Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Sử dụng lá Sa Kê đúng cách

Sử dụng lá Sa Kê đúng cách

Chỉ xem lá Sa kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học về tác dụng của lá Sa kê


Lá Sa kê, từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian là một vị thuốc nam có tác dụng như một chất kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu, trong dân gian, thường dùng lá già khô (không dùng lá trên cây, vì cho rằng dùng lá mới rụng xuống mới tốt) để nấu nước uống thay trà, thấy có tác dụng ăn ngủ ngon, ngày dùng 1/2 lá. Sắc uống chữa phù thũng, thận nhiễm mỡ, ngày dùng 2 lá, liên tục trong 20-30 ngày.

Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng viêm, mụn nhọt, áp xe.

Để  bệnh chữa bệnh gout hay bị sỏi thận có thể lấy 100g lá sa kê (loại lá đã già, còn tươi), 100g quả dưa leo, 50g cỏ xước khô. Cho cả 3 loại vào nồi nấu lấy nước dùng.

Để chữa viêm gan vàng da, có thể dùng 100g lá sa kê còn tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai tươi, 20-50g cỏ mực khô. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

Để chữa  tiểu đường tuýp 2 có thể dùng chừng 100 gram lá sa kê (loại lá đã già), 100g quả đậu bắp tươi, 50g lá ổi non. Tất cả đem nấu chung để lấy nước uống. Có thể uống thường xuyên.

Những người bị tình trạng tăng huyết áp dao động có thể dùng 2-3 lá lá sa kê vàng (lá vừa rụng), 50g rau bồ ngót tươi, 20g lá chè xanh tươi, đem tất cả nấu chung lấy nước uống trong ngày.

 Những lưu ý khi dùng lá Sa kê


- Lá sa kê cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng phải kết hợp với một số vị thuốc khác.

- Việc uống lá sa kê nóng hay nguội đều được. Nếu uống nguội: cho vào tủ lạnh (đây cũng là một cách dùng nhiệt độ thấp để bảo quản), thuốc cũng không bị sao. Để yên tâm hơn, ta có thể pha thêm chút nước ấm trước khi uống vì uống lạnh quá có thể dễ gây rối loạn tiêu hóa.

- Đối với người cao tuổi hoặc người hay tiểu đêm nên tránh uống nước sa kê vào buổi chiều tối và buổi tối.

- Người không có bệnh thì không nên tự ý dùng lá sa kê nấu uống thường xuyên.

- Kinh nghiệm và bài thuốc dân gian là vậy nhưng hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào nói đến cơ chế tác dụng của thuốc, tỉ lệ thành công cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể người bệnh khi dùng bài thuốc kinh nghiệm từ lá Sa kê. Vì thế, khi được chẩn đoán bị bệnh, nhất là bệnh phức tạp như bệnh gout, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về vấn đề dùng lá sa kê trị bệnh. Chỉ xem lá Sa kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học “rốt ráo” về tác dụng của lá Sa kê.

Ngoài việc dùng lá Sa kê ,các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và cả nhựa của cây Sa kê đều có nhiều dược tính, thịt của quả Sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Còn hạt Sa kê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện. Vỏ cây có tác dụng sát trùng. Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.

Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài

Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài

Cây Mít Nài và cây Sa Kê cùng thuộc họ Dâu tằm, một vài thông tin dưới đây sẽ cho ta những hiểu biết khái quát về 2 cây cùng họ này

Trong dân gian, trái cây Sa Kê là một loại rau quả dùng chế biến thức ăn , lá cây Sa Kê là vị thuốc nam để chữa bệnh. Trong thực tế, nếu không để ý, chúng ta sẽ có sự nhầm lẫn giữa trái của cây Sa Kê và trái của cây Mít Nài, vài thông tin dưới  đây sẽ cho ta những hiểu biết khái quát về 2 cây cùng họ này

Lá và trái cây Sa Kê
Cây Sa Kê có tên khoa học là Artocarpus altilis Forb thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae), có xuất xứ từ nước Malaysia, được du nhập về Việt Nam trồng làm cây cảnh do có tán lá đẹp. Cây Sa Kê có hai loại là cây cho trái có hạt và cây cho trái không hạt ( có người gọi đây là cây Bánh mì), người ta thường sử dụng trái Sa Kê không hạt để chế biến thức ăn như chiên giòn hay nấu chè làm bánh có vị rất thơm ngon và bổ dưỡng. Người dân Malaysia xem trái Sa Kê không hạt như là một loại trái cây cung cấp tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.

Lá và trái cây Mít nài
Cây Mít Nài có tên khoa học là Artocarpus rigidus cũng thuộc họ Dâu tằm, cây Mít Nài có nguồn gốc cây rừng Việt Nam. Cây Mít Nài hình dạng cây gỗ lớn cao từ 15-20m và lá thì trông giống cây Mít thường gặp , nhưng trái Mít Nài thì nhỏ cỡ quả trứng ngỗng ( đường kính quả từ 6-7 cm), có gai nhô cao, hột to cỡ 12 x 8 mm.

Trái cây Sa kê không hạt

Cây Sa kê có trái không hạt được nhân giống bằng phương pháp chiết cành ( Đường kính gốc 4-5 cm, cao 0,8-1,2m), được ưa chuộng trong việc dùng trồng trang trí cây bóng mát sân vườn.

Còn cây Sa Kê cho trái có hạt thì nhân giống dễ dàng bằng cách gieo hạt nên cây giống có kích thước nhỏ ( Đường kính gốc từ 1-2 cm, cao 0,6- 0,8 cm).

Cây Sa Kê sinh trưởng và cho quả tốt trong điều kiện đất thịt tơi xốp và nhiều dinh dưỡng,  nhưng cũng có khả năng thích nghi rộng có thể trồng được trên đất nhiễm phèn, đất cát pha…nói chung cây Sa Kê hầu như có thể trồng trên cả nước Việt Nam.

