Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Kỹ Thuật Trồng Dứa Cayenne

Dứa cayenne là một loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng phát triển tốt trên nhiều loại đất đặc biệt là đất phèn cho năng suất khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Sản phẩm dứa cayenne chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến do vậy khi phát triển cần tập trung tạo thành vùng nguyên liệu để có sản phẩm cung cấp cho nhà máy.

1. Giống:
Giống dứa cayenne hiện đang được trồng tại thành phố xuất phát từ 3 nguồn khác nhau:
 + Giống có nguồn gốc nhập từ Thái Lan
 + Giống có nguồn gốc nhập từ Trung Quốc
 +Giống có nguồn gốc từ Lâm Đồng (được người Pháp nhập và trồng từ lâu).
Tất cả các giống nầy được trồng tại nhiều nơi và có kết quả tốt.Tuy nhiên giống có nguồn gốc từ Thai lan trồng tại thành phố ít bị nhiểm bệnh hơn các giống khác.

1.1 Chọn lựa con giống:
Trước khi trồng chúng ta cần chọn lựa phân loại con giống tạo sự đồng đều. Các loại chồi như chồi thân, chồi cuống, chồi ngọn. Tất cả các loại chồi nầy đều trồng được, tuy nhiên tốt nhất chúng ta nên chọn chồi thân.
Tiêu chuẩn chồi: các chồi phải ngắn, to khoẻ, lá xanh đậm, phiến lá rộng  dày trọng lượng chồi đạt từ 200 – 300g.

1.2 Xử lý chồi: 
Sau khi chọn lựa nên lột bớt một ít lá vảy vàng ở gốc chồi và phơi sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ sâu SUPRACIDE nồng độ 0,1% khoảng 5-10 phút vớt ra đặt ngược chồi để phơi gốc, một ngày sau đem trồng.

2. Chuẩn bị đất trồng:

2.1 Làm đất:
Yêu cầu là cày bừa kỹ, cày sâu. Đầt tơi xốp sẽ giúp rễ dứa phát triển. Trên đất phèn có nhiều loại cỏ nguy hiểm như cỏ tranh, cỏ ống nên cần phải có biện pháp diệt chúng để chúng không cạnh tranh với dứa. Khi làm đất cần tiến hành bón lót, bón vôi, rải thuốc trừ kiến, trừ rệp sáp, phun thuốc trừ cỏ dại ...

Sau khi đất được chuẩn bị xong cần tiến hành bố trì trồng cây theo luống. Thông thường luống trồng bố trí theo hàng kép hai với mật độ trồng từ 50000cây - 60.000cây /ha ( đông đặc) do vậy hàng kép được bố trí như sau: bố trí theo khoảng cách: (40X80) X 23 - 25 cm.Dùng bạt nylon đen khổ 1.0m để phủ trên luống trồng giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại và bốc hơi nước trong mùa khô.

2.2 Cách trồng:
Trồng theo hàng đã được vạch sẳn sau khi phủ bạt nylon dùng dụng cụ đục lổ theo đúng khoảng cách định sẳn. Nên đặt cây ở độ sâu thích hợp khoảng 2cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng trong thời gian cây chưa bén rễ. Không nên trồng quá sâu dễ gây thối nỏn chồi.

3.Thời vụ trồng:  Có thể trồng quanh năm tuy nhiên trồng vào mùa mưa ít tốn kém, nhưng nếu vào thời điểm mưa nhiều dễ gây thối nỏn. Trồng vào mùa nắng cần tưới cho cây.

4.Chăm Sóc và Bón phân:

4.1. Làm cỏ: Tuy có phủ màng nylon nhưng cần quan sát nhổ các cây cỏ mọc từ gốc cây hoặc phải làm sạch cỏ ở các lối đi, mép mương.
4.2 Bón phân:
Các dạng phân được sử dụng:
 + Đạm nên sử dụng dạng urê
 + Lân sử dụng dạng super lân, hoặc có thể dùng lân Văn Điển
 + Kaly có thể dùng K2SO4, KCl
Liều lượng và thời gian bón:Phân bón cho dứa cần tính theo g/cây tỷ lệ NPK khuyến cáo 2:1:3 và lượng bón cụ thể cho 1 vụ như sau: (N: P2O5: K2O) theo công thức 6:3:9 ttương đương với
 + Ure: 13g, super lân 16.7g,  KCl:  15g

Cách bón:

Nguyên tắc bón phân:
 + Khi bón lót cần rải đều trên mặt đất
 + Lượng phân bón còn lại phải được chia làm 5-6 lần bón
 + Bón thẳng vào nách lá già của từng cây.
 + Lượng phân đạm, phân lân phải bón hết trước lúc xử lý ra hoa chậm nhất là 1,5 tháng.
Bón lót: Bón trước khi trồng trên đất phèn ngòai lượng phân lân chúng ta cần bón thêm 1  – 1,5 tấn vôi cho 1 ha.Bón cơ bản : Sau khi trồng 1 tuần đến 4 tháng bón 3 – 4 lần, 20 ngày /lần.Bón thúc chồi : Tưới cây trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc.
Không nên bón đạm khi cây mang trái.

5. Xử lý ra hoa:

Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây. Chiều dài lá D của cây dứa phải đạt 1m với tổng số lá trên 42. Phải ngưng bón đạm 1,5 đến 2 tháng trước lúc xử lý. Trường hợp xử lý xong gặp mưa thì phải xử lý lại.

Dùng 600g đất đèn hòa vào 100lít nước xử lý cho 1000cây. dung dịch sau khi hòa rót thằng vào đọt dứa khỏang 100ml/cây. có thể thêm 2kg urê, 500g Borat hòa vào dung dịch. Tốt nhất là xử lý vào chiều mát hoặc tối. Xử lý 2 lần cách nhau 3 ngày.

6.Thu hoạch:


Tùy theo mục đích sử dụng mà chọn cách thu họach thích hợp nếu quả dùng làm đồ hộp thì phải chờ cho quả chín để có phẩm chất tốt nhất.Thông thường khoảng 140 ngày kể từ lúc xử lý ra hoa. Do quả lúc chín mọng nước nên cần lưu ý trong quá trình thu hoạch, vận chuyển hạn chế tối đa việc gây tổn thương cho quả.

10 Lý Do Bạn Nên Chọn Ăn Trái Bơ

Nhìn bề ngoài trái bơ không có vẻ gì bắt mắt nhưng lại chứa đầy ắp những lợi ích về sức khỏe vì nó có đến hơn 25 loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Dưới đây là 10 lý do bạn nên chọn ăn trái bơ.

Trái bơ - 10 lý do bạn nên ăn trái bơ1. Các nghiên cứu cho thấy oleic acid là một loại chất béo đơn, không bão hòa được tìm thấy trong trái bơ (hay còn gọi là acid Omega-9), có tác dụng giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.

2. Lượng kali trong trái bơ còn dồi dào hơn cả chuối (chiếm khoảng 60%). Kali giúp chống lại các bệnh về tuần hoàn máu bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.

3. Loại trái cây này còn chứa lượng lớn vitamin E, một chất chống ôxy hóa được biết đến như một “liều thuốc” có thể làm trẻ hóa tuổi tác, ngoài ra nó còn giúp bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh về tim mạch, ung thư.

4. Đặc biệt trong bơ cũng rất giàu acid folic, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh. Acid folic là một khoáng chất vô cùng cần thiết, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, có vai trò thúc đẩy các tế bào và mô phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa những khuyết tật cho thai nhi như tật nứt cột sống, khuyết ống thần kinh…

5. Bơ còn chứa nguồn lutein cao, có tác dụng bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

6. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy khi dùng thêm bơ trong chế biến các món nước sốt, hay trộn salad sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta-carotene, carotenoids.

