Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Cây rẻ quạt chữa viêm họng mãn tính

Theo đông y, vị thuốc xạ can là thân rễ của cây rẻ quạt có vị đắng, tính hàn, hơi độc, tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết...

Cây rẻ quạt trị ho và viêm họngCây rẻ quạt thường được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc khắp nơi ở nước ta, có tên khoa học là Belamcanda sinensis (L) DC, là một loài cây bụi thân cỏ, có thân rễ dài, mọc bò sát đất, thân cao khoảng 0,5m.

Lá cây mọc thẳng xếp hai hàng trên một mặt phẳng giống như “cái quạt”, hoa có màu vàng cam có đốm đỏ. Quả nang có sọc ngang, hạt màu xanh đen, hình cầu, sáng bóng.

Theo đông y, vị thuốc “xạ can” là thân rễ của cây rẻ quạt thường đào vào mùa xuân hoặc mùa thu; cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm; thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần. Xạ can là loại thuốc “thanh nhiệt giải độc” có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh Túc quyết âm Can và Thủ thái âm Phế. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, long đờm, đau họng, ho đờm; dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc giã củ tươi 10-20g với vài hạt muối, vắt lấy nước, ngậm nuốt dần; bã đắp ở ngoài. Xạ can hơi có độc nên người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. Dưới đây là một số bài thuốc của vị xạ can:

- Chữa viêm họng mạn tính, viêm họng hạt: Lấy một củ rẻ quạt to cỡ ngón chân cái rửa sạch, nướng chín (nếu không nướng chín sẽ gây bỏng họng), giã nhỏ với khoảng 10g muối, sau đó cho vào lọ nút kín. Hàng ngày lấy ra ngậm 3-5 lần; liên tục 3-5 ngày; có thể nhai nuốt cả bã và nước.

- Chữa viêm họng cấp: Xạ can (8-10g), sắc nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày; khi uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong vào cho dễ uống; đồng thời giã củ hoặc lá đáp vào chỗ đau trên cổ.

- Chữa viêm họng: Xạ can (4 g), kinh giới (16 g), kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi vị (12 g); bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi vị (8 g). Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm họng, ho đờm: Xạ can (6 g), sâm đại hành (15 g), mạch môn (15 g), cát cánh (6 g). Sắc uống ngày một thang.

- Chữa viêm amiđan cấp tính:
Xạ can (6 g); kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị (16 g), huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn mỗi vị (12) g; bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị (8 g); cát cánh (6 g). Sắc uống ngày một thang.

- Chữa các triệu chứng báng, bụng to nước óc ách, da đen xạm:
Xạ can tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, hễ thấy lợi tiểu tiện thì thôi.

- Trị ho hen, ho do lạnh:
Xạ can (10 g), bán hạ (10 g), tử uyển (10 g), khoản đông hoa (10 g), đại táo (10 g), sinh khương (10 g), ma hoàng (7 g), ngũ vị tử (3 g), tế tân (3 g). Sắc nước uống.

Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium

Treo giò lan phải treo chậu có cùng chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

Dendro mùa xuânChọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …
1. Làm nhà lưới trồng lan

Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị vướng. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu có cùng  chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.
Giàn treo lan
Giàn treo lan
Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.
Kệ để lan - Giá để lan
Kệ để lan
Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng

2. Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.

Ánh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Ánh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.

Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80%

Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

3. Cách trồng lan dendrobium

Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thoáng mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.

Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất
Trồng lan trong chậu nhựa
Trồng lan trong chậu nhựa

Cách trồng:

Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt để không bị lung lay.

Trồng trên thân cây:

Có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc

4. Cách chăm sóc

Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể

Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:

a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng)

Một số loại phân thường dùng:
Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước
NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/l
Vitamin B1 dùng 1ml/lít

Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.

b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:
đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất

Một số loại phân thường dùng:

Phân cá Fish Emulsion 1ml/l
NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
Vitamin B1 dùng 1ml/lít
NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

Cách dùng:

Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.

c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:

Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa

Một số loại phân dùng:

NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
Vitamin B1 dùng 1ml/lít
NPK 6-30-30 1g/l

Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau.

Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben

Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…

Trồng Paulownia lợi nhuận cao

Ở Việt Nam, cây Paulownia phân bố trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc, giáp với biên giới Trung Quốc. Đồng bào ở vùng này đã từng dùng gỗ cây làm chõ hông xôi nên gọi đó là cây Hông.

Cây Paulownia - cây hôngTừ lâu, ở các nước có điều kiện thích hợp với cây Paulownia đã chọn cây Paulownia là cây lâm nghiệp và chú ý phát triển. Ở Việt Nam, cây Paulownia phân bố trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc, giáp với biên giới Trung Quốc. Đồng bào ở vùng này đã từng dùng gỗ cây làm chõ hông xôi nên gọi đó là cây Hông. Hiện nay, cây Paulownia được coi là một loài cây “chiến lược” của thế kỉ 21, một loài cây dễ trồng, dễ sống, thân thiện với môi trường và có giá trị kinh tế cao.

Việt Nam có đủ điều kiện về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng phong phú thích hợp để trồng loại cây đa dụng này. Việc đầu tư và ứng dụng cây Paulownia sẽ đem đến những giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam. “NHÀ VÔ ĐỊCH VỀ MỌC NHANH” Paulownia được mệnh danh là “nhà vô địch về mọc nhanh”. Paulownia là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, tán lá rộng, nhiều cành, lá thưa, ưa sáng. Chúng không kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước, đặc biệt thích hợp vùng đồi không ngập nước.

- Trong điều kiện bình thường, mỗi năm cây có thể tăng trưởng 3 – 4cm đường kính, về thể tích tăng 0,04 – 0,05m3 .

- Trong điều kiện tối ưu, cây có khả năng tăng trưởng 8 – 9cm/năm và thể tích tăng 0,15 – 0,2m3/năm. Một số cây trồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 – 22cm, cao đến 7 – 8m. So với các loài được xem là tăng trưởng nhanh nhất hiện nay như bạch đàn, keo lai, cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa.

- Khi cây được 2-3 năm tuổi đã đạt 12-14m, đường kính thân cây 0,24 - 0,26m và có thể khai thác làm bột giấy cao cấp (nguyên liệu làm giấy chất lượng cao). Khi cây đạt 8-12 năm tuổi đã cao 18-20m, đường kính thân cây 0,5-0,6m, khai thác làm gỗ cứng quý (vừa cứng, vừa nhẹ, chịu nhiệt (400°C) không cong vênh, nứt nẻ khi thay đổi thời tiết; dễ gia công cắt gọt, cưa xẻ, màu trắng vàng và sáng đẹp, dễ nhượm màu rất đẹp được dùng làm đồ nội thất trong gia đình rất tốt, ốp lát tường, sàn .v.v… ). Nó còn được dùng làm hộp đàn cao cấp như hộp đàn Piano, ghi ta … cho âm thanh ổn định tiếng ấm, khỏe, đặc biệt không ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ thay đổi. Vì vậy, giá gỗ Paulownia trên thị trường rất cao (700-1000 $/m3).

- LOÀI CÂY THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Việc trồng thâm canh cây Paulownia có ý nghĩa và giá trị rất lớn. Do Paulownia lớn nhanh nên tạo rừng nhanh, phủ xanh đất trống, đồi trọc do đó hạn chế nhanh tác hại của lũ lụt. Do nhiệt độ cháy cao ( 400°C ) nên trồng rừng Paulownia hầu như không bị cháy rừng, không bị phá rừng , có hiệu quả kinh tế cao nên góp phần xóa đói giảm nghèo, người lao động có việc làm, thu nhập cao, xã hội ổn định, giảm các tệ nạn …

- Cùng với các lợi ích trên, việc trồng cây Paulownia còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và du lịch…

- Hoa của Paulownia có màu tím trắng rất đẹp, có thể trồng làm tăng thêm vẻ đẹp của cảnh quan đền chùa, khu du lịch, tạo vùng sinh thái mát mẻ, Hoa và quả còn được dùng làm thuốc chữa bệnh hen hiệu quả cao.

- Lá của Paulownia chứa nhiều Protein và Vitamin dùng làm thức ăn gia súc rất tốt, khi lá rụng xuống đất tốt và tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong thực tế thấy rằng các cây trồng xen canh với Paulownia đều cho năng suất cao hơn khi trồng một mình.

- Thổ nhưỡng: Cây Paulownia không kén đất, tuy nhiên nếu trồng ở vùng đất màu mỡ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn, thích hợp với Paulownia hơn cả là vùng đồi đất xốp không úng ngập, độ pH = 6 – 7, độ sườn đồi 10 – 250

Kinh nghiệm thâm canh tỏi tây

Tỏi tây boa rô thuộc họ Alliaceae cùng với hành tây và tỏi. Không chỉ tạo nên hương vị đặc biệt cho các món ăn, tỏi tây cũng là nguồn giàu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Kỹ thuật trồng thâm canh tỏi tâyNăm nay nhuận 2 tháng 9 âm lịch nên thời tiết đầu vụ trồng tỏi tây sẽ có nhiều đợt nắng mưa xen kẽ kéo dài và nền nhiệt độ thường cao nên không thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển (tỏi tây phát triển thích hợp ở ngưỡng nhiệt 20 – 25 độ C).