Hướng dẫn cách trồng cây sa kê

Hướng dẫn cách trồng cây sa kê

Cây sa kê được quan tâm bởi đây là cây có nhiều lợi ích về trang trí sân vườn và đồng thời thu hoạch được trái dùng trong chế biến nhiều loại thức ăn ngon trong gia đình.


Ngoài ra cây sa kê được trồng rộng rãi hầu như khắp cả nước bởi đặc tính sinh trưởng của cây  dễ trồng và thích nghi hầu hết trên các loại đất như nhiễm phèn, nhiễm mặn…
1.Phân loại cây sa kê và cách nhân giống

Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng cây sa kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.

Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt.Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả) thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành.

2. Hướng dẫn cách trồng cây sa kê

Do cây sa kê có nguồn gốc chủ yếu là chiết cành nên lưu ý khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cho đất cao khoảng 20 cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây.Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, cần chống úng cho cây.

Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết.

Trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho trái ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.

3. Bón phân và chăm sóc cây sa kê sau khi trồng

Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, surper roots, phân surper lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày ) để mau ra rễ mới.

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.

Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt.

Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.

Do cây giống sa kê từ nguồn chiết cành nên chỉ cần chăm sóc đầy đủ nước tưới và bón phân, cây ra 3-4 cành tốt là có thể ra trái.

Nếu cây sa kê phát triển quá cao khó thu hái trái thì có thể cắt hạ thấp tàn, cây sẽ cho thêm nhiều cành thấp với tán lá trải rộng.

Trồng cây sa kê thành hàng với số lượng nhiều , chọn khoảng cách là cây cách cây từ 10-12 mét, hàng cách hàng từ 8-10 mét xen kẽ nanh sấu. Có thể trồng cây sa kê xen lẫn với cây ăn trái có tán lá thấp hoặc trồng cây theo ranh đất.

4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê

Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl….

Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng.

Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành  cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Cây Nhót

Cây Nhót

Cây Nhót thuộc loại cây bụi, có cành trườn, có thể dài đến 7 m, thường có gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.


Nhót, danh pháp khoa học hai phần: Elaeagnus latifolia, là loài thực vật thuộc họ Nhót ( Elaeagnaceae ). Cây Nhót còn có các tên gọi khác như : Hồ đồi tử, Bồ đồi tử, Lư đô tử, Bán hàm xuân, Hoàng bà nãi (Bản Thảo Cương Mục), Tước nhi tô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải), lô đô tử, dã tỳ bà, thanh minh tử, co lót ( dân tộc Thái ). Cây này được trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Quả Nhót có thể ăn hoặc dùng để nấu canh chua. Ngoài ra cây nhót còn có rất nhiều tác dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cây Nhót thuộc loại cây bụi, có cành trườn, có thể dài đến 7 m, thường có gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.

Quả nhót có hình bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một hạch cứng (còn gọi là hạt), khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt.

Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín; Tại miền Bắc nước ta, Nhót thường được khai thác nhiều khi còn xanh để ăn trực tiếp kèm rau Bắp cải, lá Tỏi tươi, Gừng, rau Mùi và chấm loại gia vị được làm từ Muối tinh, ớt bột, mì chính, đường cát. Ngoài ra cũng có thể trộn cùng một số loại gia vị khác làm thành nộm, gỏi cá...

Có 2 loại Nhót cho 2 loại quả chua và ngọt; nhưng hầu hết Nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín đỏ. Khi ăn phải chú ý rửa sạch, hoặc lau chùi sạch phần vảy bên ngoài nếu không rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.

Tác dụng trong y học

Trong Trung dược, Nhót có tên là "Hồ đồi". Theo Trung y:

- Quả Nhót: Vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng thu liễm, trừ ho suyễn (chỉ khái bình suyễn), chống chảy máu (chỉ huyết). Dùng chữa tiêu hoá kém (tiêu hoá bất lương), lị, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét (trĩ sang). Liều dùng: 9 - 15g.

- Lá Nhót: Vị chua, tính bình, vô độc. Dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt… Liều dùng: 9 - 15g khô (20 - 30g tươi).
       
- Chữa tiêu chảy bằng lá cây nhót: Lá nhót sao vàng, sắc nước uống sẽ giúp chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em khá hiệu quả. Sau phơi khô hoặc sao vàng lá nhót, bạn tán thành bột và hòa với nước cơm hoặc sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Hoặc nếu không có lá nhót khô, bạn lấy khoảng 20 lá nhót tươi và sắc uống cũng tốt cho việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.

- Đặc biệt, về tác dụng trị chứng hen suyễn, sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đã viết: Ngay cả đối với người bị hen suyễn rất nặng cũng kiến hiệu. Có người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá Nhót bỗng nhiên khỏi bệnh. Người bị nặng, uống thuốc một thời gian, ở ngực thấy nổi mày đay, ngứa ngáy, phải gãi liên tục mới chịu được. Người thể tạng suy yếu quá thì cho thêm cùng một lượng Nhân sâm vào sắc uống.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện ở Trung Quốc những năm gần đây cho thấy: Dùng lá Nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), trường hợp cần thiết có thể phải điều trị nhiều liệu trình. Có thể dùng lá Nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 4 ngày.

- Rễ cây Nhót: (thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần): Vị chua, tính bình. Có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản, tả lỵ, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau… Liều dùng: 9 - 15g khô (30 - 60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài: sắc với nước để rửa.

- Chữa các chứng ho nói chung: Lá Nhót tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.

- Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

- Nhọt độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu:
Lá Nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

- Bị ong đốt, rắn cắn: Lá Nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt với rượu uống, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh.

- Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây Nhót 30g sắc với nước uống (Trung thảo dược thủ sách).

- Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh):
Rễ cây Nhót 30g, đường đỏ 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.

- Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều:
Rễ cây Nhót 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.

- Phong thấp đau nhức: Rễ cây Nhót 120g, Hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.

- Hoàng đản (vàng da): Rễ cây Nhót 15 - 18g, sắc nước uống

- Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu hoá (hạ lị): Dùng rễ cây Nhót 60g, đường đỏ 30g, sắc nước uống.

- Sản hậu phù thũng: Rễ cây Nhót, ích mẫu thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống.