7. Trong loại quả “màu mỡ” này còn chứa nhiều vitamin K, một loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng vào quá trình làm đông máu cũng như giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương có thể phát triển khỏe mạnh.

8. Trái bơ giàu chất xơ nên nó cũng mang lại lợi ích tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón, bệnh trĩ.

9. Một lý do khác không thể bỏ qua loại trái cây vùng nhiệt đới này chính là vitamin B6 chứa trong bơ, đây là loại vitamin rất cần thiết, tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể, bên cạnh đó còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

10. Do có nhiều lợi ích về dinh dưỡng bao gồm cả vitamin C, kẽm, đồng… trái bơ được Hiệp hội Bệnh Tiểu đường tại Mỹ liệt kê vào danh sách như những “siêu sao” đứng đầu về dinh dưỡng.

Nên Dùng 1/6 Quả Bơ Mỗi Ngày Là Đủ

Quả bơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, xem bơ như là một thực phẩm chính thì sẽ phản tác dụng

Nên dùng 1/6 quả bơ mỗi ngày là đủMặc dù ăn bơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol gây hại, phòng chống ung thư, cải thiện thị giác… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, xem bơ như là một thực phẩm chính thì sẽ phản tác dụng, dẫn đến nhiều tác hại khôn lường. Như làm tổn thương gan, dẫn đến dị ứng, ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, khiến cơ thể tăng cân,….

Trong quả bơ chứa nhiều collagen. Collagen là một chất có tác dụng tái tạo da, giúp đẩy lùi sự lão hóa rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quả bơ, collagen có thể không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn quả bơ với lượng vừa phải.

Nếu thêm bơ vào chế độ ăn của mình thì hãy chắc chắn cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác vì hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân. Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn một loại quả nào đó, ví dụ như bơ, chuối, đào, dưa hấu, khoai tây, cà chua, kiwi…

Những người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng với quả bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, bồn nôn… khi ăn quả bơ thì bạn cần chú ý để tránh loại quả này trong chế độ ăn của mình.

Trái bơ có tác dụng kháng viêm nhưng nó đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khi uống một số loại thuốc. Nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn ăn bơ vì trái bơ có thể làm cho loại thuốc này mất tác dụng.

bo-2-300x300 Nên dùng 1/6 quả bơ mỗi ngày là đủThứ gì ăn nhiều cũng đều khiến cơ thể dư thừa chất đó và không có lợi cho sức khỏe. Quả bơ cũng vậy. Theo một nghiên cứu về tác dụng của trái bơ do các chuyên gia Mexico thực hiện, để phát huy tốt đa tác dụng của trái bơ, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

Tác Dụng Giảm Béo Siêu Tốc Từ Quả Bơ

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, ăn 1/2 quả bơ tươi trong bữa ăn trưa sẽ giúp giảm cảm giác đói cho những cá nhân bị béo phì và giảm sự thèm ăn vặt sau bữa ăn chính của họ.

Quả bơ giảm béo siêu tốcTại Mỹ, với hơn 35% dân số Mỹ được cho là bị béo phì, dường như rằng đất nước này cần thêm những chiến lược mới cho việc giảm cân. Một nghiên cứu mới đã đề nghị rằng ăn một phần hai quả bơ tươi trong bữa ăn trưa sẽ giúp giảm cảm giác đói cho những cá nhân bị béo phì và giảm sự thèm ăn vặt sau bữa ăn chính của họ (dựa theo nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí dinh dưỡng (Nutrition Journal)).

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ Joan Sabate, trưởng khoa khoa dinh dưỡng trường Đại học Loma Linda, California đã cho biết rằng: “Nghiên cứu của họ cũng có thể giúp điều tiết hàm lượng đường trong máu, khám phá này có thể là gợi ý quan trọng cho những người bệnh tiểu đường”.

Theo Uỷ Ban Bơ Hass (Has Avocado Board - HAB), nơi đã viện trợ cho nghiên cứu này, thì một quả bơ tươi chứa đựng khoảng 250 Calo và 23g chất béo. Mặc dù lượng chất béo của bơ cao, nhưng đây là những chất béo tự nhiên có ít cho cơ thể, đặc biệt chất béo đơn bão hoà. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại chất béo này có thể giảm mức độ cholesterol trong máu, cũng như là giảm nguy cơ tai biến và bệnh tim mạch.

Tạp chí y học Medical News Today gần đây đã báo cáo về lợi ích của quả bơ cho sức khoẻ. Những ngiên cứu trước đây đã cho thấy có sự liên kết giữa bơ với việc kiểm soát tốt hơn cân nặng và chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) thấp hơn và đã đề nghị đây là loại trái cây có thể chống lại bệnh ung thư.

Dựa vào nghiên cứu của họ, những nhà nghiên cứu này đã tìm hiểu sự tiêu thụ bơ ảnh hưởng lên sự an toàn của cơ thể, lượng đường trong máu và đáp ứng insulin của cơ thể cũng như là sự tiêu thụ thức ăn sau bữa ăn. Những nhà ngiên cứu đã tuyển chọn ra 26 người trưởng thành khoẻ mạnh và bị quá cân tham gia thử nghiệm này. Những người tham gia thử nghiệm đã đươc yêu cầu ăn bữa sáng bình thường và sau đó là chọn một trong ba bữa ăn trưa thử nghiệm như sau:

1. Bữa ăn trưa tiêu chuẩn không có quả bơ kèm theo

2. Bữa trưa có quả bơ tươi thay thế cho một món khác

3. Bữa ăn trưa bình thường kèm thêm nửa quả bơ tươi

Bơ tươi tăng cảm giác chán ăn

Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã ăn thêm một nửa quả bơ kèm theo bữa trưa tiêu chuẩn đã được báo cáo là giảm ăn vặt 40% trong suốt 3 giờ sau bữa trưa của họ và giảm ăn vặt 28% trong suốt 5 giờ sau bữa trưa khi được so sánh với những người ăn bữa trưa tiêu chuẩn không có quả bơ kèm theo.

Nhóm người ăn nửa quả bơ kèm theo bữa ăn trưa cũng được báo cáo là tạo cảm giác 26% chán ăn hơn sau bữa ăn trưa so với nhóm người không ăn bơ.

Hơn thế nữa, các chuyên gia lưu ý rằng, mặc dù việc thêm nửa quả bơ vào bữa ăn làm gia tăng lượng calor và lượng tinh bột được tiêu thụ cho những người tham gia thử nghiệm, nhưng đã không tìm thấy sự gia tăng lượng đường trong máu khi so với người ăn buổi ăn trưa tiêu chuẩn và không có bơ.

“Điều này làm chúng tôi tin rằng vai trò tiềm năng của quả bơ trong việc kiểm soát đường huyết thì đáng giá để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn”, tiến sĩ Sabate phát biểu.

Những khám phá này đưa ra sự hỗ trợ cho những lợi ích mới khám phá của quả bơ - Nikki Ford, giám đốc dinh dưỡng tại uỷ ban HAB cho biết. Bà tiết lộ thêm rằng: “Kết quả này đã bổ sung vào những nỗ lực nghiên cứu của chúng tôi trong việc kiểm soát cân nặng và kiểm soát bệnh tiểu đường. Công việc tiếp theo của chúng tôi là cần khám phá ra nhiều hơn nữa lợi ích mà quả bơ tươi đã mang lại khi được tiêu thụ trong khẩu phần ăn khoẻ hằng ngày”.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù nghiên cứu của họ cung cấp kết quả tích cực cho sự tiêu hoá của bơ, nhưng những nghiên cứu xa hơn nữa cần phải được tiến hành nhằm xác minh những khám phá này có ứng dụng được cho rộng rãi người dân nói chung hay không

Kỹ Thuật Trồng Cây Bơ

Phải đào hố vào khoảng tr­ước Tết, để trồng vào đầu mùa m­ưa, đất kịp ải, phân kịp hoai, cây khoẻ ít bệnh. Trồng xong, phải chăm t­ưới những ngày đầu để cây chóng bắt rễ

1. Phương pháp nhân giống Bơ

Cây bơ có tính tạp giao rất mạnh giữa các giống nên vấn đề nhân giống hữu tính (bằng hạt) không phải là phương pháp tối ưu. Do đó vấn đề đặt ra cho công tác giống cây bơ là tìm ra các phương pháp nhân giống vô tính có hiệu quả nhất. Có thể kể đến các phương pháp sau:

1.1 Giâm cành

Phương pháp này đã được nghiên cứu thực hiện. Cây bơ có thể ra rễ và có thể không cần phun sương mù, nhưng kỹ thuật phức tạp chưa thông dụng và phổ biến nên cách làm này ít áp dụng.

