Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Những lưu ý khi trồng cây trong sân vườn

Những lưu ý khi trồng cây trong sân vườn

Khi trồng cây trong vườn cũng cần chú ý đến những yếu tố phong thủy để cuộc sống của con người hài hòa hơn với thiên nhiên.


Khi quy hoạch tổng thể sân vườn cần phải chú ý đến bố cục chung mà trong đó, cây cỏ hoa lá là một trong những yếu tố quan trọng. Khi trồng cây phù hợp với yêu cầu phong thủy sẽ có lợi cho sức khỏe, tài vận và sự nghiệp của con người. Đây cũng là một phương thức tạo cảnh quan môi trường thuần chất trong phong thủy truyền thống.

1. Lưu ý khi trồng các loại cây

– Những cây trồng trong vườn nên chọn loại cây có thân thẳng đều, vươn cao như chuối, tre, trúc, cau, dừa… sẽ mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc của các thành viên trong gia đình.

– Nếu cành lá của cây cối xung quanh sinh trưởng hướng về các phòng trong nhà đều có lợi, nếu ngược lại là bất lợi.

– Hướng Tây Bắc là hướng Càn, cây cối là Mộc tinh, vì thế những nhà ở hướng Tây Bắc nên trồng cây to sẽ bảo vệ được chủ nhân của nhà đó.

– Bạn có thể trồng xung quanh sân vườn một dãy tre, trúc để mang lại những điều tốt lành cho người trong nhà. Tre, trúc cũng là các loại cây dễ sống, cành lá tươi tốt bốn mùa nên có chức năng cải thiện môi trường và điều tiết phong thủy rất tốt.

– Nếu như cây cối trong vườn luôn xanh tốt là biểu hiện cho đất đai màu mỡ, môi trường trong lành. Nếu cây cối sinh trưởng thưa thớt là biểu hiện một môi trường không tốt, đó cũng là cách giúp bạn cải thiện môi trường, tránh những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe.

2. Lưu ý với hướng khi trồng cây

– Theo quan niệm của phong thủy, khi trồng cây nên trồng hướng cát tránh hung. Bạn nên trồng những loại cây mang vận cát và chú ý hướng trồng cây: ví dụ đào nên trồng trước nhà; liễu nên trồng bên cạnh ao, bể nước; trồng các lọa cây hoa trước hiên nhà, “trước cau sau chuối”… Bên cạnh đó, nên tránh trồng những loại cây như hoa sứ, cây hoa đại…Những loại cây này chỉ thích hợp trồng nơi chùa chiền, miếu mạo.

– Nếu nhà hướng Tây hoặc Tây Bắc thì nên chọn những loại cây chịu nắng tốt, đó là những cây mang khí dương như hoa mai, hoa đào, thiên thanh, đinh lăng… Nếu nhà hướng Bắc hoặc Đông Bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phạn xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày thân chắc để ngăn gió lạnh như cau, dừa, bàng, mật cật…

3. Những điều không nên khi trồng cây trong vườn

– Trước cửa ra vào hoặc cửa sổ không nên để các cây khô héo hoặc cây to che lấp cửa.

– Với vườn trước nhà, đặc biệt là vị trí trước cửa ra vào hay cửa sổ không nên trồng những cây có hình dáng không đẹp, cây có nhiều gai…

– Không nên trồng nhiều loại cây lá rộng, rậm rạp trước nhà làm mất cân bằng âm dương cho sân vườn.

Nguyên tắc thiết kế sân vườn

Nguyên tắc thiết kế sân vườn

Tạo ra một sân vườn đẹp mà ít cần chăm sóc, bảo quản Không có điều gì mà không cần quan tâm chăm sóc, ý nghĩa của bài viết này là giúp bạn thiết kế một Sân vườn thật đẹp nhưng ít công sức bảo dưỡng hơn.


Tạo ra một sân vườn đẹp mà ít cần chăm sóc, bảo quản Không có điều gì mà không cần quan tâm chăm sóc, ý nghĩa của bài viết này là giúp bạn thiết kế một Sân vườn thật đẹp nhưng ít công sức bảo dưỡng hơn.

1. Tạo ra một sân vườn đẹp

Thủ thuật chính là tạo ra một không gian sân vườn có thể dễ dàng chăm sóc nhưng nó vẫn trông hấp dẫn và đáng yêu để bạn có thể tận hưởng những giây phút quý giá trên khu vườn bạn thiết kế. Một khu vườn nên được thiết kế với nhiều vật liệu cứng khác nhau và thay đổi cao độ, nhưng vẫn đem lại cảm giác dễ chịu với những loại cây trồng tươi xinh suốt trong năm. Điều cơ bản là bạn chỉ cần quét dọn sân vườn và tỉa bớt cành cây đi chỉ một tháng một lần là xong.

2. Chia không gian

Làm sao để chia không gian mà không làm chúng nhỏ lại? Bạn chì cần thiết kế đơn giản thôi, tuy nhiên cũng phải thay đổi vật liệu sân và thêm chút màu sắc để tránh đơn điệu. Bạn có thể trồng cây ở khu phân chia giữa hai vật liệu…

3. Chọn màu sắc cho suốt năm

Bạn có thể sử dụng đến cây tre hay trúc, chúng luôn xanh tươi suốt cả năm. Nếu bạn muốn, bạn có thể trồng những luống hoa trong những chậu cây. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng cách khác như trồng chúng ngay cạnh nền lát gạch hay sỏi trên lối đi.

4. Chọn màu sắc kỹ lưỡng

Bạn chọn màu có sắc thái gì? Theo truyền thống, bạn nên chọn những màu mà nó cùng tông hay trộn lẫn với tông màu tự nhiên của khu vườn bao quanh, đó là màu kem, xanh nhạt và xanh lá. Nếu bạn theo khuynh hường hiện đại, bạn có thể chọn màu tương phản với màu tự nhiên xung quanh. Bạn có thể chọn màu xám, màu đen, màu đỏ và cả màu tím… Nếu bạn không chắc chắn đúng màu, hãy sơn nháp trên mảnh giấy dài theo đúng sắc độ bạn chọn, và đặt chúng xung quanh khu vườn để xem chúng có như ý hay khác ý bạn.

5. Chạm trổ, Hình dáng và Sự đồng nhất

Cách tuyệt vời nhất là trồng cây trong những rào và tách chúng ra bằng những khoảng hở… Bài viết này giúp bạn tránh dùng nhiều thời gian chăm lo nó, nên bạn có thể mua những loại cây trồng nhỏ để có thể uốn nắn hình dáng của cây tốt hơn là mua cây lớn…

6. Thay đổi chiều cao của cây trồng

Bí quyết cho sân vườn là tán lá của cây theo loại cây trồng nên có chiều cao khác nhau và cũng được trồng tách ra. Mảnh sân vườn này là sự kết hợp trộn lẫn rất tinh tế của loại cây với những chiều cao khác nhau… Vì vậy, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc  để chăm sóc cho cây trồng của bạn, nhưng tác động của cây trồng trong vườn là rất lớn.

Phong thủy cho sân vườn nhỏ

Phong thủy cho sân vườn nhỏ

Hãy tham khảo những gợi ý sau để tạo cho mình một khoảng sân vườn thật như ý.



1. Hãy treo một chuông gió

Theo phong thủy, chuông gió mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho chủ nhân ngôi nhà. Tiếng chuông gió cũng mang lại những âm thanh vui tai.

2. Hãy làm tròn những góc cạnh

Những góc cạnh vuông vức và sắc bén không tốt cho phong thủy, cũng như làm cho chủ nhân ngôi nhà thêm “căng thẳng, áp lực”. Lối đi uốn khúc quanh co sẽ mang lại cho bạn một nguồn năng lượng tích cực, sự thanh thản và cân bằng cho tâm hồn. Hoặc, bạn có thể sử dụng các viên đá được bo tròn hơn các góc cạnh.