- Thấp chẩn (eczema):
Rễ cây Nhót một nắm (vùng da bị bệnh rộng thì tăng thêm), sắc nước rửa chỗ bị bệnh.

- Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...

- Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...

Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhót ngọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhót ngọt

Đây là giống nhót mới do biến dị trên giống nhót chua, được người dân tự chọn lọc, trồng và nhân giống một cách tự phát trong nhân dân. Nhót được trồng 2 vụ trong năm ở các tỉnh phía bắc. Vụ xuân trồng tháng 2-4. Vụ thu trồng tháng 8-10.


1. Giống và thời vụ:

Giống nhót ngọt: Đây là giống nhót mới do biến dị trên giống nhót chua, được người dân tự chọn lọc, trồng và nhân giống một cách tự phát trong nhân dân. Đặc điểm quả to hơn nhót chua, khi chín ăn có vị ngọt rôn rốt hơi chua (như vị cây dứa Ta, dứa Mỹ Cayen), các đặc điểm khác giống nhót chua. Trồng nhót ngọt cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trồng một cây nhót ngọt 7-10 năm tuổi cho 1-2 tạ quả, thu nhập 4-6 trăm ngàn đồng.

Thời vụ: Nhót được trồng 2 vụ trong năm ở các tỉnh phía bắc. Vụ xuân trồng tháng 2-4. Vụ thu trồng tháng 8-10.

2. Kỹ thuật trồng trọt:

Chọn đất trồng: Nhót có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi…Các loại đất có tầng dầy > 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ PH từ 5,5-7, độ dốc không quá 12o. Chủ động tưới tiêu.

Đào hố rộng: 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m hình tròn hoặc vuông. Mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng loại mục + (0,1 – 0,2) kg supe lân Lâm Thao. Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây. Trồng bằng cây ghép (trên gốc nhót chua, nhót dại) hoặc cành chiết.

Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho bầu cây xuống. Để cổ rễ ngang với mặt đất, dùng chân dậm chặt cách gốc 20 cm tránh vỡ bầu, tưới đẫm nước (mỗi cây 5 – 7 lít nước). Duy trì độ ẩm 70-80% trong 15–20 ngày để cây không chết.

Bón phân: Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 3: 30 – 50 kg phân chuồng theo tán cây. Nếu đất chua PH < 5,5 bón mỗi sào vườn 20 – 25 kg vôi cục ( bón trước hoặc sau các loại phân khác 10 – 15 ngày).

Bón phân thúc cho cây con (1-2 tuổi): Đạm ure: 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần, cách gốc 30-50cm.

Bón phân trong thời kỳ kinh doanh cho 1 cây trong 1 năm:

Bón thúc đợt 1: Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 sau khi thu quả, phân chuồng 30-50kg; đạm ure 0,5-1kg; kali sunfat 0,2-0,5kg; lân supe 1-3kg.

Bón thúc đợt 2, bón đón nụ, đón hoa vào đầu đến trung tuần tháng 11 (trước khi nở hoa 30 ngày): Bón 0,5-1kg đạm ure + 0,5-1kg kali.

Bón thúc quả vào cuối tháng 1: Bón 1-2 kg kali + 0,5-1kg đạm ure.

Cách bón: Bón ngay sau khi tưới ẩm, bón dưới hình chiếu của tán cây (theo phương thẳng đứng của tán cây, có thể xác định bằng bóng tán cây vào khoảng 12 giờ chưa hàng ngày). Nên bón theo hốc, mỗi cây bón 4-6 hốc quanh tán cây, bón sâu dưới mặt đất 10-15cm để hạn chế sự bốc hơi của phân đạm.

Đốn tỉa nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng đủ ánh sáng, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ra hoa đậu quả đều cho năng suất và chất lượng cao. Hàng năm tiến hành đốn vào các tháng 3- 5-8-10, cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành vượt (cành tược).

Tưới nước: Nhót cần độ ẩm 70 – 80% từ tháng 12 đến tháng 2 để cây ra hoa, ra quả được thuận lợi, tưới nước trong vụ khô là biện pháp kỹ thuật quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng của quả nhót.

Làm giàn: Làm giàn là biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được khi trồng và thâm canh cây nhót. Nên làm giàn cố định bằng cột trụ bê tông cốt thép, mặt giàn chăng bằng dây nhôm, giây thép không ghỉ cỡ to để sử dụng cho nhiều năm cho hiệu quả kinh tế cao. Giàn nên làm thấp để tiện khi thu hoạch, mặt giàn cách mặt đất 1,2-1,5m.

Bà con nông dân Hiệp Hoà có kinh nghiệm thúc hoa sớm cho nhót để có nhót chín sớm như sau:

Phun thuốc kích hoa Ethrel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) vào đầu tháng 10 với nồng độ 3lọ (15ml) pha bình 10lít phun ướt đều tán lá. Hạn chế bón phân và tưới nước.

Đầu tháng 11, tưới ẩm, bón thúc phân, phun Kích phát tố hoa trái Thiên Nông 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, đến đầu tháng 12 nhót sẽ nở hoa tập trung, sẽ cho quả chín sớm vào cuối tháng 2.

3. Thu hoạch:


Khi quả nhót già, vỏ ngả màu vàng đỏ thì tiến hành thu hoạch, quả vẫn còn cứng, có thể vận chuyển đi xa.

Chúc bà con thành công!

Một vài kinh nghiệm trồng nhót ra nhiều trái

Một vài kinh nghiệm trồng nhót ra nhiều trái

Nhắc tới trái nhót có lẽ chỉ những người ở Miền bắc mới biết, bởi vì chúng gắn liền với tuổi thơ mọi người. Cũng giống trái bòn bon chỉ có ở miền nam thì trái nhót cũng vậy chúng chỉ trồng được ở những xứ lạnh như miền bắc hay Đà Lạt. Bài viết dưới đây sẽ nói về trái nhót và kinh nghiệm trồng nhót cho bà con nông dân.