1.2. Chiết rễ

Theo Nguyễn Cao Ban (1956), bơ có thể nhân giống vô tính bằng cách chiết rễ. Cách làm như sau: trên mặt đất, chung quanh gốc cây mẹ, chọn những rễ có đường kính cỡ 1cm, khía một đoạn vỏ, tách bỏ để làm gián đoạn mạch dẫn. Sau một thời gian, đoạn rễ sẽ đâm chồi và được đánh đi trồng. Phương pháp này sẽ làm tốn sức cây mẹ, gây bệnh cho rễ và hệ số nhân giống thấp nên ít khi áp dụng.

1.3. Ghép cây

Kỹ thuật đơn giản như đối với một số loại cây ăn quả khác. Thường áp dụng hai cách ghép mắt và ghép cành; nếu ghép cành thì cành ghép thường là cành có ngọn. Tỷ lệ sống của phương pháp ghép này thường đạt 70-90%. Tốt hơn hết nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn. Ngoài việc phối trí để có bộ giống thích hợp, cần chọn cây mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh…

Trong các phương pháp nhân giống vô tính trên đây, phương pháp ghép cây hiện nay được xem là phổ biến và có hiệu quả nhất.

2. Cách trồng và chăm sóc bơ

Bơ là cây to, đặc biệt giống Ăngti, nên ở các vùng thấp như­ Đông Nam Bộ, nên trồng cách nhau 8m, 10m. ở Lâm Đồng, Đắc Lắc độ cao 400 – 500 m trở lên có thể trồng dày hơn một chút.

Khí hậu miền Nam nói chung là nóng và ẩm ,trồng bơ trư­ớc hết phải chú ý vấn đề thoát nư­ớc, vậy nên chọn các đất dốc. Khi bỏ phân vào hố, phải dùng phân hoai, sạch vì bơ rất dễ bị bệnh Phytophtora và phân ch­ưa hoai, có thể mang mầm bệnh. Phải đào hố vào khoảng tr­ước Tết, để trồng vào đầu mùa m­ưa, đất kịp ải, phân kịp hoai, cây khoẻ ít bệnh. Trồng xong, phải chăm t­ưới những ngày đầu để cây chóng bắt rễ. Bơ có bộ rễ ăn nông, nên mặt đất phải sạch cỏ.

Những năm đầu cây còn nhỏ, có thể trồng xen một số cây hàng năm chỉ làm cỏ quanh gốc. ở miền Nam, mùa khô gay gắt, nên những năm đầu tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm.

2.1. Tưới n­ước

Chỉ cần vào mùa khô, vì quả lớn trong vụ khô. Bơ dễ bị bệnh rễ, tránh t­ưới bồn là ph­ương pháp vẫn dùng ở miền Nam mà chỉ dùng vòi, tốt nhất là phun mưa nh­ưng với l­ượng nư­ớc vừa phải.

2.2. Phân bón

Rất cần vì bơ lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Avilon (1986) một sản lư­ợng bơ là 14.386 kg/ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2kg CaO và 9,2kg MgO. Phân đạm th­ường có tác dụng lớn nhất đối với bơ. Nói chung, bơ non ch­a ra quả thì bón NPK theo tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ đó là 2:1:2.

Bón phân chuồng bao giờ cũng có lợi và bón vào sau vụ thu hoạch tháng 7, 8. L­ượng bón khoảng 10 tấn/ha và vẫn phải bón phân hoai.

2.3. Đốn tỉa

Chủ yếu là v­ườn ­ươm, với mục đích tạo hình, những giống bơ chủng Ăngti, sinh trưởng ngọn mạnh nên bấm ngọn, tạo cành khung khoẻ.

Khi cây đã lớn, đ­ương ra quả không nên đốn nhiều vì làm giảm sản l­ượng. Chỉ cắt bỏ những cành sâu bệnh, những cành v­ợt mọc từ thân chính, cành gãy do gió mạnh, do mang nhiều quả. Cũng có những cây bơ chủng Ăngti mọc quá cao khó thu hoạch, phải đốn ngọn, cho phát triển về chiều ngang.

3. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu
Không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại th­ường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nh­ưng phải phát hiện sớm, năng thăm v­ườn bơ.

- Bệnh
Bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây bơ trồng trên đất nặng khó thoát n­ước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng v­ườn.

- Cách trị triệt để

Tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chư­a có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu đ­ược nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nh­ưng chống bệnh yếu.

- Phòng trị hoá học

Trong thời gian 1970 đến 1974 ở Viện Quả Hải ngoại của Pháp dùng Dixono t­ới vào gốc một số cây, theo từng thời kỳ đã đ­ược xác định tr­ước, số cây chết có giảm đi như­ng vẫn ch­a ngăn cản đ­ược bệnh. Dùng Ridomil trộn với đất tr­ước khi trồng (1g chất hữu hiệu cho 10 kg đất, hoặc t­ới lên mắt đất quanh cây bơ con chư­a ra quả có thể phòng đ­ược bệnh thối rễ ít nhất 4 tháng.

Để phòng bệnh thối rễ do Phytophtora, nên áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:
- Chọn giống, tìm các gốc ghép chống chịu.
- Dùng các hoá chất diệt nấm phun lên cây (phun và trộn với đất để làm cho nấm phát triển chậm lại).
- Chọn đất kết cấu tốt, thoát n­ước nhanh, pH = 6 hoặc dư­ới 1 chút.
- Trồng bằng cây giống không bệnh.
- N­ước tư­ới cây sạch, không tư­ới thẳng vào gốc cây.
- Trồng cây trên những ụ đất cao hơn chung quanh khoảng 30 cm.
- Phát hiện trên thân cây gần mặt đất những vết thối do nấm thì cạo sạch. Quét vôi trộn phèn xanh hoặc thuốc chống nấm.

4. Thu hoạch – tiêu thụ:

Xác định thời gian thu hoạch bơ khó vì quả bơ chín không khác gì quả bơ xanh, trừ tr­ường hợp ở một số giống vỏ chuyển sang màu đỏ. Thu hoạch bơ xanh, dù để lâu không chín thêm, vỏ chỉ răn lại, thịt không mềm, mà cứng nh­ư cao su. Ng­ười trồng bơ th­ường chờ đến khi có vài ba quả tự rụng rồi hái hết cây, chỉ để lại những quả bé, vỏ còn xanh. Ph­ương pháp này tuy chưa chính xác nh­ưng dễ áp dụng. ở các trại thí nghiệm xác định độ chín bằng cách phân tích tỷ lệ dầu, rồi đối chiếu với tỷ lệ dầu khi chín để thu hoạch. Cũng có thể xác định tỷ lệ chất khô (105oC trong 3 giờ).

Thu hoạch bằng sào, bằng rọ. Có khi ngư­ời ta leo lên cây rồi rung từng cành nhỏ. Quả nào chín thì rụng.

