Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Chăm sóc bưởi Quế Dương thời kỳ mang quả

Chăm sóc bưởi Quế Dương thời kỳ mang quả

Những năm gần đây, người tiêu dùng biết thêm một giống bưởi đặc sản quả màu vàng chanh, to, múi quả mọng nước, vị ngọt ngon không the đắng, đó là giống bưởi Quế Dương (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội.


Để năng suất, chất lượng ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao bà con nông dân cần chăm sóc cây bưởi Quế Dương thời kỳ mang quả như sau: Làm cỏ, xới xáo và vệ sinh vườn cây Cắt cỏ thường xuyên kết hợp với xới xáo nhẹ trên mặt luống cách gốc 30 - 40 cm, quét vôi cho gốc cây ở độ cao 60 - 70 cm vào 2 đợt đầu và cuối mùa mưa (tháng 2 - 3 và 8 - 9). Tưới và thoát nước Tưới đủ ẩm và tưới theo phương pháp phun cho cây để tránh dí đất, thoát nước vào mùa mưa, không để vườn đọng nước quá lâu dễ làm thối bộ rễ tơ. Cắt tỉa Hàng năm tiến hành cắt tỉa tạo tán vào thời điểm sau khi thu hoạch quả; cắt tỉa những cành vượt, cành tăm, cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh hại. Những chùm nào mang 2 - 3 quả cần tỉa bớt chỉ để 1 quả. Quản lý dịch hại Thực hiện quy trình phòng trừ tổng hợp được tiến hành theo 4 bước sau: Quản lý và chăm sóc vườn cây khỏe mạnh. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại trên cây, phát hiện và phòng chống kịp thời các ổ dịch trách sự lây lan. Tiến hành tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Sử dụng bộ thuốc trừ sâu bệnh hại có chọn lọc. Tiến hành phun thuốc phòng trừ vào những thời điểm thích hợp. Kỹ thuật bao quả

+ Chuẩn bị trước khi bao quả Trước khi cây ra hoa, phun phòng trừ sâu vẽ bùa bằng thuốc Polytrin 25ml/10lít nước hoặc Selecron 25ml/10lít nước; Phun phòng trừ nhện đỏ, nhện trắng bằng thuốc Comite 10ml/10lít nước; Furmite 12ml + 30ml dầu khoáng SK hoặc Longph ABA 5.EC; Newsodant 5.3EC hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu; Phun phòng trừ rệp muội xanh, rệp muội nâu đen, rệp sáp và rệp vẩy bằng thuốc Suprathion 40EC 20ml/10lít nước, Supracid 40EC hoặc Applaud 10WP; Phun phòng trừ bệnh loét, bệnh sẹo bằng dung dịch Boocdo 1% (15g suphatđồng + 20g vôi tôi/12 lít nước) hoặc Kocide 53.8DF (35g/10 lít nước); Norshield 86.2WG (đồng đỏ).

+ Kỹ thuật bao quả


- Chất liệu túi bao: Sử dụng túi bao quả chuyên dụng làm bằng giấy có tráng parafin màu vàng nhạt, chiều rộng 30 cm, chiều dài 35 cm, có dây kẽm dùng để buộc ở trên mép túi và hai lỗ thoát nước đục sẵn ở phái đáy túi, chất liệu túi đã qua kiểm nghiệm không gây ảnh hưởng đến chất lượng quả bưởi cũng như môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

- Thời điểm bao quả bưởi sau khi kết thúc rụng sinh lý lần 2, đường kính quả từ 4 - 5 cm. Đưa quả bưởi vào bên trong túi bao, gấp miệng túi bao từ hai bên mép túi vào cuống quả, sau đó dùng dây kẽm ở miệng túi quấn chặt lại.

- Kiểm tra sau khi bao quả: Kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện một số loại dịch hại trong giai đoạn quả được bao như nhóm rệp sáp hại quả thì phải tiến hành phun phòng trừ.

- Tháo túi bao quả: Khi quả bưởi Quế Dương đạt độ chín sinh lý, trước thu hoạch 40 - 50 ngày, tiến hành tháo túi bao để cải thiện mã quả.

* Lưu ý: Nếu không bao đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng rụng quả ngay sau khi bao, xuất hiện một số sâu bệnh hại quả như: nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng, rệp sáp bông, bệnh loét, bệnh ghẻ trong thời kỳ bao quả.