Vì vậy, nông dân khi thâm canh cây trồng này có thể lùi thời vụ hoặc sử dụng các phương pháp chống nóng cho tỏi như trồng tỏi tây trong nhà lưới, nhà màn hoặc che lưới đen để giảm nắng. Nếu xây dựng nhà lưới thì nên có khung chắc chắn, chiều cao 3,8 – 4,2 m, kích thước mắt lưới (1-1,5 mm x 1-1,5 mm) để đảm bảo thông thoáng.

Trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách (8-10 cm x 8-10 cm/cây). Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm chặt ngắn để hạn chế cỏ dại và chống nóng..

Chuẩn bị giống, làm đất, gieo hạt, trồng cây: Tỏi tây được gieo trồng bằng hạt, lượng giống cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) cần 100 – 120 gr. Trong trường hợp thiếu giống, các nhánh mọc từ gốc cũng có thể sử dụng để trồng.

Giai đoạn hạt nảy mầm, tỏi tây cần nhiệt độ thấp (15 – 17 độ C). Vì vậy, nếu gặp nhiệt độ cao khi ngâm ủ giống thì cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách: Hạt giống ngâm trong nước 3 – 4 h sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ lạnh. Hàng ngày đưa hạt ra nhúng lại nước sau đó tiếp tục đưa vào xử lý. Thời gian này thường kéo dài 4 – 5 ngày. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Đất làm vườn ươm cần được bổ sung thêm trấu mục, phân chuồng hoai để tăng độ tơi xốp, cây con phát triển thuận lợi. Lượng hạt giống gieo là 2 gr/m2. Gieo xong cần phủ một lớp rơm chặt nhỏ 4 – 5 cm để che phủ hạt. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con khi gặp thời tiết bất lợi và bổ sung các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây. Cây giống trong vườn ươm từ 25 – 30 ngày, cây có 2 – 3 lá là đưa ra trồng được.

Trong thời gian cây tỏi ở vườn ươm nên nhổ cỏ dại bằng tay, không dùng thuốc trừ cỏ phun lên luống tỏi giống sẽ làm cây con bị ảnh hưởng.

Trước khi nhổ cây từ vườn ươm ra trồng khoảng 1 tuần cần có biện pháp huấn luyện cho cây con như hạn chế tưới nước, phun phân kali trắng + vi lượng giúp cây được cứng cáp và ít bị thất thoát sau trồng. Trước khi trồng cần cắt 1 phần lá và rễ cây con, nhúng rễ cây con vào dung dịch nấm đối kháng Trichodecma đã pha để hạn chế bệnh hại và kích thích bộ rễ phát triển.

Tỏi tây ưa đất giàu mùn. Đất trồng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại xử lý nấm bệnh bằng nấm đối kháng Trichodecma hoặc thuốc gốc đồng, vôi tả. Lên luống rộng khoảng 1 – 1,2 m, cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 cm.

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ từ 4 – 5 tạ phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế + 7,5 – 8 kg urê + 18 – 20 kg supe lân + 7,5 – 8 kg kaliclorua hoặc phân NPK tương đương thay thế.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân 1/4 urê, 1/4 kali. Đảo đều phân vào đất để rễ cây tránh tiếp xúc vào phân khi mới trồng.

Trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách (8-10 cm x 8-10 cm/cây). Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm chặt ngắn để hạn chế cỏ dại và chống nóng, duy trì tưới dưỡng ẩm cho cây nhanh hồi phục.

Lượng phân còn lại chia làm 3 lần bón vào các thời kì 15, 30, 45 ngày sau trồng kết hợp với bón hoặc phun phân bón trung vi lượng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Tưới nước và chăm sóc: Đất trồng tỏi tây cần đủ ẩm thường xuyên (75 – 80%). Giai đoạn mới trồng dùng bình ô doa tưới đều cả luống. Khi cây phát triển tốt nên áp dụng biện pháp tưới tràn hoặc tưới theo rãnh luống. Tháo hết nước đọng rãnh sau khi tưới hoặc sau mưa.

Trong giai đoạn cây còn nhỏ, độ che phủ đất thấp, cỏ dại phát triển mạnh nên cần chú ý làm cỏ, xới phá váng kết hợp với bón thúc cho tỏi phát triển thuận lợi.

Phòng trừ sâu bệnh: Cần thực hiện nghiêm ngặt phòng trừ tổng hợp IPM. Tỏi tây thường ít bị sâu hại. Tỏi chính vụ hay bị bệnh sương mai, cháy đầu lá vì vậy, cần sử dụng thuốc phun phòng như Zineb 80WP, Boocdo 1% và thuốc trị như Rovral 50WP, Aliette 80WP, Nativo 750WG…

Trong những ngày có sương muối, nông dân cần bảo vệ tỏi bằng cách tưới nước rửa sương kết hợp rắc tro bếp hay phun thuốc phòng bệnh để giảm thiểu lượng cây bị bệnh trong ruộng.

Tỏi sau trồng 70 – 80 ngày là có thể thu hoạch. Cây thu về loại bỏ lá già, lá bệnh, rửa sạch, đóng gói rồi đem tiêu thụ hoặc bảo quản trong kho lạnh.

Trồng và chế biến cây thạch đen - sương sáo

Thạch đen còn gọi là Sương sáo có tên khoa học là Mesona Chinensis có tác dụng làm thuốc. Lá của nó có vị hơi ngọt, tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt chữa cảm mạo do nắng nóng.

Trồng và chế biến cây thạch đen sương sáoNếu như quay lại 10 năm trước, nghề nuôi heo được xem là nghề thịnh vượng, “ăn nên làm ra” của đông đảo nông dân tỉnh Bình Dương thì thời gian gần đây, nhiều nông dân đã chuyển sang mô hình kinh tế mới như nuôi thỏ, ếch, nuôi cá nước ngọt... và gần đây nhất là nuôi nhím...

1. Mô tả.

Thạch đen được chế biến từ cây thạch đen. Đây là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Cây ra hoa vào cuối thu, đầu đông. Cây thạch đen có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc nhưng được nhập vào ta từ rất lâu đời. Ở Việt Nam cây đã được trồng ở một số nơi; hiện đang trồng nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng, nhiều nhất ở ba xã Chi Lăng, Kim Đồng và Tân Tiến thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

2. Tình hình phát triển kinh tế.

Thạch đen chỉ nhân giống bằng con đường vô tính, nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước. Cây ưa đất ẩm thuộc loại đất thịt pha cát có tầng sâu dày, không lẫn đá. Không trồng thạch đen trên đất thịt nặng hay đất do đá vôi phong hoá. Đồng bào thường trồng trên đất nương rẫy đã bỏ hoá 2 – 3 năm. Trồng gần nhà để có điều kiện chăm sóc tốt, năng suất có thể cao gấp đôi so với trồng ngoài đồi.

Thạch đen là cây ngắn ngày mà nhân dân địa phương thường hay nói với nhau là cây xoá đói giảm nghèo.

Năm 2005, diện tích trồng là: 136,9ha, trồng xuống ruộng là 82ha. Riêng xã chi lăng huyện Tràng Định thu được 1.088 tấn đã phơi khô.

3. Hiệu quả kinh tế.

+ Trồng nương đạt: 8,3 tấn/ha x 10.000 đ/kg = 83.000.000 đ/ha

+ Trồng ruộng: 12,5 tấn/ha x 10.000 đ/kg = 125.000.000 đ/ha

Trong năm 2005 thu nhập từ cây thạch đen là 10,3 tỷ. (chưa tính khâu giống)

4. Chế biến.

Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu hoạch 2 lần (vào tháng 6 và tháng 10-11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp. Khoảng 2-3 ngày phơi là khô. Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi năm chỉ thu một lần vào tháng 10 – 11. Thường 10 kg thân lá thạch tươi thì được 1 kg khô.

Muốn chế biến Thạch ăn, phải rửa cành lá thạch khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn. Khi chế biến thường theo công thức: 0,3 kg cành, lá thạch khô + 2 bò bột gạo tẻ sẽ nấu được 6 – 7 kg thạch ăn. Dùng ít bột hoà thì thạch sẽ đen và ngon hơn.

Từ những năm 1980 cây thạch đen đã thành hàng hoá. Nhiều gia đình đã thu nhập được khoảng 10-20 triệu đồng/năm nhờ trồng và bán cây thạch đen. Theo tính toán của người dân ở đây, trên cùng một diện tích canh tác, trồng thạch đen cho thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa nương.

Thạch đen là một loại lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị và triển vọng, cần có chính sách và kỹ thuật hỗ trợ để người dân có thể phát triển lâu dài loại hàng hoá này.