Quả bơ không chín trên cây. Sau khi thu hoạch tuỳ điều kiện, có thể bảo quản đ­ược một thời gian dài hay ngắn, như­ng cũng không quá vài tuần lễ.

Nhiệt độ bảo quản từ 5 – 13oC tuỳ giống. Giống chịu lạnh bảo quản ở nhiệt độ thấp, giống không chịu lạnh, ở độ nhiệt cao hơn. Độ ẩm không khí nơi bảo quản giữ trong giới hạn 85 – 90%.

Trư­ớc khi bán cho ng­ười tiêu dùng phải cho quả bơ chín ở độ nhiệt cao hơn ở nơi bảo quản.
ở nhiệt độ 20oC bơ chín sau 6 – 12 ngày, ở độ nhiệt 25 – 27oC quả chín sau 5 – 7 ngày.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ

Bài viết được giới một số nét chính về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ tập trung trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và một phần ở giai đoạn thu hoạch, ngoài ra tác giả mong muốn giới thiệu một số dòng bơ nghịch vụ đến bà con nông dân

1. Đất trồng

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2. Giống trồng:


Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đãm bảo được thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay Công ty TNHH Một Thành Viên  Dak Farm - Đơn vị duy nhất sở hửu 05 cây đầu dòng bơ mùa nghịch được tỉnh DakLak công nhận qua Hội đồng khoa học theo quyết định số 814/QĐ-SNNNT ngày 29/12/2009 và Thông báo số 29/SNNPTNT-TB ngày 27/04/2010

3. Mật độ, cách trồng

- Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vườn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tư

-  Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi.

- Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất

½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4. Phân bón:
Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.

Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá như phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

5.Tỉa cành tạo tán

Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống!

6. Tưới và tủ gốc

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể  tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô.

Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

7. Phòng trừ sâu, bệnh

Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

7.1. Bệnh hại phổ biến

- Bệnh Thối rể, nứt thân:

 Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính.

Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể; Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

- Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes,  nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

- Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa

7.2. Sâu hại phổ biến

- Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy dễ chết.

- Bọ xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rỏ năng suất và chất lượng quả.

- Mọt đục thân cành:

Xuất khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển và cành dễ gãy.

8. Thu hái & vận chuyển theo tiêu chuẩn


8.1. Dụng cụ:
 Gồm sào thu hái gắng với túi hái có lưỡi cắt, bao, bạt gom quả, kéo cắt cành, sọt chuyên chở và tấm lót

8.2. Xác định độ già thu hoạch

Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong

- Bắt đầu có một vài quả già rụng

- Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn

- Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)

- Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán

- Màu thịt quả vàng hơn

- Xác định qua hàm lượng % chất khô

8.3 Phân loại, vận chuyển về vựa


- Cắt cuống còn 5mm, phân loại sơ bộ thành 2–3 loại, xếp vào sọt riêng hay theo lớp riêng, lót carton, rơm để chống sốt, trày sướt, che đậy giỏ bơ bằng bạt gom quả.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Trái Chôm Chôm

Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Quả chôm chôm có nhiều lợi íchChôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải, nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt. Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh. Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin, được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, sốt… với liều 20 – 30g. Ví như để hạ sốt: có thể lấy 15g vỏ chôm chôm rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày; để chữa lỵ: dùng 10 trái chôm chôm thái vụn, sắc uống 2 lần trong ngày. Hạt chôm chôm còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,26%)…, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Ví như để chữa tiểu đường: có thể dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi uống 1 – 2 lần trong ngày; để giảm béo: có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác. Với công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết… Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.

Cách Phòng Trừ Ruồi Đục Trái Chôm Chôm

Ruồi đục trái là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất cả các vùng trồng cây ăn quả ở nước ta.

Ruồi đục trái chôm chômĐây là một loài đa ký chủ, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, chúng sẽ phát tán lây lan trên diện rộng và không riêng chôm chôm mà nhiều loại trái cây khác sẽ bị thiệt hại năng suất trầm trọng. Tuy nhiên, cần chọn biện pháp phòng trừ hiệu quả nhưng không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái chôm chôm đẻ một chùm từ 5-10 trứng. Vết chích rất nhỏ, nhưng có thể nhận ra nhờ những vết thâm trên vỏ trái, khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (3 ngày sau khi ruồi đẻ trứng). Dòi nở ra ăn thịt trái, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng, trái rụng hàng loạt. Trong một trái có thể có nhiều con dòi. Trái chôm chôm bị dòi gây hại thường bị bệnh thối trái tấn công mạnh do vết chích của ruồi tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn xâm nhập. Ruồi đục trái phá hại từ khi trái chôm chôm chuyển màu đến chín. Trái để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn. Ruồi phát sinh gây hại quanh năm khi có trái chín.

Biện pháp và cách phòng trừ

- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây;

- Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi.

- Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (Vizubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm  Sofri-Protein 10DD, phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ), chỉ phun thành đốm nhỏ (khoảng bằng nón lá) dưới tán cây , không nên phun trực tiếp trên trái. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày. Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa, chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi.

- Không nên phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Có thể chọn cách phòng trừ bằng cách tự làm bả bẩy ruồi bằng cách dùng miếng khóm hoặc cam quýt chín có tẩm thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil) cho vào gáo dừa và treo trên cành cây.

Lợi Ích Không Ngờ Của Quả Chôm Chôm

Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol xấu - LDL cholesterol, có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu.

Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già. Chôm chôm có thể giúp chữa trị một số loại bệnh sau:

Trị huyết áp cao và tiểu đường


Hàng trăm năm nay, người dân Malaysia và Indonesia thường dùng nguyên liệu từ thân cây, hạt và quả chôm chôm làm thuốc truyền thống để chữa một số căn bệnh như huyết áp cao, tiểu đường… Bởi lẽ, chôm chôm rất giàu protein, carbohydrate, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan, kali, sắt, tanin, pectin, polyphenol và flavonoid.

Lấy năm hạt chôm chôm rang và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần có thể giúp trị bệnh tiểu đường.

Bổ sung năng lượng

Vì quả chôm chôm chứa nhiều nước, carbohydrate và protein với chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hơn nữa, chôm chôm cũng làm cho bạn đỡ mệt mỏi và phòng ngừa đầy hơi.

Ngừa ung thư

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả chôm chôm còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hoạt chất axít gallic trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư.

Kích thích tế bào máu

Quả chôm chôm cũng chứa chất đồng và sắt, rất cần thiết để kích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Từ đó, giúp cơ thể kiểm soát các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng còn giúp cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi cho sức khỏe.

Loại bỏ độc tố trong thận

Các chất thải và độc tố trong thận có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ vào lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển. Không chỉ vậy, hàm lượng canxi rất đáng kể trong quả chôm chôm kết hợp với phốt pho còn giúp củng cố răng và xương thêm chắc khỏe.

Giảm cân

Với hàm lượng chất xơ cao và ít calo, chôm chôm rất thích hợp là món ăn kiêng dành cho các bạn gái muốn giảm cân. Bởi lẽ, ăn chôm chôm sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và hỗ trợ đắc lực cho kế hoạch giảm cân của bạn. Để giảm béo, đẹp da bạn có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với những loại thực phẩm khác.

Tiêu diệt ký sinh trùng

Ăn nhiều chôm chôm cũng là cách làm hay để giúp cơ thể tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy và sốt. Bởi lẽ, các hoạt chất trong quả chôm chôm cũng có tính sát trùng rất cao.

Làm đẹp da


Do chôm chôm chứa nhiều nước, chất chống ôxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.

Làm đẹp tóc

Đối với mái tóc thiếu sức sống, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách nghiền lá chôm chôm rồi pha ít nước, thoa hỗn hợp này lên tóc khoảng 15 phút. Các hoạt chất trong lá chôm chôm sẽ giúp mái tóc của bạn khỏe đẹp lên mỗi ngày nếu dùng thường xuyên.