3. Tô thêm sắc cho khoảng sân, vườn

Những sắc màu sáng không chỉ mang lại một bầu không khí tươi vui mà còn giúp kích hoạt tinh thần, làm cho tâm trạng của chủ nhà vui vẻ, phấn chấn hơn. Hãy chọn trồng những loại hoa màu sáng, rực rỡ như đỏ, cam, vàng. Nếu bạn thiên về một không gian êm đềm, nhẹ nhàng hơn, có thể chọn gam màu sáng nhẹ như xanh dương, trắng, hồng…

4. Hãy thêm chút “thủy” để tạo không khí mát mẻ

Nước tượng trưng cho cuộc sống và sự xa hoa, giàu có. Khi xung quanh ta được “bao phủ” bởi nước, chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Bạn có thể đặt một hòn non bộ nhỏ hay một đài phun nước trong khoảng sân nhà bạn. Hãy chắc rằng bạn luôn giữ được cho làn nước luôn trong và sạch sẽ.

5. Thắp sáng khoảng sân nhà bạn


Nếu khoảng sân, vườn nhà bạn tối bưng sẽ không mang lại sự hòa điệu, tĩnh lặng của thiên nhiên cho bạn; ngược lại sẽ “hấp thụ” nhiều hơn những “rắc rối”, “bực bội” cho chủ nhân. Hãy cắt tỉa bớt cây cối để tạo những khoảng thoáng, để ánh nắng mặt trời chói rọi nhiều hơn vào ban ngày. Vào ban đêm, nếu góc vườn nhà bạn quá tối, hãy thắp lên vài ngọn đèn trên cây.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

9 lưu ý phong thủy khi thiết kế sân vườn

9 lưu ý phong thủy khi thiết kế sân vườn

Một sân vườn đẹp theo phong thủy là một nơi thanh bình, yên tĩnh và sinh thái trong lành. Có như vậy mới thu hút được tiền và cải thiện sức khỏe.


Một sân vườn đẹp theo phong thủy là một nơi thanh bình, yên tĩnh và sinh thái trong lành. Có như vậy mới thu hút được tiền và cải thiện sức khỏe. Người Trung Quốc cho rằng vị trí khu vườn, nội thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn, nên được thiết kế dựa trên mô hình của âm và dương và dòng chảy của năng lượng, để tạo ra hiệu ứng tích cực.

1. Theo phong thủy, sân sau và vườn cần được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực từ môi trường. Tốt nhất, nên có một hàng rào bao quanh, làm giảm tiếng ồn, ngăn gió mạnh và ô nhiễm không khí.

2. Thiết kế cảnh quan sân vườn cần đảm bảo tạo ra một cảm giác an toàn và thoải mái. Bạn có thể làm tường đá, hoăc hàng rào được tạo nên từ những bụi cây. Cây xanh và hoa được trang trí làm cho khu vườn thêm hấp dẫn.

3. Thiết kế sân vườn tạo không gian mở mở cho phép năng lương lưu chuyển dễ dàng, đặc biệt là khu vực phía trước của cửa ra vào.

4. Không trồng cây lớn gần cửa trước và gần nhà. Cây lớn bẫy năng lượng xấu, sẽ mang năng lượng này vào nhà. Bạn nên trồng những cây nhỏ và cây bụi, chúng mang lại vẻ đep tự nhiên và nhẹ nhàng cho khu vườn. Sân vườn trang trí đơn giản, thoáng mở sẽ tốt về mặt phong thủy.

5. Một nguyên tắc thiết kế sân vườn nữa là "núi phía sau và nước ở phía trước”. Theo phong thủy, nước thu hút năng lượng, mang tiền vào nhà của bạn, do vậy nước là một biểu tượng của sự giàu có. Một hồ bơi hay ao cá, một đài phun nước, thác nước với đá và cây là rất phù hợp cho sân vườn phía trước.

6. Ba yếu tố quan trong nhất khi thiết kế cảnh quan là: nước, đá và cây xanh. Sân vườn được làm và trang trí từ vật liệu đá như tường rào, đá lát, tiểu cảnh, ...là cách đơn giản để có một khu vườn đẹp theo phong cách phương Đông.  Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà.

7. Phong thủy cây xanh đòi hỏi cần có sự chú ý đặc biệt. Các loại cây và hoa không những sẽ bổ sung thêm màu sắc và hương thơm cho sân vườn nhà bạn mà còn cân bằng dòng chảy năng lượng. Vì vậy, mỗi khu vực của vườn hay sân nên có nhiều màu sắc, được tạo ra từ các loai cây và hoa yêu thích của bạn. Ví dụ, có thể xen kẽ các loại hoa trắng làm điểm nhấn cho khu vườn đơn sắc màu xanh.

8. Tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế vườn. Cây rất cao có thể phá hủy sự cân bằng và hài hòa trong khu vườn của bạn. Trồng cây và cây bụi với một khác biệt nhỏ về chiều cao có thể tạo ra sự thú vị và dễ chịu khi thưởng ngoạn.

9. Những âm thanh của nước róc rách và tiếng chuông gió nhẹ nhàng giúp thư giãn và dễ chịu. Vì vậy, đừng quên trang trí cho sân vườn bằng những chiếc chuông gió bằng tre,  và tiểu cảnh nước trong sân vườn.

Trồng cây trong sân theo phong thủy

Trồng cây trong sân theo phong thủy

Sân nhà bạn luôn xanh mát và tràn ngập sức sống với nhiều loại cây xanh. Thêm một vài lưu ý trồng cây theo phong thủy sẽ giúp bạn tìm được những loại cây phù hợp cho gia đình.



Với những sân nhà có kích thước nhỏ và trung bình, nếu trong sân trồng cây lớn để lấy bóng râm thì trong nhà sẽ dễ gặp vận suy.

Cây trong sân nhà quá lớn đến mức che hết căn nhà thì nên hạ đi, bởi việc che lấp sẽ khiến nhà không hấp thụ đủ năng lượng, và làm gia vận cũng dần suy yếu. Có người thích trồng cây lớn ở hai mặt của cổng sân, gọi nó là cây bảo hộ, trong phong thủy học gọi là “hàng cây đứng chầu”. Trong trường hợp này cũng không tốt, nó sẽ khiến cho những người sống trong nhà khó phát triển toàn diện…

Gia đình bình thường không nên trồng liễu trong sân hoặc trước cổng. Theo phong thủy, trồng liễu dễ gây ra vấn đề phức tạp trong tình cảm, nên gia đình không nên trồng cây này.

Trồng trúc sẽ mang đến may mắn cho bạn, nhưng phải chú ý nếu rễ cây mọc ăn dưới ngôi nhà thì cát thành hung, vì sức đất bị phá hoại. Tốt nhất khi trồng trúc nên bao phần rễ trong chiếc hộp lớn để nó mọc tập trung bên trong.

Có thể trồng một vài cây tùng ở hướng Nam, vì đây cũng là hướng tốt. Tuy nhiên, ở hướng Nam không nên trồng cây quá lớn nếu không sẽ che lấp ánh sáng mặt trời ở hướng này. Nếu cây tùng cao hơn nóc nhà sẽ làm cho ánh sáng mặt trời không chiếu được vào nhà, tướng cát thành hung.

Ở phần giữa sân có thể trồng một vài loại hoa nhỏ nhiều màu, như vậy sẽ giúp người sống trong nhà luôn có cảm giác mát mẻ và thoải mái.

Ngoài ra phải chú ý sân nhà của người bình thường không được trồng các loại cây leo, những cây quá thấp và có hình dạng kỳ quái, vì như vậy với gia đình bình thường là tướng hung.

Tre

Tre là một loại cây cảnh được lựa chọn nhiều nhất khi dùng để trang trí trước cửa nhà. Theo thuyết phong thủy đây là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Tre cũng là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Bên cạnh đó cũng có thể trồng tre xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn.

Hiện có nhiều giống tre cảnh khác nhau, tùy thuộc diện tích và không gian nhà rộng hay hẹp bạn có thể lựa chọn loại tre phù hợp.

Cây cảnh và hoa

Theo nguyên tắc phong thủy, trồng hoa trước hiên nhà sẽ đem lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt, hoa trồng ở hướng đông nam góc vườn còn đem lại may mắn.

Theo thuyết phong thủy, hai loại cây chanh và cam trồng trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận. Cũng có thể lựa chọn cây táo để cải thiện những mối quan hệ, giúp gia đình luôn giữ được hòa khí; cây lựu thể hiện tình cảm yêu thương và mong muốn những đứa con khôn ngoan, khỏe mạnh. Trồng ở hướng nam, lựu và táo sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, nếu mong muốn các thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe dồi dào, phòng tránh bệnh tật thì có thể trồng cây ở hướng đông nhà. Khi chọn cây trồng bên cạnh nhà kiểu này hãy chọn loại thân cứng, tán rộng.

Trồng cây đào ở hướng tây rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ luôn gặp may mắn và gia đình hạnh phúc.

Cây thông giúp kéo dài tuổi thọ

Thông có sức sống mãnh liệt, không cần chăm bón nhiều nhưng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế theo thuyết phong thủy, thông giúp gia đình gia chủ kéo dài tuổi thọ, thích hợp với những gia đình có người già, lớn tuổi.


Không trồng cây chính giữa cửa nhà

Điều này vi phạm thuyết phong thủy. Trước hết là việc cản trở đi lại, ra vào ngôi nhà, sau đó là vật cản cản trở vận may và những điều tốt đẹp đến với gia chủ. Thậm chí có thể gây nên những rắc rối về tài chính hoặc trên đường công danh.


Loại bỏ những cây chết hoặc sâu

Cây cối đem lại phong thủy cho ngôi nhà của bạn, vì thế những loại cây được chọn trồng phải là những cây khỏe mạnh, không bị sâu hoặc không có dấu hiệu chết yểu mới phát huy tốt vai trò phong thủy.

Nếu không may cây cảnh bị sâu đục thân hoặc khô héo, hãy nhanh chóng thay thế ngay cây khác. Điều này càng tối kỵ hơn nếu trong gia đình bạn đang có người ốm hoặc có người già.

Những lưu ý phong thủy khi trồng cây trong nhà

Những lưu ý phong thủy khi trồng cây trong nhà

Trong phong thủy nhà ở, các loại hoa, cây cảnh được cho là có thể sinh tài lộc, hóa giải sát khí.


Cây mang đến vượng tài là cây có lá tròn, to hoặc mọc hướng lên… phù hợp theo đặc tính dương trong Kinh dịch (dương, hướng lên, động), chẳng hạn trúc phú quý, lan… Loại cây này đặt chỗ có lợi cho tài lộc.

Loại hoa, cây cảnh thứ hai thiên về hóa giải sát khí, là cây có lá rủ xuống, phù hợp theo đặc tính âm trong Kinh dịch (âm, hướng xuống, tĩnh), như cây xương rồng. Loại cây này đặt chỗ đất xấu, bên ngoài nhà.

Trong khi đó, cây trồng trong nhà không nên chọn loại lá nhọn (lá kim), thân có tơ hay các loại cây cảnh lai ghép có cành rủ xuống, gây ra tâm lý không muốn phát triển, ảnh hưởng đến tài vận. Do đó, trong phong thủy thường chọn cây có lá rộng, thân to và dày.

Về số lượng, Kinh dịch quan niệm số lẻ là dương, nên người ta có xu hướng chọn số cây lẻ. Tuy vậy không nên chọn cây quá nhiều hoặc quá cao, ảnh hướng đến sự thông thoáng, làm mất cân bằng sinh thái. Trong nhà thường chọn trong khoảng 1 đến 5 chậu cây là vừa.

trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy trồng cây trong vườn nhà phố trồng cây trong sân nhà theo phong thủy trồng cây trong nhà vệ sinh trồng cây trong nhà theo phong thủy trồng cây trong nhà tắm trồng cây trong nhà phố trồng cây trong nhà lưới trồng cây trong nhà hẹp trồng cây trong nhà chung cư trồng cây trong nhà bếp trồng cây gì trong nhà theo phong thủy trồng cây gì trong nhà tắm trồng cây gì trong nhà bếp trồng cây cảnh trong nhà theo phong thủy nên trồng cây gì trong nhà vệ sinh nên trồng cây gì trong nhà bếp loại cây trồng trong nhà tắm cây trồng trong nhà theo phong thuy cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy cách trồng cây trong nhà theo phong thủy các loại cây trồng trong nhà theo phong thủy các loại cây trồng trong nhà bếp

Tuy nhiên, bạn cần tùy theo diện tích thực tế để bố trí số cây. Với diện tích khoảng 15 m2 thì dù cây to hay nhỏ cũng chỉ nên đặt khoảng 3 đến 5 chậu. Nếu quan tâm đến môi trường xanh thì ngoài màu sắc, hình dạng còn cần chú ý đến khả năng làm sạch không khí. Đa số cây ban ngày hấp thụ khí độc như CO2 (cacbonic) và nhả ra oxy, còn ban đêm thì ngược lại. Đó là lý do không nên để cây xanh trong phòng ngủ.

Nhiều cây có thể làm sạch không khí, giảm khí độc, tăng sức khỏe, nhưng ngược lại có cây khi đặt trong phòng lại trở thành ổ gây bệnh, làm bệnh cũ tái phát, sức khỏe kém đi, như cây xấu hổ, thiên lý… Phòng của người bệnh không nên để chậu cây, vì đất trong chậu có thể sản sinh vi khuẩn, nấm… phát tán trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào da, hệ hô hấp, tai…, tăng thêm viêm nhiễm.

Trong quan niệm của phong thủy, vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây thuộc dương đặt ở môi trường ẩm ướt sẽ khó phát triển và ra hoa, như hoa hồng, nhài, hoa mai, mẫu đơn, đỗ quyên, cúc. Cây thuộc âm có thể đặt lâu dài trong phòng thiếu ánh mặt trời, và không thích hợp với nơi có ánh nắng, như vạn niên thanh, măng leo, thiết mộc lan… Một số thực vật trung tính có thể chịu được ánh nắng vừa phải, như hoa mộc, hàm tiếu…

Do vậy, khi trồng cây nên chú ý cả quy luật âm dương. Ngoài ra, tránh trồng nhiều cây có độc tính hay nhả ra khí độc, mùi khó chịu như vạn niên thanh, ráy, bòng bòng…

Cách bố trí cây phát lộc hợp phong thủy

Cách bố trí cây phát lộc hợp phong thủy

Theo quan điểm truyền thống, cây phát lộc đem lại vận khí tốt cho sức khỏe, tình yêu và sự thịnh vượng.


Được coi là loại cây mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, bạn cần có sự đầu tư công sức, giúp nó phát triển tốt và có được hình dáng như ý.

phát tài nhờ cây phát lộc cây phát tài phát lộc c008 cây phát tài phát lộc c002 cây phát lộc để bàn cây phát lộc trồng trong nước cây phát lộc trong phong thủy cây phát lộc ra hoa cây phát lộc phong thủy cây phát lộc phát tài cây phát lộc nở hoa cây phát lộc hoa cây phát lộc gây ung thư cây phát lộc có độc không cây phát lộc có hại không cây phát lộc có gây ung thư không cây phát lộc bị vàng lá cây phát lộc cây cảnh phát tài phát lộc cách trồng cây phát lộc trong nước cách trồng cây phát lộc hoa cách chăm sóc cây phát lộc hoa các loại cây phát tài phát lộc bán cây phát tài phát lộc

Tại sao cây phát lộc là cây may mắn

Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Chính vì thế, theo thuyết phong thủy, nếu để chúng trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình. Hơn nữa, cây phát lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ theo đó cũng dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.

Nếu trồng được cây phát lộc trong vườn là thích hợp nhất, lúc đó vượng khí đem lại càng nhiều. Ngoài ra, tiếng gió lùa qua bụi cây còn trở thành một loại chuông gió độc đáo mang năng lượng phong thủy.

Sử dụng thế nào cho hợp phong thủy

Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành: Mộc – bản thân cây phát lộc; Thổ – đất mà cây được trồng; Thủy – nước dùng tưới cây; Hỏa – thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim – chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại.

Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.

Số lượng cây khác nhau mang lại tác dụng phong thủy khác nhau, cụ thể như sau:

2 cây: Tình yêu và Hôn nhân.

3 cây: Hạnh phúc.

5 cây: Sức khỏe.