Kỹ thuật tạo tán cho cây nho ghép

Có nhiều kiểu tạo tán nho nhưng kiểu làm giàn và tạo tán qua đầu thông dụng, dễ làm và đạt hiệu quả tối ưu vì nó giúp cho cây nho ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và đạt năng suất cao nhất

Kỹ thuật làm giàn nhoĐầu tiên tiến hành trồng nho theo quy cách cây cách cây 1,5m và hàng cách hàng 2,5m, sau đó làm giàn và cắm cây choái cho nho bò lên giàn. Giàn phải đạt chiều cao tối thiểu là 1,7m (cao quá khó chăm sóc, thấp quá sẽ khó đi lại).

Trồng trụ gỗ hoặc trụ bê tông dọc theo hàng nho với khoảng cách trung bình 10m/cây, 2 trụ biên cắm xiên 30 độ và neo chắc chắn. Trên hàng trụ kéo 1 đường kẽm có: 4mm cho căng cứng và nằm trên đầu mỗi trụ, dùng kẽm có: 1mm hoặc cước có: 2mm đan lưới ô vuông trên giàn với độ rộng 20 – 25cm. Sau khi ghép xong, nho sẽ lên chồi, chọn 1 chồi khỏe nhất cho lên giàn, buộc dây vào cây choái cho chắc chắn cho gió không làm hỏng ngọn.

Khi ngọn nho vượt khỏi giàn 20-30cm, bấm bỏ ngọn thân chính ở dưới mặt giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới, giữ lại 2 cành khỏe nhất ngược chiều nhau và buộc dây cho nằm trên giàn theo 1 đường thẳng ngược chiều nhau dọc theo hàng nho, gọi là 2 tay chính. Khi 2 tay chính dài 0,75m (giữa 2 cây nho) thì bấm ngọn cho ra cành xương cá (cành thứ cấp), các cành xương cá mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia. Khi cành xương cá dài 1,25m (đoạn giữa 2 hàng nho) thì bấm ngọn.

Tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng từ 10 – 20 cành xương cá, dày quá sẽ sinh sâu bệnh, không tốt (trên cành xương cá bấm bỏ tất cả các chồi nách). Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn cho gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn xương cá, không cho nho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cho thân xương cá mập khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy trái.

Thông thường, quá trình lên giàn, cây nho sẽ ra hoa và kết trái, nhưng rải rác, không tập trung và sẽ làm mất sức cây nho nên cần cắt bỏ. Khi cây nho đạt 10 tháng tuổi, tiến hành cắt cành cho trái. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nảy mầm và ra hoa, kết trái đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch. Thời điểm cắt cành lấy trái phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch (giá cả thị trường) và điều kiện thời tiết (chọn thời điểm nắng nhiều, cường độ chiếu sáng cao, tránh mưa bão gây hư hại hoa).

Thông thường khi cắt cành khoảng 3 tháng sau thì thu hoạch (quy trình cụ thể như sau: Cắt cành 10 ngày sau nảy mầm, 20 ngày ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái, 35 – 60 ngày lớn nhanh, 60 – 80 ngày trái chuyển màu, 90 ngày thu hoạch, 120 ngày sau cắt cành cho ra trái vụ Kỹ thuật cắt cành lấy trái như sau: Trong bộ cành xương cá, chọn những cành to khỏe, lớn ít nhất bằng cây bút chì, dài hơn 1m, cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8. Số cành không đạt yêu cầu, cắt bỏ ở mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho kỳ thu hoạch vụ sau.

Khi hoa xuất hiện, cột cố định cành mang hoa để gió khỏi làm hỏng, khi cành mang hoa dài 1,25m thì bấm ngọn và tỉa chồi nách cho cây nho tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái (không phun thuốc trừ sâu lúc hoa nở sẽ làm hỏng hoa), một dây nho chỉ để 2 chùm nho, dày quá sẽ làm nhỏ trái, trong chùm nho tỉa bỏ trái dẹt, dày, để lại khoảng 40 – 60% số trái trong một chùm cho to trái, ngưng phun thuốc trừ sâu trước 15 ngày thu hoạch để bảo đảm an toàn thực phẩm. Có thể sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng GA3 xịt trực tiếp lên trái để làm tăng kích thước và trọng lượng trái, xịt KNO3 hoặc ETHREL lúc cắt cành sẽ kích thích cây ra hoa kết trái đồng loạt. Dùng ETHREL chấm vào cuống chùm nho trước khi thu hoạch 1 tuần lễ sẽ giúp màu trái nho đồng đều, trái tươi hơn

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Quả chanh chữa bệnh

Ngoài việc trị được một số bệnh thì quả chanh còn có tác dụng làm đẹp mà ít ai biết tới.

Cải thiện tâm trạng

Quả chanh tốt cho cơ thểNhững nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh dầu chiết xuât từ chanh có tác dụng cải thiện tâm trạng hiệu quả như: tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng lo âu….

Bằng cách ngửi tinh dầu chanh sẽ giúp tăng sự tập trung và tinh thần thoải mái mỗi khi làm việc căng thẳng.

Bạn có thể dùng tinh dầu chanh như một loại nước xịt phòng làm việc để tăng sự hưng phấn khi làm việc.

Một cách khác là bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu chanh vào khăn mùi xoa để ngửi cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự. 

Làm lành các vết loét

Chanh có khả năng kháng khuẩn và kháng virút, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương do chứng lở loét ở miệng là “thủ phạm”.

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt một trái chanh tươi vào một cốc nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng ba lần/1ngày. Duy trì thói quen này đều đặn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay thôi.

Hạ sốt

Cảm nóng và cảm lạnh do nhiều nguyên nhân gây nên sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu, để khắc phục tình trạng này bạn có thể dùng trái chanh như “một liều thuốc hữu hiệu”.

Bạn hãy vắt một trái chanh tươi vào trong một cốc nước nóng và đừng quên thêm một thìa mật ong, cứ sau hai giờ uống một lần cho tới khi tình trạng được cải thiện.

Giảm đau họng


Khi bị viêm họng, cảm giác đau họng thực sự khiến bạn khó chịu và đau đớn, để xoa dịu cơn đau này nhanh chóng bạn chỉ cần vắt một trái chanh tươi vào trong 250 ml nước ấm có thêm khoảng 1 thìa muối, khuấy đều. Dùng hỗn hợp này dể súc miệng 3 lần/ngày. Mỗi lần súc miệng nên ngậm dung dịch trong cổ họng khoảng 1 phút để đem lại hiệu quả giảm đau.

Trị mụn

Trong trái chanh chứa rất nhiều chất axit xitric, có tác dụng trị mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, trong chanh còn chứa nhiều Vitamin C - một loại Vitamin rất có lợi cho làn da. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn trị mụn bằng trái chanh:

Dùng bông gòn thấm nước cốt chanh thoa lên vùng da bị mụn trước khi đi ngủ và rửa sạch mặt vào sáng hôm sau.      

Trộn một phần nước cốt chanh bằng với một phần nước hoa hồng hoặc mật ong, để hỗn hợp này trong vòng nửa tiếng, sử dụng nó như một loại sữa rửa mặt đến từ thiên nhiên, hai lần mỗi ngày tốt nhất vào mỗi buổi sáng hoặc tối.

Xin lưu ý với bạn rằng những phương pháp này rất đơn giản, an toàn và hiệu quả, nhưng không nên dùng khi làn da bị tổn thương hoặc có vết loét do mụn gây nên.

Khắc phục vết chai chân

Chai chân sẽ khiến cho bạn không những phải chịu đựng cảm giác đau đớn mà còn làm cho bạn mất tự tin mỗi khi diện những đôi dép xỏ ngón hay xăng đan để lộ đôi bàn chân.

Muốn giảm chai chân, bạn hãy cắt chanh thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi cục, dùng một miếng băng gạc, băng lại sau đó tháo bỏ vào sáng hôm sau.

Bình ổn huyết áp cao

Huyết áp cao là chứng bệnh rất nguy hiểm, thường gặp ở những người trung niên và những người già.

Để giúp bạn luôn duy trì huyết áp ở mức ổn định, hãy nghiền nát 3 nhánh tỏi và 1 củ hành vào trong1/4 cốc sữa đã gạn kem hoặc có thể dùng sữa đậu nành để thay thế. Đem hỗn hợp này đun nóng trong vòng 5 phút. Sau đó bắc xuống và gạn lấy nước để nguội. Khi đã nguội thì thêm 3 thìa nước cốt chanh vào dung dịch đó, dùng để uống hàng ngày bạn sẽ nhanh chóng thấy dấu hiệu tích cực.

Trị côn trùng cắn

Da bạn sẽ bị mẩn đỏ, sưng phồng và có cảm giác ngứa sau khi bị côn trùng đốt. Muốn làm dịu cảm giác này bạn hãy dùng 1-2 giọt tinh dầu chanh trộn lẫn với 1 thìa mật ong và thoa lên da thường xuyên.

Đặc biệt có thể dùng khoảng 20 giọt tinh dầu chanh trộn với 1 cốc nước, rồi xịt dung dịch này lên tường là cách giúp xua đuổi côn trùng trong nhà bạn.

6 tác dụng tẩy rửa của quả chanh

Ngoài lợi ích cung cấp vitamin C cho con người, quả chanh còn là một chất tẩy rửa cực sạch trong nhà bếp của bạn. Xin giới thiệu những công dụng này của quả chanh.