Trị một số bệnh thông thường


Khi bị bệnh nhức đầu, bạn có thể dùng lá chôm chôm xay nhuyễn đắp lên trán. Những dưỡng chất trong lá chôm chôm sẽ giúp xoa dịu thần kinh và làm giảm đau đầu rất hiệu quả. Hơn nữa, thuốc sắc từ vỏ cây chôm chôm có thể thoa trên lưỡi để trị bệnh tưa miệng, còn thuốc sắc từ rễ chôm chôm thì dùng để hạ sốt.

Trị lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào ba ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.

Chữa sốt: Lấy 15 gam vỏ chôm chôm khô, rửa sạch, thêm vào ba ly nước, đun sôi, để nguội. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1/3 ly.

Phòng Trừ Bệnh Thối Trái Chôm Chôm

Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh.

Chôm chôm là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến vì đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với mức độ thâm canh ngày càng nhiều, sâu bệnh hại cũng gia tăng nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh này không những làm giảm năng suất nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của trái, do đó việc phòng trừ bệnh cho trái rất có ý nghĩa.
Bệnh thối trái chôm chôm
Triệu chứng bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora sp.
Có hai dạng bệnh thối trái:

+ Bệnh thối khô: do nấm Oidium sp

Bệnh gây hại trên cành non, lá non, hoa và trái non. Mùa ra hoa cũng là mùa bệnh thường xuyên xuất hiện. Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh. Bệnh nặng làm cho các chùm hoa bị cong queo và khô dần. Trên trái non bị bệnh, đầu gai bị đen và lan dần vào trong làm trái bị biến dạng, khô đen và đeo bám trên chùm (nên gọi là bệnh thối khô). Bệnh gây hại nặng trên những chùm trái phơi ra ngoài nắng.

+ Bệnh thối nhũn: do nấm Phytophthora sp.

Vết bệnh đầu tiên là những vùng nâu nhỏ trên trái. Bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ vùng cuống trái xuống bên dưới hoặc từ đít trái vào bên trong, thịt trái nhũn, chảy nước, có mùi hôi chua và rụng sớm. Vào buổi sáng có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái. Bệnh thường gây hại nặng cho những chùm trái bên dưới và bên trong tán cây gần mặt đất. Ngoài ra, bệnh còn gây hại giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển.

Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, rậm rạp. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao và nhất là những loại trái chùm như nhãn, sầu riêng, chôm chôm,…lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng. Sâu đục trái cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển mạnh. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng mang đi.

Biện pháp phòng trừ:

- Nên tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh bằng các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tỉa cành thông thoáng, vườn cây có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây.

- Dùng nạng chống đỡ những chùm trái bên dưới tán, hạn chế cho chúng tiếp xúc gần mặt đất. Tỉa bỏ các cành khuất trong tán.

- Trồng mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh.

- Thu gom và tiêu hủy những trái bệnh để hạn chế lây lan.

- Bón phân hữu cơ hoai mục+chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng.

- Khi bệnh chớm xuất hiện, tùy theo bệnh thối khô hay thối nhũn mà chọn thuốc xử lý. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

Bệnh thối khô: Kumulus 80DF, Sulox 80WP, Plant 50WP (20g/8lít nước), Tilt 250EC (3-5 ml/bình 8 lít).

Bệnh thối nhũn: Aliette 80WP, Mataxyl 25WP, Mexyl-MZ 70WP (15-20g/8 lít), phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Nếu những vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ. Chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly để nông sản được an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi tồn trữ và vận chuyển nên loại bỏ hoàn toàn những trái bị bệnh để tránh lây lan.

Một Số Bệnh Trên Cây Chôm Chôm

Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá cho cây.

Bệnh bồ hóng

Triệu chứng

- Bệnh phát sinh trên lá và trái, bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm không gây hại phần phiến lá hay thịt trái, nấm phát triển làm giảm khả năng quang hợp, làm trái xấu đi, giảm giá trị thương phẩm, vết bệnh có thể bị tróc khi nắng làm khô nấm.
- Nấm phát triển trên chất tiết của rệp sáp và sống nhờ chất dịch này.
 
Tác nhân


Do nấm Capnodium sp. gây ra.

Biện pháp phòng trừ

Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá cho cây.

Bệnh đốm rong

Tác nhân

Do tảo Cephaleuros virescens gây ra.

Triệu chứng


Tảo tấn công mặt trên của lá già, tạo thành những đốm hình tròn, đường kính trung bình 3-5 mm, làm thành một lớp như nhung mịn có màu xanh – vàng nhạt, lâu ngày làm cho mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt, và mặt trên có màu nâu đen.
Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Biện pháp phòng trừ
• Tỉa cành, tạo tán, tạo vườn cây thông thoáng.
• Phun thuốc gốc đồng để trị bệnh.

Bệnh thối trái


Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện trên những trái đã già, sắp chín xuất hiện những đốm nâu đen, sau đó lớn dần và ăn sâu vào trong thịt trái làm thối nhũn có mùi chua. Quả thối có thể vẫn treo trên cây, nếu bị nặng, vết bệnh gần cuống trái dễ bị rụng.

Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Điều kiện phát triển bệnh

Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa với điều kiện nóng ẩm, vườn cây rậm rạp, cành dễ tiếp giáp mặt đất, những chùm trái trong tán cây.

Biện pháp phòng trừ

Cắt tỉa, loại bỏ trái nhiễm bệnh trên vườn, tỉa cành tạo sự thông thoáng cho vườn cây.
Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch nên phun phòng bệnh bằng thuốc Alliete hay thuốc gốc Metalaxyl.

Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm)

Triệu chứng

Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào. Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây có mức sinh trưởng kém, không sử dụng phân chuồng hoai mục.

Biện pháp phòng trừ

Bệnh do nhiều loại nấm tấn công, để phòng ngừa bệnh cho cây cần bón phân cân đối, chú trọng phân kali, hoặc cung cấp thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây. Đặc biệt cần giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể phun các loại thuốc gốc đồng để ngừa bệnh.

Kỹ Thuật Xử Lý Chôm Chôm Ra Nhiều Trái

Đối với người trồng chôm chôm thì cách hãm nước trong quá trình xử lý ra hoa là rất quan trọng, quyết định đến năng suất vụ mùa

Do ảnh hưởng của vài trận mưa trái vụ vừa qua, khiến nhiều vườn chôm chôm tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đâm đọt nhưng không trổ bông, tỷ lệ đậu trái thấp. Nhờ biết cách xử lý kỹ thuật, nên vườn chôm chôm của ông Lê Trọng Thạch ở ấp Bảo Định (xã Xuân Định) vẫn xum xuê trái, đến mức ông phải tỉa bớt trái non để đảm bảo chất lượng trái.

Ông Thạch cho biết, đối với người trồng chôm chôm thì cách hãm nước trong quá trình xử lý ra hoa là rất quan trọng, quyết định đến năng suất vụ mùa. Đặc biệt, đối với cây chôm chôm nhãn rất nhạy cảm với độ ẩm. Hễ có độ ẩm cao thì cây sẽ đâm đọt ngay mà không ra hoa. Do vậy, khi thấy lá chôm chôm bắt đầu già thì ông Thạch bắt đầu xử lý ra hoa. Giai đoạn đầu chỉ nên tưới khoảng 1/3 bồn (tương đương với 0,7 m3). Bước qua giai đoạn trổ hoa tưới 2/3 bồn. Khi trái chôm chôm đã đậu thì tưới đầy bồn vì lúc này cây rất cần nước, phân để nuôi trái, cứ 3 - 4 ngày tưới một đợt.

Với phương pháp trên, vườn chôm chôm của ông Thạch đậu trái rất cao từ 50 - 70 quả/chùm, đến mức ông phải thuê người tỉa bớt một nửa số trái non để đảm bảo chất lượng trái. Ông Thạch cho biết thêm, với lượng trái đậu như vậy, năng suất ước đạt trên 10 tấn/hécta, cao hơn năm rồi từ 3 - 4

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Xử Lý Chôm Chôm Ra Hoa Nghịch Vụ

Tránh nước đọng làm ngập rễ, vì rễ được hút quá nhiều nước, lúc đó cây chỉ ra đọt, không thể trổ hoa.

Nhiều năm trở lại đây, tình hình thu hoạch chôm chôm mùa thuận thường xuyên hay bị điệp khúc "được mùa, rớt giá" vì trùng dịp vào mùa với chôm chôm vùng Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) và trái vải Bắc Giang, cho nên một số nhà vườn xã Tân Phong đã mạnh dạn chuyển đổi cách làm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, đó là mô hình xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ.

Hiện nay, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhà vườn xã Tân Phong thực hiện mô hình này. Hàng năm, vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch, sau khi quan sát khắp khu vườn thấy khoảng 90% số cây đã ra đọt từ 2-3 lần, khi lá ngã sang màu lụa là bắt đầu dùng ni lon làm màng phủ. Trước khi phủ, phải vét mương vườn cho sâu hơn bình thường , để tránh nước ứ lại ngập rễ là không tốt, phải đảm bảo mương khô cách mặt liếp từ 1 - 1,2m. Sau đó, sử dụng nilon làm màng phủ xung quanh gốc (tùy theo liếp đất lớn nhỏ, lựa nilon loại có kích cỡ phù hợp), khi làm kéo nilon tạo thành hình quả núi, tức ôm theo gốc sao cho độ cao cách mặt đất khoảng 1m, còn hai bên hạ thấp để khi có mưa nước dễ chảy xuống mương. Giữa những tấm nilon liền mí, cần nối với nhau bằng cách dùng kim khâu lại không nên để hở, còn khi nối giữa hai liếp với nhau, dùng dây nilon cột chặt vào màng phủ, chia nhiều đoạn cho đều để tạo độ phẳng phiu (không bị đùn), nước mưa dễ chảy. Lưu ý, khi có mưa to, mương đầy nước, phải dùng máy bơm ra kịp thời tránh nước đọng làm ngập rễ, nếu không làm được bước này thì xem như công dã tràng... vì rễ được hút quá nhiều nước, lúc đó cây chỉ ra đọt, không thể trổ hoa.

Theo một số nhà vườn đã từng thực hiện mô hình này cho biết, từ ngày phủ nilon cho đến lúc ra hoa khoảng 50 - 60 ngày, tùy theo thời tiết. Khi thấy chôm chôm ra hoa tương đối nhiều và đạt từ 70 - 80% thì dỡ nilon (số nilon này cần xếp lại cho kỹ có thể dùng được 3 mùa). Lúc đó cho nước vào mương, tưới xung quanh gốc tạo độ ẩm khi cây đã ra hoa, vì thiếu nước sẽ làm cho hoa rụng, đậu trái ít. Từ lúc ra hoa đến đậu trái khoảng 20-25 ngày và từ khi đậu trái cho đến thu hoạch khoảng 100 ngày, vụ nghịch thường vào tháng 11,12 âm lịch tất cả có như ý muốn hay không còn tùy thuộc vào cách chăm sóc của mỗi người. Kinh nghiệm dân gian ở đây là khi bà con nuôi đọt thì sử dụng phân lân và kali, nuôi hoa sử dụng kali và đạm ,còn nuôi trái sử dụng đạm, lân, tăng kali và cho thêm phân bón lá cao cấp để tạo trái to và màu rất đẹp.

Mặc dù, mô hình xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ cho sản lượng thấp, tối đa chỉ đạt được khoảng 80% so với mùa thuận, nhưng về giá cả thì cao gấp 3-4 lần. Do đó ,đã có một số nhà vườn đạt hiệu quả kinh tế rất cao và cách làm này được bà con học hỏi, trao đổi lẫn nhau rộng khắp địa bàn. Chính vì thế ,năm 2009 có gần 50% diện tích chôm chôm được áp dụng theo mô hình xử lý ra hoa nghịch vụ, so với cùng kỳ tăng 30%, đây là niềm vui chung cho các nhà vườn.

Tuy nhiên, không phải nhà vườn nào thực hiện mô hình xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ cũng đạt kết quả tốt, đây là nỗi lo chung của các nhà vườn, vì nó còn tùy thuộc vào thời tiết, cách theo dõi, cách chăm sóc. Bởi, trước đây nhà vườn chỉ làm theo kinh nghiệm dân gian, truyền miệng lẫn nhau, hoàn toàn không có một kiến thức nào trong sách vở. Hiện nay, nhiều nhà vườn trồng chôm chôm ở Tân Phong rất cần sự quan tâm các ngành chức năng tổ chức các cuộc hội thảo để trang bị kiến thức về cây chôm chôm, đây cũng là yếu tố giúp nhà vườn Tân Phong trên lộ trình thực hiện VietGAP và GlobalGAP hướng đi mới cho vùng đất cù lao

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm

Sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để cành mới sinh ra

Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và nhẹ hơn trước khi quả chín. Có lẽ nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân).

Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), nhưng thông thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả (hiếm khi cả hai phát triển thành quả). Thời gian phát triển mất từ 13 tới 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần lễ thứ 9 cho tới tuần lễ thứ 13 và chậm hẳn từ tuần lễ thứ 13 tới tuần lễ thứ 16 (lúc thu hoạch).

Tại Thái Lan người ta cho rằng các yếu tố tiền thu hoạch sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chôm chôm hậu thu hoạch. Đó là: Yếu tố khí hậu, biện pháp canh tác và phun hóa chất.

YẾU TỐ KHÍ HẬU

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả, tức là sự chuyển biến của sắc tố anthocyanins. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp.

- Lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng nhất là trong thời gian quả phát triển cần nhiều nước. Những quả nhỏ khi chín thường là kết quả của sự thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá trình phát triển quả. Như vậy nếu làm quả ra sớm, nghĩa là phần đầu của quá trình phát triển nằm trong mùa nắng thì vườn cần được tưới nước. Ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa mưa làm cho quả dễ bị nứt vì lúc này ruột quả phát triển quá mạnh so với phần vỏ. Theo ghi nhận của nhiều nhà làm vườn tại Thái Lan có những năm tỉ lệ nứt quả trên giống chôm chôm nổi tiếng vỏ mỏng (rongrien) lên đến trên 50%. Mỗi quả chôm chôm có độ 400 cái râu (lông), trên mỗi râu có nhiều khẩu bào làm thoát hơi nước mạnh, vì thế hễ ẩm độ không khí thấp sẽ làm các râu queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.

CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC


Hai biện pháp quan trọng là bón phân và tưới nước:

- Bón phân: cần bón đầy đủ và cân đối, lượng phân và tỉ lệ các loại phân thay đổi theo tính chất của đất, độ lớn của cây và sản lượng cây. Khảo cứu của các tác giả Thái Lan cho biết trong thời kỳ cây tăng trưởng (kiến thiết cơ bản) cần bón N-P-K theo công thức 16-16-16. Trong thời kỳ thu hoạch theo tỉ lệ N-P-K là 12-12-17 và trong khi nuôi quả là 13-13-21. Cần bón từ 2 đến 3 lần mỗi năm, lượng phân tăng mỗi năm 0,5 kg. So với cách bón phân tại nước ta thì bà con ta chú trọng nhiều vào phân đạm hơn các loại phân khác.

- Sự tưới nước thất thường sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:


+ Quả không đồng đều, lúc thiếu nước quả nhỏ hơn bình thường.

+ Quả có thể bị nứt, nhất là giai đoạn đầu của quá trình phát triển quả đã phát triển xong phần vỏ ở thời kỳ thiếu nước tiếp theo là giai đoạn phát triển ruột quả ở thời kỳ thiếu nước khiến phàn ruột phình ra, vỏ bị tức nên nứt toạc ra, hiện tượng này cũng gặp nhiều loại trái như chuối, cam, mít... Hiện nay ở một số nước, biện pháp tưới nước nhỏ giọt được coi là lý tưởng vì giữ độ ẩm điều hoà hơn, đỡ tốn nước (trường hợp Long Khánh), kiểm soát phân tốt hơn...

PHUN HOÁ CHẤT

-Thuốc trừ sâu bệnh:
 quả chôm chôm hay bị sâu đục quả, ruồi đục quả, và giống như nhiều vùng trồng chôm chôm khác trên thế giới là bị bệnh phấn trắng nghiêm trọng, tại Long Khánh bà con gọi là bệnh "râu kẽm". Chùm quả bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng hoặc còi cọc như vậy cần sử dụng thuốc trừ nấm để phun lên quả ngay ở giai đoạn còn non.

- Chống hiện tượng quả bi: 
Các chất điều hòa tăng trưởng được dùng khá phổ biến ở Thái Lan trên cây chôm chôm (ở nước ta vùng trồng sơ ri ở Gò Công Đông đã dùng nhiều). Có hai loại bông được sinh ra trên các cây khác nhau: Bông đực và bông lưỡng tính.Vì bông đực không thể cho quả nên các người trồng tỉa có khuynh hướng loại bỏ cây đực qua công việc chọn giống, ghép cây... Điều này dẫn đến không đủ nguồn hạt phấn để thụ cho các hoa lưỡng tính. Trong một số trường hợp hiện tượng quả điếc, hay còn gọi là "quả bi" xuất hiện những quả này có rất ít thịt. Để khắc phục hiện tượng này tại một số vùng trồng tại Thái Lan người ta phun chất NAA (naphthalene acetic acid). Nồng độ biến động từ 40-160 mg/lít (40-160 ppm) phun ở giai đoạn nụ trước khi bông nở. Khi quả đã thụ rồi để tăng kích thước quả cho chôm chôm rongrien, người ta lại phun NAA ở nồng độ 125 ppm (125 mg/l), nếu dùng đặc hơn quả sẽ bị nhỏ lại.

XỬ LÝ RA HOA


Chôm chôm cũng phải tỉa cành như nhãn: sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào các cành này vì chúng đã kiệt nhựa để cành mới sinh ra. Tất cả các cành bệnh, cành vượt, cành khuất trong tán nên tỉa bỏ. Sau đó bón phân căn bản để cây mau tích lũy lại các chất dự trữ trong thân càng sớm, như vậy khi xử lý ra hoa mới có hiệu quả. Một số biện pháp xử lý ra hoa thông thường đã được một số nơi áp dụng như sau: xiết nước vào đầu mùa khô từ 3-6 tuần tùy độ lớn, sức sinh trưởng của cây và đặc điểm của đất, sau đó bón phân nhử (bón ít) và tưới nhử (tưới ít) vài ngày trước khi bón đậm, tưới đậm và đều trở lại, cây sẽ ra hoa sớm hơn bình thường. Một số nhà vườn còn làm thêm việc khoanh vỏ. Sự khoanh vỏ nên làm thận trọng vì khi mạch bị chận lại, hệ thống rễ sẽ thiếu dinh dưỡng, nếu lạm dụng thái quá cây có thể chết.

BÓN PHÂN CHO CHÔM CHÔM

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá.

Bón phân cho chôm chôm như sau:

-Năm thứ nhất: Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.

-Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

- Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

- Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O.

+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

- Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng.

Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Chôm Chôm

Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu.

1. Khoảng cách trồng chôm chôm DONA-CC1:

Khoảng cách trồng là 10 m x 10 m hoặc 12 m x 12 m.

2. Chuẩn bị hố trồng:

Hố trồng có kích cỡ vuông 80 cm x 80 cm, sâu 75 cm. Khi đào hố nên để riêng đất trên mặt (lớp đất phía trên đến 30 cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên.

Lượng phân cho mỗi hố: 10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh.

Trên các vườn cũ đã có trồng cây dùng 50 g Basudin 10H và 0,3-0,6 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt + phân lấp đầy hố.

Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất + phân phân huỷ nhanh.

ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ Basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10-15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10-15 cm, sau khi tưới nước đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa.

Riêng đối với đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long tuỳ theo độ cao của thuỷ cấp mà đắp ụ hoặc liên tiếp tối thiểu cao hơn mặt nước 80 cm-100 cm và hố trồng căn cứ vào mặt liếp mà vận dụng.

Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng cây từ 20-30 ngày.

3. Trồng cây:

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb, Ridomil... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.

Dùng dao rạch một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới và bóc túi nilon ra. Sau đó dùng tay vun đất và ấn nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. Sau đó phải làm bồn cho cây, đường kính bồn từ 1-1,2 m, sao cho gốc chôm chôm cao hơn đất mặt bồn để tránh gốc bị ngâm nước (hình mu rùa). Nếu cây giống đã lớn có một thân chính thì dùng kéo sắc cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao tính từ mặt đất lên khoảng 60 cm hoặc 70 cm.

Sau khi trồng xong, dùng 30 cc Bayfolan hoặc HVP-801 cho 1 bình 8 lít (liều lượng theo chỉ dẫn trên chai thuốc), phun xịt thật đậm trên toàn bộ thân và lá cây. Mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng (thời gian che khoảng 60 ngày). Trồng xong phải tưới nước ngay cho cây, mỗi cây 25-20 lít.

Tuỳ vào điệu kiện thâm canh có thể trồng xen canh cây chôm chôm và các loại cây khác như cà phê hoặc các loại cây hoa màu trong những năm đầu. Tuy nhiên cần phải chú ý để cho cây chôm chôm được thông thoáng và hấp thụ được từ 60-70% ánh sáng tự nhiên. Không được để lá cây, cỏ rác... xung quanh gốc, bởi vì đó là những nguồn phát sinh nấm bệnh rất dễ lây lan qua cây chôm chôm.

4. Chăm sóc cây chôm chôm trong năm đầu tiên:

4.1. Tưới nước:

Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Trồng vào mùa mưa nếu đất xung quanh gốc bị ẩm đọng nước (đóng vàng) cây con cũng bị chết vì bộ rễ thiếu dưỡng khí và thối dễ.

4.2. Bón phân cho chôm chôm:

Trong năm đầu sau khi trồng cứ 1 tháng bón phân 1 lần hoặc có thể theo các đợt lá vừa già thì bắt đầu bón cho mỗi gốc 50-100 g NPK 15:15:15. Dùng que rạch một vòng tròn xung quanh gốc, cách gốc khoảng 20-30 cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên.

Cùng với việc bón phân ở gốc, trong những tháng đầu tiên do bộ rễ của cây phát triển chưa đầy đủ, cần thiết phải dùng các loại phân bón qua lá như: Bayfolan, HVP-801 để phun xịt nhằm bổ sung dưỡng chất và nguồn vi lượng cần thiết cho cây. Định kỳ từ 10-15 ngày phun xịt một lần.

4.3. Phòng trừ sâu bệnh:


Trong năm đầu cần chăm sóc cẩn thận chú ý tới sâu bệnh có khả năng phá hoại lá, thân cây gây thiệt hại như các loài bọ cánh cứng, rầy đỏ, rệp... Nếu phát hiện phải phun thuốc diệt trừ ngay như: Azodrin, Bassa, Bi 58, Hostathion pha 10-15 cc/10 lít nước. Trong năm đầu, cây con thường bị những bệnh phổ biến là:

* Bệnh cháy lá và vàng lá:

Đây là bệnh có liên quan đến hàm lượng Kali thấp ở lá và thiếu nước. Cần cung cấp thêm kali cho cây và tưới nước đầy đủ. Các lá bị vàng có hàm lượng sắt (Fe) thấp (khoảng 22 ppm trong mô) do đó có thể phun sulfate sắt nồng độ 500 ppm để trị.

