Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Cách làm nước dâu giải khát mùa hè

Một cốc nước dâu mát lạnh, thơm thơm, chua ngọt dịu nhẹ sẽ giải tỏa ngay cái nóng bức ngày hè, xua đi cơn khát cháy cổ.

Nước dâu giải khát mùa hèMùa hè sắp đến hãy chuẩn bị đồ uống giải khát cho gia đình nhé! Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn công thức làm nước giải khát từ quả dâu tằm. Loại quả này giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu tằm có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt,  và được mọi người ưa chuộng. Đang là mùa dâu rồi, cùng làm cho cả nhà thưởng thức thôi!

CÔNG THỨC 1: CÁCH NGÂM  NƯỚC DÂU GIẢ KHÁT


Một cốc nước dâu mát lạnh, thơm thơm, chua ngọt dịu nhẹ sẽ giải tỏa ngay cái nóng bức ngày hè, xua đi cơn khát cháy cổ.

1. Nguyên liệu: 1kg dâu tằm, 800g đường
2. Cách làm:
- Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa dâu nhẹ tay với nước, đến nước cuối cùng nên rửa bằng nước muối pha loãng.
- Vớt dâu ra rổ, để ráo.
- Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu. Cách này để giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng.
- Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu. Cứ thế cho đến khi hết. Trên cùng bao giờ cũng rải thêm một lớp đường nữa.
- Khi ngâm được 3-4 ngày, bạn nên lọc qua rây, lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ. Cách này giúp bạn bảo quản siro dâu được lâu hơn.
- Riêng bã dâu, bạn có thể cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.

- Khi uống cho thêm đá vào. Mách nhỏ Dâu tằm thường dễ nát nên khi mua bạn nhớ chọn cẩn thận. Sau khi mua về nên sơ chế luôn.

CÔNG THỨC 2: TỰ CHẾ NƯỚC DÂU KHÔNG CẦN NGÂM

Thay vì ngâm dâu theo cách thông thường, việc tự chế nước dâu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Khi ngâm nước dâu bạn sẽ gặp phải một số rủi ro như dâu bị mốc hoặc nước ngâm bị lên men mùi rượu khi sơ chế và bảo quản không đúng cách.

Với cách làm này bạn sẽ có ngay nước dâu để sử dụng đồng thời có thêm món mứt dâu ngon tuyệt phết với bánh mì hoặc dùng để làm kem, ăn kèm sữa chua.

Bước 1: Dâu rửa sạch bằng cách cho vào rổ, xả dưới vòi nước chảy cho trôi hết bụi bẩn, vớt ra rổ cho róc nước khoảng 10 đến 15 phút, tránh để lâu để dâu không bị ủng.

Bước 2: Cho dâu vào 1 cái nồi bát to và rộng dùng máy cầm tay xay nhuyễn, lưu ý không cho thêm nước nhé. Nếu nhà không có máy xay cầm tay thì các bạn cho từng ít một vào máy xay sinh tố xay nhỏ, dâu đặc khó xay quá thì chế thêm tẹo nước xay cho khỏi nóng máy.

Bước 3: Đổ đường vào nồi nước dâu vừa xay, bắc lên bếp đun sôi với lửa vừa rồi vặn nhỏ lửa, đun đến khi đường tan hoàn toàn, vừa đun vừa khuấy đều kẻo bị bén nồi.

Bước 4: Sử dụng rây để lọc riêng phần nước dâu và bã dâu.

Bước 5: Phần nước dâu các bạn tiếp tục bắc lên bếp đun sôi với lửa vừa cho nước cạn bớt, sóng sánh rồi lấy phần nước dâu đã cô đặc. Phần bã dâu bạn có thể để nguyên hoặc thêm đường rồi sên cạn với lửa mức nhỏ nhất đến khi có độ sệt, dẻo quánh để làm món mứt dâu.

Bỏ riêng phần nước và bã dâu

Bước 6: Đợi nước dâu và mứt dâu thật nguội rót nước cốt dâu và mứt dâu vào các chai lọ, dụng cụ đựng, đậy kín. Tốt nhất là nên bảo quản trong các chai lọ bằng thủy tinh các bạn nhé.

Lại có thêm món mứt dâu ngon tuyệt khi ăn cùng bánh mì. Thật kinh tế và tiết kiệm phải không nào?

Lưu ý: Mùa hè thời tiết nắng nóng để bảo quản tốt nhất các bạn nên cho vào ngăn mát của tủ lạnh, khi nào cần thì lấy ra dùng.

CÔNG THỨC 3: CÁCH NGÂN RƯỢU DÂU TẰM

Trong các loại trái cây, trái dâu cũng góp phần đem lại cho con người thật nhiều công dụng về mặt sức khỏe. Dâu thì có rất nhiều loại. Nào là đâu tây, dâu xanh, dâu đen…Ở Việt Nam thì các loại dâu đều mắc tiền cả. Chỉ có loại dâu đen, còn gọi bằng tên khác là dâu tằm là rẻ hơn các loại kia. Thế nhưng loại dâu tằm lấy trái cũng chỉ được trồng nhiều ở Dalat. Ở các vùng khác như Bảo Lộc chẳng hạn, người ta trồng chủ yếu để lấy lá nuôi tằm thôi.

Quả dâu tằm khi chín màu tím sậm gần như tím đen. Loại quả này giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu tằm có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí…

Với những đặc tính quý như vậy nên có một hũ rượu dâu tằm trong nhà cũng nên phải không các bạn. Làm rượu từ dâu tằm rất dễ các bạn ạ. Dưới đây là công thức, các bạn có thể tham khảo để ngâm cho mình một hũ rượu ưng ý nhé.

Nguyên liệu: 5 kg dâu tằm, 3 kg dường trắng, 1 chai rượu trắng, 1 cái hũ thủy tinh to (tuyệt đối không dùng hũ nhựa)

Cách làm

Dâu mua vể rửa sạch, để ráo nước. Bỏ vô hũ thủy tinh cứ 1 lớp dâu, 1 lớp đường, ….trên cùng là 1 lớp đường. Đậy kín nắp và ủ trong vòng 1 tháng dâu sẽ tự ra nước. Khoảng 2 tuần một lần dùng vá sạch nhấn đè cho phần dâu ở phía trên cùng ngấm đều. Sau một tháng, bạn cho chai rượu vang hoặc rượu đế vô hủ dâu , đậy kín ủ tiếp 1 tháng nữa. Lần này xác dâu sẽ nhừ nát. Khi dùng, bạn ép trên rây để loại bỏ bã. Rượu dâu đậm hương vị thơm ngon mà màu lại rất đẹp. Bạn có thể uống với đá viên hoặc không cần nước đá rượu vẫn ngon vô cùng. Ấy nhưng nhớ là nếu uống với nước đá thì có thể dùng cái ly hơi lớn một chút. Còn không dùng nước đá thì, ly be bé thôi đấy.

Có điều các bạn nên lưu ý là đừng thấy rượu thơm và ngọt mà làm tới nhé. Lúc đầu chỉ hơi bừng bừng một chút thôi nhưng nếu uống nhiều sẽ say đó.