Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền đẹp

Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền đẹp

Cùng học cách trồng hoa đồng tiền và cả cách chăm sóc loài hoa tuyệt đẹp này để có những chậu hoa rực rỡ bài trí trong nhà.


Tên khoa học Gerbera jamesonii. Cây hoa ôn đới; Là loại cây thân thảo. Rễ thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khỏe, ăn Ngang và nổi một phần trên mặt đất. Thân ngầm, không phân cành, chỉ đẻ nhánh. Lá dài 15-25 cm, rộng 5-8 cm, có hình lông Chim, xẻ thùy nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung. Hoa được tạo thành bởi cánh hoa hình lưỡi và hình ống.  Hoa có nhiều màu sắc khác nhau: vàng, trắng, đỏ, cam, …

1. Chuẩn bị đất Trồng hoa đồng tiền

Vì hoa đồng tiền không chịu ánh sáng trực xạ, mưa nên cần làm nhà che cho cây. Chiều cao mái từ 2,5m – 3,5m. Kết cấu mái hở, lợp bằng nylon màu trắng hoặc bằng nhựa. Cần thiết kế hệ thống giảm cường độ ánh sáng bằng lưới. Xung quanh nhà được bao bọc bởi lớp lưới để tránh côn trùng.

Đất trồng hoa đồng tiền phải tơi xốp, nhiều mùn, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định, pH 6 – 6,5.

Làm đất kỹ, sạch cỏ, nếu đất chặt cần trộn thêm mùn rơm hoặc trấu un.

Sau khi làm đất, tiến hành lên luống, kích thước luống  : rộng 0,9m – 1,0m, cao 0,3 – 0,35m, mặt luống rộng 0,7m, rãnh rộng 0,3 – 0,4 m.

Bón lót ( cho 1.000m2): 2-3 tấn phân chuồng hoai mục ( hoặc 200kg phân hữu cơ sinh học) + 40kg phân lân

2. Gieo trồng hoa đồng tiền

– Hoa đồng tiền có thể được trồng bằng hạt. Đồng tiền có nhiều giống khác nhau như Esmara (hoa màu hồng phấn, nhụy vàng), Sarolta ( màu cam, nhụy đen), Cruiser (màu đỏ sen, nhụy đen), Mayane (vàng sậm, nhụy đen), Amareto (vàng da, nhụy đen), Ismara (Đỏ sen sáng, nhụy vàng), Serena (Đỏ sen đậm, nhụy đen)… tùy theo sở thích của người trồng.

Cách gieo hạt cơ bản cũng như các loại hoa khác, phủ một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt gieo, ngày tưới phun sương 2 lần vào buổi sáng và tối. Chậu ươm hạt giống nên hướng sáng  thì hạt giống sẽ nảy mầm và kích thích tăng trưởng tốt hơn.

Hoa trồng từ cây non, nên trồng cây vào các chậu chứa đất đảm bảo độ ẩm và có cùng kiểu dáng. Đặt cây vào sao cho thành chậu cao hơn đất trong chậu khoảng 2cm là được. Nếu trồng cây quá cao thì dễ bị gãy vào mùa thu hoạch, còn quá sâu lại dễ bị mắc các Bệnh liên quan đến rễ cây. Để không làm hại rễ cây, nên dùng tay ấn đất xuống một cách nhẹ nhàng. Khi nhiệt độ ban ngày khá cao – hơn 30 độ C, thì nên tiến hành trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Sau khi trồng, tưới ngay cho cây một ít nước để tăng độ kết dính giữa đất và chậu, đảm bảo độ ẩm cho giá thể. Nếu cây đồng tiền sau khi tưới nước bị đổ thì  dựng lại và bổ sung thêm giá thể vào gốc cây.

3. Hướng dẫn chăm sóc hoa đồng tiền

Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa đồng tiền là 15-25 độ C, cũng có một số loài hoa đồng tiền có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 30-34 độ.  Khi nhiệt độ dưới 12 và trên 35 độ hoa đồng tiền sẽ phát triển kém, sắc hoa nhợt nhạt, chất lượng hoa xấu.

Hoa đồng tiền chịu hạn kém. Độ ẩm  đất thường phải duy trì ở 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.Cây đồng tiền phải trồng nổi bởi rễ lan ngang mặt đất, trồng cây quá sâu cây sẽ dễ bị thối rễ hoặc phát triển chậm.

Tưới nước:
Tưới nước cho chậu hoa đồng tiền vào buổi sáng, tránh tưới quá trễ vào buổi chiều cây dễ bị bệnh. Nên dùng bình phun để tưới cho ẩm đất, chú ý không làm văng đất lên lá. Tuy hoa đồng tiền không chịu hạn được nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện có thể 2-3 ngày tưới một lần. kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa đồng tiền khá chú trọng đến nước và độ ẩm

Chăm sóc: Hoa Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao. Do vậy, trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ.  Để cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh cần thường xuyên ngắt lá già, vàng úa, lá sâu lá bệnh. Nên thường xuyên tỉa lá cho cây để tạo sự thông thoáng cho chậu đồng tiền.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa đồng tiền

Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.

Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 –10 ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào bắc bộ, hoặc sử dụng luân với một số loại thuốc khác như: Ortus 5 EC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít.

Sâu vẽ bùa:
Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục.  Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan,

Bệnh thối xám: Hại trên lá non cây bi thối nát và khô. Bệnh nặng cây thối mềm và chết. Đặc điểm phát sinh phát triển:

Phòng trừ: Tăng cường thông gió, hạ nhiệt trong nhà vườn, kịp thời nhổ bỏ cây bệnh, xử lý tiêu độc đất hoặc thay đất nơi có cây bị nhiễm bệnh.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ khi phát hiện thấy bệnh : Score 250EC 7-10ml/bình 8 lít, Rhidomil Gold 68%WP 25g/bình 10 lít.

Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng):
gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn

Phòng trừ: Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng. Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ. Sử dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng tỷ muội

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng tỷ muội

Những bông hồng tỉ muội tuy nhỏ nhắn nhưng không kém phần rực rỡ so với các giồng hoa hồng khác, rất thích hợp để trang trí nhà cửa mà kỹ thuật trồng lại không khó.


Hồng tỉ muội (hồng tiểu muội) hay hồng nhài, thuộc họ hồng, thường mọc thành bụi, hoa nhỏ nhiều màu sắc, hoa bền và đẹp trong điều kiện sống tự nhiên. Cây hoa hồng tỉ muội có thể dùng trồng thành thảm hoa trang trí cảnh quan, sân vườn hoặc trồng thành các chậu hoa nhỏ xinh xắn để trang trí ban công, hành lang nơi có ánh nắng tự nhiên. Bên cạnh đó, hoa hồng là giống cây lâu năm, trồng được quanh năm và cho hoa thường xuyên nếu người trồng nắm vững kỹ thuật Trồng hoa và chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng của cây.

Chọn đất và làm đất

Đất thích hợp để trồng hoa hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ pH = 6,0 – 6,5, có đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng hồng ở chậu thì lưu ý chọn chậu đất nung hoặc chậu gốm nhằm mục đích không bị tăng nhiệt đất trồng trong mùa hè.

Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm

Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng tỉ muội do đó người trồng cây nên chú ý đến yếu tố này trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, thoát hơi nước. Người trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.

Nhiệt độ thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 23 - 250 độ C. Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 160 độ C. Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao và ngược lại.

Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa hồng từ 70 – 80%.

Kỹ thuật trồng hoa

Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách trồng phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sáng, tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.

Nếu trong trường hợp người trồng muốn giâm cành thay vì trồng cây có rễ sẵn thì có thể chọn cành bánh tẻ (cành không quá già không quá non), rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn khoang 8-10cm và ngâm ngay vào chậu nước sạch. Sau đó dùng dao sắc cắt đoạn gốc lại một lần nữa, lần này nên cắt hơi vát một chút. Cắm cành cắt vào nền giâm (cát sạch) và dùng bình xịt tưới phun sương khoảng 4 tiếng 1 lần, sau khoảng chục ngày cành sẽ bắt đầu ra rễ. Lúc này nhẹ nhàng rút cành có rễ ra và trồng vào đất như bước trên.

Cách tưới: Đây là công đoạn không thể thiếu trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu Bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.

Bón phân

Hồng tỉ muội cũng giống như hoa hồng đồi hỏi chế độ dinh dưỡng phải được chăm bón đầy đủ, nhất là vào mùa xuân và thu cần bổ xung thêm phân bón có thể dùng phân chuồng hoặc phân NPK đầu trâu riêng cho hoa hồng. Mùa hè cây cần dinh dưỡng nhiều nhưng bón phân vào thời kỳ nóng nực lượng phân cho vào với số lượng thấp, nhiều lần vào buổi chiều tối.

Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10, rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Chú ý không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng. Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ. Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…

Cách cắt tỉa

Sau khi đã thực hiện đúng kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội người trồng cũng nên thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư và hoa đã nở, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng tỉ muội có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Nếu người trồng muốn cắt hoa để cắm thì nên cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).

Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải chéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao sắc để cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập thân cây. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ đầu cành lên sao cho để lại khoảng 3 lá để nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Người trồng cũng nên tỉa bớt 1 nhánh xấu và để lại 2 nhánh khỏe, bên cạnh đó cũng cần tỉa luôn những nhánh bị hỏng hoặc xấu.

Trồng ớt trong chậu

Trồng ớt trong chậu

Sau khi đã có đủ các dụng cụ cần thiết thì bạn hãy tiến hành trồng ớt ngay mà không phải chần chừ gì thêm nữa nhé.

Cần chuẩn bị gì để trồng ớt tại nhà?

Để có được một chậu ớt sai trĩu quả, trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau để tiến hành trồng nhé:

- Một ít hạt ớt khô làm giống.

- Một khay làm đá viên nhỏ trong tủ lạnh.

- Chậu cây có đường kính khoảng 15 – 20 cm (nếu muốn trồng nhiều cây ớt cùng lúc thì bạn cần chuẩn bị vài chiếc chậu như thế này nhé).

- Chút ít vôi và phân bón cây loại NPK.

- Nước ấm cùng với trà hoa cúc hoặc một lọ oxy già.

Cách trồng ớt trong chậu với 5 bước cực đơn giản

Lựa chọn hạt giống ớt tốt

Lựa chọn những hạt giống tốt nhất để gieo

Trước khi thực hành cách trồng ớt trong chậu, bạn cần phải xác định loại ớt mà mình muốn trồng. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn một hay một vài loại ớt phù hợp, chẳng hạn như trồng ớt ngọt, ớt chuông nếu muốn vừa làm gia vị, vừa trang trí không gian sống; hay chọn ớt chỉ thiên, ớt sừng, ớt chỉ địa… nếu chỉ muốn trồng để lấy gia vị đơn thuần.

Sau đó, bạn có thể ra các cửa hàng cây giống để mua hạt giống ớt mà mình mong muốn, hoặc có thể tự mua ớt về và lấy hạt để giống. Tuy nhiên, phương án một được khuyến khích hơn bởi hạt giống đã qua xử lý sẽ có sức đề kháng mầm bệnh tốt hơn. Còn nếu bạn vẫn muốn tự Tạo giống thì hạt ớt sau khi lấy ra nên ngâm với trà hoa cúc hoặc nước oxy già ấm để khử trùng nhé.

Cách trồng ớt trong chậu với bước ngâm hạt giống

Hạt giống ớt cần được ngâm trong nước khoảng 50 độ C từ 2 – 8 tiếng để thúc đẩy sự phát triển và nảy mầm của nó. Để tạo nước ấm 50 độ C, bạn có thể pha nước sôi và nước lạnh theo tỷ lệ 2:3.

Chuẩn bị đất để gieo trồng ớt

Đất dùng để trồng ớt có thể là nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất canh tác lúa, đất thịt pha sét hay đất phù sa ven sông. Bởi cây ớt có khả năng thích nghi trong nhiều điều kiện, miễn là đất xốp, thoáng khí và giàu chất hữu cơ là được.

Khi lấy đất về, bạn cần phải dọn sạch cỏ và bổ sung thêm nước để đất được ẩm, sạch và thông thoáng. Ngoài ra, để khử khuẩn và làm giàu dinh dưỡng cho đất trồng, bạn có thể lót thêm một lượng vôi và phân NPK nữa nhé.

Gieo hạt ớt và chăm sóc quá trình cây phát triển

- Nếu không có khay gieo hạt chuyên nghiệp thì bạn có thể dùng khay làm đá viên trong tủ lạnh, đục lỗ thoát nước bên dưới để gieo hạt nhé.

- Sau khi cho đất vào khay và gieo hạt, bạn để khay gieo ở nơi ấm áp (có thể sử dụng một bóng đèn sợi đốt để cung cấp nhiệt) cho hạt sớm nảy mầm.

- Khi hạt ớt đã bắt đầu nảy mầm và vươn lên thành cây cao khoảng 10 – 15 cm thì bạn chọn những cây khỏe mạnh, đánh ra khỏi khay và trồng riêng từng cây vào các chậu đất đã chuẩn bị sẵn.

Lựa chọn những cây khỏe mạnh để trồng ra chậu

- Trong quá trình phát triển của cây con, mỗi ngày, bạn đem cây ra ngoài trời vài giờ. Số giờ này sẽ tăng dần theo thời gian cho đến khi cây có đủ khả năng thích ứng hoàn toàn với môi trường ánh sáng tự nhiên.

- Để cây phát triển tốt, bạn có thể bón thêm phân NPK hai lần, một là bón sau khi trồng ra chậu được 20 – 25 ngày, hai là bón khi cây đậu trái. Ngoài ra, bạn cũng nên tỉa nhánh, tỉa lá cho cây, đặc biệt là ở dưới gốc để cây được thông thoáng và phát triển khỏe mạnh nhé.
Thu hoạch thành quả nè!

Với cách trồng ớt trong chậu trên đây, cây gia vị của bạn sẽ đâm hoa sau khoảng 2 tháng gieo trồng và ra đợt quả đầu tiên ở tháng thứ 3. Khoảng 20 – 30 ngày sau khi cây ra quả thì bạn có thể tiến hành thu hoạch và cất trữ ớt để ăn dần nhé.

Hy vọng với cách trồng ớt trong chậu tại nhà hiệu quả trên đây, bất cứ chị em phụ nữ nào cũng có thể tự tay trồng ớt để phục vụ cho mục đích nội trợ của mình.

Trồng cây húng quế tại nhà

Trồng cây húng quế tại nhà

Húng là loại rau gia vị. Cây thảo, sống dai, cao khoảng 1 mét hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chớp nhọn, ở mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu có màu vàng nhạt hợp thành chùy dài ở ngọn. Rau Húng có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng trừ tanh hôi, giúp tiêu hóa, tiêu đàm, chữa ho cảm, viêm họng, trắng lưỡi, đầy bụng đi ngoài và co giật ở trẻ em.

1. Giống: Có 2 loại giống.

Giống giả: Menatha avennis
Giống thật: Menatha aquatica
Giống giả có mùi bạc hà ít được ưa thích, giá  trị  kém  nhưng  trồng  thì  dễ dàng, năng suất cao.

2. Đất Trồng:

Rau húng thích nghi với vùng đất thịt, đất giàu hàm lượng NPK, thoáng, xốp, thoát nước tốt. Đặc biệt, nới đất trồng rau húng cần dãi nắng (nắng tốt) vì có nắng rau húng mới có mùi thơm đặt trưng.

3. Lên liếp:

Mùa mưa làm liếp nổi: rộng từ 1 – 1,2m, cao 10 cm, chiều dài tùy theo kích thước vườn. Mùa nắng làm liếp âm: rộng từ 1 – 1,2m, chiều sâu khoảng 5cm, chiều dai tùy theo kích thướt vườn. Trên liếp có rải một ít đất mặt có trộn phân chuồng hoai mục + tro trấu.

4. Cách trồng:

Có 2 cách trồng:

Trồng bằng phương pháp giâm cành: Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to, mập, lá xanh, tươi tốt.Trên những cây đã chọn, tiến hành cắt cành, mỗi đoạn cành dài khoảng 3 – 5 cm. Sau đó giâm xuống đất 3 – 4 cm, uống cong phần giâm dưới đất để tăng diện tích tiếp xúc với đất, cây mau ra rễ.

Trồng bằng mầm (củ): nếu những vườn trồng rau húng để lấy mầm rễ (còn gọi là củ) làm giống, sau khi hái rau xong tiến hành để giống. Đến khoảng tháng 10 – 11 tiến hành lấy mầm trắng lên làm giống.

5. Bón phân, chăm sóc:


Bón lót: Phân chuồng: 1 tấn/ 1000 m2.
Phân super lân: 15 kg.
Bón thúc: chia làm 2 lần bón:
Lần 1: Sau 15 ngày giâm cành.
Lần 2: 25 ngày sau giâm cành.
Bánh dầu: 30kg.
Phân urê: 15 kg.
Tưới nước: 1 ngày 1 lần.

6. Phòng trừ sâu bệnh:


Rau húng bị bệnh chủ yếu là cháy lá. Do đó cần phòng trị sớm trước khi lan cả vườn  rau.  Có  thể  sử  dụng  một  trong  những  loại  thuốc  sau:  Ridomyl  MZ, Monceren,...
Lưu ý: khi dùng thuốc BVTV phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không xử dụng quá liều qui định.

7. Thu Hoạch:


Trồng rau húng có thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ 2/3 cây (phần ngọn). Cắt sát đất độ 5cm