Trái nhót có hình bầu dục, to bằng ngón chân cái, màu đỏ căng mọng cùng với lớp phấn trắng sáng rực ấy khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Giữa tiết trời cuối xuân se lạnh, mùa nhót chín “tràn về” như mang theo một chút hơi ấm và sắc màu tươi vui, đánh thức và làm bừng sáng những góc phố chìm trong mưa phùn ẩm ướt.

Nhắc đến nhót, trong kí ức nhiều người hẳn sẽ hiện ra hình ảnh những cô cậu học trò ngày bé, cầm quả nhót trên tay rồi thi nhau mài lớp phấn trắng vào quần áo. Có lúc chưa kịp rửa đã cầm quả nhót, chấm muối ớt, xuýt xoa đưa lên miệng, ăn ngon lành.

Công dụng của nhót:

Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.

Quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.

Kỹ thuật trồng nhót: Kỹ thuật này có thể đúng với từng vùng, vì thời tiết khí hậu nước ta khác nhau giữa các vùng nên có thể áp dụng được ở vùng này nhưng không áp dụng được ở vùng khác:

Làm giàn:  Làm giàn là biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được khi trồng và thâm canh cây nhót. Nên làm giàn cố định bằng cột trụ bê tông cốt thép, mặt giàn chăng bằng dây nhôm, giây thép không ghỉ cỡ to để sử dụng cho nhiều năm cho hiệu quả kinh tế cao. Giàn nên làm thấp để tiện khi thu hoạch, mặt giàn cách mặt đất 1,2-1,5m.

Kỹ thuật trồng cũng đơn giản, trồng được ở nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi,…thoát nước tốt, độ pH từ 5,5-7.

Cây giống trồng thường là cây ghép hoặc chiết từ cây mẹ. Để trồng cần tạo hố trồng rộng 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m, mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng loại mục + 0,1 đến 0,2 kg supe lân.

Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây, tưới ẩm 70-80% trong 15–20 ngày để cây không chết. Đối với cây con 1-2 tuổi, bón 2 tháng 1 lần các thành phần: urê 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần. Khi cây được hai năm tuổi trở lên cần bón thêm 30 kg phân chuồng vào tháng 3.

Trong thời kì cây cho quả cần bón vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 sau khi thu quả, phân chuồng 30-50kg, đạm urê 0,5-1kg,  kali sunfat 0,2-0,5kg,  lân supe 1-3kg.

Giữa tháng 11 bón 0,5-1kg đạm urê + 0,5-1kg kali để đón nụ, đón hoa. Các lần bón được tiến hành sau khi tưới ẩm. Vào tháng giêng, quả bắt đầu chín rộ. Hàng năm tiến hành đốn vào các tháng 3, 5, 8, 10, cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành bị khô.

Cần phải làm giàn để nhót có chỗ tựa, giàn cần có độ vững chắc, xây thấp cách mặt đất 1,2-1,5m. Khi vỏ nhót ngả màu vàng thì bắt đầu thu hoạch.

Vị thuốc quý từ cây nhót

Vị thuốc quý từ cây nhót

Quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.


Cây Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.

Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày: quả 8 – 12g (5 – 7 quả khô), lá tươi 20 – 30g, lá và rễ (khô) 12 – 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.



Các dược liệu từ cây nhót thường được dùng trị một số chứng bệnh sau đây:

Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 – 30g lá nhót tươi hoặc 6 – 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 – 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch…

Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn:
lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 – 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam:
rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt…

Kiêng kỵ: Lá và rễ cây nhót không dùng cho phụ nữ có thai.

Khi sử dụng cây nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Cây Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội… Nhót tây cao tới 6 – 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với cây nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Cách trồng và chăm sóc cây cam cao phong

Cách trồng và chăm sóc cây cam cao phong

Tỉnh Hòa Bình không chỉ biết đến như một nơi phong cảnh hữu tình mà còn là nơi có nhiều loại đặc sản nức tiếng trong đó có cam cao phong. Không chỉ thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng, cam Cao Phong là giống cam chủ lực tạo nên giá trị kinh tế cũng như thương hiệu cho nông sản của cả tỉnh Hòa Bình


Như tên gọi cam Cao Phong có nguồn gốc từ huyện Cao Phong của tỉnh Hòa Bình. Không hề nói quá lời khi nói đây là một vựa cam lớn nhất của cả Miền Bắc. Nơi đây nổi tiếng với nhiều giống cam nổi tiếng như cam Canh, cam Xã Đoài, cam ruột đỏ vv. Khi đến với vùng đất sơn thủy hữu tình này một lần nhất định bạn phải mua vài cân cam Cao Phong về làm quà.

Đặc điểm giống cam Cao Phong

Khi có dịp nhìn thấy giống cam này bạn sẽ bị chúng thu hút ngay từ lần đầu tiên. Cam cao phong là loại cây có thân cao từ 2 m đến 2,5 m. Tán lá rộng và nhiều cành đâm tỏa đều sang mọi bên.

Đặc điểm của một số giống cam Cao Phong điển hình


– Cam Lòng Vàng: Loại quả này có vỏ mỏng bóng đẹp. Bên trong tép dày và mịn khi ăn có vị ngọt. Cây chín sớm cho năng suất cao trọng lượng quả trung bình khoảng 190gam.

– Cảm Lùn Cao: Giống cam này có quả hình trứng dài vỏ dày hơn cam lòng vàng. Qủa chín có màu vàng tươi bên trong tép mọng nước ăn ngọt

– Cam Xã Đoài: Loại quả này cho mẫu mã đẹp bắt mắt. Thường chín muộn đúng vào dịp tết nguyên đán. Qủa có màu vàng và ruột vàng đậm ăn rất ngon và ngọt.

Cam Cao Phong thường cho thu hoạch vào đầu tháng 11 hàng năm kéo dài cho đến tết Nguyên Đán. Thời điểm vào vụ chính có lẽ là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong năm của cả Huyện Cao Phong. Đi dọc theo con đường trục chính bạn sẽ trông thấy những vườn cam bạt ngạt ngút tầm mắt.

