 700
90kg/cây/năm 1740 2420 1000
120kg/cây/năm  2170  3030  1250
150kg/cây/năm  2600  3640  1500

d. Phương pháp bón

- Rãi phân quanh gốc theo tán cây, trước khi bón phân nên tưới nước cho đất đủ ẩm.

- Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ trái ở giai đoạn sau khi trái đậu và giai  đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

7. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRICÔ - ĐHCT

Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh với Chế Phẩm TRICÔ-  ĐHCT

Nguyên liệu

- Dư thừa thực vật: Rơm ( kể cả rơm đã chất nấm), cỏ, lục bình, lá cây…( xác bã thực vật).

- Phân chuồng hoai ( hoặc đã mất mùi hôi) ( chiếm 20-30% thể tích)

- Chế phẩm vi sinh Tricô- ĐHCT do bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ nghiên cứu và sản xuất.

Phương pháp thực hiện

- Gom hữu cơ thành đống: Đáy 2m, cao 1,2-1,5m.

- Tưới nước vừa đủ ẩm ( nắm chặt vừa rịn nước). Dùng chân đạp để đống hữu cơ được nén dẽ xuống.

- chủng nấm TRICÔ - ĐHCT ( liều lượng 20-30g/m3 đống ủ). Dùng bạt nhựa ( nylon đục )hay bao phân đậy đống ủ để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hằng tuần để đủ ấm.

- Sau 3 tuần, giở bạt và đảo ngược đống ủ. Sau đó phủ bạt nhựa trở lại.

- Thời gian ủ hoai trung bình: 1.5-2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng)

- Mỗi mét khối đống phân ủ hoai mục dùng bón cho 300-500 m2 lúa, rau, màu hoặc 10-20 cây ăn trái trưởng thành.

- Bón phân ủ cho cây ăn trái: Trước khi bón dùng cuốc răng cào xới nhẹ trên bề mặt liếp gần gốc cây theo đường kính tán. Bón xong dùng thêm cỏ đậy gốc.

Hằng tháng, nên bổ sung thêm phân hữu cơ ( cỏ, lục bình) khoảng 2-3 kg vật liệu tươi/gốc cây ăn trái để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho nấm đối kháng bệnh cây, nhất là trong màu nắng  để giữ ẩm cho đất.

* Lưu ý:

- Không nên xử lý chế phẩm Tricô- ĐHCT chung với các loại thuốc trừ bệnh (thời gian cách ly với thuốc ít nhất 20-30 ngày)

- Sản phẩm nên tồn trữ dưới 1 năm nơi khô ráo, mát.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD,

Khu II, Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP cần Thơ

8. Xử lý ra hoa

Bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt. Tạo khô hạn vào tháng 12-01 dương lịch, thu hoạch trái vào tết Trung thu (vụ nghịch khoảng tháng 7-8 dương lịch); hoặc tại khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch trái vào Tết Nguyên đán (vụ thuận khoảng tháng 12 dương lịch).

Nếu muốn thu hoạch trái vào tháng 11-12 dương lịch, ta có thể thực hiện như sau:

- Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc… kế đến bón phân với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.

- Cây được bón phân lần 2 trước kho tiến hành ngưng xử lý ra hoa, đến đầu tháng 3 dương lịch ngưng tưới nước cho tới 20/3 dương lịch (20 ngày) thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Sau ngưng tưới nước, nếu cây ra tược non, chúng ta có thể dùng các loại phân bón như MKP (0-52-34), KNO3 (Nitrat Kali)… phun trên cây để giúp lá non mau thành thục.

Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày/lần, 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ. 10-15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa sẽ rụng cánh (đậu trái).

9. Tạo cành và tạo tán

Mục đích:

- Tăng diện tích lá hữu hiệu, xúc tiến quá trình quang hợp của bộ lá.

- Duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái.

- Thuận lợi trong việc quản lý  vườn.

a. Tạo tán:

Là việc làm cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp. Các bước như sau:

- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 40-50cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.

- Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-400.

b. Tỉa cành

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành sau đây:

- Cành đã mang trái (thường tỉa ngắn khoảng 10-15 cm).

- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái.

- Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời gian cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với trái.

Khử trùng dụng cụ bằng nước Javen hoặc cồn 90° khi tỉa cành để tránh lây bệnh tiềm ẩn (virus, vivoid……) qua cây khỏe.

THU HOẠCH


1. Thời điểm thu hoạch

Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạck khoảng 7-8 tháng, tùy theo giống, tuổi, tình trạng sinh trưởng…khi chín, túi tinh dầu nở to, vỏ thường căng và chuyển màu, đáy trái hơi lõm vào và khi ấn thì mềm, trái nặng. nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay (tráh lúc nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ), không nên thu hoạch trái sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì trái dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

2. Cách thu hoạch

Dùng kéo cắt cả cuống trái, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát để phân loại, lau sạch vỏ trái chờ vận chuyển đến nơi vận chuyển và tiêu thụ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét