Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Kỹ Thuật Trồng Hồng Xiêm Ghép

Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm ghép hay còn gọi là Sapochê, cần chú ý đến khâu bón phân, phòng trừ sâu bệnh và chống gió bão

1. Cách trồng

Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm, bón lót 30-40 kg phân chuồng hoai mục + 2 kg supe lân, trộn đều với đất bột, đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín tưới ẩm và che nắng cho cây. Khoảng cách cây: 7x7m hoặc 8x8m.

2. Chăm sóc 

Hồng xiêm ra quả quanh năm nên có nhu cầu phân bón cao. Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 - 1/13. Khi cây lớn cho nhiều quả có thể bón 50-100 kg phân chuồng, 0,6-1,0 kg urê, 0,1-1,0 kg supe lân và 0,6-1,0 kg sulfat kali cho một cây. Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh. Thời gian bón tháng 2-3 và tháng 6-7.

3. Chống gió bão cho cây: 


Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp.

Mùa mưa bão cần chằng các cành chính vào các cây lớn, phạt bớt cành dày và cành ngoài tán.

4. Phòng trừ sâu bệnh 


Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

- Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

- Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

- Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

- Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

- Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.

Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm

Hồng xiêm là loại thân gỗ, trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không kén đất. ít sâu bệnh, chịu được úng. Quả chín có hương vị thơm ngon, rất thích hợp cho người bị đau dạ dày, người già và trẻ em.

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Trồng Hồng Xiêm vào đầu mùa mưa cây dễ sống, không trồng cây trần mà trồng có cả bầu.
Đào hố trước 1-2 tháng để cho đất ải.
Kích thước hố 70x70cm sâu 60cm. Khoảng cách hố 8-10m. Cây mới trồng cần được tưới giữ ẩm thường xuyên.
Tưới phân lợn đã ngâm ủ pha với nước có nồng độ tăng dần theo sức phát triển cuả cây, tỉ lệ phân/nước lã: 1/10 đến 1/3,5. Khi cây vào thời kỳ cho nhiều quả cần bón phân chuồng 60-100 kg/cây, urê 0,6-1 kg/cây, lân 1 kg/cây và kali 1 kg/cây.
Bón phân bằng cách đào rãnh sâu 30cm, rộng 30-40cm theo tán cây. Cho toàn bộ phân chuồng, lân và kali, lấp kín đất. Số phân đạm và kali còn lại dùng bón thúc. Bón thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 và 6, 7 và bón sau thu hoạch quả. Nên dùng bùn ao phơi khô bón vào gốc.
Phòng trừ sâu hại hoa, quả non, búp non bằng Bi 58 phun dung dịch nồng độ 1/1000 đến 2/1000 (dùng 1 đến 2 lọ penicilin thuốc pha vào bình 10 lít nước, phun ướt đẫm lá). Phòng dơi ăn quả bằng cách giăng lưới vào chập tối và ban đêm.
2. Thu hoạch và ủ quả.
Khi cuống quả nhỏ lại, tai quả vểnh lên (lá dài vểnh lên không dính sát vào quả), lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra ngoài, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn., khi đó thịt quả chuyển sang màu nâu vàng là lúc hái đem ủ. Ngâm quả trong nước độ 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ lau ướt sạch phấn ở vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Cho vào thùng hoặc chum vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén hương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ 2 ngày với 2 lần thắp hương. Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải đảm bảo ấm xung quanh. ủ mùa đông phải mất 4-5 ngày và thắp 4 hướng mới chín. Mỗi lần thắp 7-10 nén hương.

Cách Chiết Hồng Xiêm Xuân Đỉnh

Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân, nhưng tốt nhất nên chọn vào mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Chú ý sửa cành tạo tán cho cây con ở vườn ươm. Mỗi cây chỉ nên để 1 cành chính và 2-3 cành phụ ở cách bầu chiết

Là phương pháp phổ biến đối với hồng xiêm, dễ làm song nhược điểm là hệ số nhân giống không cao.Khi chiết nên chọn cây giống tốt, cho năng suất cao, quả ăn ngon và cành chiết không quá già, đường kính 1,5 - 3,0 cm. Chọn cành chiết tốt, chiết đúng thời vụ và kỹ thuật chiết tốt cành chiết sẽ ra rễ sau 3 - 4 tháng. Thời vụ chiết tốt ở miền Bắc là trước khi cây ra lộc xuân và ra hoa (khoảng tháng 3 - 4) và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất người ta chọn vào đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Sau khi chọn cành dùng dao sắc khoanh bỏ lớp vỏ thân 1 đoạn dài 3 - 5 cm, cạo sạch lớp vỏ đến tận gỗ, để phơi trong 3 - 7 ngày sau đó bọc bầu chiết. Vật liệu bó bầu: phân chuồng hoai trộn với đất ải (tỷ lệ mỗi thứ 50%) hoặc có thể dùng rơm, bột xơ dừa (loại mịn), tro trấu để làm chất độn. Sau đó dùng nước tưới ẩm và dùng giấy nilông buộc kín 2 đầu bầu chiết. Tuỳ theo độ lớn cành mà bầu chiết có thể lớn hoặc bé. Thường bầu chiết có đường kính 6 - 8 cm, chiều cao bầu chiết 10 - 12 cm, lượng đất và phân cho 1 bầu chiết là 150 - 300g.

Để tăng cường khả năng ra rễ của cành chiết người ta dùng các chất kích thích sinh trưởng đã pha sẵn, quét lên thành mép khoanh vỏ phía trên của cây chiết khi khoanh vỏ. Chất kích thích sinh trưởng là NAA hay IBA, dùng riêng rẽ hay tốt nhất là phối hợp IBA + NAA.

Khi nhìn qua túi bầu thấy rễ cành chiết đã dầy đặc và có màu vàng nâu là có thể cưa xuống. Không đem trồng ngay mà dùng bùn rơm quấn thêm ngoài bầu một lớp mỏng (sau khi đã bóc lớp vỏ bọc bằng giấy nilông) đặt cành chiết dưới giàn che, phủ cát kín bầu chiết và tưới ẩm, giữ thêm khoảng 1 - 1,5 tháng cho bộ rễ phát triển hoàn chỉnh và đủ độ già mới đem đi trồng, như vậy tỷ lệ cây sống sẽ khá hơn là cắt xuống đem trồng ngay. Nếu phải đem đi xa nên tỉa bớt lá cho đỡ cồng kềnh và giảm bớt sự thoát hơi nước. 

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Phòng Trừ Rệp Sáp Trên Cây Đu Đủ

Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên, cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công

Đu đủ là loại trái cây ngon, có thể ăn chín hoặc sống, được sử dụng như rau trong chế biến thức ăn. Ngoài ra, đu đủ là loại cây ngắn ngày, dễ trồng được xem là cây “lấy ngắn nuôi dài” nên diện tích trồng đu đủ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, cây đu đủ bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.
rep sap tren cay du du

Rệp sáp - Planococcus lilacinusRệp sáp giả Planococcus lilacinus thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera. Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khỏe và bò đi tìm nơi thích hợp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên, cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra, mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,… làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Rệp chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng.

Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,… cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.

Biện pháp phòng trị

Để hạn chế tác hại của rệp sáp cần áp dụng nhiều biện pháp và phải thực hiện đồng thời trên các loại cây ký chủ của rệp trong vườn.

- Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như sua đũa, bình bát,…

- Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chổ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp.