Cam Cao Phong hiện được trồng và nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Cành chiết mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ có độ đồng đều 95%. Cần chọn những cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh chiều cao trên 50cm.

Tiêu chuẩn đất

Do Cao Phong là vùng đất đồi thổ nhưỡng đất là Feralit. Chính vì thế nếu bạn định trồng thành công giống cam này bạn nên chọn loại đất thịt cát pha nhẹ để trồng. Đất trồng phải có độ tơi xốp và có độ dốc thoải và phải thoát nước tốt.

Cách trồng

Bạn tiến hành đào hố với đường kính tối thiểu là 50x60x60cm. Trước khi trồng 1 tháng cần bón lót cho hố khoảng 20kg phân chuồng hoai mục, 1,5kg phân Super Lân + 1kg vôi bột. Trộn đều lượng phân trên với đất và lấp kín hố trước khi trồng.

Khi trồng giống cây cam này bạn tiến hành rạch bỏ túi bầu và đặt cây con giống vào đúng giữa hố trồng đã chuẩn bị sẵn từ trước đó. Phủ đất ngang với mặt bầu quanh cổ rễ. Điều chỉnh sao cho phần lưng mắt ghép quay về hướng gió chính và cắm cọc cố định cây con rồi sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây.

Bạn tiến hành định kì bón phân cho cây cam mau lớn. Chia làm 4 lần cách nhau khoảng 2 tháng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 12.

Phương pháp bón

Với loại phân NPK bạn tiến hành rắc đều xung quanh gốc. Lượng phân hữu cơ bạn tiến hành đào rãnh quanh gốc cây và rải đều lượng phân rồi lấp kín.

Tiến hành cắt tỉa và tạo tán khi cây cam Cao Phong được 1 tuổi. Bạn cắt cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 40cm. Sau khi cành cấp 1 phát triển mạnh bạn tiến hành cắt tỉa tạo cành cấp 2 và cấp 3. Cắt tỉa làm sao cho các cành và nhánh tỏa đều ra các hướng.

Lượng phân bón và thời gian bón tương tự như thời kì đầu. Sau khi cây cho thu hoạch bạn tiến hành cắt bỏ những cành tăm nằm bên trong tán và những cành vượt, cành sâu bệnh.

Việc tỉa quả cũng là khâu cần thiết ở giai đoạn này. Khi quả đã ra ổn định bạn tiến hành cắt tỉa bỏ những loại quả nhỏ, quả dị tật vv chỉ giữ lại những quả to để trồng.

Chú ý : Để cây không bị cạnh tranh đất dinh dưỡng cần làm sạch cỏ thường xuyên. Dọn sạch và phát quang nơi trồng và có thể rắc thêm vôi bột để khử trùng mầm bệnh có trong đất.

Lên phương hướng phòng tránh sâu bệnh như nhện vàng, nhện đỏ, sâu đục thân sâu ăn quả v.v. Có thể sử dụng tay để bắt nếu ít hoặc dùng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây khỏe những mầm bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quản cam Cao Phong

Sau khi cam đã chuyển sang màu vàng đẹp mắt, quả to và mọng nước bạn đã có thể tiến hành thu hoạch.

Bạn nên thu hái quả vào lúc trời râm mát không mưa. Dùng kéo chuyên dụng cắt phần cuống quả nhẹ nhàng tránh dập quả. Thu hái xong có thể phân loại cam theo từng kích thước rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp giữ được chất lượng quả tốt nhất.

Sau khi thu hoạch hết quả từng vụ bạn tiến hành vệ sinh xung quanh tán cây. Cắt tỉa những cành sâu bệnh và cành già cho vụ tiếp theo.

Cách trồng và chăm sóc cây cam khe mây

Cách trồng và chăm sóc cây cam khe mây

Hà Tĩnh không chỉ nổi tiếng với giống bưởi Phúc Trạch mà còn được biết đến với giống cam khe mây thơm ngon nức tiếng. Đến Hà Tĩnh mà chưa nếm thử cam Khe Mây thì thật là một thiếu sót lớn của bạn.


Nếu có dịp ghé qua trung xã miền núi Hương Đô, thuộc huyện Hương khê, tỉnh Hà Tĩnh vào độ tháng 10 bạn sẽ bắt gặp người và xe tấp nập chở bày bán cam khe mây dọc đường quốc lộ. Dù không nổi tiếng bằng giống bưởi Phúc Trạch nhưng từ lâu cam Khe mây đã khẳng định được thương hiệu bởi vị ngon ngọt thanh mát và hương thơm đặc trưng. Có thể nói việc trồng thành công giống cam khe mây này đã mang lại tiếng vang cho vùng đất cao nguyên toàn núi và núi này. Cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân vùng Khe Mây (xã Hương Đô).

Đặc điểm giống cam khe mây Hà Tĩnh: Sở dĩ cam khe mây nổi tiếng như thế bởi cây cho chất lượng quả rất cao. Độ thơm ngon hiếm có giống nào bì kịp với cam khe mây. Cam có màu vàng sáng vỏ mỏng bên trong có lớp thịt dày và mịn khi ăn bạn sẽ có cảm giác ngọt thanh khá đặc trưng chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Chính do chất đất cùng điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm đã tạo nên giống cam có một không hai này.

Cam khe mây Hà Tĩnh có 2 loại cam chính là cam bù và cam chanh. Trong khi cam chanh cho thu hoạch vào khoảng tháng 9 âm lịch thì cam bù thu hoạch sau đó chừng 2 tháng. Gía của 2 loại cam này cũng chênh lệch nhau một chút. Cam bù thường có giá cao hơn cam chanh một chút vì có độ ngọt sắc hơn cam chanh.

Cách trồng và nhân giống cam khe mây Hà Tĩnh: Có thể nói việc trồng à chăm sóc cây cam khe mây từ lúc nhỏ đến khi hái quả đòi hỏi người nông dân cần tiến hành đũng kĩ thuật và chăm sóc tỉ mỉ.  Cây cam giống thường được bà con tự nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép hoặc mua giống tại Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN&PTNT nhập về và tuyển chọn). Nếu muốn cây ra trái sai và quả to ngọt thì đòi hỏi quy trình chăm sóc phải đảm bảo nghiêm ngặt và quan trọng phải phòng tránh được các loại sâu đục thân và côn trùng phá hoại.

