Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Phương pháp trồng mận

Phương pháp trồng mận

Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.


Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2-2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố

Hố trồng có kích cỡ 60x60x60cm hoặc 50x60x70cm, hố cách hố 44m, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 20-25kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng.

Thời vụ


Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.

Chăm sóc

- Tháng đầu nếu trời khô hanh phải tưới nước hàng ngày. Diệt cỏ, xới xáo quanh gốc.

- Mùa mưa chống ngập úng, mùa khô lạnh cần xới xáo, ủ gốc giữ ẩm cho cây.

- Cắt bỏ sớm các chồi dại từ phần cây gốc ghép, để tập trung dinh dưỡng Co mầm ghép sinh trưởng phát triển.

- Khi cây cao 1-1,2m bấm ngọn tạo ra 4-5 cành cơ bản. Năm sau lại bấm ngọn các cành để tạo cành thứ cấp.

Bón phân

Mận dưới 4 năm tuổi bón phân mỗi năm 1 lần vào đầu năm: 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg urê, riêng lượng urê chia bón làm 2 lần đầu và cuối năm.

Với vườn mận 4-10 năm tuổi bón 3 lần/năm, vào tháng 2-3, 6-7, 11-12, với lượng phân: đầu năm bón 0,4kg urê + 0,2kg clorua kali để cây nảy lộc, hoa và quả; giữa năm bón 0,4kg urê + 0,25kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 20-30kg phân chuồng + 0,7kg supe lân + 0,15kg clorua kali giúp cây chuẩn bị ra hoa.

Với mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần tùy thực trạng vườn.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây mận thường bị các loại sâu bệnh như: sâu cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Việc chăm sóc, bón phân, vệ sinh, quét vôi gốc… có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận.

Sử dụng các loại thuốc như: Selecron 500ND pha 0,1%, Trebon 10EC pha 0,5-1% để diệt côn trùng, với nhện dùng Ortus 5SC pha 0,1%, với rệp sáp phun Supracid 20EC pha 0,1%.

Dùng Tilt super 300ND pha 0,1% trừ bệnh phấn trắng, với bệnh chảy nhựa cần cạo vỏ và phun Aliette 80WP pha 0,3% hoặc quét Boodo đặc 10% lên vết bệnh.

Thu hái và bảo quản


Thu hái khi quả đã chín hẳn. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, nên hái khi còn ương, độ già khoảng 79-90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm giập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ, giấy mềm để vận chuyển không bị giập nát.

Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng. Nên xếp vào các sọt để trên giàn, tránh đổ thành đống.

Đốn tỉa đào và mận

Đốn tỉa đào và mận

Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành trên cây to, khỏe và thoáng, cành phân bố đều các phía. Loại bỏ những cành bụi, nhất là những cành ở phía dưới. Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng cây hoặc trong năm thứ nhất.

Đốn tỉa mận đào nhằm các mục tiêu sau:

- Tạo khung tán thích hợp cho cây ra hoa và đậu quả (đốn tạo hình).

- Giúp cho hoa ra quả đều, năng suất và chất lượng quả ổn định ở thời kỳ kinh doanh (đốn tạo quả).

- Tỉa quả nhằm loại bỏ bớt quả sâu, nhỏ, quá nhiều để những quả còn lại phát triển tốt, chất lượng cao.

Đốn tạo hình:


Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành trên cây to, khỏe và thoáng, cành phân bố đều các phía. Loại bỏ những cành bụi, nhất là những cành ở phía dưới. Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng cây hoặc trong năm thứ nhất.

- Khi trồng, cắt ngọn thân chính ở độ cao 50 cm.

- Trong quá trình sinh trưởng, cắt bỏ những mầm không cần thiết, chỉ để lại từ 3-4 mầm, phân bổ đều ở các phía và ở những độ cao khác nhau, những mầm này sẽ phát triển thành những cành khoẻ.

Đốn tạo quả:

Đối với những cây quả hạch nhân (mận, mơ, đào), chỉ những cành 1 năm tuổi cho quả và chỉ cho quả một lần. Do đó, cần tiến hành đốn cành để tạo ra những cành mới cho quả, thay thế những cành trước không còn khả năng cho quả nữa.

Thông thường cần tiến hành đốn cây làm 2 lần:

Đốn vào mùa Hè (sau khi thu hoạch): Loại bỏ những cành đã cho quả, cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng, đặc biệt là tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng phân hoá mầm hoa trước mùa Đông. Chú ý không nên đốn quá đau, sẽ làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

Đốn vào mùa Đông (trước mùa ra hoa): nhằm loại bỏ những cành vô hiệu (cành mọc chụm vào phía trong tán cây), hoặc những cành quá yếu, chỉ giữ lại những cành 1 năm, cách nhau khoảng 30 cm.

Tỉa quả:

Loại bỏ một phần quả ngay từ khi chúng bắt đầu lớn để những quả giữ lại phát triển tốt, kích thước quả to hơn, chất lượng cao hơn, giá bán cao hơn. Việc tỉa quả buộc phải tiến hành bằng tay.

Phương pháp trồng và chăm sóc cây mận

Phương pháp trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta đây là một loại cây có ý nghĩa xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc.


Có rất nhiều giống. Hiện nay giống Thongsamsti có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống được ưa chuộng nhất. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Trồng sau một - hai năm có thể cho hoa trái, hình chuông,màu nâu đỏ, sọc xanh mờ nhạt, đặc ruột, thịt dẻ và có màu trắng xanh, giòn - ngọt - ngon. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 80 - 120gram/trái.

I. Các giống mận và kỹ thuật nhân giống

Mận tam hoa: Có quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm

Mận tả van tím (mận đường) có vỏ tím ruột vàng

Mận hậu:
Quả tím có ruột xanh lơ chuyển sang vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng 2, chín tháng 7. Khối lượng quả: 30-40 quả/kg

Mận tả hoang ly: quả chín có vỏ vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng một, đến đầu tháng hai. Quả chín từ cuối tháng 6 sang tháng 7.

Mận trải trảng li: Ra hoa tháng 2, quả chín tháng 7, quả thường chín không đều. Quả nhỏ: 50-60 quả/kg. Năng suốt đạt 28-30 tấn/ha. Thường được trồng ở độ cao 900-1000mét

Mận đỏ: Vỏ quả tím, ruột tím. Là giống mận địa phương ăn có vị chua, không ngọt như các giống mận đường

Mận chua: (còn gọi là mận đắng) vỏ quả màu tím vàng, ruột vàng. là giống mận địa phương có vị chua đắng, sức sinh trưởng khoẻ, thường được làm gốc ghép.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Kỹ thuật trồng :

a. Giống:

Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

b. Mật độ:

Cây cách cây 4- 4,5m, hàng cách bằng 4-5m.

c. Đất trồng:

- Vùng đất trủng:

Làm mô trồng : có thể rộng 0,8-1m, cao 0,4-0,8m. Mỗi mô có thể bón 0,5kg vôi bột 0,3kg phân lân, 5kg phân hữu cơ hoai mục.

- Vùng cao, đất gò đồi nếu:

Đất bằng phẳng đào hốc có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5. Bón mỗI hốc 0,5kg vôi bột 0,2kg phân lan, mỗi ít phân hữu cơ. Vun mô rộng 0,8m, cao 0,3m.

Đất dốc, cách làm hốc trồng và bón phân như trên. Nếu độ dốc nhỏ hơn 7%, hốc trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn, độ dốc lớn hơn, hốc trồng có thể thấp hơn mặt đất 10-20cm.

d. Cách trồng:

- Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng. Rọc đáy túi dựng bầu. Đặt cây vào vị trí, và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra. Lấp đất giữ chặt cây.

- Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng. Rọc đáy túi dựng bầu. Đặt cây vào vị trí, và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra. Lấp đất giữ chặt cây.

- Cắm cọc cố định cây (cột cây bằng dây nilon).

2. Kỹ thuật chăm sóc

a. Giữ ẩm: Sử dụng các vật liệu dễ tìm như rơm rạ, cỏ khô … đậy phủ xung quanh gốc để giữ ẩm.

b. Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây thường xuyên nhất là ở thời kỳ mới trồng, và khô hạn kéo dài. Cây chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo. Thời kỳ mang trái, cây rất cần nước để nuôi trái.

c. Tỉa cành tạo tán:

- Tỉa bỏ cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh.

- Khống chế chiều cao cây khoảng 3,5m, tạo thông thoáng giúp cây quang hợp tốt.

d. Bồi đất cho cây: Hàng năm nên bồi thêm đất cho cây vào đầu mùa khô như bùn mương, đất khô … dầy 2- 3cm, xung quanh tán cây kết hợp với việc bón phân hữu cơ hay phân hóa học.

e. Bón phân: Cần tham khảo thêm tài liệu và kinh nghiệm bón phân trong điều kiện canh tác thực tế.

Phân hữu cơ: Hàng năm nên bón cho cây 5-10kg.

Phân hóa học :

- Năm thứ nhất: Bón cho cây khoảng 500 gram phân NPK 16-16-8. Chia ra 4-5 lần bón trong năm.

- Năm thứ hai: Bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3-4 lần bón.

- Thời kỳ cho hoa trái: Bón 1,5- 3kg phân NPK 20-20-15, chia ra làm nhiều lần bón.

- Thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 0,5-1 kg phân NPK 20-20-15 cho cây nhanh chóng phục hồi.

3. Sâu bệnh:

Sâu rầy gây hại:

a. Sâu ăn lá: Là loài sâu ăn tạp, thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơ xác.

Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý : Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Trebon 10ND …

b. Rầy mềm, rệp sáp, rệp dính: Tấn công chồi non, cuốn lá cuốn trái,…làm cành lá quăn queo, bị muộI hóng làm đen trái …

Có thể dùng Bassa 50ND, Supracide 40ND, Polytrin 10ND …

c. Sâu đục thân, đục cành: Ấu trùng đục vào cành, thân làm cho cành bị khô có thể bị gảy ngang. Đầu tiên chúng khoét những đường hang ngoằn - nghèo, hay đụt sâu vào thân cây, cây suy kiệt dần rồi chết.

Có thể dùng Vibasu 10H, Vicarp 10H, Regent … để bón định kỳ xung quanh gốc, hay sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn để xịt phòng cho cây như : Basudin 50EC, BiAn 40EC, … (Lưu ý thời gian cách ly).

d. Sâu đục trái: Chúng đục sâu vào bên trong trái, đùn phân ra ngoài làm giảm phẩm chất trái. Dùng các loại thuốc sâu có độc tính thấp để phun phòng ngừa như: Polytrin P440 ND, Vertmec 1,8 ND, …

e. Ruồi đục trái: Gây hại trên trái ở giai đoạn trái gần chín. Ruồi đẻ nhiều trứng vào trái, trứng nở ra giòi, đụt khoét thành hang làm như hư thối. Vào mùa mưa trái thường bị hư hại rất nặng nề.

Dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon - D để bẩy ruồi đực, làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái. Với cách diệt ruồi đụt trái này sẽ không gây ô nhiễm môi trường, giúp tăng chất lượng của cây trái.

Bệnh :

Trên mận, bệnh gây hại không quan trọng lắm. Trong canh tác chỉ lưu ý phòng bệnh vào giai đoạn sau khi đậu trái, có thể sử dụng : Ridomyl MZ 72 BHN, Tilt 250 ND, Score 250 ND… liều dùng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chăm sóc và trồng Mận

Chăm sóc và trồng Mận

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12, 1 khi cây nghỉ Đông.


1. Mật độ, khoảng cách

Khoảng cách trồng 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Đất xấu trồng mau, đất tốt trồng thưa hơn. Ghép lên gốc đào, cây mọc khỏe tán to, cũng trồng thưa hơn khi ghép lên gốc mận.

2. Bổ hốc, đánh cây

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12, 1 khi cây nghỉ Đông.

Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn có thể sống 100%.

Không thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng. Muốn trồng sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6-10kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng.

3. Đốn cành tạo hình

a) Tạo hình: Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm cọc chống khi cần để có thân chính thẳng. Cũng như các cây ăn quả khác, hãm ngọn thân chính để tạo nên 3-5 cành khung hay nhiều hơn tùy theo sức cây và chân cành khung trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng 20-30cm.

b) Tạo quả. Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành. Tất cả các giống mận của ta đều thuộc loại mận Trung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy ra tình trạng quả ra quá nhiều.

4. Tỉa quả

Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:

- Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa.

- Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn dễ gãy).

- Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành.

Phương pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt đỗ tương (đậu nành) thì tỉa. Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ cách quả kia 4-5cm trên cành quả.

5. Bón phân, tưới nước, làm cỏ

Mặc dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao. Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi trồng bỏ dưới hốc: 30-40kg.

Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ Đông. Sau khi cây ra quả, thời kỳ cần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch.

Trong các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân. Lượng phân khoáng thường bón 300-500g/cây amôn sunfat khi cây chưa ra quả; 1-1,5kg khi cây đã có quả rồi. Tính ra NPK nguyên chất 1 hecta đương thu hoạch bón khoảng 100kg N, 100-150 P2O5, 150-200kg K2O.

Mận thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới. Nếu trồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu trời hạn, tưới cho mỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.

Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Tốt nhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay.

6. Trừ sâu bệnh

Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. ở đây trồng giống mận chua, chống sâu sâu bệnh cũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc. Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm. Những loại chính là:

- Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận. Cách phòng: không đốn cành non, đặc biệt cành hơi to. Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng lành, phòng trừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh.

- Bệnh khô cành: mận Tam Hoa trồng ở vùng thấp hay mắc. Triệu chứng: cành nhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì lá và quả non đang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ biến màu nâu, ống dẫn nhựa bị tắc do đó cành héo. Có thể bệnh do một loại vi khuẩn gây ra. Phòng trừ bằng thuốc bordeaux ít tác dụng. Cắt cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làm giảm bệnh. ở trại Lý Nhân ghép lên mận chua, mận Tam Hoa ít bệnh hơn trồng bằng cành chiết.

- Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm. Trị bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.

ở trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu róm ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy hiểm.

7. Thu hoạch chế biến

Mùa mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.

Hái xanh hai chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơi xanh. Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây không những hàm lượng đường tăng nhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng tăng. Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so với khi mới chín cách nhau chỉ mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30%. Vì vậy hái sớm có thể là một nguyên nhân thất thu. Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm cho cây yếu sức đi.

Hái xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũn không mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh. Nếu hái mận khi bắt đầu chín có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối.

Mận phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất. Chế mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò. Độ nhiệt sấy lúc đầu là 50-60°C sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá 72-73°C. Thời gian sấy vào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn khoảng 20%. 100kg mận tươi sau khi sấy còn khoảng 32-36kg mận khô.