- Trong điều kiện tự nhiên, có nhiều loài thiên địch tấn công, phổ biến nhất là ong ký sinh thuộc giống Anagyrus và các thiên địch ăn mồi như kiến vàng, bọ rùa,…

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn, không trồng mật độ quá dày để tạo thông thoáng vườn cây.

- Phải thường xuyên kiểm tra đu đủ nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để kịp thời phát hiện rệp sáp khi mật số còn thấp và chưa phát tán rộng sẽ dễ xử lý. Một số thuốc hóa học có hiệu quả trên rệp sáp như: Mapy 48EC, Supracide 40 EC, Vitashield 40 EC,… Lưu ý: vì rệp sáp có một lớp sáp bao phủ bên ngoài nên khi phun phải thật kỹ hoặc có thể pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc để thuốc phun bám được vào lớp sáp thì mới đạt hiệu quả cao.

Chú ý: 
Nên bảo đảm đúng thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc BVTV trong trái, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên. Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.

1. Khí hậu:

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.

Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-35oC) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.

2. Đất đai:

Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương  với độ sâu 50-60 cm cách mặt líp.

3. Thời vụ:

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:

- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)

- Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

4. Giống:

Trong tỉnh An Giang, đu đủ được trồng nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là giống Hong Kong da bông và Đài Loan tím.

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.

- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang trồng trong tỉnh An Giang như:

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái  300 - 500g

5. Chọn và xử lý hạt:

- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước.

- Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.

6. Ươm cây con:


- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.

- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Chuẩn bị đất : Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr  vôi, đắp thành mô với kích thước 50 x 50 x 30cm

- Khoảng cách trồng:

Cây cách cây: 1,8 - 2cm

Hàng cách hàng: 2 - 3cm

- Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:

Phân chuồng: 3 - 5kg

Phân Urea: 200 - 300gr

Super lân:  500 - 600gr

KCL: 200 - 300gr

Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.

Cách bón phân:


- Bón lót: Từ 3 -5kg phân chuồng, 50 - 100gr Super lân và  200gr vôi.

- Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20gr phân Urea và  30gr Super lân. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây. 1 tuần tưới 1 lần.

- Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây:  30 - 40gr Urea, 50gr Super lân và 2 - 3gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.

- Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón:  Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea, 50gr Super lân và 40gr KCL.  Bón  1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ  6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.

Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.

Chăm sóc

Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

8. Phòng trừ bệnh:

- Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng.

 - Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc.

9. Thu hoạch:
Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong.

Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12oC trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.

10. Bảo quản:

Đu đủ hái về cần đưa vào phòng bảo quản ở nhiệt độ từ 4-10oC, có thể giữa trái tươi được 15-25 ngày.

Tạo Dáng Đu Đủ Lùn

Đu đủ là cây trồng cho thu hoạch trong vòng một năm. Là giống cây ưa ẩm nhưng kém chịu úng nên phải trồng trên nền đất cao ráo dễ thoát nước. Bà con ở nhiều nơi thường trồng tận dụng trong vườn nên cây nhỏ, cao, ít quả, không năng suất, cây dễ đổ ngã khi gặp gió lớn.

Để có được cây đu đủ lùn, cây to, quả sai ta làm như sau:

- Thời điểm trồng: Ở các tỉnh phía Bắc gieo hạt tháng 9 trồng cây vào tháng 10 âm lịch. Đây là lúc thời tiết từ thu chuyển dần sang đông. Khi ta trồng cây đu đủ vào những tháng này cây sẽ sinh trưởng chậm lại mà không vươn cao như trồng vào mùa xuân tháng 1 và 2.

- Không đào hố, đặt bầu nằm ngang. Đây là cách làm cho đu đủ lùn lại. So với cách trồng thẳng thì khi ta đặt bầu nằm ngang cây phải có một thời gian mới lên được dáng thẳng của nó.

Lưu ý: Không trồng ở nơi cớm nắng, không trồng quá dày. Khi đã định vị được đúng khoảng cách ta không phải đào hố mà đặt bầu nằm ngang sau đó cho đất, phân chuồng, phân NPK phủ kín bầu. Khi cây lên cao khoảng 15cm ta tiếp tục cho đất phủ kín gốc cây, để cây phát triển bình thường.

Làm như trên là ta đã có những cây đu đủ thấp và cho quả khá sai

Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ Hồng Phi

Đu đủ Hồng Phi 786 (Red Lady 786) là giống đu đủ mới, phát triển rất khoẻ và có quả sớm, tỷ lệ đậu quả cao. Mỗi mùa một cây có thể đậu 30 quả trở lên, trọng lượng quả từ 1,5 - 2kg, cá biệt có quả nặng tới 3 kg. Cây cái ra quả hình bầu dục, cây lưỡng tính cho quả dài. Vỏ quả nhẵn bóng, thịt dày, màu đỏ tươi, độ đường thông thường khoảng 13 độ brix, dễ vận chuyển.

Thời vụ

Vụ xuân trồng vào tháng 2 - 4; vụ thu trồng vào cuối mùa mưa (tháng 9 - 10).

Cách trồng


Hạt đu đủ có thể gieo trong bầu đất, trên luống hoặc trực tiếp vào các ụ đất đã được chuẩn bị để trồng. Chọn hạt giống tốt, ngâm trong nước sạch 9 - 10 giờ vớt ra, ủ trong nhiệt độ 30 - 32oC từ 4-5 ngày thì nứt mầm. Chọn những hạt nảy mầm gieo vào bầu đất, sâu 0,5-1cm. Khi cây có 4-5 cặp lá, chiều cao cây 10-15cm thì có thể đem trồng.

Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 - 6,5.

Mật độ trồng
Mật độ trung bình là 2.000-2.100 cây/ha. Đất cày sâu, lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 - 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào khoảng cách để đào lỗ, bón phân lót rồi trộn đều với đất và đắp bằng. Cây đu đủ trước khi xuống giống một ngày phải tưới nước đầy đủ, lấy cây trong bầu ra rồi trồng xuống đất ngay thẳng, mỗi hốc trồng một cây, sau đó tưới nước. Đối với mặt luống dùng màng phủ nông nghiệp thì hố đào vừa túi bầu (khoảng 15 x 20 cm). Mỗi hố cần: 5kg phân chuồng; 0,3kg NPK (15-9-17+TE); 0,3kg Supe lân; 0,25kg bao hạt vàng và 0,2kg vôi.

Phân bón

Cây đu đủ ra hoa đậu quả quanh năm, cần bón bổ sung phân cho cây để cây có thể đậu quả liên tục. Sau đây là lượng phân bón dùng cho cây một năm: 0,4 - 0,5kg urê + 0,5 - 1kg supe lân + 0,2 - 0,3kg kali sulfat (hoặc kali clorua) + 0,2 - 0,4kg Canxinit hoặc Nitra bo.

Phân bón cho đu đủ được chia làm nhiều đợt: Đợt 1 (sau trồng 1,5-2 tháng) bón 1/3 đạm + 1/3 lân. Đợt 2 (khi cây ra hoa), bón 1/3 đạm + 1/3 lân + 1/2 kali + 1/2 Canxinit hoặc Nitra bo. Đợt 3 (khi thu quả lứa đầu, sau trồng 6-7 tháng), bón hết đạm, lân, kali, Canxinit hoặc Nitra bo còn lại.

Đối với cây 2 năm: Phân chuồng 5 - 10 kg + 0,3 - 0,4 kg urê + 0,5 - 1 kg supe lân + 0,3-0,4 kg kali sulfat (hoặc kali clorua). Có thể quy ra phân NPK (15-9-17) +TE chuyên dùng cho rau ăn quả của Công ty phân bón Năm Sao) để bón thúc cho đu đủ. Ở những vùng đất thiếu Borax, cứ 100 cây đu đủ bón 0,25 - 0,5kg Borax.

Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh hại đu đủ thông thường là nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Cách phòng trừ như sau: Đối với nhện đỏ, có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Danitol, Kelthane 18,5 EC, Trebon 10 ND. Đối với rệp sáp, có thể phun thuốc Supracide, Bi 58 ND, BAM 50 ND. Đối với bệnh khảm, biện pháp phòng ngừa là phun thuốc Admire 50 EC, Suppracide 40 ND để diệt rầy, hạn chế bệnh lây lan.

Chăm sóc và thu hoạch
Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con, phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu quả phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. Thông thường đu đủ được trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão, có thể chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.

Đu đủ sau khi gieo hạt được 5-6 tháng có hoa, sau nở hoa 3-4 tháng thì thu hoạch. Độ chín của quả lúc thu hoạch tuỳ thuộc vào nơi tiêu thụ xa hay gần, thu dạng quả xanh hay quả già. Để mua cây giống đu đủ Hồng Phi (786), bà con có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc qua email trên website!

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái

Giống chôm chôm Thái là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, hạt dẹt rất nhỏ, năng suất cao, chất lượng tốt, khi chín râu trái có màu xanh, vỏ có màu đỏ, xen chấm vàng rất hấp dẫn người tiêu dùng.

Chôm chôm tháiHiện nay giống chôm chôm Java ít được thị trường ưa chuộng, do chất lượng và mùi vị kém. Chôm chôm nhãn chất lượng khá hơn nhưng cây cho năng suất thấp, trái nhỏ, râu trái khi chín thường héo khô, hình dạng và màu sắc quả ít hấp dẫn người tiêu dùng. Tập đoàn chôm chôm Thái nhập nội vào Việt Nam trồng tại vườn giống công ty Quốc Minh gồm nhiều giống trong đó có vài giống cho năng suất và chất lượng trái rất ngon. Giống được công ty chọn lọc và cung cấp cho thị trường hiện nay là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, hạt dẹt rất nhỏ, năng suất cao, chất lượng tốt, khi chín râu trái có màu xanh, vỏ có màu đỏ, xen chấm vàng rất hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc điểm của giống chôm chôm này là trái không có hiện tượng nứt khi có mưa như các dòng chôm chôm Thái hiện nay.

Kỹ thuật trồng


- Khoảng cách

Đất tốt trồng khoảng cách 10 m x 10 m, đất có độ phì thấp trồng dày hơn 8mx 8 m hay 9m x 9 m.

- Chuẩn bị hố trồng:

Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố để riêng đất trên mặt ra một bên. Mỗi hố bón: 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

- Trồng cây:

Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.

Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang với mặt đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng làm bồn đường kính 1-1,2 m, để khi tưới nước không chảy ra ngoài.

Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc. Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che năng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không khí được dễ dàng, thời gian che khoảng 60 ngày).

Trong thời gian đầu có thể trồng xen thêm các loại cây rau màu khác để tăng thu nhập, đồng thời che phủ đất, giảm cỏ dại. Tuy nhiên, cần chú ý để cây chôm chôm được thông thoáng và hấp thụ được từ 60-70% ánh sáng tự nhiên. Mùa khô có thể dùng lá chuối hay rơm tủ gốc hạn chế thoát nước và giữ ẩm cho cây nhưng không để cỏ rác, lá cây mọc nhiều xung quanh gốc, bởi vì đó là những nguồn phát sinh nấm bệnh rất dễ lây lan qua cây chôm chôm.

Chăm sóc

- Tưới nước:

Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

- Cắt tỉa cành:

Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 60 cm đến 70 cm. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khỏe mập mọc cách xa nhau vừa phải, khoảng từ 4-5 cành mọc đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 70 cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30-40 cm tính từ chỗ chạc lên.

Việc cắt tỉa này được tiến hành đều đặn trong suốt 18 tháng đầu. Sau đó không cắt tỉa nữa mà để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa những cành vô ích như: cành cong queo, cành mọc chồng chéo nhau, cành sâu bệnh,…

- Bón phân

Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Phân bón cho chôm chôm có thể áp dụng như sau:

Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 50-100 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

Phân NPK nên pha loãng với nước dùng bình vòi sen tưới quanh gốc hay rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải hay tưới phân nên cách xa gốc thêm 5-10 cm sẽ tạo điều kiện cho rễ cây vươn xa, cây sẽ phát triển nhanh và hạn chế đổ ngã khi có gió.

Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả, lượng bón cho một cây là: 1,5 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả tiến hành tỉa cành, bón toàn bộ lân, 1/3N và 1/3 K2O.

+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

- Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3 kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30 kg phân chuồng.

Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.

- Chăm sóc để cây ra hoa

Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi. Khi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành xiết nước làm bông, xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước thông thường, chờ khoảng 4-6 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.

Nếu mầm đỉnh xòe ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa.

Nếu thấy mầm đỉnh xòe to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới. Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.

Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Có thể dùng thêm các vật liệu tủ như rơm rạ để giảm ẩm độ trên mặt bồn và tăng cường giữ ẩm cho cây.

Ngoài bón phân qua đường gốc cần phun thêm Basfoliar hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, canxi và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ ,Bo…, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.

Sâu bệnh hại

- Bệnh đốm mốc

Nguyên nhân do nấm Meliola commixta

Dùng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.

- Bệnh đốm bồ hóng

Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen. Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.

Phòng trị: Dùng thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.

- Bệnh khô cháy hoa: Nguyên nhân do nấm Oidium sp

Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen (màu càng sậm khi đốm càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.

Phòng trị: Bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ 10-20 g/bình 8 lít.

- Rệp sáp

Ấu trùng có cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, màu hồng, có chân và có thể di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc. Rệp sáp gây hại làm trái phát triển kém, râu trái ngắn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái. Ngoài ra, còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.

Phòng trị: Thu hái những trái bị hại nặng đem tiêu hủy, dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate...

- Bệnh phấn trắng: Oidium sp, Nguyên nhân do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp.

Gây hại trên hoa, trái nơi bệnh có đốm phấn màu trắng xám, đen. Bệnh tấn công trên trái non và cả trái đã lớn bị một lớp phấn trắng bao phủ sau đó chóp gai trái bị đổi màu đen, lan dần làm cả trái bị khô đen. Trái bị bệnh kém phát triển cơm nhỏ hoặc lép.

Phòng trị: Phun thuốc sớm để bảo vệ bông và trái non bằng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc Kumulus, Anvil, Tilt theo nồng độ khuyến cáo.

- Sâu đục trái

Thường gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín, ấu trùng sau khi nở đục vào ăn phần thịt hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi nó có thể đục cả vào hạt.

Phòng trị: Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh để trái chín quá lâu trên cây. Bao trái bằng bao nylong có đục lỗ. Có thể phun thuốc Decis, Cymbush, Ambush khi trái chín 15 ngày để phòng trừ hiệu quả loại sâu này.

Chúc Quí Khách, Bà Con Làm Vườn Thành Công

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Trái Cóc Giàu Dưỡng Chất

Không chỉ là món ăn vặt được học trò ưa chuộng, trái cóc còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe.

1. Ít calo

Trái cóc giàu dưỡng chất100g thịt trái cóc chỉ cung cấp khoảng 29 calo cho cơ thể. Nếu so sánh với xoài thì 100g thịt xoài chứa tới 64 calo. Như vậy, trái cóc có thể làm thỏa mãn sở thích ăn vặt của bạn, giúp duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể mà không phải lo lắng chuyện tăng cân.

2. Giàu chất xơ

Trái cóc rất giàu chất xơ. Một phần ăn 100g cóc chứa khoảng 5,7 g chất xơ, đáp ứng 23 % lượng chất xơ cần thiết trong ngày. Chất xơ là một dưỡng chất có ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cho cảm giác no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và cân nặng một cách hiệu quả. Ngoài ra, ăn nhiều chất xơ từ trái cóc còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim nữa.

3. Dồi dào vitamin C

Một khẩu phần gồm 100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

4. Nhiều chất sắt

Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu thì nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc.

5. Phong phú về canxi

Trong 100g cóc chứa 32 mg canxi, cung cấp khoảng 3% lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Canxi là một khoáng chất cần thiết để duy trì xương chắc khỏe, hỗ trợ cho cơ bắp và giúp sự dẫn truyền thần kinh được diễn ra bình thường.

Kỹ Thuật Trồng Cây Cóc Thái Lan

Giai đoạn từ lúc bắt đầu hình thành phát hoa đến lúc hoa bắt đầu nở từ 20-22 ngày. Từ lúc hoa nở đến khi bắt đầu đậu trái đầu tiên từ 6-10 ngày. Thời gian từ lúc cây bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch từ 122-128 ngày, phát hoa liên tục mỗi đợt cách nhau từ 18-22 ngày.

Kỹ thuật trồng cây cóc tháiCây Cóc Thái Lan (Spondias cytherea Sonn.) thuộc họ Anacardiacae là loại cây ăn quả có đặc điểm rất dễ trồng, ít sâu bệnh, cho nhiều trái, trồng khoảng 18-20 tháng là thu hoạch . Cây thấp (khoảng 1,5m- 2m) nhưng tán rộng, thích nghi tốt với các loại đất. Ưu điểm nữa của cây cóc Thái Lan là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại tiếp tục nên được nhiều người trồng với mục đích vừa làm kiểng vừa cho trái ăn. Đối với người dân trong đô thị, cây ăn trái là mảng xanh hữu dụng hơn cây lâm nghiệp, vừa góp phần cải thiện môi trường, vừa cho trái dùng được. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ vài ghi nhận tổng quan và đưa ra lượng phân bón thích hợp trong quá trình thí nghiệm ghi nhận được, cũng như vài lưu ý trong quá trình trồng cóc Thái lan

1. Ghi nhận tổng quát đặc điểm sinh trưởng cây cóc Thái

Cây cóc Thái có khả năng bắt đầu ra chồi mới (3 mm – 7mm) từ 7-8 ngày sau khi tỉa cành đồng loạt. Từ lúc chồi xuất hiện đến khi đến khi phát hoa hình thành trên chồi từ 8-11 ngày. Tuy nhiên, những phát hoa hình thành đầu tiên sau khi tỉa cành đồng loạt, do không có đủ lá để cung cấp dinh dưỡng và che mát nên thường ngắn, nhỏ và đậu ít trái.

Giai đoạn từ lúc bắt đầu hình thành phát hoa đến lúc hoa bắt đầu nở từ 20-22 ngày. Từ lúc hoa nở đến khi bắt đầu đậu trái đầu tiên (trứng cá) từ 6-10 ngày. Thời gian từ lúc cây bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch từ 122-128 ngày. Cây cóc Thái hình thành phát hoa liên tục mỗi đợt cách nhau từ 18-22 ngày.

Thời tiết nắng nóng (nhiệt độ cao vào tháng 3 và tháng 4) trong giai đoạn cây nuôi trái gây ảnh hưởng đến phẩm chất của trái, trái ngả màu vàng ở những nơi bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

Vấn đề nước tưới cho cóc (đặc biệt trong mùa nắng nóng, lượng mưa tháng 1 và tháng 2 ít cùng với nhiệt độ cao) sẽ ảnh hưởng khi cây mang trái, cây không được cung cấp đủ nước sẽ cho trái nhỏ và có vị chua hơn so với các cây khác được cung cấp đầy đủ nước.

Các loài sâu gây hại chủ yếu là sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius), sâu xanh (Spodoptera exigua Hubner), rệp sáp (Pseudococcus sp.). Rệp sáp xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây mang trái, bám vào trái, chồi, kẽ lá. Các loại sâu xanh, sâu ăn tạp chủ yếu cắn phá lá non, đục trái non hoặc cắn phá bề mặt trái.

2. Quy trình trồng cây cóc Thái Lan

2. 1. Tỉa cành tạo tán

Tỉa cành nhằm loại bỏ cành già yếu, cành đã mang hoa và trái của vụ trước, tạo cho tán cây được thông thoáng giúp cho cây nhận được đầy đủ ánh sáng và giảm sâu bệnh, giới hạn chiều cao của cây để tiện chăm sóc và thu hoạch. Tỉa bỏ cành già yếu, cành vượt, cành đang mang hoa và trái.

2. 2. Bón phân

Qua quá trình thí nghiệm cho thấy, cây cóc Thái Lan cần bón 400 N- 100 P2O5-100 K2O g /cây/năm, cây sẽ sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao gấp 2 lần so với không bón và gấp 1,8 và 1,6 lần ở các liều lượng phân 100 N -100 P2O2-100 K2O g /cây/năm và 200 N -100 P2O5-100 K2O g /cây/năm.  Đối với lân, bón lót phân lân được chia làm 2 đợt mỗi đợt sẽ bón lót 50 g P2O5/cây, bổ sung phân hữu cơ (BCRON 8) 100 g cho mỗi gốc ở mỗi đợt bón. Còn phân đạm, kali được chia đều bón 15 ngày/ lần.

Tuy nhiên, lượng phân bón trên là phân đơn nguyên chất. Vì vậy, để bón phân thương phẩm trên thị trường ta cần qui đổi như sau:

Với phân Ure có 46% N, để bón 400 g N ta cần bón: 400 x 100/46 = 869,5 g/cây/năm.

Phân Super Lân Long Thành (Ca(H2PO4)H2O)  để bón 100 g  ta cần bón: 100 x 100/16 = 625 g/cây/năm.

Phân Chlorua Kali (KCl) 60% K2O để bón 100 g  ta cần bón: 100 x 100/60 = 166,7 g/cây/năm.

2. 3. Nước tưới

Sau khi tỉa cành tưới nước 1-2 ngày/ lần. Tùy theo điều kiện thời tiết mưa nhiều hay nắng nóng, mà tăng giảm số lần tưới.

2. 4. Chăm sóc và theo dõi tình hình sâu bệnh

Tủ rơm khô và cỏ khô cho gốc cây, tủ rơm phủ đầy mặt mô nhằm giữ độ ẩm cho đất, tránh bị xói mòn khi tưới nước hoặc mưa to và hạn chế bốc thoát hơi nước vào những ngày nắng nóng.

Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh nhằm phát hiện và phòng trị kịp thời. Sử dụng thuốc trừ sâu Suprathion 40EC, thuốc trừ bệnh Man 80WP.

Làm cỏ thường xuyên ở lối đi, quanh gốc cây, trên mặt mô và khu vực trồng nhằm loại bỏ nơi ẩn náu cho côn trùng, mầm bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Cóc Thái Tại Nhà

Cây cóc Thái vốn dễ trồng lại siêng cho trái nên rất thích hợp trồng làm cây cảnh trong chậu tại nhà đô thị, bên cạnh đó cây cóc Thái còn cung cấp lá non có vị chua chua như rau sạch và trái cóc có thể dùng ăn sống hay làm thành món dưa chua rất hấp dẫn.

Cây cóc Thái có tên khoa học là Spondias mombin thuộc họ Điều Anacardiaceae, cây cóc Thái khác giống với cây cóc thường được trồng tại Việt Nam cho trái lớn hơn.

1. Nhân giống và đất trồng cây cóc Thái

Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn trái chín nhưng cây sẽ lâu cho trái, người ta nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành sẽ cho cây giống ra hoa ra trái sau 6-8 tháng chăm sóc.

Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu đất trồng cây đảm bảo thoát nước tốt và có bổ sung thêm ít phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế…thì cây phát triển nhanh hơn, Có thể mua đất sạch hay giá thể bán sẵn trên thị trường hoa kiểng để trồng cây.

Chọn chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều trái.Nhớ dùng gạch hay gỗ kê đáy chậu trồng cây giúp thoát nước tốt.
2. Chăm sóc và bón phân cho cây cóc Thái trồng tại nhà

Vì cây trồng trong chậu nên cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây, đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn trông rất thích. Nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cây cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK 16.16.8 hoặc NPK 5.15.25 hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước ( có thể dùng luân phiên)

Bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt.

Cây cóc Thái có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho trái nhiều hơn.
3. Phòng trừ sâu bệnh cây cóc Thái trồng tại nhà

 Cây cóc Thái ít khi bị sâu bệnh nhưng khi thiếu nước vì tưới không đủ, cây dễ bị rệp muội vào ngọn cây làm cho vàng lá và khô cành dần.

Trường hợp mưa kéo dài trời âm u thì dễ bị bọ hút chích làm xoắn lá non. Khi gặp các trường hợp trên không cần dùng thuốc trừ sâu mà dùng kéo bén cắt bỏ hết những nhánh bị hư cành khô, cách ly hết nguồn lây sâu bệnh, sau đó bón thêm ít phân trùn quế trộn với giá thể một lớp đất mặt 3-4 cm là cây lại cho nhánh lá mới.

Khi thu hái trái cóc Thái nhớ dùng kéo hay dao cắt hết trái trong chùm, sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho trái để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt trái mới.

Sau mỗi đợt hái trái nhớ bón thêm lớp đất mặt và phân hạt theo như hướng dẫn.

Kỹ Thuật Trồng Cóc Cây Miền Nam

Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây

1. Mô tả giống

* Tên (Spondias cytherea), cây ăn quả nhiệt đới lâu năm, họ Điều (Anacardiaceae).

Giống Cóc miền nam đang bán ở Trung tâm là cây ghép cho ngay sau 9 tháng trồng.

* Đặc điểm hình thái

Cây thân gỗ. Lá kép, mọc ở đầu cành, có 7 - 12 cặp lá chét có răng cưa, giòn, vị chua. Hoa nhỏ, trắng, mọc thành chùm lớn. Quả hạch màu xanh, to bằng quả trứng vịt; thịt quả chín màu vàng nhạt, giòn, hơi chua; nhân quả to có nhiều gai mềm. Mùa quả tháng 6 - 12. Được trồng nhiều ở Miền Nam Việt Nam.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng

Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.

* Mật độ trồng


Tùy độ màu mỡ của đất mà có thể trồng với khoảng cách 7-9m (hình vuông hay hình nanh sấu), 6,5-7m. Vùng đất cao có thể trồng th­ưa hơn vì tuổi thọ lâu, cây cho tán lớn. Nhìn chung, Cóc thư­ờng đư­ợc khuyến cáo trồng với khoảng cách 9-15m.

* Làm đất, bón lót và trồng cây

Khi đào hố,  lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 - 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4  hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

* Chăm sóc sau trồng

Thời kỳ cây còn nhỏ, được 1-3 năm tuổi, cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần thiết.

- Tưới nước:
 Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.

- Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

* Bón phân

- Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây Cóc phát triển ổn định.

- Giai đoạn cây trưởng thành: 
Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa và vào tháng 9-10 dương lịch. Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.

* Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

- Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC...

- Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng...

- Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L...

- Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

- Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …

- Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

3.Thu hoạch, sơ chế


Khi quả già, vỏ quả căng mịn thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng.
Cây cóc thái giống

Trị Tiêu Chảy Bằng Vỏ Cây Cóc

Trái cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.

Dân ta thường dùng trái cóc còn xanh, gọt vỏ rồi ngâm trong một thứ nước pha mặn, ngọt, sau đó thoa lên một lớp muối ớt đo đỏ trông rất hấp dẫn, bày bán nhiều nơi.

Có người lại thích ăn cóc chín vì có thịt mềm, ngọt, nhiều nước, hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, món gỏi cóc xanh với tôm khô, cá khô thì đúng điệu là món nhậu “đặc sản Nam Bộ”.

Thực ra, trái cóc không chỉ ngon miệng mà còn là loại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng. Qua phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh được thành phần thịt trái cóc như sau: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%.

Trong 100 g thịt của trái cóc chứa tới 42 mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt (Fe). Trái cóc từ lâu cũng đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát. Nhai thật kỹ trái cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng. Dân ở một số nơi còn nghiền nhỏ thịt trái cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực.

Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy, hiện Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ, sắc uống (lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750 ml nước còn 250 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày).
Cây cóc chữa bệnh tiêu chảy

Trái Cóc Dành Cho Người Bị Tiểu Đường

Ngoài việc trái cóc dùng để ăn có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn, lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.

Quả cóc chữa bệnh tiểu đườngNhưng trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường "mắc phải"). Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cốc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).

Cần lưu ý rằng đây không phải là một loại thuốc có tác dụng điều trị tiệt căn bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường: Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất "nhạy cảm" với tình trạng tăng cân, khi bị tăng cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.

Tìm Hiểu Về Trái Cóc

Hoa vàng nhạt. Quả hạch hình trứng màu vàng lớn 5 cm x 3 cm. Quả có vị chua và mùi dầu thông.

Trái cóc là một trái cây nhiệt đới rất được lứa tuổi học trò ua chuộng cùng với ổi, xoài tuợng. Với giới thích nhậu thì cóc chua cùng muối ớt sẽ giúp 'đua cay' vài ba xị đế ! Cóc hiện đang nghiên cứu trồng tại Florida (Hoa Kỳ) và hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới trái Cóc sẽ được cung cấp dồi dào tại những nơi tập trung của cộng đồng Việt Nam.

Cây cóc được xem là có nguồn gốc tại vùng Melanesia- Polynesia và sau đó được đến trồng tại các vùng nhiệt đới của cả Cựu lẫn Tân Thế giới. Cây khá phổ biến tại Mã Lai (cây trồng trong vườn), Ấn Độ, Tích Lan. Quả cóc được bán khắp các chợ Việt Nam. Cây gia nhập Philippines từ 1915, sau đó trồng tại Queensland (Úc).

Cây được đua đến Jamaica vào 1782, và 10 năm sau Thuyền trưởng Bligh đã đưa thêm vào đây một giống cóc khác, gốc từ Hawaii. Cây cóc cũng được trồng tại Cuba, Haiti, Cộng Hòa Đominican, nhiều nước Trung Mỹ, Venezuela.
Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã nhập cảng hạt giống cóc từ Liberia vào năm 1909 (tuy nhiên, theo Wester thì cóc đã được trồng tại Miami (Florida) từ 4 năm truớc đó). Năm 1911, một số hạt giống khác đã được gửi từ Queensland (Úc) sang Washington. Hiện nay cây cóc đang được trồng và phát triển tại Florida.