Tiêu chuẩn đất trồng cam khe mây Hà Tĩnh: Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học chỉ ra rằng cam khe mây thích hợp nhất với loại đất cát pha sỏi và đất sét. Đây cũng chính là loại đất chủ yếu tại Hương Khê Hà Tĩnh nên cho chất lượng quả tốt nhất.

Thời vụ trồng: Cam khe mây Hà Tĩnh ưa khí hậu mát mẻ do đó thòi vụ trồng chủ yếu của cam khe mây nên là vụ xuân tháng 2-3 hàng năm.

Chuẩn bị hố trồng cây: Trước khi tiến hành trồng cam khe mây Hà Tĩnh bạn cần chuẩn bị đất thật tốt. Đất nên cày cho tơi xốp phát quang cho sạch. Nếu trồng ở chất đất thấp bạn nên lên luống cho cây. Mỗi luông rộng 3m và chiều cao luống khoảng 50cm. Đào hố trồng với kích thước 40x40x50cm rồi bón lót vào đó khoảng 20kg phân chuồng, 1kg vôi bột và 1kg phân Super Lân. Trộn đều với đất rồi lấp đất lại để 1 tháng sau đó trồng cây con giống vào.

Sau khi đã chuẩn bị đất và bón lót xong bạn tiến hành trồng ngay ngắn cây giống vào hố và lèn đất lại cố định phần gốc sao cho cây hướng thẳng không bị nghiêng. Sau khi trồng xong bạn tiến hành cung cấp ngay nước và dùng rơm rạ ủ mục xếp quanh gốc để tránh sâu bệnh xâm nhập

Tưới nước và bón phân cho cam khe mây

Khi mơi trồng bạn cần tiến hành tưới nước đầy đủ cho cây. Sau khoảng 3 tháng sau khi trồng tùy theo từng miền khí hậu bạn trồng mà điều chỉnh lượng nước phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm trước thu hoạch 1 tháng bạn dừng tưới nước.

Tùy vào dinh dưỡng của từng loại đất mà bạn định kì bón phân bổ sung cho cây bằng loại phân chuồng hoai mục, phân NPK hợp lý theo định lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Chăm sóc cam khe mây cho quả ngon ngọt: Cam khe mây Hà Tĩnh sau khi trồng khoảng 14 tháng đã có thể cho thu hoạch vụ đầu tiên. Mỗi quả thành phẩm có trọng lượng khoảng 0,5kg  màu vàng sáng bóng mùi thơm dịu. Nên thu hái vào thời điểm sáng và không mưa. Nhẹ nhàng dùng kéo cắt từng quả một xếp vào giỏ rồi đưa đến nơi bảo quản thoáng mát.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam chín sớm CS1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam chín sớm CS1

Giống cam CS1 là giống cam chín sớm, thời gian chín sớm hơn các giống đang trồng khoảng 1 tháng. Cam CS1 có lòng vàng, quả tròn đều, vỏ mỏng, tỷ lệ hạt trong quả ít.Giống cam chín sớm CS1 không kén đất, thích nghi tốt với điều kiện đất có tầng canh tác dày, cây sinh trưởng phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, năng suất cao.

Thiết kế vườn trồng:

Tùy theo địa hình đất (cao hay thấp, dễ hay khó thoát nước) mà lựa chọn phương pháp lên luống hay đắp ụ cho phù hợp.

Trồng cây chắn gió, thiết kế hàng rào bảo vệ, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp nước tưới trước khi trồng cây.

Mật độ, khoảng cách:

Tùy theo khí hậu từng vùng, đất đai, kỹ thuật canh tác mà khoảng cách thay đổi cho phù hợp, khoảng cách trồng thích hợp nhất cho cam là 4 x 4m.

Thời vụ trồng

+ Vụ Xuân: tháng 2 – 4

+ Vụ Thu: tháng 8 - 9

Cách trồng

Đào hố trồng với kích thước: 1 x 1 x 1m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm.

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép theo hướng chiều gió để tránh gãy nhánh, có thể cắm cọc để cây khỏi bị tác hại của gió.

 Phương pháp bón


* Bón sau thu hoạch: Rạch rãnh xung quanh tán (rộng 30cm, sâu 20 cm), rắc phân (phân vô cơ và hữu cơ) vào rãnh rồi lấp đất kín.

* Bón thúc: bón theo rãnh, rãnh sâu 10cm, rộng 15cm, mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc lại gốc cây.

Cắt tỉa: Tiến hành cắt tỉa 3 lần trong năm, vào các đợt sau:

+ Đợt 1: Cắt tỉa sau thu quả. Cắt bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành vượt, cành mọc đan xen nhau. Cắt tỉa kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ hết tàn dư sâu bệnh trên vườn.

+ Đợt 2: Cắt vào vụ xuân, thời điểm cây ra hoa đậu quả: cắt bỏ những cành yếu, cành có chùm hoa nhỏ, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán.

+ Đợt 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn: Cắt bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ quả dị hình.

Sâu bệnh thường gặp trên cây cam chín sớm

Sâu bệnh thường gặp trên cây cam chín sớm

Giống cam chin sớm được bà con ưa thích bởi các đặc tính về năng suất, chất lượng và giá thành bán trái khi thu hoạch, nhưng khi trồng cây cam chín sớm, bà con cần chú ý một số loại sâu bệnh gây hại cho cây để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả thành phẩm

Sâu vẽ bùa Phylocnistis citrella

- Trưởng đẻ trứng vào mặt dưới lá non. Sâu non đục vào lớp dưới biểu bì tạo đường hầm ngoằn ngoèo màu trắng bạc. Sâu non đẫy sức hoá nhộng ngay trong vòng cuộn của lá. Vòng đời sâu vẽ bùa ngắn, từ 17 - 23 ngày.

- Phòng trừ: phun Polytrin 440EC nồng độ 0,25%. Phun khi  lộc non mới nhú, dài1-2cm

Câu cấu: Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi


- Loài Hypomeces squamosus màu xanh vàng, kích thước lớn hơn loài Platymycterus sieversi, màu trắng đục. Khi có tiếng động, câu cấu lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất. Trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, trứng đẻ từng ổ 3-5 quả vào các kẽ thân cây hoặc mép lá khô. Sâu non nở ra rơi xuống đất, hoạt động dưới mặt đất. Trưởng thành vũ hoá sau những cơn mưa tháng 4-5 và tháng 7-9.

- Phòng trừ: phun Supracide 0,20 - 0,25%

Sâu đục cành: Chelidonium argentatum


- Vào tháng 4-5, trưởng thành đẻ trứng, từng quả, vào nách lá non, đỉnh chồi. Sâu non đục vào bên trong cành tạo đường ngoằn ngoèo xoáy trôn ốc. Lúc đầu, đường hầm đục hướng ra ngoài tán, sau đó đường đục quay vào phía trong thân và sâu hóa nhộng ở đó.

- Phòng trừ: Phun Supracide 0,2 - 0,25% khi lộc non xuất hiện hoặc bơm Ofatox 0,1% vào lỗ đục trên cành, sau đó dùng đất sét bít kín lỗ thông.

Sâu đục thân: Nadezhdiella cantori Hope

- Trưởng thành màu xanh đậm có những đốm trắng. Trưởng thành đẻ trứng, từng quả, vào các vết nứt của cây. Sâu non đục vào trong thân tạo đường ngoằn ngoèo hướng từ dưới lên trên, hoá nhộng ngay trong thân cây.

- Phòng trừ: vệ sinh vườn, gốc cây sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước vôi đặc quét gốc để hạn chế trưởng thành đẻ trứng lên thân cây. Bơm Supracide 0,2 - 0,25% vào lỗ có sâu, dùng đất sét bịt kín lỗ sâu đục để diệt sâu non. 

Nhóm ngài chích hút quả: Othreis fullonia, Ophiusa coronata, Ophiusa tirhaca.


- Trưởng thành hoạt động từ chập tối đến khoảng nửa đêm, hút dịch trên những quả cam chín. Quả bị ngài chích sẽ thối, sau đó bị rụng.

- Phòng trừ: Đặt bẫy dẫn dụ có trộn thuốc trừ sâu để diệt ngài, 10 bẫy/ha. 

Ruồi vàng: Bactrocera dorsalis

- Ruồi trưởng thành dài 4 - 5 mm, màu nâu đỏ, vân vàng. Trưởng thành cắm ống đẻ trứng vào quả, sâu non nở ra ăn thịt quả và phát triển thành dòi ở bên trong. Ruồi vàng phá hoại nặng vào tháng 8-9. Quả bị hại thường bị rụng sớm.

- Phòng trừ: dùng bả Metyleuzernol + Nalet tiêu diệt con trưởng thành.

Rệp

- Rệp sống thành quần tụ, hút nhựa trên chùm hoa hay các bộ phận non. Chất bài tiết của rệp là môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển. Rệp gây rụng hoa, quả non, đọt non biến dạng, lá bị xoăn lại.

- Phòng trừ: phun DC Tron Plus 0,5%, Supracide 0,2% khi phát hiện thấy rệp hại

Rầy chổng cánh: Diaphorina citri

- Rầy trưởng thành màu xám nâu, dài 2,5 - 3 cm. Rầy cái đẻ trứng trên các lộc non vừa nhú, rầy có thể đẻ tới 800 quả trứng. Rầy trưởng thành hoạt động nhanh nhẹn, rầy con màu vàng sáng rất ít di động.

- Phòng trừ: Phun dầu DC Tron Plus 0,5%, Sherpa 0,2% để phòng trừ

Nhện đỏ: Panonychus citri, Tetranychus citr


- Nhện đỏ có chiều dài khoảng 0,5 mm, thân hình ô van, màu đỏ sẫm (Tetranychus) hoặc đỏ tươi (Panonychus citri), trên thân có lông dài thưa màu trắng hoặc hơi vàng. Trứng nhện màu đỏ tươi hình cầu hoặc hình củ hành. Nhện đẻ trứng sát gân lá, trên cả hai mặt lá.

- Phòng trừ: Phun Abarmactin: 0,3%, DC Tron Plus 0,5% , Pegarus 0,2%, Saromite 0,15%

Bệnh vàng lá: Greening do Liberibacter asiaticus


- Cây bị bệnh có hiện tượng "gân xanh lá vàng". Bệnh thường biểu hiện từ những cành đơn lẻ, lá rụng dần và cành bị chết. Ở những cành bị bệnh, quả nhỏ, biến dạng, màu nhợt, chua.

- Phòng trừ: chặt bỏ những cây bị bệnh. Chăm sóc tốt cho vườn cam, trồng xen ổi để xua đuổi rầy chổng cánh.

Bệnh loét cam: Xanthomonas campestris citri


- Triệu chứng: Trên lá, khi mới xuất hiện, vết bệnh có dạng giọt dầu trong suốt, sau đó vết bệnh lan rộng ra thành hình tròn hay hình bất kỳ màu nâu nhạt, quầng vàng. Vết bệnh lan nhanh khi gặp nhiệt độ, ẩm độ cao. Khi cây bị bệnh, lá rụng hàng loạt, cành khô rồi chết, cây sinh trưởng kém, quả rụng sớm.

- Phòng trừ: phun dung dịch Boocđo 1%.

Bệnh chảy gôm: Phytophthora sp


- Bệnh chủ yếu hại các rễ tơ nơi tiếp giáp giữa bộ phận trên và dưới mặt đất. Ở cây bị bệnh, lá chuyển vàng, nhựa chảy ra từ các vết bệnh trên thân.

- Phun hoặc quét dung dịch Aliet 2% hoặc boocdo 3% lên thân cây.

