Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Trồng và chăm sóc cây Cam Xoàn

Trồng và chăm sóc cây Cam Xoàn

Cam xoàn là giống cây ăn trái được trồng nhiều và lâu đời ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.


Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với nhiều vùng đất cao ráo thoát nước tốt, đất không quá nhiễm phèn- mặn. Cây chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác. Sau 30 tháng trồng cây cho trái. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Dạng trái cam xoàn giống như cam mật. Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Có đặc điểm phân biệt trái Cam Xoàn và Cam Mật là dưới dáy trái Cam Xoàn có 1 vòng tròn đường kính 1- 1,5 cm và xung quanh cuống trái có 1 quần tròn hơi nhô lên nên có người gọi là Cam Xoàn 2 đồng tiền. Cam xoàn có cơm màu vàng nhạt, vị ngọt đậm, mùi thơm, trọng lượng trung bình 250 – 300gram. Để thành công trong việc trồng cam xoàn cần tuân thủ qui trình kỹ thuật sau:

I. Kỹ thuật trồng:

1. Giống: Phải chọn đúng giống, không bị bệnh Tristeza và bệnh vàng lá Greening. Nên chọn cây cam xoàn ghép trên gốc Voka hay gốc cam mật, cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tuổi thọ lâu dài hơn trồng cây chiết cành.

2. Mật độ: Nên trồng dầy và khống chế chiều cao của cây để dễ sử lý sâu bệnh, kiểm soát sự ra hoa trái và nâng cao sản lượng, nhanh chống thu hồi vốn. cự ly trồng 3X3,5m/ cây.

3. Mô hốc trồng:

a. Vùng đất trũng: Vùng đất bãi bồi, ven sông rạch phải lên liếp cao ráo, và có đê bao chắc chắn, chủ động cấp thoát nước.

Mỗi mô có thể bón 0.5- 1kg vôi bột, 0.5kg phân lân, 10kg phân chuồng hoai mục.

b. Đất miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ cao ráo thoát nước có thể làm hốc trồng có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5m. Bón 0,5m vôi bột 0,3kg phân Lân, 10kg phân hữu cơ hoai mục, nếu :

- Đất thấp bằng phẳng vun mô đường kính 1m, cao 0,4 - 0,6m.

- Đất nghiêng thoát nước tốt, làm mô thấp hay trồng ngang bằng mặt đất.

4. Trồng :

- Đào một hóc nhỏ giữa mô. Rọc đáy túi đựng bầu đặt cây vào vị trí, rọc đường xuôi từ trên xuống để tháo bao đựng bầu dễ dàng. Lấp đất giữ chặt bầu cây.

- Cắm cọc, cố định cây (cột cây bằng dây nilon).

II. Chăm sóc:

1. Hạn chế ánh sáng: Nên trồng cây họ đậu xen vào vườn như so đủa, bình linh, cây vông… vừa hạn chế giông gió vừa cho bóng râm cho vườn cây 20- 30%..

2. Giữ ẩm: Đậy tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm. Ở vườn cây có múi nông dân giữ cỏ cao 30- 40cm nhằm hạn chế nắng nóng vào mùa khô và tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa lũ.

3. Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây đều độ.

4. Tỉa cành tạo tán:

- Hạn chế cành vượt.

- Loại bỏ các cành sâu bệnh già cõi, giúp cho cây thông thoáng, có dạng đẹp, tăng khả năng quang hợp.

5. Bồi đất cho cây:

Trồng trên mô cao ráo, vào thời kỳ bón thúc cho cây nên bồi thêm bùn, đất khô dầy 2- 3cm xung quanh gốc cây.

6. Bón phân:

Cần tham khảo thêm tài liệu và kinh nghiệm bón phân thực tế ở vùng đất canh tác.

a. Phân hữu cơ : 5 - 10kg gốc/năm.

b. Phân bón hóa học: Ở đây ta sử dụng phân NPK 16-16-8

- Năm thứ nhất : Bón 200- 300g, chia làm 4-5 lần bón, vào giai đoạn lá già.