Ðặc tính thực vật
Cây cóc thuộc loại cây thân mộc, lớn, mọc nhanh, cao 8-18 m (tại Mỹ châu) thuờng trung bình 9-12 m, phân nhánh nhiều cành dễ gẫy. Lá kép, lẻ, to, dài 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh ; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6.25-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi, rụng. Hoa mọc thành chùy to, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thuờng thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị. Quả thuộc loại quả hạch, hình trứng hay hình bầu dục, dài 6-8 cm, rộng 4-5 cm, da ngoài vàng-cam; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua; Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả, thòng xuống. Hạch khá lớn hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt với thịt, có 5, 6 ô cách nhau không đều.

Ngoài ra còn có loại cóc chua hay cóc rừng (Spondias pinnata) (tên Anh là Hog plum), thuộc loại tiểu mộc, rụng lá vào mùa khô. Lá kép, lẻ dài 30-40 cm, có 2-5 đôi lá chét quan, hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa mọc thành chùy rộng, lớn hơn lá, có nhánh dài 10-15 cm. Hoa vàng nhạt. Quả hạch hình trứng màu vàng lớn 5 cm x 3 cm. Quả có vị chua và mùi dầu thông.

Giá trị dinh duỡng: 100 gram quả phần ăn được chứa:
- Calories 157
- Chất đạm 0.5-08 g
- Chất béo 0.28- 1.79 g
- Chất carbohydrate 1.2-9.5 g
(Chất so=fiber) : 1.1-8.4g
- Calcium 0.42 g
- Sắt 0.02 g
- Magnesium 0.2 g
- Phosphorus 0.51 g
- Potassium 2 g
- Kẽm 1.9 mg
- Beta-Carotene 16 mg
- Niacin 105 mg
- Riboflavine 1.5 mg
- vitamin C 42 mg

Về phương diện dinh dưỡng quả Cóc thường được đánh giá là kém hơn Xoài, tuy nhiên nếu để quả chín đúng độ thì vị khá ngon. Quả xanh (lúc còn cứng) có vị hơi vhua, dòn, nhiều nước và khá thơm thoảng mùi của dứa, nhưng nếu để mềm thì thành hơi nhão và khó cắt. Quả xanh có thể chế tạo thành sauce, ngâm giấm. Nấu với chút đuờng rồi ép qua rây, cóc có thể so sánh với applesauce, nhưng thơm hơn. Lá non có vị hơi chua được dùng làm salad. Tại Indonesia, lá được hấp chín làm rau ăn với cá khô.

Tại Trinidad và Tobago (Tây của Ấn Độ), các nhà sản xuất thực phẩm đã dùng nước ép từ quả cóc pha trộn trong một loại yoghurts (từ sữa bò). Loại ya-ua này được đánh giá về hương vị, khẩu vị khá cao và được xem là một nguồn cung cấp rất tốt về phosphorus và chất đạm.

Thành phần hóa học
Ngoài thành phần dinh duỡng trên, một số bộ phận khác còn chứa:
Chất nhựa như keo trong màu vàng chứa những đuởng hữu co như D-galactose, D-xylose, L-arabinose, L-fucose, L-rhamnose ; và còn có mono-methyl-glucuronic acid.
Hạt chứa nhiều khoáng chất như Calcium, Magnesium, Phosphorus, Potassium, Sulfur.

Pectin trong vỏ trái cóc
Nghiên cứu tại ÐH Cameroun, phối hợp với Trung Tâm Nghiên cứu Nantes (Pháp) phân chất vỏ của quả cóc (thường bị vất bỏ) ghi nhận vỏ cóc chứa 9-30% pectin, uronic acid (557-727 mg/g trọng lượng khô), đuờng trung tính 9125-158 mg/g). Sản lượng pectin cao nhất khi trích bằng dung dịch oxalic acid/ ammonium oxalate, đồng thời pectin lấy được có trọng khối cao, độ methyl hóa tốt nên có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Pectin trích từ vỏ cóc có thể so sánh với pectin trích từ chanh xanh (Food Chemistry Số 3, Bộ 106-2008).

Một nghiên cứu khác thực hiện tại ÐH Universidade Federal do Parana, Curitiba (Ba Tây) ghi nhận lượng Carbohydrate tổng cộng trong quả Cóc lên đến 41%. Polysaccharides chiết được bằng nước nóng cho thấy có cấu trúc loại I rhamnogalacturonan với các dây nhánh arabinogalactan. Dịch chiết này có hoạt tính kích khởi sự hoạt động của thực bào nơi màng phúc toan (Fitoterapia Số 76, tháng 12/ 2005)

Nhựa (gôm của quả cóc)
Các phân chất về thành phần chất nhựa (gôm) màu nâu nhạt trong trái Cóc tại ÐH La Universidad del Zulia (Venezuela) cho thấy hợp chất polysaccharide trong gôm chứa galactose, arabinose, mannose,rhamnose, glucuronic acid và chất chuyển hóa loại 4-O-methyl.. (Carbohydrate Research Số 28-2003)

Vài phương thức sử dụng
Tại nhiều nơi trên thế giới, cóc còn được dùng làm thuốc chữa bệnh:
Tại Kampuchea: Vỏ của cây dùng phối hợp với vỏ chiêu liêu, mỗi thứ 4 mảnh nhỏ, cỡ ngón tay cái, sắc chung trong 2 lit nước, đến còn 0.5 lít, uống để trị tiêu chảy (chia làm 3 lần)

Tại Ấn Độ, cóc chua (Spondias pinnata) được gọi là ambra, jangli am. Vỏ cây dùng trị đau bao tử, kiết lỵ; hay nghiền nát trộn nước đắp trị đau khớp xương, và thấp khớp. Quả dùng trị yếu tiêu hóa do mật. Nước sắc từ lá dùng trị xuất huyết. Rễ dùng điều hòa kinh nguyệt.

Tài liệu sử dụng:
Medicinal Plants of india (SK Jain & Robert DeFilipps)
Whole Foods Companion (Dianne Onstad)
Fruit : A Connoisseur's Guide and Cookbook (Alan Davidson)
Fruits of Warm Climates (Julia Morton)

Kỹ Thuật Trồng Chanh

Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng

Chanh: (Citrus limonia), cây ăn quả lâu năm, họ Cam (Rutaceae). Thân gỗ, dạng cây bụi, nhiều gai. Lá không tai, tròn hoặc hình trứng, mọc cách, trên lá có những ống tiết tinh dầu. Hoa trắng điểm tím. Quả xanh lục, vị chua. Thường gặp các giống, tuỳ theo chất lượng, hình dạng mà có tên gọi khác như C giấy, C đào, C núm. Ngoài ra, ở Việt Nam, gần đây còn nhập một số giống C ở vùng ven Địa Trung Hải như C Ơreka.
Dịch quả chứa nhiều thành phần, trong đó quan trọng nhất là vitamin C (khoảng 65 mg/100 g dịch quả tươi) và axit xitric 5 - 7%, dùng làm nước giải khát, thông tiểu tiện, chữa bệnh chảy máu chân răng (bệnh scobut), sụt lợi, cũng như sốt xuất huyết. Ngoài ra, trong dịch quả còn có vitamin PP có tác dụng tăng cường sức bền bảo vệ mao mạch. Ngâm C với muối để chữa ho, viêm họng. Tinh dầu lá, vỏ quả làm hương liệu. Lá, rễ, vỏ thân, hạt quả, tinh dầu dùng làm thuốc chữa bệnh.