- Tác dụng của túi bao quả bưởi: Bao quả chống lại được sâu hại, nhện hại, rệp muội, rệp sáp, ruồi đục quả, ngài chích hút và bệnh loét, bệnh ghẻ hại quả…nhờ đó mà hạn chế được việc dùng thuốc trừ sâu, bệnh. Bao quả giúp cải thiện mã quả, vỏ quả bóng, đẹp, không bị trầy xước.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Hoàng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Hoàng

Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng Yên. Giống Bưởi Hoàng là giống bưởi ngọt, không the, được thu hoạch vào tháng 10 – 11, cây giống sau 18 tháng có thể thu hoạch.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng Yên. Là giống bưởi ngọt có từ lâu đời rồi mà chỉ có làng Hoàng trồng mới ra trái ngon và ngọt nhất. Quả bưởi rất to (gấp 3 quả bưởi Diễn), vỏ mỏng, múi to mọng, ăn ngọt dịu đậm đà, nhiều nước. Rất thích hợp trong những bữa tráng miệng gia đình hoặc làm quà biếu.Giống Bưởi Hoàng là giống bưởi ngọt, không the, được thu hoạch vào tháng 10 – 11, cây giống sau 18 tháng có thể thu hoạch.

Cây Bưởi Hoàng đang là một trong những hướng phát triển cây ăn quả lớn tại các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Phú Thọ, …Và đặc biệt có thể RẢI VỤ thu hoạch bưởi trên vườn. Nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC


1. Chọn giống:

- Cành chiết: Đối với cành chiết tốt nhất nên có độ tuổi từ 16 – 18 tháng tuổi, đường kính của cành 1,5 – 2,0 cm, các cành không bị sâu bệnh. Không nên chọn những cành dưới gốc, cành vượt và trên ngọn để chiết làm giống.

- Cây ghép: Mắt ghép phải được lấy đúng giống cây cần chọn, chồi ghép sinh trưởng khoẻ với chiều cao chồi (tính từ điểm ghép trở lên) là 30 – 40cm.

2. Thời vụ trồng bưởi hoàng:

- Vụ Xuân: bắt đầu trồng từ tháng 2 đến tháng 4

- Vụ Thu đông: bắt đầu trồng từ tháng 8 đến tháng 10

Do vụ xuân có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển nên vụ Xuân là thời vụ trồng cây bưởi hoàng tốt nhất.

3. Chọn và làm đất:

- Cây bưởi hoàng thích hợp với các loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phải thoát nước tốt, có tầng canh tác dày trên 1m, mực nước ngầm dưới 1,5m, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất khá (hàm lượng mùn từ 1,5 – 2% trở lên), có đủ nguồn nước để tưới tiêu vào mùa khô hạn.

- Trước khi trồng khoảng 2 tháng phải tiến hành làm đất, cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, gốc rễ cây (nếu đất khai hoang) và xử lý đất bằng vôi bột (500 kg/ha), Benlate (20 kg/ha), Basudin, Vibasu 10H (15 – 20 kg/ha).

4. Đào hố:

* Kích thước hố: Đối với vùng đất bằng 60cm x 60cm x 60cm, vùng đất đồi 80cm x 80cm x 80cm.

* Đào hố: Chú ý khi đào hố phải lấy lớp đất mặt đổ sang một bên và lớp đất phía dưới đổ sang bên khác.

5. Cách trồng bưởi hoàng:

– Cây giống là cành chiết: Đào 1 lỗ khoảng 30 x 30 cm xé bao nilong ngoài vỏ bầu rồi đặt nhẹ vào chính giữa tâm hố, gạt đất rồi nén chặt, tránh làm vỡ bầu đất. Dùng cọc và dây mềm cố định thân cây lại. Khi đặt cây cần chú ý tư thế của cây sao cho cây sau này tán phát triển thuận lợi, thân chính không bị nghiêng ngả. Trồng cây xong tưới nước đủ ẩm, ủ rơm rác xung quanh gốc cây đr giữu ẩm cho cây(tủ cách gốc 10 cm).

– Cây giống là cây ghép: Đặt cây để tư thế của cây sao cho cành ghép quay về hướng dưới gió để tránh gió to làm tách gãy cành ghép.

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Tủ gốc bưởi Năm Roi để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

A.Thiết kế vườn

1. Đào mương lên liếp

Mương thoát  và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8m. Hàng năm thường có lũ vào tháng 9-11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng  bờ bao để bảo vệ cây trồng. chú ý hướng Đông – Tây để thiết kế liếp trồng vuông góc với hướng Đông, khi đó các cây trên vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng hơn.

2. Trồng cây chắn gió

Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế các mức thiệt hại do gió, bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: Bình linh, Dâm bụt, Mận, Bạch đàn…

3. Mật độ và khảng cách trồng

Đắp mô trồng cây có chiều cao 4cm, bề ngang 1m, nên chọn lớp đất mặt của ruộng trồng các loại đậu để đắp mô. Chia vườn ra từng líp, mỗi líp có bề ngang 7m, trồng cây theo hàng đôi, mỗi nhánh cách nhau 4m, hàng cách nhau 5m.

B. Kỹ thuật trồng và canh tác


1. Thời vụ trồng:

Trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa

2. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng

Nên làm mô (ụ đất), mô nên cao 40-60cm và đường kính 80-100cm. khi trồng, giữa mô cũng đào lỗ, đặt cây xuống giữa lỗ và mặt bầu ngang bằng mặt mô, lấp đất lại.

3. Tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây có múi, vì vậy cắt cỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.

4. Tưới và tiêu nước

Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, vào mùa mưa do lượng nước phân bố không đều, vì vậy vườn cần phải có mương, cống tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

5. Vét bùn bồi liếp

Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2-3 cm là tốt. Thời gian vét bùn được khuyến cáo là 2 năm/lần.

6. Phân  bón

a. Thời  kỳ kiến thiết cơ bản:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho bưởi. Sau khi trồng nên dùng phân Urê hoặc phân DAP với liều lượng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nước để tưới cho 01 gốc bưởi (2 tháng/lần). khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tưới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ.

b. Thời kỳ kinh doanh trên cây bưởi có thể chia làm bốn lần như sau:

1/ Sau khi thu hoạch bón: 25% đạm+ 5-20kg hữu cơ/gốc/năm.

2/Bốn tuần trước khi cây ra hoa: 25 % đạm + 50% lân+30% kali

3/Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm+ 25 % lân+50% kali

4/Một tháng trước thu hoạch bón: 20% kali

Hằng năm nên bón bổ sung từ 0.5-1kg phân Ca(NO3)2  (Nitrat  Canxin) để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái

c. Liều lượng phân bón:

Trong điều kiện của Việt Nam, chúng tôi chỉ đưa  ra các khuyến cáo có tính chất tham khảo, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà có quyết định tăng hay giảm lượng phân bón.

Trồng và chăm sóc bưởi Phúc Trạch

Trồng và chăm sóc bưởi Phúc Trạch

Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4; Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10. Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ.


1. Giới Thiệu:


Bưởi Phúc Trạch có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, các tép bưởi giòn tan, mọng nước, ăn vào miệng sẽ có cảm giác chua chua, thanh thanh. Người dân Hà Tĩnh luôn xem bưởi Phúc Trạch là đặc sản quý, khi đi xa họ thường mua làm quà biếu. Quả bưởi Phúc Trạch màu vàng nhạt, nặng từ 0,9 đến 1,2 kg, có quả nặng 1,5 kg. Cứ đến mùa, người dân thường thu hái và nhập cho các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn, hoặc được các thương lái thu mua đem về các huyện khác bán lẻ. Trong 24 xã của huyện Hương Khê, bưởi Phúc Trạch được trồng nhiều ở Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên… Mỗi gia đình  thường trồng từ 5 đến vài chục gốc. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch xã Phúc Trạch cho biết, toàn xã có 1.600 hộ dân thì hơn 70% hộ trồng bưởi với diện tích hàng trăm ha. Mùa thu hoạch bưởi Phúc Trạch bắt đầu từ giữa tháng 7 tới hết tháng 8 âm lịch. Mỗi cây tán rộng khoảng 4,5 m, cao 5 m, cho chừng 50 quả, có cây tới hơn 100 quả. Tuổi thọ trung bình của cây là 12 năm, sau đó phải thay mới. Ông Võ Tá Tài, cán bộ kỹ thuật Trại giống bưởi Phúc Trạch, thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thông tin, để quyết định cây bưởi có quả hay không, quan trọng nhất là ở khâu thụ phấn bổ sung. Việc quản lý dịch hại, diệt sâu bệnh phải đặc biệt lưu tâm. Cây Bưởi Phúc Trạch được xem là loại cây chiến lược để phát triển kinh tế của địa phương. Theo Chủ tịch xã Phúc Trạch, thu nhập lớn từ bưởi đã làm đổi sắc vùng quê. “Chúng tôi đang có chính sách khuyến khích người dân trồng bưởi. Theo đó, gia đình nào trồng thêm bưởi sẽ được hỗ trợ từ 10 đến 30 nghìn đồng mỗi gốc”, ông Khánh nói.

2. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh.

3. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:

- Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 - Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10

- Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ.

- Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ.

4. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ

- Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh.

- Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m

5. Phân Bón Lót:

- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg - Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.

6. Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Phúc Trạch:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

7. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Phúc Trạch:

– Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

– Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau:

- Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng.

- Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. - Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

- Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối.

- Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. - Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

– Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Phúc Trạch: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi.

+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali.

+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng 7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 - 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất.

Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.

Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ.

Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

8. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bưởi Phúc Trạch:

Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…

- Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.

- Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.

- Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. - Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.

- Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. - Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.

- Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.

- Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

9. Thu Hoạch và Bảo Quản:

Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt liền giỏ để thu hoạch trái, không được để rơi trái xuống đất. Khi thu hoạch nên mang bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trái và dùng giỏ nhựa loại 20kg. Kéo cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypocloric Sodium (NaOCl) trước khi dùng. Tất cả dụng cụ sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp. Nên bao trái bằng lưới polostirenhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ 10°C ±1°C, ẩm độ 90 ÷ 95%.