- Năm thứ hai : Lượng phân tăng gấp đôi, chia 3- 4 lần bón.

- Thời kỳ kinh doanh (cây từ 3 năm tuổi trở lên) : Bón 1- 1,5ký, chia ra 5 lần bón :

+ Bón phục hồi sau khi thu hoạch trái: Bón 1/5 lượng phân NPK, thêm 100g phân Urê và toàn bộ phân hữu cơ.

+ Làm trái (xiết nước 3 tuần) và cho nước trở lại: Bón 1/5 lượng phân NPK và 100- 150g phân Kali.

+ Đậu trái bằng ngón tay: Bón 1/5 lượng phân NPK

+ Quả đang lớn nhanh: Bón 1/5 lượng phân NPK, thêm100g Urê 150g, và 100g phân Kali.

+ Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/5 lượng phân NPK cò lại và thêm 150- 200g phân Kali.

7. Sâu rầy:

a. Sâu vẽ bùa : Là loại sâu hại thường xuyên vào giai đoạn cây ra lá non. Dùng thuốc nội hấp để phòng trị như : Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate, dầu DC. Tron Plus …

b. Rầy mềm : Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non. Dùng thuốc : Bassa 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND …

c. Nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá non hay trên vỏ trái để chích hút làm vỏ trái bị sần sùi. Dùng thuốc đặc trị nhện để phun như Danitol, Kelthan, Confidor, Comite, Rufast …

d. Rầy chổng cánh : Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening gây hại có tính hủy diệt đối với các vườn cây có múi nhất là cam quít. Phòng trị :

- Trồng Nguyệt quới, Cần thăng, dây Tơ hồng xung quanh vườn để tập trung rầy chổng cánh sau đó định kỳ phun thuốc tiêu diệt.

- Dùng thuốc hóa học phun bảo vệ các đợt lá non như Applaud MIPC 25% BTN, Admire 50ND, Bassa, Trebon …

8. Bệnh:

a. Bệnh loét do vi khuẩn và bệnh ghẻ do nấm : Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa. Phòng trị :

- Tiêu hủy cành lá gây bệnh.

- Phun các loại thuốc gốc đồng như : Cooper Zine, Coc 85, Bordeaux, Cocide, Kasumin,

b. Bệnh vàng lá Greening : Bệnh làm lá nhỏ lại, có màu vàng, các gân lá màu xanh, trở nên cứng, giống trường hợp bị thiếu kẽm, lá thường rụng sớm. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter Asiaticum gây nên qua đường truyền từ rầy chổng cánh, hay mắt ghép, dụng cụ ghép, chiết … Phòng trị :

- Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh nặng trong vườn quả.

- Sử dụng thuốc hóa học diệt trừ rầy chổng cánh và bảo vệ chồi non lá non.

- Không mua giống trôi nổi, chỉ trồng các cây được sản xuất theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm không mang mầm bệnh.

c. Bệnh thối gốc cháy nhựa : Do nấm Phytopthora SP. Gây ra bệnh nặng cây có những đường mục dọc gây chảy mủ. bệnh gây hại ở rể, thân và trái. Phòng trị :

- Chọn gốc ghép có tính chống chịu.

- Trồng trên đất ráo, tránh gây vết thương ở vùng gốc và rể.

- Dùng các loại thuốc như Aliette 80 BHN, Ridomyl 72 WP, Metalaxyl … để bôi vào vết thương hay tưới vào gốc.

Nhện đỏ hại cây có múi: Cam, quýt, bưởi

Nhện đỏ hại cây có múi: Cam, quýt, bưởi

Nhện đỏ gây hại trên cam, quýt, chanh và nhiều loại cây trồng khác. Trên lá có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, sau đó có thể bị khô và rụng.