Kĩ thuật trồng cây cam Bù Hà Tĩnh

Kĩ thuật trồng cây cam Bù Hà Tĩnh

Khi trồng các cây cam chiết, ngọn cây hướng theo chiều gió chính, cây ghép thì chồi ghép quay ngược chiều hướng gió chính để hạn chế ảnh hưởng của gió.


1. Làm đất:

Cày bừa kỹ, nếu là đất vỡ hoang phải tiến hành trước khi trồng 4- 5 tháng. Nên cơ cấu vườn thông thoáng với độ dốc tối thiểu là 10°.

2. Đào hố:

Mật độ 400 - 500 cây/ha tương ứng với khoảng cách 4 m x 5 m; 5 m x 5 m.

- kích thước hố: 0,7 m x 0,6 m x 0,6 m, vùng đồi có thể đào sâu và rộng hơn, khi đào nên đổ lớp đất mặt sang 1 bên và lớp đất phía dưới sang 1 bên.

3. Bón phân, lấp hố:

- Lượng phân bón lót cho 1 hố: 50kg phân chuồng + 1kg lân Lâm Thao + 0,8 kg vôi bột.

4. Trồng cây:

- Thời vụ: Vụ xuân tháng 1-3; Vụ thu đông: Tháng 8-9

- Trồng cây: Đào giữa hố một lô lớn hơn bầu, bón vào đó 0,5 kg phân chuồng hoai mục + 0,05kg lân Lâm Thao, đổ nước đánh nhuyễn để hồ rễ và bóc bầu trồng cây, lấp đất, tưới nước, trồng xong dùng que cắm giữ cây và tủ gốc giữ ẩm.

Chú ý: Khi trồngcác cây chiết, ngọn cây hướng theo chiều gió chính, cây ghép thì chồi ghép quay ngược chiều hướng gió chính để hạn chế ảnh hưởng của gió.

5. Chăm sóc:

- Thường xuyên xới xáo và làm cho vườn cây sạch cỏ, tiến hành tủ gốc bằng các nguyên liệu khô vào mùa khô và cỏ vào mùa mưa.

- Tạo hình cây ngay cả những năm đầu kiến thiết cơ bản để cây cân đối có tán đẹp, thông thoáng.

- Thường xuyên tỉa bỏ những cành khô , cành tăm , cành có công hiệu thấp.

- Cần tưới nước cho cây vào các thời kỳ: phân hoá mầm hoa ( tháng 11-12 ): thời kỳ ra hoa ( tháng 2 -3 ): thời kỳ sinh trưởng quả ( tháng 4-7 ).

6. Lượng bón phân hàng năm và cách bón:


- Liều lượng bón phân bổ sun
g ĐVT: kg
Tuổi cây Phân chuồng Đạm urê Kali
1-3 30-35 0,3-0,5 0,25-0,3
4-6 40-45 0,6-0,7 0,4-0,5
7-9 50-55 0,8-0,9 0,7-0,8
9-11 60-65 1,0-1,1 1,0
Trên 11 Trên 70 1,2 1,1
Tuổi cây Lân Lâm Thao Vôi bột Nguyên liệu tủ gốc
1-3 0,4-0,5 0,35 20
4-6 0,7-0,8 0,5 30
7-9 0,91,0 0,75 40
9-11 1,1-1,2 0,95 50
Trên 11 1,5 1,1  


- Thời kỳ bón

+ Bón lót cơ bản: tháng 11 - 12 100% phân chuồng + 100% lân + 25% đạm

+ Bón đón hoa, thúc cành xuân 15/1-15/3 30% đạm + 40% kali

+ Thúc quả, chống rụng quả: Cuối tháng 4 đầu tháng 5 30% đạm + 30% kali

+ Đón cành thu tăng trọng lượng quả: tháng 7-8 15% đạm + 30% kali

Cách bón:

- Bón lót: Đào rãnh vòng tròn theo tán cây sâu 20 cm, rộng 20 cm, phơi 1 -2 nắng nhẹ, bón phân và lấp đất.

- Bón phân vô cơ: có thể bón theo tán cây sau khi làm sạch cỏ, cào lấp phân hoặc hoà nước để tưới

Ngoài các loại phân trên có thể bón các loại phân vi lượng qua lá như: Đạm cao gấp, 3 lá xanh, Agriconic; phân vi lượng.

7. Một số bệnh thường gặp:

- Sâu vẽ bùa: gây hại trên lá, ngọn non của cây quanh năm nhất là các đợt lộc từ tháng 4 đến tháng 10. Có thể dùng Padan 95SP 10 g trong bình 10 lít nước phun vào chiều tối, phun kỹ ướt đãm 2 mặt lá.

- Sâu nhớt: Phá lá đuối, chồi non vào tháng 1-4, tháng 7-8. Dùng Padan 95SP trước khi hoa, cần theo dõi các đợt lộc và thấy chớm xuất hiện là phun ngay.

- Bướm chích quả: thường gây hại cho quả sắp chín vào ban đêm, có thể soi đèn vùng vợt bắt hay dùng bẫy bã chua ngọt.

- Nhện đỏ: thường gây hại lá và quả non 1-2 tháng, dùng Rengents 0,1% hay Ortur 0,1% để phun vào thời kỳ còn quá nhỏ

- Bệnh thối gốc chảy mủ: Gây hại cho rễ làm cho vườn cây tả tơi, nhất là vườn cây thoát nước kém, ít đầu tư nhất là phân chuồng: Cần đầu tư chăm sóc tốt, cơ cấu vườn thông thoáng, thoát nước thuốc , định kỳ sau mỗi lần làm cỏ dùng Ridomin M373 WP hoà nước tưới quanh gốc và lên ngọn cây.

- Bệnh chảy gôm: Thường xuất hiện trên thân, cành và quả gần mặt đất, cần cải tạo vườn cây thông thoáng, thoát nước thuốc, chọn góc ghép kháng bệnh, ghép cao 20-25cm, khi trồng nên trồng nông , vùng đất thấp đắp ụ và tránh tạo thành vết thương cơ giớ. Sau mỗi đợt làm cỏ dùng Boocdo 1% , Alictle 0,4-0,8% phun phòng.