* Bệnh thối rễ: Do nấm Fomes lignosus và Ganoderma Pseudoferreum. Cây chết dần khi bị thối rễ. Dùng các loại thuốc gốc đồng để phòng trị.

4.4. Cắt tỉa cành:

Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá toả đều quanh cây. Việc cắt tỉa cành được tiến hành như sau: Nếu cây đã có một cành chính thì cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao từ mặt đất lên khoảng 60 cm đến 70 cm.

Sau khi bị cắt ngọn sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khoẻ mập mọc cách xa nhau vừa phải khoảng cách từ 4-5 cành mọc đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 80 cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30-40 cm tính từ chỗ chạc lên.

Việc cắt tỉa này được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đó không cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vô ích như: cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh...

Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm

Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám

Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.)
Bệnh phấn trắn do nấm gây hại trên cây chôm chôm

Triệu chứng: Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm.
Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô.

Trên hoa: tương tự như trên lá, cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi.

Trên trái non:
 Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây. Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm sẽ kém phát triển, cơm mỏng.

Theo Goerge (2000) nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như xoài, chôm chôm, nhãn, đu đủ và trên một số cây trồng khác như đậu, các loại ngũ cốc, một số loại cải trong họ thập tự, một số cây trong họ cà và cả hoa hồng.

Điều kiện phát sinh phát triển:

Theo Johnson, Mayers và Cooke (1993) nấm phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là: 20 – 250C (Jun Imada, 1995). Cũng theo Goerge (2000) nấm phát tán chủ yếu nhờ gió và nẩy mầm trong điều kiện có giọt sương.

Khả năng gây hại:
 Trong điều kiện thuận lợi nấm có khả năng gây hại đến 90%.

Qui trình phòng trừ bệnh phấn trắng


Biện pháp cơ học:

Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng.

Bón phân tưới nấm đối kháng Trichoderma:

Xới nhẹ gốc, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục càng nhiều càng tốt, tưới hoặc rải nấm đối kháng Trichoderma giúp nhanh hoai mục xác bã thực vật, diệt nấm gây hại trong đất, bón phân N-P-K liều lượng theo khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác, tuỳ theo tuổi cây. Mục đích nhằm tạo cho cây có bộ lá xanh tốt. Sau đó bón phân lần 2 với liều lượng ít hơn, mục đích cho lá mau thành thục và trổ hoa sớm.

Biện pháp hóa học:
Vụ thuận: Phun ngừa khi những phát hoa bắt đầu nở, vì vào vụ thuận thời tiết không thuận lợi cho sự bộc phát của nấm gây bệnh phấn trắng như nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Ta có thể phun ngừa bằng Kumulus nồng độ 40g/ 10 lít nước, Anvil nồng độ 20 ml/ 8l nước. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên dùng Kumulus, Anvil, thuốc gốc Defenoconazole, Propiconazole, nồng độ theo khuyến cáo.

Vụ nghịch:
Thời gian phun ngừa nên sớm hơn, khi những phát hoa bắt đầu bung chà, vì vào thời điểm này thường mưa nhiều, ẩm độ cao, thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên phun trị bằng Kumulus, Anvil, Propiconazole, Defenoconazole, nồng độ theo khuyến cáo.

Phân bố các lần phun:

Tiến hành phun lần 1 khi phát hoa vừa bung chà, phun lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý. Lần 1 và lần 2 phun nên phun thuốc gốc lưu huỳnh, lần 3 phun Anvil. Hoặc phun lần 1 với Defenoconazole hay Propiconazole, lần 2 với thuốc gốc lưu huỳnh và lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý bằng thuốc Anvil.

Nhân Giống Chôm Chôm

Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các đặc tính sinh học khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngon, cùi giòn hợp khẩu vị với đa số các dân tộc châu Á. Vỏ quả chôm chôm dày mọng nước nên dễ bảo quản và vận chuyển hơn nhãn, màu vỏ quả vàng đẹp nên hấp dẫn người mua.

Chôm chôm chỉ thích hợp với các vùng khí hậu từ sau vĩ tuyến 12o Bắc trở lại Nam. Yêu cầu nhiệt độ cao và 1-3 tháng mùa khô để phân hóa mầm hoa. Mùa thu  hoạch chôm chôm từ cuối tháng 6 dương lịch đến hết tháng 9 – thời gian thu hoạch quả dài là một ưu điểm của chôm chôm. Các giống chôm chôm phổ biến hiện nay là chôm chôm Java, chôm chôm đường, chôm chôm nhãn.

Nhân giống chôm chôm bằng phương pháp ghép:

- Gieo hạt: Ngày gieo hạt chôm chôm chỉ để lấy cây con làm gốc ghép vì số lượng cây có toàn hoa đực mọc từ hạt chiếm 48-50% (Torres, 1962). Cũng có thể sử dụng các cây con gieo từ hạt trồng ra vườn sản xuất làm cây thụ phấn (cây gieo từ hạt có chiều cao sinh trưởng lớn hơn cây ghép).

Hạt chôm chôm có nhiều dầu và rất nhanh mất nước khi tách khỏi cùi, vì vậy nhiều vùng nông dân chỉ bóc vỏ và gieo cả cùi, như vậy phải xử lý chống kiến, hoặc tách cùi xong phải gieo ngay và tưới đẫm nước, phủ đất hoặc giá thể dày. Cũng có thể gieo ngay vào túi bầu, xếp trong nhà ươm cây hoặc vườn ươm cây.

- Ghép cây chôm chom sau gieo 8-12 tháng có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây gốc ghép cao 80-100 cm; đường kính gốc ghép 1,2-1,5 cm.

- Phương pháp ghép: ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và đòan cành. Phương pháp tốt nhất là ghép đoạn cành. Dù là ghép cửa sổ, ghép đoạn cành hay mắt nhỏ có gỗ, đều phải mở miệng ghép cao và chừa lại một đoạn 20 cm có lá bánh tẻ của cây gốc ghép dưới vết ghép (như ghép nhãn, xoài ...). Dùng dây nilông mỏng căng mạnh và quấn vòng đơn ở chỗ có mắt ghép để mầm ghép tự mọc qua dây buộc. Cành ghép bánh tẻ 6-8 tháng tuổi ở lưng chừng tán và ngoài bìa tán gỗ có nhiều ánh sáng. Đường kính cành ghép 0,8-1 cm (nếu nghép cửa sổ, cành ghép có đường kính lớn hơn (1,2-1,5 cm) mới dễ bóc vỏ). Một đoạn cành ghép dài 8-10 cm cho 1 cây gốc ghép.

Thời vụ gieo hạt cuối tháng 6 – cuối tháng 7 dương lịch. Thời vụ ghép từ cuối tháng 4 – cuối tháng 7, nhưng trong tháng 5-6 có tỷ lệ sống cao nhất.

Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể nhân giống bằng phương pháp chiết (các tỉnh miền Đông chỉ nên nhân giống bằng phương pháp ghép). Chiết cao cành chiết: 40-45 cm. Đường kinh cành chiết 1,0 – 1,2 cm (không nên chiết cành to), tốt nhất là không phân cành hoặc phân cành phía ngọn. Thời gian trồng trong vườn ươm sau khi hạ bầu chiết là từ 6-12 tháng để chăm bón, tạo hình cây con. Nên ra ngôi cành chiết trong bầu  nilông hay trong sọt tre. Nếu là sọt tre, đường kính miệng bầu 15 cm, chiều cao 20-25 cm. Bầu nilông để ra ngôi cây gốc ghép cũng nên có kích thước tương tự