Chùi nylon bị  mốc

Quả chanh có tác dụng tẩy rửaKhi vật dụng làm bằng nylon bị mốc, lấy chanh chà xát lên chỗ mốc, sau đó dùng giẻ khô lau sạch.

Chữa bàn ủi bị vàng vì quá nóng

Bàn ủi dùng lâu, hay do nhiệt độ quá cao sẽ bị vàng, cắm điện cho bàn ủi nóng lên, dùng chanh chà lên chỗ vàng, sau đó chùi lại bằng giẻ sạch.

Chùi đồ vật bằng thép

Những đồ vật bằng thép bị ố dơ, bị sét có thể được chùi bóng lại bằng cách lấy giẻ nhúng nước cốt chanh chà xát, sau đó chùi khô lại.

Giúp rửa ly thủy tinh mau sạch

Dùng  nước cốt chanh pha loãng với nước rửa thông thường tráng ly, ly thủy tinh sẽ nhanh sạch và bóng sáng hơn.

Chữa quần áo bị dính sét

Lấy một lát chanh tươi gói trong một miếng vải, đặt chỗ bị lấm dơ lên miếng chanh đó rồi lấy bàn ủi nóng ủi lên. Hoặc có thể trải vải bị dính sét thẳng ra, vắt nước cốt chanh lên chỗ bẩn, rắc một lớp muối mỏng lên trên, để yên trong 24 giờ rồi giặt sạch bằng xà bông.

Làm sạch chất nhớt của xà bông

Khi tay bị nhớt do xà bông, hãy rửa bằng nước có pha giấm hay nước cốt chanh

Tốt như chanh ta, chanh giấy

Thuộc họ trần bì, có vị chua pha nhẫn, tính mát, không độc. Ngoài tên quen thuộc là chanh ta, còn có loại chanh mỏng vỏ mỏng như giấy, nước nhiều, gọi là chanh giấy. Tên khoa học Citrus lemonaea.

Cây chanh giấyNhiều vitamin C và chứa nhiều vi lượng sinh tố A, B1, B2. Chanh còn chứa đường, calci và kẽm. Nước cốt chanh làm nước mát giải nhiệt. Nước chanh ta, chanh giấy; vỏ, hột được chiết xuất thành nước nhuộm bảo vệ tóc, giảm huyết áp cao, giải tỏa sự căng thẳng thần kinh, giải tỏa chướng hơi, sình bụng, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt, hột chanh còn giải phóng sự kết sỏi thận mãn rất hiệu quả nếu kết hợp với cam thảo đất.

Những đơn thuốc sử dụng chanh ta, chanh giấy hoặc kết hợp với các vị chữa trị bệnh như sau:

- Chữa tê thấp gối, đau nhức tứ chi, thần kinh tọa, viêm bong võng mạc: Dùng 2 quả chanh ta rửa sạch, đặt lên vỉ than, nướng cháy khoảng 10 phút. Vắt cả nước, tinh dầu vào 650ml nước; sắc chung với 12gr câu kỷ tử, 15gr thục địa, 20gr củ mài (hoài sơn), 8gr sa sâm, 10gr mẫu đơn bì, 12gr thạch hộc, 20gr sơn thù. Còn 150ml, chia làm 3 phần uống trong 15 ngày.

- 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt, 50gr hà thủ ô, 20gr đậu đen. Nấu trong 250ml nước còn 100ml. Gội đầu (không xà bông), sau đó chải đều sẽ giúp tóc lâu bạc, không gàu, ít rụng, nhanh mọc tóc mới.

- Người viêm thanh quản, khàn giọng, ho có đàm, rát đau cuống họng:
Cắt lát nhỏ 1 quả chanh giấy 20gr, cho vào 5gr đường phèn hoặc 1gr muối, chưng cách thủy 20 phút. Ăn liên tục 2 ngày.

- Đau thận mãn do thận dương suy yếu dẫn đến đổ mồ hôi tay chân, mồ hôi trộm về đêm, tinh huyết không thông kinh mạch: Dùng 15gr bột chanh tươi, sao vàng khử thổ kèm vị thuốc: 12gr câu kỷ tử, 15gr hoài sơn, 20gr sơn thù, 20gr lộc giác giao, 15gr đỗ trọng, 12gr nhục quế chi, 10gr đương quy. Sắc chung trong 1 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, uống trong ngày. Liên tục 3 tuần.

- Trẻ 10-18 tuổi bị động kinh: Bỏ vỏ (để tránh tinh dầu làm ngạt thở) vắt nước cốt chanh đổ vào miệng. Đợi 5 phút để hồi phục.

Mùa chanh đào, rủ nhau mua ngâm làm thuốc

Miền Bắc đang vào mùa chanh đào, tại các chợ, các bà nội trợ nô nức mua chanh đào về ngâm cho mùa đông sắp tới. Nhiều người tiết lộ bài thuốc chanh đào ngâm mật ong, đường phèn là tuyệt chiêu trị ho, viêm họng.

Làm chanh đào ngâm mật ong đường phènViệt Nam có khoảng 20 loài chanh khác nhau, trong đó giống chanh đào là một vị thuốc quý, rất được ưa chuộng. Chanh đào thường có từ tháng 8, 9 trong năm. Khi chín vỏ chanh mỏng, màu vàng hanh chứa nhiều tinh dầu, ruột hồng đào, rất thơm. Cũng có loại chanh đào ruột vàng nghệ.

Hiện nay, giá chanh đào dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng một kg. Thông thường một kg chanh có từ 12 đến 20 quả. Nếu mua sẵn thì một bình chanh đào ngâm mật ong, đường phèn cũng có giá hơn 100.000 đồng trở lên tùy dung lượng.

Bài thuốc chanh đào ngâm rất dễ, ai cũng có thể thực hiện. Phổ biến nhất là chanh đào ngâm mật ong, đường phèn.

Chuẩn bị:

- Chanh đào: 1 kg, loại càng già càng tốt. Nên lựa những quả tươi, chín vàng, mỏng vỏ.

- Mật ong rừng: 1 lít.

- Đường phèn: 0,5 kg.

- Bình thủy tinh có nút đậy, vỉ nén bằng nan tre.

Cách 1: Ngâm chanh 3 tháng

- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt mới tốt.

- Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (làm lại cho đến hết.) Cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.

Trong cách ngâm này mọi người cũng có thể cho chanh đào, mật ong, đường phèn vào máy xay sinh tố, xay nhỏ làm siro chanh, mật ong, đường phèn. Khi cho trẻ uống nên lọc bỏ bã cặn.

Cách 2: Ngâm chanh 6 tháng

- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm chanh 30 phút rồi vớt ra để ráo. Khía dọc quả chanh vài nhát.

- Rửa sạch bình thủy tinh, tráng qua nước sôi, để ráo nước. Đổ đường phèn vào lọ rồi đến một lớp chanh (làm như vậy đến hết), cuối cùng cho mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để 6 tháng sau sẽ dùng được.

Lưu ý: Nên sử dụng bình thủy tinh. Mua bình to hơn lượng chanh ngâm một chút vì sau một thời gian bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều. Cũng không nên bịt miệng bình quá chặt. Để bình ngâm ở chỗ mát (không cho vào tủ lạnh).

Thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì hớt đi. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Sau vài 3 tuần là có thể dùng chanh ngâm mật ong, đường phèn rồi. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc này thích hợp với mọi gia đình, nhất là nhà có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên. Vào ngày trời lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống. Với người lớn, hãy cắt lát quả chanh ngâm, trộn đều với nước trong hộp, nhai rồi ngậm khoảng 15-20 phút, sau đó nuốt, ngày vài lần.

Có thể chanh đào hợp với người này nhưng không hợp với người khác, hoặc khi bị ho nặng mới dùng thì cũng không có tác dụng. Với người bị nhiệt miệng thì không nên dùng chanh đào ngâm mật ong. Thay vào đó, hãy ngâm chanh đào với muối, đường.

Về cơ bản cách làm cũng như trên, cứ một kg chanh thì một kg muối. Ngâm khoảng 3 tuần cho chanh mềm, đem phơi nắng đến khi trên vỏ chanh có một lớp muối trắng bám vào là được.

Bổ quả chanh làm tư (nếu thích có thể bỏ hạt cho đỡ đắng), rồi xếp chanh vào lọ. Đun đường (tùy sở thích) với 2 bát nước, cho gừng, cam thảo băm nhỏ vào. Nấu đến khi đường sánh như mật ong rồi bắc ra cho nguội. Đổ đường vào hũ chanh, đậy kín, ngâm 3 tháng nữa là có thể dùng được.

Thuốc quý từ quả chanh

Chanh là một loại quả phổ biến và có nhiều loại như chanh giấy, chanh đào… Hầu hết bộ phận của quả chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền.

Tác dụng của quả chanhVỏ  quả: chiếm 13 - 24% trọng lượng của quả, có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện chữa đầy bụng, nôn mửa, ho nhiều đờm.

Liều dùng hằng ngày: 5-10 vỏ phơi khô dưới dạng nước sắc. Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em, lấy vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió, kết hợp cho uống nhiều nước dịch chanh. Vỏ chanh còn là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu.