Trưởng thành có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,30-0,35 mm, màu cam hay đỏ sậm, hình bầu dục tròn, trên cơ thể có nhiều lông cứng mọc từ u lồi đỏ rõ ràng.

Ấu trùng mới nở có màu vàng hoặc màu nâu nhạt. Trứng rất nhỏ, hình cầu, màu đỏ, phía trên có một cái cuống. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái. Thời gian sống của nhện kéo dài từ 10 –15 ngày. Nhện có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, trái và cành non.

Trên lá, khi bị gây hại làm cho lá bị biến dạng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái, đáy trái và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những đốm sần sùi được nông dân gọi là da lu, da cám, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.

Thiên địch của nhện đỏ : Nhóm nhện thiên địch Euseius sp., Amblyseius sp. và bọ rùa Stethorus sp.

Biện pháp phòng trừ: Trong tự nhiên, nhện đỏ có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn.  Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại lờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.

Phòng bọ xít hại quả cam quýt

Phòng bọ xít hại quả cam quýt

Vào mùa đậu quả, cam, chanh, bưởi, quýt... thường bị một số loài bọ xít gây hại, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng


Bọ xít gây hại cam quýt chủ yếu là bọ xít xanh (bọ xít cam, hay con bù hút cam). Con lớn có màu xanh lá cây là con ở tuổi trưởng thành, còn những con nhỏ (màu nâu) là con đang ở tuổi ấu trùng.

Đặc điểm

Con trưởng thành có hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 2cm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hai bên mép bụng có rìa hình răng cưa, kim chích dài đến cuối bụng. Bọ xít xanh thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Con cái đẻ trứng thành từng ổ (khoảng 10 - 15 quả/ổ) trên vỏ trái hoặc trên những lá nằm gần với trái. Trứng hình tròn, khi mới đẻ có mầu trắng trong, sau đó chuyển dần sang màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu đen ở phần đầu. Sau đẻ khoảng 6 - 7 ngày thì trứng nở. Ấu trùng (bọ xít non) khi mới nở dài khoảng 2 - 3mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch quả.

Cả con trưởng thành và con ấu trùng, đều dùng vòi để chích hút dịch quả từ khi quả còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu quả còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì sẽ bị ngả màu vàng, chai và rụng sớm. Nếu quả đã lớn mới bị bọ gây hại thì dễ bị thối rồi rụng. Những vườn rậm rạp, cành lá um tùm, những vườn cây lớn tuổi có nhiều bóng mát (nhất là ở giai đoạn quả còn non)… thường bị chúng gây hại nhiều hơn những vườn khác. Nếu mật độ bọ xít cao, khi đi vào vườn có thể ngửi thấy cả mùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.

Cách phòng trị

Muốn phòng trị bọ xít có hiệu quả, người làm vườn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

- Không nên trồng cam quýt quá dầy, thường xuyên cắt bỏ các cành gìa, cành bị sâu bệnh, cành tược... để vườn cây luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ và tác hại của chúng.

- Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt để kiến tiêu diệt bọ xít, nhất là bọ xít non.

- Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

- Thường xuyên kiểm tra trái và những lá gần trái để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.

- Nếu vườn cam quýt rộng, bọ xít nhiều không thể bắt bằng vợt tay, các bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Bascide 50EC; Hoppercin 50EC; Cyper 25EC; Dầu khoáng SK Enspray 99EC; Vibasa 50EC… để phun xịt. Nhớ đọc cách sử dụng có in trên nhãn thuốc. Sau khi xịt khoảng một tuần nếu thấy vẫn còn bọ xít thì xịt thêm 

Chăm sóc Cam, Quýt, Bưởi sau thu hoạch

Chăm sóc Cam, Quýt, Bưởi sau thu hoạch

Cam, quýt, bưởi hay các cây có múi sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.


- Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 - 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng...

- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

- Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Với một số sâu bệnh hại như: sâu vẽ bùa, đục thân, sâu bướm, sâu nhớt, nhện đỏ, nhện vàng, nhất là bệnh vàng lá greening... phải thường xuyên theo dõi, quan sát phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn. Khi cây đã bị bệnh cần phải đào, đốt hủy, rắc vôi bột vào gốc cây bị hại.

Bón phân phục hồi và tưới nước: Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

- Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

- Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 - 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

- Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

- Cách tỉa cành và vệ sinh vườn : Cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, cành mọc sà dưới đất và cả những đoạn cành đã mang trái (dài 10-15cm). Cắt ngắn cỏ, chừa cỏ lại che phủ đất (hoặc che phủ bằng rơm rạ). Nếu trồng sát gốc cây thì dọn sạch cỏ, lá cây để mô được khô ráo. Cần tránh phủ sơ dừa sát gốc cây có múi để tránh lây lan bệnh Phytophthora. Các cành lá tỉa bỏ, trái hư, cỏ dại phải thu gom lại chôn lấp hoặc đốt bỏ.

- Nuôi dưỡng và bảo vệ : Định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, phun các chế phẩm HVP theo tỷ lệ: 30-10-10 (15g/8 lít nước) hoặc chế phẩm dưỡng lá (35ml/8 lít nước). Có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh để phun xịt. Dưới gốc dùng vôi quét gốc, quét cao khoảng 1-1,5 m và rải vôi chung quanh các gốc cây, nhất là những cây bị bệnh. Nếu rễ cây bị tuyến trùng, rệp sáp tấn công có thể dùng Nokapd, Vimoca tưới vào gốc diệt, đồng thời pha thêm bột tốt rễ F.Bo để phục hồi bộ rễ nhanh, giúp cây sinh trưởng sung tốt trở lại.

Xử lý ra hoa

- Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun F.Bo: 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.

- Bắt cây cảm ứng ra hoa: Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

- Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt: Sau khi tưới nước lại 2-3 ngày, bộ lá tươi lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Kỹ thuật cho Cam sành ra trái nghịch mùa

Kỹ thuật cho Cam sành ra trái nghịch mùa

Vào khoảng tháng 6 âm lịch khi trên cây vẫn còn một ít trái chú ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, đồng thời ngưng bón phân, đề phòng khi đang xiết nước mà gặp mưa thì cây vẫn không ra đọt mới.


Gia đình chú Sáu Mừng (Châu Thành, Tiền Giang) có 0,8 ha chuyên canh cây cam sành. Để có thu nhập cao trong quá trình sản xuất chú luôn mày mò nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của người khác để áp dụng cho mảnh vườn của gia đình mình. Sau nhiều năm chuyên canh cây cam sành chú đã rút tỉa cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có việc xử lý điều khiển cho cây cam sành ra trái nghịch mùa để bán được giá cao.

Áp dụng kỹ thuật như ngưng tưới nước & bón phân


Trao đổi với chúng tôi chú cho biết: Trong điều kiện tự nhiên ở vùng chú cây cam sành thường ra bông rộ vào khoảng tháng 2 âm lịch và cho trái rộ vào khoảng tháng 9 âm. Do là chính vụ nên lượng cam trên thị trường rất nhiều, giá bán rẻ. Để khắc phục tình trạng “dội chợ” vào tháng 9, chú đã điều khiển cho cây cam cho thu hoạch trái rộ vào khoảng tháng 2 âm lịch.

Cách làm của chú như sau: Vào khoảng tháng 6 âm lịch khi trên cây vẫn còn một ít trái chú ngưng tưới nước khoảng nửa tháng (chú gọi là xiết nước), đồng thời ngưng bón phân, đề phòng khi đang xiết nước mà gặp mưa thì cây vẫn không ra đọt mới. Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng thì tiến hành bón phân với số lượng như sau: một bao phân urea trộn đều với một bao NPK (loại 20-20-0), một bao phân bón đầu trâu AT1, và một bao phân sinh hóa hữu cơ Green field 555 (loại 50 kg/bao).

Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây), bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi bón phân tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây bật tược non và ra bông. Từ khi cây có bông, cứ khoảng một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15). Tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.

Làm cách này thì vào khoảng tháng 2 âm lịch sẽ cho trái bán, do lúc này là mùa nghịch nên cam có giá rất cao (có khi cao gấp 3 - 4 lần lúc chính vụ). Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn cam thường cho thu nhập cao gấp đôi vụ chính

Kỹ thuật trồng cam quýt

Kỹ thuật trồng cam quýt

Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.


Chọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi... Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.

Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu...).

Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.

Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:

- Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;

- Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;

- Sau các đợt bón phân.

Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.

Phân bón:

Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg...) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)
Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.

Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.

Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.

Đốn tỉa:

Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.

Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.

Phòng trừ bệnh ghẻ nhám trên cây cam

Phòng trừ bệnh ghẻ nhám trên cây cam

Hiện nay nhóm cây có múi (cam quít, bưởi, chanh) được trồng phổ biến và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam với nhiều chủng loại phong phú, vì loại nông sản này có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh trên cây có múi là vấn đề quan tâm của nhà vườn, trong đó, phổ biến nhất là bệnh ghẻ nhám


 Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm. Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết. Tùy theo sự sinh trưởng của lá, vết bệnh mở rộng và hóa bần (vết bệnh nổi lên là do mô phát triển không bình thường gây ra bởi tác động của một số chất hóa học của nấm ký sinh tiết ra, còn mô hóa bần là phản ứng tự vệ của ký chủ chống lại nấm ký sinh). Vết bệnh trên trái chanh và cam sành thường nhô cao hơn trái cam mật.

  Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước mưa sẽ lây lan qua những lá mới. Bệnh ghẻ nhám phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa; tấn công giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương, sau khi xâm nhập 3-10 ngày có thể hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao (>28oC) là yếu tố kiềm hãm bệnh. Bệnh phát sinh nhiều trên các vườn cây thiếu chăm sóc. Bệnh gây hại phổ biến nhất trên chanh, cam mật, cam xoàn và cam sành.

Biện pháp phòng trừ:

- Tránh trồng cây con bị bệnh.

- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.

- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

- Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Norshield 86.2 WG,… liều lượng 10g/bình 8 lít nước, phun giai đoạn chồi non mới nhú hoặc vừa tượng trái. Nếu áp lực nguồn bệnh quá cao, nên phun các loại thuốc như: Benomyl 50WP, Plant 50WP,… liều lượng 15-20g/bình 8 lít,  phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly để an toàn sức khỏe người tiêu dùng.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam

Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.


1. Mật độ trồng cam, kỹ thuật làm đất và chọn cây xen canh

Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng)

Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cấy cây và hàng có thể là 4mx5m.

Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (Chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha, với khoảng cách khoảng 4mx2m, 3mx3m, 3mx4m.

Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Phần giữa mô nên trộn với 100-200 g phân lân và 5-10kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu.

Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cmx70cmx70cm. Lớp đất đào lên được trộ đều với 30kg phân chuồng hoai mục loại tốt, trộn với 0,2-0,5kg phân Văn Điển (tecmô phôt phát), với 0,1-0,2kg sulfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

Như vây khi vườn cam nhà bạn trồng với khoảng cách giữa các cây là 1m là quá dày. Với khoảng cách quá dày này bạn khó chăm sóc và đặc biệt là không nên trồng xen bạc hà vì không còn khoảng cung cấp dinh dưỡng cho vườn cam của bạn.

2. Kỹ thuật bón phân

Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các nhà trồng cây ăn quả thường bón:

Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100g clorua kali (KCl)

Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.

Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây

Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.

Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây. Đối với cây đã cho quả thì chia làm 4 lần để bón:

Lần 1: Trước khi ra hoa: bón 1/3 lượng phân đạm

Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 đam và 1//2 kali

Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng bó 1/2 kali

Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm

Bón thêm phân hữu cơ với lượng 20kg/cây.

3. Chăm sóc


- Thời kí kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.

- Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống,loài. Do đó thời kì nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.

- Ở thời kì quả khoảng 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm lượng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat.

- Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường thực hiện trong những năm đầu khi cây còn nhỏ, giữ cho xung quanh mô trồng cam, thật sạch và phủ ở mô bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Kỹ Thuật Trồng Cam Sành

Kỹ Thuật Trồng Cam Sành

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dầy, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt khi chín có sắc cam, các múi thịt có màu cam.


I./ Đặc tính giống:

Cam sành được nhân giống từ nguồn sạch bệnh, Trái dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa.

Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh.

II./ Kỹ thuật trồng:

1/ Chuẩn bị đất trồng:

- Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m

- Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.

- Bón phân vào hố: Bón lót: 30 - 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 - 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.

2. Bón phân cho cam sành:
Tuổi cây Phân chuồng (kg/cây) Urê Kg/cây Lân Kg/cây Kali Kg/cây
1-3 20-30 0,1-0,3 0,3-0,5 0,2
4-6 30-50 0,4-0,5 0,6-1,2 0,3
7-9 60-90 0,6-0,8 1,3-1,8 0,4
Trên 10 100 0,8-1,5 2,0 0,5
* Thời kỳ bón:

- Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.
Đạm urê và kali bón làm 3 lần: Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm; Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali; Lần 3: tháng 8 - 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)

- Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1). Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali; + Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.
Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

3. Tưới nước:

Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 - 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 - 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.

4/ Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

- Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella ): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.

- Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.

- Sâu đục thân, cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.

- Nhện đỏ, nhện trắng: Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND... (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)...

Bệnh Bồ hóng: Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái. Hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút, bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy. Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn. Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.

5. Các biện pháp chăm sóc khác:

Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2 -3 năm đầu)

Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau:Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài 30-40 cm bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc.

Thời kỳ nụ hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra muộn. Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

6/ Chăm sóc cam sau thu hoạch:

Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

- Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 - 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng...

- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

- Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

7/ Xử lý ra hoa:
Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

8/ Thu hái và bảo quản:

Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – 1/4 diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.

Kỹ thuật trồng cam

Kỹ thuật trồng cam

Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh


1. Thời vụ trồng:

- Miền Bắc: Vụ Xuân tháng 2, 3, 4. Vụ Thu trồng trong tháng 8 - 10.
Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.

2. Làm đất, đào hố, bón phân:

Trước khi trồng, cày cuốc sâu 20 - 30 cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60cm - 80cm, sâu 60cm. Lượng phân bón cho 1 hố như sau: Phân hữu cơ 30 - 50kg, super lân 250 - 300kg, kali 200 - 250gr + 1kg vôi bột trộn đều với lớp đất mặt. Việc đào hố, bón lót phải chuẩn bị xong trước khi trồng 1 tháng.

3. Mật độ, khoảng cách trồng:

Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, địa hình để xác định khoảng cách trồng có thể 5m x 4m, 4m x 4m, 3m x 4m. Mật độ tương ứng các khoảng cách này là 500 cây/ha, 620 cây/ha và 830 cây/ha.

4. Chăm sóc vườn cam, quýt:

- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.

- Bón phân: Lượng phân bón tính theo tuổi và tuỳ tình hình sinh trưởng của cây theo 2 thời kỳ: cam, quýt chưa có quả (từ 1 đến 3 năm tuổi) và cam quýt đã có quả (từ 4 năm tuổi trở đi).
Tuổi cây Phân chuồng / cây (kg) Urê / cây (kg) Super lân / cây (kg) Clorua Kali / cây (kg)
Từ 1 - 3 năm tuổi 20-25 0,2-0,3 0,5-0,7 0,2
Từ 4 - 6 năm tuổi 25-50 0,5-0,6 0,8-1,2 0,3
Từ 7 - 8 năm tuổi trở đi 60-90 0,8-1,0 1,2-1,5 0,5


- Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm:

+ Đợt 1: Bón vào tháng 9 - 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôi.
+ Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành Xuân): từ ngày 15/1 - 15/2 bón 40% lượng đạm urê + 30% lượng kali.
+ Đợt 3 (bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% lượng đạm urê + 40% lượng kali.
+ Đợt 4 (bón thúc cành Thu và tăng khối lượng quả) Tháng 7 - 8, bón 30% lượng đạm + 30% lượng kali. Nếu có điều kiện, sau khi cam đậu quả 10 - 15 ngày phun phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.

- Phương pháp bón phân:


- Bón lót: Đào rãnh quanh tán lá sâu 20 - 30cm, rộng 30 - 40cm, cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, ủ rơm rạ.

- Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân, rồi tưới nước cho cây để phân ngấm vào đất.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt:

a.  Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10.

- Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 - 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%.

b. Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả.

- Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 - 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol - S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 - 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%.

c.  Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.

- Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết.

 + Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại.

 d. Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay.

- Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud - Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).

e. Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%.

f. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối.

- Phòng trừ:

+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt.
+ Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.
+ Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 - 1%, Casuran nồng độ 1%.

Kỹ thuật nhân giống cam quýt

Kỹ thuật nhân giống cam quýt

Giới thiệu các phương pháp nhân giống phổ biến với cam quýt, ngoài ra có thể áp dụng cho các dòng cây có múi


1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt:

Là phương pháp lấy hạt giống cam quýt cho nảy mầm thành cây con. Hạt giống được thu từ quả đã chín thuần thục, trong điều kiện thích hợp, nảy mầm hình thành cây mới.

Nhân giống theo phương pháp này có ưu điểm: vận chuyển và bảo quản hạt giống dễ dàng, kích thước hạt giống nhỏ nên có hệ số nhân giống cao, cây con mọc từ hạt có bộ rễ khỏe, ăn sâu xuống đất.

Nhược điểm: cây con mọc từ hạt thường biến dị, không giữ được phẩm chất cây mẹ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài, lâu cho ra quả. Sản lượng quả trên đơn vị diện tích thông thường thấp hơn so với sử dụng giống nhân bằng các phương pháp khác.

2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành:

Cam quýt và nhiều loại cây ăn quả khác có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, nơi thoáng mát, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian cành ra rễ và phát triển thành cây mới.

Phương pháp này dễ làm nhưng có nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao.

3. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành:

Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả.

Cách làm: Cắt một khoanh vỏ dài khoảng 3 - 4 cm trên cành định chiết, cạo hết thượng tầng, để se khô, bọc đất xung quanh, khi ra rễ cắt khỏi cây mẹ sẽ được một cây mới.

Chú ý:
Chọn cây mẹ khỏe, cành chiết đủ tiêu chuẩn của cây mẹ, tuổi cành khoảng 2 - 3 năm.

Thời vụ chiết: vào khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu vào tháng 5 - 6

- Vụ Thu: chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 - 11

4. Nhân giống bằng phương pháp ghép:

Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay, khắc phục được những nhược điểm của gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Nhưng để có được cây giống tốt, cần làm tốt các công việc sau:

- Sản xuất gốc ghép: giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam quýt. Cây gốc ghép có thể ra ngôi trực tiếp trên luống hoặc túi bầu có kích thước 15 x 25 cm đựng hỗn hợp đất phân. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh và đặc biệt cần phòng trừ triệt để rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá.

- Tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép: chọn cây mẹ lấy mắt ghép ít nhất đã có 5 năm cho quả, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng quả ngon. Đặc biệt là cây lấy mắt ghép không nhiễm bệnh vàng lá.

Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 - 6 mắt ghép.

- Thời vụ ghép: thời vụ ghép thuận lợi ở các tỉnh phía Bắc là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo.

- Phương pháp ghép: phương pháp ghép cam quýt phổ biến hiện nay là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh.

+ Phương pháp ghép chữ T: có thể ghép trên gốc từ 9 - 12 tháng tuổi. Dùng dao ghép cắt 2 lát trên gốc ghép cách mặt đất 15 - 20 cm (1 dọc, 1 ngang) tạo ra hình chữ T. Lấy mũi dao nạy vỏ theo vết dọc để luồn mắt ghép vào. Lấy mắt ghép bằng một lát cắt từ dưới mắt ghép đưa lên, sao cho mắt ghép lấy đi có dính một màng gỗ mỏng, đặt lên vết cắt hình chữ T đã tạo trên gốc ghép rồi cuốn lại bằng dây tự hoại.

+ Ghép mắt dạng mảnh: dùng dao ghép cắt 2 lát trên cành lấy mắt ghép để lấy mắt (cả gỗ và vỏ), cắt 2 lát tương tự trên gốc ghép, đưa mắt ghép vào và cuốn lại bằng dây tự hoại.

- Chăm sóc sau ghép: cây giống sau khi ghép cần được chăm sóc tốt. Tưới và bón phân đầy đủ, thông thường sử dụng NPK với tỷ lệ 5 : 7 : 5 pha loãng tưới hàng tháng. Cây giống tốt nhất được giữ trong nhà lưới chống côn trùng và phòng trừ triệt để sâu bệnh như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh sẹo, loét... Cây con trong vườn ươm cần được bấm ngọn, tạo tán... Khi cây có 2 - 3 cành cấp 1, chiều cao thân chính từ 40 - 60 cm và sinh trưởng tốt, không bị bệnh vàng lá mới đem đi trồng.

Kỹ thuật trồng cây cam canh

Kỹ thuật trồng cây cam canh

Cây cam Canh (còn gọi là cam đường) có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi phải áp dụng tốt các biện pháp thâm canh. Để trồng cam đạt hiệu quả cao, khắc phục một số hiện tượng: ít quả, nứt hoặc khô quả, ra quả cách năm, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh


I. Nguồn gốc, đặc điểm

* Nguồn gốc: Là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh – Hoài Đức (Hà Tây). Đang được trồng nhiều ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên).

* Đặc điểm: Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kình 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch tháng 11-12.

  Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Làm đất, đào hố, bón lót

* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm.

* Bón lót:
- Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg/hố
- Super lân: 0,5-0,7 kg/hố
- Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố

2. Thời vụ, mật độ, cách trồng

* Thời vụ:

- Vụ Xuân trồng tháng 2-4.

- Vụ Thu trồng tháng 8-10.

* Mật độ khoảng cách

  Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

* Cách trồng

  Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.  Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

3. Chăm sóc sau  khi trồng

* Tưới nước:

  Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

* Bón phân

- Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

  Lượng bón:
- Phân hữu cơ hoai mục: 5-20 kg/cây
- Đạm Urê: 0,1-0,2 kg/cây
- Super lân: 0,2-0,5 kg/cây
- Kali: 0,1-0,2 kg/cây
  Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

- Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

  + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.

  + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.

  + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.

  + Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.

  Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
  - Phân hữu cơ hoai mục::   20-30 kg/cây
  - Đạm Urê:   0,5-0,8 kg/cây
  - Super lân:   0,5-1,0 kg/cây
  - Kali:  0,1-0,3 kg/cây
  - Vôi bột:  0,5-1 kg/cây


  Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.

  Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

* Bón tỉa cây

  Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh... và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

* Phòng trừ sâu bệnh

  Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

  Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh...) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh...

- Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC...

- Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng...

  Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

III. Thu hoạch và bảo quản

   Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

   Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.