1. Một số giống chanh và kỹ thuật chọn

Hiện nay bà con vẫn còn trồng Chanh chủ yếu bằng cành chiết. Cây giống cần đủ tiêu chuẩn sinh trưởng, đúng giống và sạch bệnh.

a) Nhóm con tép màu xanh nhạt: (Citrus aurantifolia).

- Đặc điểm chung:
 Tán cây dày đặc, cành có gai (khó chăm sóc). Năng suất cao, lá hình elip. Trái đa số hình cầu (trừ chanh côn hình elip), vỏ mỏng, bóng và láng. Con tép nhỏ, màu xanh nhạt, nhiều nước, mùi vị rất chua và thơm, khá nhiều hạt. Bước đầu ghi nhận có 5 giống/dòng chanh trong đó có 2 giống phổ biến:

* Chanh chùm: Trái mọc thành chùm (có 3-5 trái), vỏ mỏng (1,5mm), nước nhiều (>45%), vị rất chua. Hiện nay, giống này đang được trồng phổ biến (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang).

* Chanh lá xoắn: Trái khá giống Chanh chùm nhưng dạng trái hơi dẹp hơn và có chóp lá xoắn (Bến Tre).

b) Nhóm con tép màu vàng: (Cirus spp)

- Chanh tàu: Cây ít gai, tán dày đặc. Trái hình cầu, to, vỏ trái xanh đậm và hơi sần hơn Chanh chùm, con tép vàng nhạt, to, nhiều nước (>45%). Hiện nay, giống này cũng được trồng khá nhiều do ưu điểm cây ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán ép bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm dù phẩm chất kém hơn. Bước đầu ghi nhận có 2 dòng, khác nhau về màu sắc bông và đặc tính ra hoa, đậu trái:

* Chanh tàu bông tím đậm (Citrus spp): Hoa thường ra chùm (2-9 hoa) và có nụ màu tím đậm, trái chùm (3-7 trái) (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng tháp).

* Chanh tàu bông tím lợt (Citrus limon): Hoa ra thường rời (1-5 hoa) và có nụ màu tím lợt hơn, trái rời 2-3 trái/chùm (cần Thơ).

2. Chuẩn bị đất và thời vụ trồng:


a) Xây dựng bờ bao:

Đồng Bằng Sông Cửu Long thường có cơn lũ vào tháng 9 -11 dl từ thượng nguồn đổ về, nên vườn cần có bờ bao với hệ thống cống để tưới và tiêu nước. Vườn phải có trồng cây chắn gió để bảo vệ cho cây Chanh. (Tre, bạch đàn, tràm, bình linh … thường được trồng trên bờ bao).

b) Đào mương liếp:

Để tăng hệ số sử dụng đất thì đào mương rộng trung bình là 1,8m - 2m. Tuy nhiên kích thước mương còn tùy thuộc vào tầng canh tác sâu hay cạn. Khi đất ruộng lên vườn hoặc vườn tạp cải tạo thường áp dụng kỹ thuật lên liếp dạng cuốn chiếu hoặc kiểu mô. Để cho cây Chanh phát triển tốt, năm đầu khi lập vườn, chúng ta nên trồng những cây chịu được pH thấp: mía, khóm...sau đó mới trồng Chanh.

c) Trồng cây che mát:


Vườn cần trồng cây để che mát cho cây Chanh đồng thời tăng hệ số sử dụng đất (Cây nhãn, mận, cóc …thường được trồng nhất).

d) Khoảng cách trồng:

Do trồng xen nên mật độ cây rất biến động, trong khoảng 40-100 cây/công (1.000m2), trung bình là 70 cây/công. Khoảng cách trồng của Chanh là (4m x 4m) hoặc (5m x 5m). Khoảng cách này thay đổi tuỳ thuộc có trồng xen hay không. Riêng vùng Miền Đông không bị ảnh hường của tầng phèn cũng như lũ lụt nên khoảng cách trồng có thể rộng hơn miền Tây.

3. Thời điểm trồng: Thường là tháng 4 - 6 dương lịch (đầu mùa mưa).

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây chanh


a) Chuẩn bị hố trồng và cách trồng:

Tuỳ theo vùng đất mà kích thước mô cao hay thấp, lớn hoặc nhỏ. Nói chung, vùng ĐBSCL mô trồng cao hơn vùng Miền Đông. Mô trồng cần phải chuẩn bị trước ít nhất là 2 tuần. Đất làm mô trồng thường là đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 30-40cm và đường kính mô khoảng 80-100cm. Giữa mô, đào một hố nhưng có kích thước nhỏ hơn và trộn 20-40kg phân chuồng, 1kg phân super lân và 0,5 kg vôi trộn đều với đất. Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang bằng mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển, hàng năm chúng ta cần phải đắp đất thêm cho mô. Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép.

b) Tủ gốc giữ ẩm:

Đa số rễ Chanh mọc cạn, nhiệt độ của đất cao trong mùa hè ảnh hưởng đến bộ rễ cây có múi, cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng mùn đáng kể. Có thể trồng xen hoa màu (Bắp, đậu, khoai…) khi cây còn tơ.

c)  Mực nước trong mương:


Chanh rất mẫn cảm với nước, nếu mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ cây. Vì vậy, cần để mực nước trong vườn cách mặt liếp 40-60cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn, vào mùa mưa mực nước trong vườn thấp nhất và cách mặt liếp 70-90cm.

d) Vét sình:
Là đưa lớp bùn non dưới mương lên mặt liếp dày khoảng 2cm.

- Ưu điểm: Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây; nâng cao dần tầng canh tác; vét sình có thể kết hợp với việc xiết nước xử lý ra hoa.

- Nhược điểm: Xác bả thực vật chưa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đưa lên liếp; thông qua vét sình vô tình đưa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc; để khắc phục những nhược điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm /lần hoặc sình được đưa lên liếp và tập trung một chỗ cho khô hoàn toàn mới bón cho cây.

e) Neo trái:

Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, gibberellin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15-30 ngày. Song neo trái quá mức có ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây.

f) Xử lý ra hoa:

Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây thiếu nước trong một thời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà con hay gọi là “ xiết nước”.

Xiết nước ra hoa có ưu điểm:  Cây ra hoa đồng loạt; tổng thu nhập kinh tế một lần cao, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch.

Nhưng có các nhược điểm là: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nứơc, cây mau già cỗi.

Quy trình xử lý ra hoa:


* Tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa: Chanh có thể ra hoa quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa xuân, tức trổ hoa tháng 2,3,4,5 dương lịch (nông dân còn gọi là mùa thuận). Muốn có quả mùa nghịch thì phải tiến hành chăm sóc bón phân để cây trổ hoa tháng 9,10 dl và thu hoạch tháng 12,1 dương lịch.

Tóm tắt quy trình như sau:

- Đầu tháng 7 dl bón phân: 0,5 – 1kg (urê + DAP + kali)/gốc (tuỳ theo tuổi và tình trạng sinh tưởng) theo tỷ lệ: 1 urê + 2 DAP + 2 kali, sau khi tưới nước khoảng 2 ngày cho phân tan, thì tiến hành xiết nước kéo dài khoảng 15-20 ngày.

- Đến cuối tháng 7 dl, tiến hành tưới nước trở lại, hai ngày đầu tưới 2-3 lần/ngày sau đó giảm dần.

- Những ngày đầu tháng 8dl cây sẽ trổ hoa.

- Khi trái lớn, đường kính khoảng 0,5-1cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc 0,2-0,5 kg (urê + DAP + kali) theo tỷ lệ 1:1:1.

- Sau đó mỗi tháng bón 2 lần vào ngày 15 và 30, bón liên tục 2 tháng như vậy.

* Sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa:

- Sử dụng urê phun lên lá: ban đầu cũng chăm sóc như cách một, tuy nhiên có sử dụng 1kg ure pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ rụng, khoảng 30 -50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên.

- Khoảng cuối tháng 7 dl, xịt các loại phân bón kích thích qua lá (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì). Khi vừa đậu quả cũng có thể xịt các loại phân bón qua lá để bồi dưỡng thêm dưỡng chất cho quả phát triển tốt.
Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác để kích thích cây chanh ra hoa như:

- Dùng bừa cào xúp nhẹ trên lớp đất mặt để kích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng đột ngột đưa đến hiện tượng cây Chanh rụng lá và sau đó sẽ ra hoa.

- Hoặc dùng cây chống nhánh, tàn cây Chanh lên, sau đó hạ xuống gây ức chế sinh trưởng của cây, làm cây Chanh có thể rụng lá, sau đó tưới nước, cây có thể ra hoa. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây.

- Để biện pháp xử lý ra hoa không bị ảnh hưởng của thời tiết (vì tháng 7dl ở trong mùa mưa), có thể lợi dụng hạn Bà Chằn (tháng7 âl) để xiết nước hoặc dùng vải nylon phủ chung quanh gốc để hạn chế nước mưa.
Áp dụng phương pháp này thì bắt đầu thu hoạch quả từ tháng 1- 3 năm sau.

g) Phân bón:


Cây Chanh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Tuy nhiên tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà tính toán lượng phân cung cấp hàng năm cho cây thích hợp.
- Khi cây còn tơ năm 1, có thể dùng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX (Chuyên Cho Cây Có Múi) bón hai lần/năm, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây.

-  Đối với cây Chanh ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau:

Trên cây Chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) có thể sử dụng 2-3kg phân HUMIX cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm: Trước khi trổ hoa, sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát triển, và lần bón dưỡng lại cây sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành...

Số lần bón có thể thay đổi từ 4-6 lần/năm, chủ yếu tập trung vào giai đoạn kích thích ra hoa và nuôi trái của cây. Chú ý phòng ngừa sâu bệnh gây hại trái ở giai đoạn này.

- Việc sử dụng phân hữu cơ cần chú ý là phân phải được ủ đúng cách nhằm hạn chế tối mầm bệnh trong phân. Vì vậy, nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho Chanh như bón thúc bằng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên dùng cho Cây Có Múi vừa nói ở trên, bón lót trước khi trồng hoặc bón xả sau thu hoạch bằng Phân Vi Sinh HUMIX thay cho các loại phân khác (quy trình xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng vi sinh vật an toàn cho cây trồng và đảm bảo hiệu quả về mặt dưỡng chất).

* Phương pháp bón:


-  Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phânvào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.

- Miền Đông, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 20-30 cm, rộng 20-30cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc áp dụng bón rãnh như vùng ĐBSCL.
- Có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ hoặc phân dơi để tưới hoặc bón cho Cây chanh. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

* Tỉa cành và tạo tán:

Trong đó, công tác tạo tán là cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp. Các bước như sau:

- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60cm thì bấm bỏ phần đọt, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch.

- Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Thu hoạch Chanh


Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…,nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

Cỏ Seo Gà Chữa Lở Loét, Bệnh Ngoài Da

Theo Đông y, cỏ seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, mát máu giải độc, cầm máu sinh cơ.

Cỏ seo gàCỏ seo gà trong Đông y thường gọi là Phượng vĩ thảo, có tên khoa học là Pteris multifida Poir., thuộc họ Cỏ seo gà – Pteridaceae.

Đây là loài cây thảo nhỏ, mọc thành bụi, cao tới 35-50cm. Thân rễ ngắn mọc bò. Cuống lá kéo dài, màu gụ bóng. Lá được chia ra làm nhiều đoạn xòe ra như đuôi gà, đuôi phượng, mép lá các đoạn có khía răng.

Có hai loại lá: Lá không sinh sản ngắn có mép nhăn nheo; lá sinh sản dài nhưng hẹp hơn, lá chét cuốn men theo sống lá, mép lá gập lại, mang túi bào tử dày đặc ở trong. Cây được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.

Theo Đông y, cỏ seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, mát máu giải độc, cầm máu sinh cơ. Thường dùng trị kiết lỵ mạn tính, lỵ trực khuẩn, viêm dạ dày- ruột, viêm gan thể vàng da, viêm phổi khạc ra máu, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, ngứa lở ngoài da, rắn độc cắn, ăn nấm dại trúng độc; còn dùng trị bệnh phụ khoa.

Dưới đây là các bài thuốc dùng cỏ seo gà:

- Chữa kiết lỵ thần diệu, phương cực hay trong “Nam dược thần hiệu”: Cỏ seo gà, dây mơ lông, rễ cỏ tranh, cây phèn đen, bằng nhau mỗi vị 20-30g, gừng sống 3 lát. Sắc đặc để nguội, uống vào lúc đói.

- Chữa kiết lỵ ra máu, mủ: Cỏ seo gà 40g, dây mơ lông 30g, Binh lang 10g, phèn đen 30g, hàn thẻ 10g. Sắc với 4 bát nước, còn 1 bát rưỡi chia 2 lần uống. Ngày uống 4-5 lần. Kiêng mỡ, cá tanh.

- Chữa lở loét, bệnh ngoài da: Cỏ seo gà đốt thành than tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi. Có thể dùng cây tươi giã đắp.

- Bỏng lửa, bỏng nước sôi (cấp độ 1): Dùng 150g cỏ seo gà sao qua than tồn tính, tán nhuyễn thành bột mịn, thêm dầu vừng và bôi vào vết bỏng.

- Mày đay: Dùng 150g cỏ seo gà, 10g muối ăn, nấu lấy nước rửa chỗ bệnh.

- Đao thương xuất huyết, chó nhà cắn bị thương: 
Dùng 30g lá cỏ seo gà, 30g lá Tử hoa địa đinh, tất cả đem giã nhuyễn bôi vào vết thương.

- Rết cắn, sâu róm đốt bị thương: Dùng 60g lá cỏ seo gà tươi, 30g lá non chua me đất hoa vàng. Tất cả đem giã nhuyễn, đắp lên chỗ bị thương.

- Thống kinh: Cỏ seo gà 30g, gừng tươi 15g, trứng gà 1 quả, đường cát trắng 15g. Đem cỏ seo gà và gừng tươi cùng chưng với nước, bỏ bã, nhân lúc còn sôi cho trứng gà, đường trắng vào đảo đều. Ngày uống 1 lần, liên tiếp trong 3 ngày.

- Xích bạch đới: Cỏ seo gà 30g, Bòng bong Nhật (Hải kim sa) 15g, rau mã đề 15g, rễ Ý dĩ 15g. Nấu lấy nước uống.

- Sa tử cung: Cỏ seo gà, lá Bạc thau, lớp da mỏng trong vỏ cây vông, Kim ngân hoa, Bấc lùng (Đăng tâm thảo), vỏ quả bầu nậm, sáp ong. Sáu vị trên đều bằng nhau, cho vào nồi đất, đổ nước ngập thuốc, sắc còn 1/3 rồi hòa sáp ong vào nước thuốc đang nóng, cho tan ra rồi uống.