Dịch chanh:


Chiếm 23 - 95% trọng lượng quả. Dịch chanh 5 - 10 giọt đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà 1 quả, dùng bôi lên mặt để làm mất nếp nhăn. Dịch trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau gội đầu để tẩy chất nhờn và làm trơn tóc.

Về mặt y học, dịch chanh có vị chua, tính bình, có  tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu. Ngậm múi chanh với ít muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng, ho nhiều, háo khát. Dịch chanh (nửa thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà giã nhỏ 10g, bôi chữa hắc lào, lở chốc.

Hạt chanh: chiếm 5-7% trọng lượng quả, có thể dùng trong những trường hợp sau:

Chữa ho lâu ngày: hạt chanh 10 gr, hạt quất 10 gr, lá thạch xương bồ  10 gr, một mật gà đen. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng, nhất là ở trẻ nhỏ: hạt chanh 10 gr, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15 gr, nước 200ml. Nghiền nát các dược liệu với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống 2 - 3 lần trong ngày.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng gấc ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Trước đây ở miền Nam, rất ít người biết đến cây gấc và công dụng của trái gấc. Từ sau ngày giải phóng, nhiều người quê miền Bắc vào định cư ở các tỉnh phía Nam mới đem gấc vào trồng. Đến nay, ở TP.Cần Thơ và một số nơi ở ĐBSCL đã có cơ sở chế biến trái gấc làm thực phẩm và thuốc. Để giúp bà con có thể trồng gấc trong vườn nhà, xin giới thiệu một số kinh nghiệm sau đây:

+ Thời vụ: Thời tiết ở Nam bộ luôn ấm áp nên cây gấc sinh trưởng, phát triển và cho trái quanh năm. Đa số bà con trồng gấc vào đầu mùa mưa (cuối tháng 3, đầu tháng 4 DL). Vào mùa mưa gấc sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 3 tháng là bắt đầu cho trái, thời gian thu hoạch trái kéo dài đến giữa mùa khô (tháng 12-1). Cuối mùa khô cây phát triển kém và cho trái nhỏ. Đến thời kỳ này bà con thường cắt gốc và chờ mùa mưa xuống cây gấc sẽ tái sinh.

+ Cách trồng: Gấc có thể trồng từ hạt, bằng thân cây hoặc để gốc tái sinh.

Trồng bằng hạt: Ươm hạt giống bằng hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao nhưng nếu không biết cách chọn hạt giống thì tỷ lệ cây đực rất cao (có thể trên 50%). Theo những người có kinh nghiệm trồng gấc thì cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi cho trái chín đỏ hoàn toàn mới thu trái và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt. Chọn những hạt có hình dạng tròn, đầy đặn sẽ cho tỷ lệ cây cái cao, những hạt có dạng nhỏ dài,cong queo, vặn vẹo thường là cây đực. Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nẩy mầm hoặc ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuric 10% trong một ngày cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nẩy mầm hơn. Chọn hạt giống tốt để gieo là cơ sở để có năng suất cao về sau. Sau khi xử lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp ở các hố đào. Một hố gieo 3–5 hạt sau đó tỉa để lại chừng 1–2 cây. Khi cây ra trái nếu có cây đực thì nhổ bỏ, mỗi hố cách nhau 4-5 m.

Trồng bằng cách giâm thân: Có thể nhân giống vô tính bằng cách giâm thân. Nên chọn đoạn cành bánh tẻ ở những cây gấc cho năng suất và chất lượng cao (sai quả, hình dáng quả đẹp, kích thước quả lớn). Chọn cành cây không quá già hoặc quá non để làm vật liệu trồng, cắt cành ra từng đoạn từ 20 – 40 cm, cành cắt xong nên giâm ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate C hoặc Rovral 2 – 4 phần ngàn, ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt, tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì làm giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc. Tưới đủ nước giữ ẩm và che bớt nắng bằng cách lấy rơm rạ phủ quanh gốc giâm, nơi giâm cành cũng cần thoát nước tốt.

Để gốc tái sinh: Gần cuối mùa khô, cắt gốc để lại 10-15cm, xới xáo quanh gốc, bón phân. Khi mưa xuống từ các mắt ở gốc gấc sẽ nảy mầm và phát triển thành cây cho năm sau.

+ Chăm sóc:

Cần làm giàn leo cho gấc: Có giàn gấc mới ra nhiều quả và đặc biệt cho leo ngang quả sẽ nhiều hơn. Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió, bão làm đổ, trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn, trồng những cây để làm cọc như tre, tận dụng các loại cây có sẵn như: Tràm, tre, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ, chăng dây thép tạo thành các ô rộng 30 x 30 cm. Giàn tốt có thể giữ được từ 3 - 5 năm, cách làm giàn này đang được sử dụng rộng rãi.

Khi cây dài 30 - 40 cm, theo dõi  bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 - 30 cm để kích thích rễ phát triển.

- Bón phân: Bón lót mỗi gốc gấc 10-15 kg phân chuồng hoai mục. Khi cây được 25-30 ngày, dùng phân hỗn hợp NPK16-16-8 để bón cho gấc (mỗi hốc 0,5-1,0 kg) để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to.

- Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước khi khô và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái, cần lấy rơm rạ hay bèo lục bình phủ kín gốc gấc nhằm giảm thiểu bốc hơi nước và cỏ mọc. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Quanh gốc cũng cần làm rãnh để thoát nước khi mưa nhiều.

Phun chất kích thích tố NAA (Naphthalen Acetic Acid) phun ở nồng độ 25 - 100 ppm (phần triệu) trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1 - 2 lá thật sẽ làm tăng số hoa cái trên cây.

- Thụ phấn nhân tạo: Gấc là loại cây đơn tính, thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... để tăng năng suất tiến hành thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhụy của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.

Chăm sóc tốt 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước.

+ Sâu bệnh: Gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò ít phá. Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 10-15 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen với cây ăn trái , trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa.

Kỹ thuật trồng rừng sao đen

Gỗ sao đen rất được ưa chuộng làm vật liệu xây dựng, đóng thuyền, tầu hoặc có thể được trồng ven đường, trong công viên

Kỹ thuật trồng rừng sao đenSao đen có tên khoa học Hopea Odorata Roxb, họ sao dầu (Dipterocarpaceae) là cây gỗ lớn cao 30 - 40 m , thân hình trụ thẳng, tán nhỏ, vỏ màu nâu đen, cành non và cuống lá phủ lông, hoa mọc thành chùm, quả có 2 cánh dài lúc còn non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu nâu. Cây mọc thành từng đám, phân bố chủ yếu ở các vùng Đông Nam Bộ. Gỗ sao đen rất được ưa chuộng làm vật liệu xây dựng, đóng thuyền, tầu hoặc có thể được trồng ven đường, trong công viên.

1. Ươm hạt giống


- Nguồn giống: hạt giống được thu hái từ cây mẹ có tuổi từ 15 năm trở lên, cây sinh trưởng tốt, có dáng đẹp, phát triển cân đối, tán lá dày, đều, thân cao và thẳng, không bị sâu bệnh.

- Tạo cây con: phân loại, loại bỏ những quả nhỏ, sâu bệnh và xanh. Cắt bỏ cánh hạt, chừa lại 1- 2 cm, ngâm vào nước lã 2 - 3 giờ rồi đem gieo. Hạt được gieo ươm vào tháng 4 - 5. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm là 1 năm. Luống gieo ở nơi đất tốt, ẩm, rộng 1 m, cao 0,1 - 0,15 m và được khử trùng. Cần có giàn che có thể tháo gỡ được dần khi tuổi cây tăng lên và phải thường xuyên tưới nước, làm cỏ bắt sâu trong quá trình chăm sóc.

- Tiêu chuẩn cây con: khi tuổi cây được 65 ngày, cây có được 4 lá và cao khoảng 8 - 10 cm, các rễ ngang đầu tiên xuất hiện. Đem cấy cây vào bầu những ngày có mưa, ẩm độ tương đối khoảng 90 - 100%. Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy 1 ngày, xếp lại các bầu bị nghiêng cho thẳng đứng, bổ sung đất vào những bầu đất bị vơi. Đồng thời phân loại cây con làm 3 loại: lớn, trung bình và nhỏ để đem cấy riêng từng khu vực giúp cho cây trong vườn ươm sau này được đều đặn và có các chế độ chăm sóc thích hợp.

Cây cấy vào bầu sao cho rễ ở tư thế tự nhiên, tiếp xúc tốt với đất, cây thẳng không bị giập nát, giữ ẩm trong suốt thời gian gieo ươm cây tại vườn ươm, lượng tưới 3 - 4 lít/m2, ngày tưới 1 lần. Ngay sau khi cấy cây vào bầu xong, phải che bằng giàn che. Khi rễ cây đâm xuống nền luống thì tiến hành đảo bầu 1 tháng 1 lần. Tuổi cây con: 12 - 14 tháng tuổi, đường kính cổ rễ >5 mm, chiều cao cây: cao hơn 50 cm.

Yêu cầu: cây sinh trưởng tốt thân thẳng, cân đối, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Những cây ốm yếu, không đạt tiêu chuẩn cần phải được loại bỏ.

Cây con bốc dỡ khỏi vườn ươm tốt nhất là trồng ngay. Thời gian lưu cây không quá 15 ngày.

2. Kỹ thuật trồng

Chọn cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. Khi vận chuyển cây đem trồng, ruột bầu phải ẩm, nhưng không được tưới đẫm nước làm cho ruột bầu quá mềm nhão. Trộn đều đất trong hố. Đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1 - 2 cm. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2 - 3 cm.

Sau khi trồng 1 - 2 tháng tiến hành kiểm tra nếu:

- Số cây chết ít (≤10%) và rải rác (dưới 3 cây liền kề nhau) thì không cần trồng giặm.

- Số cây chết lớn hơn 10% và tập trung từ 3 cây liền kề nhau trở lên phải tiến hành trồng giặm. Nếu thời gian trồng rừng muộn thì có thể tiến hành trồng giặm vào thời vụ sau.

Cây trồng giặm phải được dự trữ trước trong vườn ươm và được chăm sóc đặc biệt để có chất lượng cao và kích thước tương đương với cây trồng trên đồi, tạo cho cây sinh trưởng và phát triển đồng đều.

3. Chăm sóc, quản lý và bảo vệ



- Năm thứ 3 và năm thứ 4: phát cây bụi, cây tái sinh, dây leo và cành nhánh cây ở băng trồng rừng hoặc băng chừa chèn ép tán của cây trồng, bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt. Nếu thấy hiện tượng cây phù trợ chèn ép Sao đen thì phải phát tỉa bớt cành nhánh cây phù trợ.

- Cấm chăn thả trâu bò trong 2 năm đầu. Cấm chặt phá, quét lá.

- Có biện pháp phòng chống lửa rừng (theo quy trình phòng chống cháy).

- Phòng chống sâu bệnh.


- Thường xuyên có người tuần tra canh gác, trông nom, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện các tác nhân phá hoại để ngăn ngừa.
- Năm thứ nhất và năm thứ hai: phát dọn dây leo, cây bụi và cành nhánh cây tái sinh chèn ép cây trồng, cuốc xới vun gốc đường kính rộng 1m cho cây mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Cây Phượng Vỹ

Phượng Vĩ, tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây cò nguồn gốc từ Madagasca, có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm.

Cây phượng vĩỞ nước ta, cây được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học. Cây gắn liền với mùa hè, nên còn gọi là cây mùa thi. Và, chắc hẳn đã và đang tồn tại những cánh phượng đỏ trong tâm hồn của những ai đã và từng bước qua ngưỡng cửa sân trường.

1/ Đặc điểm nhận biết:

- Nhìn từ xa cây có dạng tán hình nấm.



- Trái rất lớn dài 20 – 60 cm, rộng 4 – 6 cm, dẹp, vỏ hóa gỗ, hạt cứng, dài, đen có vân màu

- Gốc cây có rễ ăn gần mặt đất, rễ cọc kém phát triển, rễ bàng phát triển mạnh có thể làm hư hại một phần lớp đất mặt quanh gốc cây.

2/ Điều kiện sinh sống:


Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm.

3/ Chọn nguồn giống:

- Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 để lấy giống.

- Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng  bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.

4/ Tạo cây giống:

- Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C),  hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3-  5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.

* Bầu đất:

- Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.

- Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.

- Thời vụ gieo ươm: tùy theo điều kiện tại chỗ và nguồn giống, có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp. Tháng 2 – 3 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.

* Chăm sóc cây con:

- Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).

- Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.

* Tiêu chuẩn cây giống:


Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

5/ Kỹ thuật trồng:

- Cây Phượng Vĩ được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.

- Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

- Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.

- Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

- Cách trồng: Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.

6/ Chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.

- Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.

- Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.
- Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân cành nhánh nhiều, lớn, dài, mọc nghiêng, tán rộng. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ, lá rụng thưa vào mùa khô tháng 1 – 3 hàng năm, sắc lá có màu xanh bóng. Hoa nở đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa cụm lớn dài 20 – 30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng, hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam  với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, dúm răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ.

Trồng tre kinh doanh măng, những vấn đề cần lưu ý

Cây tre là cây đa năm có thể cho thu nhập quanh năm, nếu biết cách để xử lý trong mùa khô, có thể là cây xóa đói giảm nghèo cho thu nhập cao trong diện tích nhỏ

Trồng măng treTừ năm 2000 đến 2005 Trung Tâm Khuyến Nông đã đầu tư khoảng 120 ha mô hình trình diễn trên các giống tre Mạnh Tông, Điềm Trúc bước đầu đã có kết quả ở năm thứ 4 - 5 năng suất có thể đạt 20 – 25 tấn /ha, doanh thu có thể đạt 60 -75 triệu. Kỹ thuật chăm sóc nhẹ nhàng, ít sử dụng thuốc BVTV (rau an toàn). Thông qua hội thảo đầu bờ và các phương tiện thông tin đại chúng đài, báo, các cuộc tham quan trong, ngoài tỉnh đã góp phần mở rộng diện tích trồng tre trên phạm vi toàn tỉnh hơn 300ha.

Thị trường tiêu thụ măng tươi chủ yếu thông qua thương lái, những cũng rất dễ tiêu thụ. Đầu mùa thuận (mùa mưa) giá bán 4.000đ/kg, giữa vụ 3.000đ/kg, cuối vụ 6.000 - 7.000đ/kg. Vụ mùa nghịch (mùa nắng) giá tương đối cao, từ 12.000 - 15.000đ/kg (luộc đã bóc la bao). Giá măng tre hàng năm thường dao động ở mức trên nên người trồng tre cũng thấy thoải mái vì đã đem lại hiệu quả khá cao. Nhưng 2 năm trở lại đây do không am hiểu về kỹ thuật, lại chạy theo lợi nhuận nên năng suất măng ở một số vườn tre có chiều hướng đi xuống. Tình trạng này là do các nguyên nhân sau đây:

- Công tác quản lý khâu thu hoạch không được chặt chẽ, không có kế hoạch chọn măng để lại trên bụi (măng để lại làm cây bố mẹ).

- Cuối mùa mưa, nếu còn nhiều măng nanh (măng mọc từ măng đã sắn trước đây) thì người dân lại tiếp tục thu hoạch, nếu ít măng nanh thì để lại nhưng không chăm sóc.Do vậy, trong vòng 2 -3 năm sẽ không có măng lớn (có đường kính 15 -20cm), và dẫn đến tình trạng không có cây tre lớn (măng to). Măng tre phát triển lớn nhất cũng chỉ đạt đường kính từ 5 - 6cm.

- Thu hoạch những mục măng nằm phía ngoài nên làm cho bụi tre không phát triển theo chiều rộng mà có chiều hướng gom về phía tâm bụi tre.

Trồng tre khai thác măng trái vụ đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ thuật thâm canh và có kinh nghiệm nhiều năm. Cây tre là cây đa năm có thể cho thu nhập quanh năm, nếu biết cách để xử lý trong mùa khô, có thể là cây xóa đói giảm nghèo cho thu nhập cao trong diện tích nhỏ.

Để giúp cho người trồng tre có thể kéo dài thời kỳ khai thác măng (thời kỳ kinh doanh) 10 - 20 năm người trồng tre cần lưu ý trồng tre đến năm thứ 3 mới bắt đầu cho thu hoạch. Trong thu hoạch đầu vụ thuận, người chủ vườn cần chọn trước 3 - 4 mục măng to có các măng phát triển đều, măng phải mọc từ dưới mặt đất lên rồi dùng nước sơn đánh dấu, không cho khai thác. Còn lại những mục măng khác tiến hành cho thu hoạch. Các bước làm cụ thể như sau:

Tre là loại cây hút dinh dưỡng rất mạnh, vì thế cần đầu tư phân hữu cơ và vô cơ, trong đó lượng phân hữu cơ từ phân chuồng rơm rạ, lá mía… càng nhiều năng suất càng cao (không giới hạn), nhất là trong vụ khai thác măng mùa nghịch. Có thể sử dụng lượng phân bón theo tỉ lệ 3- 2 - 0,5, với số lượng 60-100gram (Urê+ Super lân + Kali)/bụi/năm và tăng tăng dần mỗi năm từ 10 - 20% tùy theo đất tốt hay xấu.

Cách xử lý măng vụ nghịch



Khi khai thác xong mùa mưa, cần bón phân chuồng 10 – 20kg, 30 - 50gr phân super lân, 10 – 20gr urê xung quanh gốc (dưới hố) để cho cây tre phục hồi. Ủ xung quanh gốc một lớp mỏng bằng rơm rạ.

Khi kết thúc mùa mưa để vườn tre thật khô khoảng 1 tháng, sau đó tưới nước thật đậm đều trong vườn và bón từ 20 - 30gr Urê và 5- 10gr Kali. Ủ thật dầy lớp rơm rạ xung quanh gốc. Do lúc này thời tiết hơi se lạnh, tác dụng trong quá trình phân giải phân chuồng, rơm rạ… sẽ sinh ra nhiệt làm cho gốc tre ấm lên, kích thích các quá trình hoạt động sinh hóa của tre ở các đỉnh sinh trưởng (mắt gốc) mới phát triển thành măng. 30 ngày sau khi tưới nước, tre bắt đầu phát triển măng. Trong vườn tre kinh doanh măng mùa nghịch cần tưới đủ ẩm, thường xuyên, trong suốt mùa nắng, giúp cho măng phát triển mạnh (ít sơ), nếu thiếu độ ẩm (tưới không đảm bảo) làm cho năng mau già nhiều sơ thương lái chê.

Để tăng năng suất măng tươi, hạn chế măng mau già, một số hộ trồng tre huyện Tân Châu sử dụng 2 cách: Ủ chung quanh gốc bằng rơm rạ thật cao, hạn chế cho măng tiếp xúc với ánh sáng, măng phát triển mạnh, nhưng chậm già hoặc sử dụng các lon nhựa to để chụp mục măng lại hay sử dụng bao ni long màu đen cũng làm chậm sự hình thành chất sơ (sự già) của măng.

Trong mùa mưa nếu đầu tư thâm canh, đủ độ ẩm, phần gốc còn lại của măng có thể đẻ ra nhiều măng con (2 -3 măng con/mục măng) nhưng măng sẽ nhỏ hơn so với măng mẹ, giá bán cũng bằng với giá măng lớn. Những măng tre chọn để làm cây mẹ, nếu trong điều kiện chăm sóc tốt 2- 3 tháng sau có thể cho măng con, đối với măng này trọng lượng, kích thước bằng hoặc lớn hơn măng mẹ.

Tỷ lệ để cây tre trên bụi

Trên bụi nên để lại từ 9 – 12 cây tre (tre ông bà 3 – 4 cây; tre bố mẹ 3 – 4cây; con cái 3 – 4 cây). Nếu không giữ được tỷ lệ trên, tre non dễ bị gãy, đổ do gió bão vì không có nơi nương tựa. Những cây tre nhỏ không bán được cũng được chặt bỏ sát gốc (ngay lóng gần mặt đất), không nên để trong bụi. Khi tre phát triển theo chiều rộng, theo thời gian thì phần các gốc tre phía trong sẽ mục đi, các măng tre sẽ có chiều hướng phát triển vào bên trong (vào tâm của bụi tre), người trồng tre lựa chọn để lại cây tre cho cân đối trong bụi.

Khi đến thời điểm giá tre thấp, người trồng tre thấy không hiệu quả thì không cần phải phải thu hoạch bán, nên chọn mục măng to để lại (chú ý cân đối bụi) nếu số lượng cây trên bụi càng nhiều và mọc cân đối càng tốt.
Trước khi xử lý vụ nghịch cần thực hiện một số thao tác như tỉa bỏ các cây nhỏ, các nhánh để dễ khai thác măng, giúp cho tre tập trung phát triển ở các điểm sẽ cho măng tre sau này. Xung quanh bụi tre cần đào sâu khoảng 20cm, ngang 40cm nhằm giúp cho măng tre phát triển từ dưới lên, hạn chế măng tre phát triển chiều ngang mau chòi gốc (lưu ý: tre Mạnh Tông khó xử lý hơn tre Điềm Trúc).

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Kỹ thuật trồng cây sung

Là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây.


Tên khoa học: Ficus glomerata Roxb
Họ: Moraecae

Trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn có những cây sung đẹp tươi tốt quanh năm, vào những ngày tết cây sung của mình cho những chùm trái xum xuê, màu quả đẹp nhằm mong muốn gia đình mình “sung túc” cả năm. Nhằm giúp người trồng hiểu rõ hơn về cây sung, xin giới thiệu vài nét cơ bản về cây sung.

1. Đặc điểm hình thái

- Là cây thân gỗ, thường xanh, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 6-10 m với thân to cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe. Cũng giống như nhiều loại cây trong họ Moraceae, vỏ cây có chứa các ống nhựa mủ với màu trắng sữa, dẻo cùng với gỗ khá mềm.

- Lá đơn có kích thước nhỏ trên mép nguyên hoặc một vài răng cưa. Trên lá già và lá bánh tẻ thường có những u lồi do các kí sinh gây ra. Lá đạt được tuổi thọ cao.

- Bộ rễ rất khỏe và ăn sâu chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ.

- Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khẵ năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.

2. Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh

Cây sung cảnh với dáng đẹp - Bonsai-Theo các nhà thực vật học thì cây sung có nguồn gốc từ châu Á và phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương; trong đó, có Việt Nam.

- Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao. Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn  không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.

- Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.

3. Kỹ thuật nhân giống

- Sung có thể nhân giống bằng hạt  hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành, song thực tế nhân giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo cho cây con khỏe, tạo bộ rễ mong muốn khi làm kiểng.

- Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt, chà sát để lớp võ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thẻ ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm, đất gieo hạt cần nhỏ,mịnh, sạch cỏ vì hạt nhỏ sau khi gieo thì tủ rơm, xơ dừa… để giữ ẩm khi cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần, khi cây đạt chiều cao 15 – 20 cm có thể bứng đi trồng.

Nhân giống vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, dâm cành và tách gốc song các cánh này có hệ số nhân giống thấp, tỷ lệ sống không cao do đó ít được dùng.

4. Kỹ thuật trồng

- Đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khẵ năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung những nơi có nước, trên hòn non bộ.

- Chọn các cây con có chiều cao từ 15- 20 cm để trồng. Trước khi bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ lá này, lấp đất đến cổ rễ cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần.

5. Chăm sóc cho cây


- Là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý  cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.

- Để cho thân cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm.

- Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 - 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

Quả dâu tây tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên chuyên trang indiatimes.com - Ấn Độ cho biết, thường xuyên ăn dâu tây có thể cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt.


Theo đó, các nhà khoa học thuộc trường đại học Politecnica delle Marche (Ý) đã tiến hành nghiên cứu đối với một nhóm tình nguyện viên tham gia ăn nửa ký dâu tây mỗi ngày trong vòng một tháng. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol trong máu và triglycerides (chất béo trung tính) ở tim giảm xuống rất đáng kể, thậm chí giảm xuống mức còn 20%.

Các nhà khoa học cho biết, dâu tây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh sự lưu thông máu diễn ra tốt hơn, đồng thời làm giảm thiểu huyết khối và cholesterol xấu trong máu nên giúp tim khỏe mạnh.

Kết quả nghiên cứu này đồng thời còn được xuất bản trên Tạp chí Sinh hóa Dinh dưỡng cũng cho biết thêm, một số tình nguyện viên sau khi tham gia thử nghiệm đã ngừng ăn dâu tây khoảng vài tháng, các chỉ số cholesterol trong máu của họ đã tăng lên một cách rõ rệt. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên thường xuyên ăn dâu tây để bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả hơn.

Nghệ An: Trồng mây theo quy trình cải tiến

Cây mây nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng lớn. Bởi vậy trồng mây nếp theo qui trình cải tiến đòi hỏi phải thực hiện mới đáp ứng được nguồn nguyên liệu.


Cây mây có nguồn gốc từ bao đời nay, mọc tự nhiên trong rừng và trong vườn hộ, con người chỉ biết lợi dụng cái sẵn có để khai thác mà chưa chú ý đến các biện pháp kỹ thuật như đầu tư thâm canh hoặc trồng với mật độ cao. Nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng lớn.

Bởi vậy trồng mây nếp theo qui trình cải tiến đòi hỏi phải thực hiện mới đáp ứng được nguồn nguyên liệu. Trong những năm qua, tỉnh có nhiều chính sách trợ giá giống, xây dựng dự án và các mô hình trồng mây ở các huyện như Thanh Chương, Đô Lương, Tân kỳ, Anh Sơn, Tương Dương và một số huyện khác.

Hiện tại hội làm vườn huyện Tân kỳ đã phối hợp với hội làm vườn các xã như: Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, Kỳ Tân, Nghĩa Khánh, Nghĩa Hành, Thị trấn Tân Kỳ, đang triển khai phong trào trồng mây với qui mô hàng chục ha và hàng trăm vạn cây. Ngoài kỹ thuật trồng mây thông thường ra, để đạt được hiệu quả kinh tế cao theo qui trình cải tiến, chúng tôi giới thiệu với bà con và các nhà kỹ thuật cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Gieo ươm cây giống: cây giống có thể gieo ươm từ hạt hoặc tách chổi từ các gốc cây mẹ để trồng khi cây đã có từ 3-4 lá thật, thân cây bắt đầu có gai nhỏ, cao 12-15 cm khỏe mạnh (tức 16-18 tháng tuổi).

- Thời vụ trồng: có thể trồng mây được quanh năm, nếu chủ động được nguồn cây giống và điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên với điều kiện như chúng ta nên trồng vào vụ xuân và vụ thu là tốt nhất.

- Trồng chuyên canh: đất đồi và đất cấy cưỡng, lên luống rộng 1,5 m, trên luống trồng thành 3 hàng kép theo hình nanh sấu cách nhau 50 cm, cây cách cây 50 cm.

+ Mật độ: từ 45.000 -50.000 cây/ ha, luống này cách luống kia 1m để tiện lợi cho việc đi lại, chăm sóc và thu hoạch. Với qui trình trồng cải tiến là trồng 3 hàng kép kết hợp với việc cắt tỉa cành thường xuyên thì sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị đổ; rút ngắn thời gian từ chỗ 4-5 năm xuống chỉ còn 2,5- 3 năm là thu hoạch lứa đầu, năng suất mây sợi tăng gấp 2-3 lần, hiệu quả và lợi nhuận sẽ cao hơn. Đặc biệt có 3 hàng kép dựa vào nhau để đỡ phải làm dàn hay nẹp đỡ.

+ Lượng phân bón: Nếu trồng 45.000 - 50.000 cây/ha thì lượng phân bón từ 2-3 tấn NPK + 100- 200 kg urê/ha/năm.

Trồng đúng qui trình này sau 2,5 đến 3 năm sau sẽ cho thu hoạch sản phẩm, từ năm thứ 5 trở đi sẽ đạt năng suất trên 16 tấn/ha/năm; với giá hiện nay 5.000- 6.000đ/kg như cũng thu được xấp xỉ trên 80 triệu đồng/ha/năm.

- Trồng xen canh dưới tán rừng: Cần lượng giống từ 16.000- 20.000 cây/ha, lượng phân bón từ 1,5- 2 tấn NPK + 50-100kg urê/ha/năm. Sau 4-5 năm bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm và năng suất đạt từ 3-5 tấn/ha/năm.

-Trồng làm đường rào biên: Lượng cây giống từ 1.500-2.000 cây/100m và cũng trồng thành 3 hàng kép.

- Thu hoạch mây: chặt sát gốc cách mặt đất 10 cm với những cây đủ tiêu chuẩn khai thác có chiều cao từ 3-4 m thì sẽ lấy được sợi mây từ 2,5 - 3m. Bóc vỏ và lôi tách mây ra khỏi khóm một cách nhẹ nhàng để bảo vệ những cây còn lại trong khóm. Vệ sinh xung quanh gốc mây, chặt bỏ cây nhỏ, yếu và bón thêm phân, tủ gốc để dưỡng cây cho các lứa tiếp theo quanh năm.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Kiệu

Cây kiệu có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính, trồng tháng 9 – 1, thu vào tháng 1, tháng 2

Kỹ thuật trồng cây củ kiệuKiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35 – 40 tấn củ. Nhu cầu cây kiệu trên thị trường nội địa cũng lớn nên dễ bán, giá lại cao (trung bình 3-4 ngàn đồng/1kg vào dịp Tết).

1. Chọn và làm đất: chọn loại đất nhẹ, tơi xốp giàu mùn, nhiều cát, dễ thoát nước, độ pH từ 6 đến 6,5. Các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông để trồng kiệu là tốt nhất. Đất trồng kiệu phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân lót  và vôi bột (nếu đất chua) rồi lên luống rộng 0,8 – 1m, cao 25 đến 30 cm, rãnh rộng 30 cm.

2. Thời vụ: cây kiệu có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính, trồng tháng 9 – 1, thu vào tháng 1, tháng 2. Vụ này cây sinh trưởng phát triển tốt nên cho năng suất cao, bán vào dịp tết được giá. Vụ phụ có thể trồng tháng 4 –5 để thu tháng 7 –8.

3. Trồng và chăm sóc:

- Bón lót: Lượng phân cần bót lót cho 1 ha trồng kiệu bao gồm: 25 – 27 tấn phân chuồng hoai mục + 300 kg lân supe + 150 phân Kali Clorua và 100 kg tro bếp. Toàn bộ  lượng phân dùng      để bón lót nói trên    được trải đều trước khi lên luống đểtrồng.

- Chuẩn bị củ giống: Sau khi thu hoạch chọn các củ to, đều, không có sâu bệnh đem phơi khô cho lá héo rồi bó lại thành từng bó treo trên giàn cất giữ cho đến khi trồng. Trước khi trồng mới tách các tép ra, mỗi hốc chỉ trồng một tép.

- Trồng: Dùng ngón tay trỏ hoặc một chiếc dầm gỗ có đường kính 2 – 3 cm  chọc lỗ  rồi đặt củ kiệu giống xuống sâu 5 –6 cm. Có thể trồng thành các hàng dọc hoặc hàng ngang trên mặt luống với khoảng cách: Hàng cách hàng 20 – 25 cm, cây cách cây 10 – 12 cm. Chú ý : không lấp đất vào lỗ mà chỉ rải một lớp đất mỏng trên mặt luống rồi dùng ra phủ kín và tưới nước đủ ấm.

- Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ trên mặt luống, tưới đủ ẩm cho kiệu mọc nhanh và khoẻ, củ to. Sau trồng một tháng thì dỡ rạ ra xới xáo, vun gốc kết hợp  với bón phân thúc cho kiệu rồi lại phủ rạ trở lại như củ nhằm hạn chế cỏ dại mọc, vừa giữ cho đất tơi xốp giúp cho kiệu đẻ nhánh và hình thành củ dễ dàng. Ngoài lượng phân bón lót cần phải bón thúc cho kiệu 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 15 ngày với lượng phân từ 35 – 40 kg urê + 8 –10 kg kali bằng cách hoà nước tưới vào gốc hoặc kết hợp làm cỏ, rắc phân giữa các hàng rồi vun gốc.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Cũng như các cây hành, tỏi, kiệu thường bị một số đối tượng chính gây hại như: sâu ăn lá thường xuất hiện vào thời kỳ  mới trồng, cây kiệu còn non. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Polytrin 400 SCW, Selecron500 ND, fastac 5EC pha nồng độ từ 0,1 đến 0,15% để phun trừ.

Bệnh sương mai phát sinh và gây hại trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 25oC, độ ẩm không khí cao trên 85%. Bệnh có thể gây chết hàng loạt dẫn đến thất thu. Chú ý phun phòng bằng thuốc Boocđô 1%, Oxít Clorua đồng 1 – 1,5 %.

Bệnh thối củ do vi khuẩn Ervinia sp. Hoặc nấm Botrytis gây hại từ khi củ bắt đầu vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Bệnh thối củ thường phát sinh và gây hại trong điều kiện môi trường ẩm thấp, bón phân không cân đối, đặc biệt là bón quá nhiều đạm, thiếu lân và kali. Có thể xử lý củ giống trước khi trồng bằng thuốc trừ nấm Benomyl 50 WP. Khi thấy có triệu trứng bệnh thì dùng Validacyl 50 WP, Rovral 50 WP hoặc Aliette 80 WP pha nồng độ 0,3% để phun đều trên mặt luống.

5. Thu hoạch:



Cây kiệu trồng được 3 – 5 tháng ( tuỳ theo mùa vụ và yêu cầu sản phẩm ăn tươi hay lấy củ già ) là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nên tháo nước vào các rãnh cho thấm hết mặt luống làm đất mềm dễ nhổ. Nhổ đến đâu  rửa rạch đất tới đó, bó lại từng bó rồi đem đi tiêu thụ./.

Cách trồng rau mầm

Rau mầm là rau được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường, nhưng thời gian canh tác ngắn hơn, chỉ 5-7 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Rau mầm chứa nhiều chất khoáng, các vitamin B, C, E…, giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau thường.

I. Dụng cụ và vật liệu trồng

1. Giống



Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay thường dùng để đựng trái cây), nên chọn loại có kích thước 40 x 50 x 7 cm.

3. Đất trồng (giá thể)

Là loại đất hữu cơ sinh học sạch, được sản xuất từ xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên trong quá trình trồng không cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào.

4. Khăn giấy

Dùng để lót bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để khi thu hoạch rau không bị dính giá thể. Dùng loại khăn giấy có kích thước 33 x 33cm. Khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy còn dùng để lót vào hộp thành phẩm đựng rau.

II. Thao tác trồng và chăm sóc

1. Ngâm - ủ hạt giống

Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước ấm thời gian từ 6 - 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm 10-12 giờ.

Việc ngâm ủ hạt giống sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng, loại bỏ tạp chất, hạt lép, tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.

2. Gieo hạt

Cách trồng rau mầmCho vào khay một lớp giá thể 3-4cm, trải đều cho bằng phẳng, tưới nước ướt giá thể. Lót lên bề mặt khay lớp khăn giấy mỏng để rau không bị dơ trong quá trình thu hoạch.

- Gieo hạt giống đã ngâm - ủ nứt nhanh vào khay đã chuẩn bị sẵn. Tùy theo giống mà số lượng khác nhau như: củ cải trắng 60-80g/khay; đậu xanh 60-80g/khay.

- Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay bằng giấy carton. Hoặc chồng các khay lên nhau để giữ ẩm, giảm sự bốc hơi, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.

- Khoảng 12-18 giờ sau gieo tưới phun sương mặt khay 1-2 lần/ngày, không tưới vào buổi chiều.

- Thu hoạch: Sau 5-7 ngày trồng, rau mầm cao 8-12cm là thu hoạch.

- Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao (loại dao rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể, xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong.

Lưu ý: Rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
Có thể trồng bằng nhiều loại giống khác nhau như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ.