Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Trị bệnh xì mủ cây bưởi Da xanh

Trị bệnh xì mủ cây bưởi Da xanh

Bệnh xì mủ thân - còn gọi là thối gốc chảy nhựa trên cây bưởi do nấm Phytophthora sp gây ra. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên thân, nấm tấn công gần gốc, cách mặt đất lên khoảng 1 m.


Dấu hiệu:
Triệu chứng đầu tiên trên vỏ thân có đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu, làm lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao.
buoi da xanh

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước.

Biện pháp phòng trừ:

- Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ hợp lý, tạo thuận lợi cho cây phát triển thông thoáng.

- Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, cành vô hiệu, cành sâu bệnh,… giúp cây thông thoáng.

- Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Bón phân chuồng hoai mục (tốt nhất là sử dụng phân gà) kết hợp sử  dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để hạn chế bệnh phát triển.

- Dùng vôi quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân. Khi phát hiện bệnh nên cạo sạch phần nhựa chảy và phần gỗ bị hư, sử dụng các loại thuốc hóa học: Aliette 80WP, Mataxyl 500WP, Ridomil-Gold 68WP quét trên thân, 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

Một số biện pháp phòng chống sâu đục trái bưởi

Một số biện pháp phòng chống sâu đục trái bưởi

Giới hạn khả năng gây hại bằng cách thu nhặt trái rụng do bị sâu đục và chôn để tiêu diệt sâu còn bên trong. Xử lý thuốc một cách an toàn các trái bị đục, tỉa trái và bao lại. Nên dùng các loại thuốc chuyên trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch.


Thời gian gần đây, sâu đục trái bưởi xuất hiện và gây hại nhiều vùng ở các tỉnh ĐBSCL. Tại nhiều tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, tập quán sinh sản và đưa ra biện pháp hỗ trợ nhà vườn ngăn chặn dịch hại này.

Một số nông dân đã tự nghiên cứu cách quản lý sâu đục trái bưởi ngay trên mảnh vườn nhà. Bước đầu, công việc này đạt kết quả khả quan nhưng thực tế hiện nay, sâu vẫn tiếp tục phát triển mạnh và lây lan diện rộng, nhiễm sang cây có múi khác. Trong khi chờ đợi một qui trình đạt chuẩn hiệu quả để phòng trị, hạn chế lây lan, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp tạm thời của các nhà khoa học để xử lý sâu đục trái bưởi.

TS Nguyễn Văn Huỳnh - Trường Đại học Cần Thơ: Nuôi dưỡng thiên địch trong vườn bưởi


Khác với loại sâu đục trái vỏ thường tạo u ngoài vỏ làm mất giá trị thương phẩm, loại sâu mới này đục luôn vào trong trái, từ trái non cho tới trái chín, gây hại rất lớn đến năng suất và thương phẩm bưởi da xanh. Trước mắt, để giảm thiệt hại và hạn chế lây lan, bà con có thể áp dụng 5 cách. Theo dõi sự gia tăng mật số và lây lan trên bưởi và các loại cây có múi khác để có thông tin kịp thời.

Giới hạn khả năng gây hại bằng cách thu nhặt trái rụng do bị sâu đục và chôn để tiêu diệt sâu còn bên trong. Xử lý thuốc một cách an toàn các trái bị đục, tỉa trái và bao lại. Nên dùng các loại thuốc chuyên trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch. Tỉa cành và trái để cây bưởi ra hoa đồng loạt, tránh xen canh với các loại cây có múi khác không cùng mùa. Nuôi giữ kiến vàng trong vườn rất có lợi, vì kiến sẽ ăn trứng sâu và quấy rối sự đẻ trứng của bướm.

TS. Nguyễn Văn Hòa - Viện Cây ăn quả miền Nam: Áp dụng giải pháp cộng đồng

Xử lý cho cây ra hoa, đậu trái đồng loạt để dễ quản lý sâu bệnh. Nếu các tỉnh thống nhất lịch thời vụ thì có thể cắt được phần nào vòng đời của sâu và điều tiết sản phẩm với việc liên kết vùng sẽ hiệu quả hơn. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm sâu, để giảm dịch hại nhanh. Trong đó, đem chôn vào đất hoặc cho vào túi ny-lon buộc chặt và phơi nắng khoảng 2-3 giờ nhằm diệt sâu bệnh còn trong trái.

Ly trích tinh dầu và sản xuất kẹo mứt, nem chua và chè bưởi từ vỏ trái. Vệ sinh sạch cỏ và rác mục để hạn chế nơi sâu sinh nhộng. Tưới phun nước vào buổi chiều mát để hạn chế sâu đẻ trứng và tưới ngập vườn để diệt nhộng nếu có điều kiện. Bao trái, sử dụng bẫy đèn, sử dụng thuốc hóa học. Về lâu dài, nghiên cứu đặc tính sinh học, tập quán gây hại và điều kiện phát sinh, phát triển của chúng để có giải pháp bền vững hơn. Nghiên cứu sử dụng Pheronmone hấp dẫn thành trùng để diệt sâu. Nghiên cứu sử dụng chất xua đuổi, thuốc thảo mộc.

TS. Hồ Văn Chiến - Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam: Sử dụng thuốc hóa học nhưng phải bảo vệ thiên địch và môi trường.

Đó là biện pháp hóa học diệt sâu non. Vì thuốc trừ loài sâu này hiện nay trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có. Nên trước mắt, đề nghị nhà vườn cần quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện. Từ 7 - 10 ngày sau khi bướm ra rộ thì kiểm tra kỹ trên trái, nếu phát hiện có dấu hiệu sâu non mới bắt đầu đục thì đó là thời điểm phun thuốc trừ sâu non tuổi 1 hiệu quả nhất. Sử dụng riêng lẻ và luân phiên một trong các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp và dầu khoáng, như: Cypermethrin, Deltamethrin.

Có thể phối hợp thuốc nhóm cúc tổng hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu. Tuy nhiên, hết sức thận trọng ở các vườn có ao cá nuôi, gia súc, gia cầm. Lưu ý sử dụng loại thuốc đặc trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch, môi trường. Trước khi phun thuốc, nên thu gom tất cả các trái bị sâu đục rụng xuống đất hay còn trên cây, đem đi tiêu hủy bằng cách đào hố chôn hoặc cho vào bao ny-lon buộc kín để diệt sâu còn trong bao trái, bảo vệ thiên địch.

Hiện, kiến vàng được xem là thiên địch của nhiều loại sâu hại trên cây có múi, loại kiến này sẽ ăn trứng sâu, tấn công bướm. Cho nên, cần tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển trong vườn cây có múi; có biện pháp bảo vệ kiến khi phun xịt thuốc hóa học. Nguyên tắc trong phòng trừ côn trùng có hại nói chung, sâu đục trái nói riêng là phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, phòng trừ phải mang tính đồng loạt trong từng khu vực để hạn chế việc tái nhiễm, hay bộc phát dịch hại, nhất là trong điều kiện sâu đang bùng phát thành dịch như hiện nay.

Ông Đỗ Quốc Hùng - nông dân trồng bưởi ở xã Phú Đức (Châu Thành): Bao trái là biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Trước đây, gia đình ông sử dụng bao trái trên vườn bưởi nhưng chỉ bao được những trái dưới thấp, còn trên cao, xa không thể bao được nên phải phun thuốc, nhưng khi phun không giáp trái vẫn bị sâu hại. Biện pháp bao trái giúp nhà vườn giảm được ít nhất từ 12 - 15 lần phun thuốc, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật rơi vãi ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp sản xuất. Trước khi bao trái, cần phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu non mới nở. Sau đó tiến hành phun thuốc vào gốc để ngừa nấm bệnh giúp mẫu mã trái đẹp.

Thời gian bao trái từ tháng 3 trở đi. Tuy nhiên, bao trái cũng có một số hạn chế không thể quan sát (qua lớp ny-lon) xác định trái già, trái chín do lớp phấn bao còn nguyên vẹn dễ nhầm lẫn với trái non. Nếu không xử lý nấm bệnh trước khi bao, dễ bị nấm bồ hóng và rệp sáp tấn công. Những trái trên cao hoặc trái ra giữa mương thì rất khó bao. Biện pháp khắc phục, nắm được thời gian sinh trưởng từ lúc hoa đổ cánh đến lúc bao trái là bao nhiêu tháng. Sau đó cộng thêm khoảng thời gian đến thời điểm thu hoạch, ghi sổ ký hiệu bên ngoài bằng bút lông. Như vậy, nhà vườn sẽ xác định được thời gian thu hoạch mà không cần phải mở bao ra xem trái.

Đối với các trái xa thân cây, người trồng nên cải tiến dụng cụ bao trái vú sữa của nông dân Tiền Giang cho phù hợp với bao trái bưởi. Việc tự chế tạo cây bao trái rất đơn giản và dùng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, khoảng 20.000 đồng. Cách làm là dùng cây trúc có đường kính khoảng 20cm, độ dài tùy theo chiều cao cây bưởi. Dây kẽm loại lớn dùng làm vòng vợt và cần kéo để rút dây miệng túi. Sử dụng miếng nhựa cứng dùng làm miếng chận dây miệng túi.

Kỹ thuật trồng cây bưởi vùng ĐBSCL

Kỹ thuật trồng cây bưởi vùng ĐBSCL

Khi trồng đặt cây xuống giữa mô, đặt bầu ngang mặt mô, lấp đất lại bằng mặy mô, cắm cọc giữ cây tránh gió làm lung lay, tưới nước cho cây.

I- Yêu Cầu Sinh Thái:

1- Nhiệt độ:  Bưởi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể sinh trưởng được từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23- 29°C.

2-  Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là 10.  000- 15.  000 lux(tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ) .  Trong điều kiện miền Nam, khi trồng bưởi cần trồng cây che bóng hướng Đông- Tây.

3- Nước:
  Cây bưởi cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con, nhưng cây cũng rất sợp ngập úng.  Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70- 80%, lượng mưa khoảng 1000- 2000mm/năm.  Trong mùa nắng cần phải tưới nước cho cây, nhưng nước tưới không được mặn quá 3‰.

4- Đất đai: Đất trồng phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0, 6m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao>3%, PH từ 5, 5- 7, nhiễm mặn không quá 3‰, mực nước ngầm dưới 0,8m.

II- Chuẩn Bị Đất Trồng:

ĐBSCL khi trồng bưởi cần phải đào mương lên líp để xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác ;hàng năm thường có lũ vào tháng 9- 11 dương lịch nên vườn cần phải thiết kế bờ bao để bảo vệ cây trồng.

1- Trồng cây chắn gió:  Nên trồng cây chắn gió trên bờ bao của vườn bằng các loại cây như mít, xoài, dừa….

2- Khoảng cách trồng:  Tùy theo giống và vùng đất  trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp, có thể là 5X6m hay 6X6m hoặc 6X7m

3- Trồng cây che mát:  Bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ, vì vậy nên trồng cây che mát như:  mận, mãng cầu, so đủa, cau… Cây che mát thường được trồng xen giữa 2 hàng cây bưởi hoặc dọc theo mương.

4- Giống trồng:  Tùy vào vùng đất, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ mà chọn giống trồng cho thích hợp.  ĐBSCL có thể trồng các giống như:  bưởi da xanh, bưởi năm roi, bưỡi long, bưởi thanh trà:  việc trồng cây bưởi sạch bệnh đang được khuyến cáo, nên tìm mua giống ở Cái Mơn là nơi đáng tin cậy.  (là nơi chuyên sản xuất các giống cây ăn trái,  cung cấp cho cả Nước )

III- Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc:

1- Thời vụ trồng:

Vùng ĐBSCL có thể trồng được quanh năm nhưng phải bảo đảm được nước tưới và tiêu nước cho cây.  Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.

2- Chuẩn bị đất mô trồng:

ĐBSCL nên đắp mô để trồng mục đích là nâng cao tầng canh tác, đất làm mô thường là đất mặt hoặc đất bùn mương để khô, mô có đường kính khoảng 80- 100cm;cao tùy vào độ cao của đất , giữa mô nên đào hố có kích thước 0, 6X0, 6m.  Sau đó cho vào hố 20- 40kg phân chuồng + 1kg Super Lân+ 0, 5kg vôi trộn đều với đất

3- Phương pháp đặt cây con:

Khi trồng đặt cây xuống giữa mô, đặt bầu ngang mặt mô, lấp đất lại bằng mặy mô, cắm cọc giữ cây tránh gió làm lung lay, tưới nước cho cây.

Nếu trồng bằng cây ghép nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm để tránh hiện tượng tách chồi do gió.  Nếu trồng bằng cành chiết, nên đặt cành nghiêng so với mặt đất một gốc khoảng 45° để giúp cây phân cành tốt.

4- Tủ gốc giữ ẩm:

Trong mùa nắng cần phải tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm, đồng thời cũng hạn chế cỏ dại.  Chú ý khi tủ phải chừa cách gốc khoảng 20cm để hạn chế các loại nấm bệnh tấn công gốc.

5- Tưới và tiêu nước:

Bưởi rất cần nước trong thời kỳ cây con và thời kỳ cây ra hoa đậu trái, nhưng cây rất sợ bị ngập úng, do đó cần phải chú ý thoát nước cho cây trong mùa mưa lũ.

6- Vét bùn bồi líp:

Công việc bồi bùn lên líp có thể kết hợp vói việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa; có thể bồi vào khoảng tháng 2- 3 dương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3cm là tốt nhất.  Thời gian bồi bùn nên 2 năm bồi một lần.

7- Bón phân:

Tùy vào loại đất, giống và điều kiện sinh trưởng của cây mà cung cấp loại phân bón cho thích hợp.

a- Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Giai đoạn cây từ 1- 3 năm tuổi, phân bón được chia làm 3- 5 đợt trong năm để bón cho cây;6 tháng sau khi trồng có thể dùng 40gr phân Urê pha vào nước để tưới 1 tháng/lần.  Liều lượng phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản
 
Phân bón năm Liều lượng ( g/cây/năm)
Urê Lân Kali
1 100- 200 150- 250 30- 60
2 200- 300 300- 400 80- 150
3 300- 500 500- 600 150- 200
Lưu Ý`: Có thể sử dụng theo qui trình phân bón Komix như:

Bón lót:  1- 2kg lân hữu cơ vi sinh Komix/gốc.

Bón thúc:  phân Komix bột chuyên dùng cho cây ăn trái: Đối với bưởi cho trái ổn định, mổi năm có thể chia làm 3 lần bón, mổi lần bón 0, 5- 1kg/cây/lần.

b- Thời kỳ kinh doanh:


- Sau thu hoạch 1 tuần, bón:  25% Urê+ 25% Lân+ 5- 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.

- 1 tháng trước khi cây ra hoa bón:  25% Urê+ 50% Lân+ 30% Kali.

- Sau khi đậu trái (giai đoạn trái đang phát triển) bón:  50% Urê+ 25% Lân+ 50% Kali.

- Một tháng trước thu hoạch bón 20% Kali.

Giai đoạn trái đang phát triển, lượng phân nên chia làm nhiều lần bón tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả.  Hằng năm nên bón bổ sung từ 0, 5- 1kg phân Ca(NO3) 2/công để cải thiện phẩn chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của trái

Liều lượng phân bón dựa vào năng suất thu hoạch vụ trước (kg/cây)
 
Năng suất thu hoạch vụ trước Liều Lượng (g/cây/năm)
Kali Urê Lân
20 kg/cây/năm 650 900 350
40 kg/cây/năm 1000 1.500 600
60 kg/cây/năm 1.300 1.800 700
90 kg/cây/năm 1.700 2.500 1.000
120 kg/cây/năm 2.200 3.000 1.250
150 kg/cây/năm 2.600 3.600 1.500


Ngoài các loại phân vô cơ trên, để tạo ra sản phẩm hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu trái cây, khi bón phân cho bưởi cần sử dụng nhiều phân hữu cơ hoặc sử dụng các loại phân sinh hóa hữu cơ như Komix để bón cho cây , với loại phân và liều lượng như sau:

* Thời kỳ kinh doanh:  Bón phân Komix bột chuyên dùng cho cây ăn trái với liều lượng 6kg/cây năm, chia làm 3 lần bón:

- Sau thu hoạch bón 2kg/cây.

- Trước ra hoa bón 2kg/cây.

- Nuôi trái bón 2kg/cây

Ngoài ra trong thời gian trái đang phát triển phun phân bón lá Komix FT và Komix superzinc- k khoảng 5 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau 10 ngày liều lượng  theo hướng dẫn trên bao bì.

8- Xử lý ra hoa:

Bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoa mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt.

Tạo khô hạn vào tháng 12- 01 dương lịch, thu hoạch vào tết Trung Thu(vụ nghịch khoảng tháng 7- 8 dương lịch) ;hoặc tạo khô hạn ở tháng 3- 4 dương lịch thu hoạch vào Tết Nguyên Đán(vụ thuận khoảng tháng 12 dương lịch) .  Trong mùa mưa, dùng vải nylon phủ chung quanh gốc hoặc phủ kín cả líp để tạo khô hạn cho cây ra hoa.

* Cách 1:  Sau khi cây đã được bón phân lần 2, đến 15/3 dương lịch( 20 ngày)  thì bắt đầu tưới trở lại mỗi ngày 2- 3 lần và tưới liên tục 3 ngày, đến ngày thứ 4 tưới mỗi ngày một lần.  7- 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa(thời gian này ngày tưới ngày nghĩ) 10- 15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa đậu trái.

* Cách 2:  Sau khi cây đã được bón phân lần 2 vbà đến 15/3 dương lịch  líp được tưới đẫm nước, có thể bồi bùn một lớp mỏng 2- 3 cm.  Sau 20- 25 ngày nếu có bồi bùn thì chờ cho mặt bùn khô nứt nẻ tiến hành tưới trở lại giống như cách 1.

9- Neo trái:

Đến thời điểm thu hoạch mà giá thấp thì có thể neo trái trên cây được từ 15- 30 ngày để chờ giá bằng cách dùng Uirê hoặc các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, Gibberellin phun thẳng trên trái.

10– Tỉa cành tạo tán:

a- Tỉa cành:

Hàng năm,  sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái ( thường rất ngắn khoảng 10- 15cm) cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bõ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây.  Chú Ý:  trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ bằng nước javel hoặc cồn 90° trước khi tỉa.

b- Tạo tán:

Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn, mục đích để các mầm ngủ và các mầm bên phát triển.  Chọn 3 mầm khõe , thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1.  dùng cọc tre cấm xuống đất  để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 gốc 35- 40°.  Từ cành cấp 1  sẻ phát triển cành cấp 2 và chì giử lại 2- 3 cành.  Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°.  Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3 , cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bõ những các chổ cành mọc quá dày hoặc quá yếu.  Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

IV.- Sâu Bệnh Và Biện Pháp Phòng Trị:

1– Sâu vẽ bùa:

- Gây hai:  Tấn công vào thời điểm lá non, sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo làm lá biến dạng, ngoăn ngoeo, ảnh hưởng đến sự phát triển của đọt non.  Ngoài ra sâu vẽ bùa còn là nguyên nhân làm cho bệnh loét dễ xâm nhập.

- Biện pháp phòng trị:

+ chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành đồng loạt cho các đợt ra lộc tập trung , chóng thành thục.

+ sử dụng các loại thuốc hóa học như : fenbis, Lancer, Diaphos, vibasu, Supracide…

2– Rầy mềm:

- Gây hại:  thường chít hút nhựa ở đọt non, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đọt, rầy thải ra nhiều chất đường mật tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.  Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi

- Biện pháp phòng trị:

+ Nuôi kiến vàng để khống chế mật số của rầy.

+ Phun thuốc lúc cây ra đọt non khi có rầy xuất hiện bằng các loại như: Lancer, Secsaigon, Vibasu, Pyrinex, dầu D- C Tronplus…

3- Rầy chổng cánh:

Gây hại:  là tác nhân truyền bệnh vàng lá Greening trên cây có múi, gây hại trầm trọng ở vùng ĐBSCL.  Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút đọt non và truyền bệnh.

- Biện pháp phòng trị:

+ Nuôi kiến vàng và bảo tồn các loài thiên địch trong tự nhiên để khống chế mật số rầy.

+ Khi thiết kế vườn nên có hàng rào bảo vệ thực vật để chắn gió, ngăn chặn rầy xâm nhập vào vườn.

+ Sử dụng thuốc hóa học phun vào lúc cây ra đọt non bằng các loại thuốc như:  Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon…

4- Nhện:

Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, không cánh, có 8 chân giống như nhện.

- Gây hại:  Cả ấu trùng và thành trùng thường chichq hút lá non và bên ngoài vỏ trái non khoảng 1- 2 tháng tuổi, sự chít hút của nhện ít khi làm rụng trái, nhưng thường làm vỏ trái bị sần sùi như da cám, làm giảm giá trị thương phẩm

- Biện pháp phòng trị:


+ Trong tự nhiên cũng có nhiều loài thiên địch có thể làm giảm mật số của nhện.
+ Có thể áp dụng biện pháp canh tác để hạn chế nhện chích hút trái bằng cách bao trái lùc còn nhỏ

+ Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết như:  Comite, sulox, Ortus, dầu D- C Tronplus…

5- Bệnh thối gốc chảy nhựa:

- Triệu chứng:  Lúc đầu bệnh làm cho vỏ thân cây ở vùng gốc bị sủng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy nhựa ra có màu nâu đen rất hôi …

- Tác nhân:  do nấm Phytophthora sp gây ra.

- Gây hại:  Cây bệnh có ít rễ, vỏ rể bị thối nhất là ở các rể non;trên thân khi vỏ bị nứt làm cho nhựa chảy ra có mùi rất hôi;trên lá làm cho lá vàng và rụng đi;trên trái làm cho trái bị thối nhất là những trái gần mặt đất.   Bệnh thường tấn công ở những vườn trồng dày, độ ẩm cao.

- Biện pháp phòng trị:


+ Trồng với khoảng cách vừa phải để làm giảm ẩm độ trong vườn.

+ Mô trồng phải cao ráo không được ngập nước.

+ Hàng năm bón cho mỗi gốc từ 20- 30kg phân chuồng hoai mục.

+ Phun các loại thuốc đặc trị như: Mexyl-        MZ, Alpine, Ridomyl, Aliette, Vimonyl, Ridozeb…

6- Bệnh loét:

- Triệu chứng:  Bệnh có thể gây hại trên lá, trái và cành, phát triển lây lan mạnh trong mùa mưa và những lúc có sương mù, triệu chứng dễ thấy nhất là trên lá bị cháy những đóm tròn xung quanh có quầng vàng nhưng lá không bị biến dạng.

- Tác nhân:  Do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv.  citri gây ra.

- Gây hại:  trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng nước màu xanh đậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ quả làm làm cho lá giảm khả năng quang hợp và trái bị thối nhũn đi.  Bệnh lây lan rất nhanh

Qua nước tưới, trời mưa và sương mù, gây hại nặng ở những vườn bị sâu vẽ bùa tấn công và trên những vườn ươm giống.

-  Biện pháp phòng trị:

+ Cắt và tiêu hủy những cành, lá, trái bị bệnh, vệ sinh nghiêm nhặt kể cả quần áo nông dân làm vườn.

+ Hạn chế tối đa việc làm sây sát lá và trái, đặc biệt là phòng trị sâu vẽ bùa.

+  Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật như:  Kasuran, Funguran, Bordeaux, Coc…

7- Bệnh ghẻ:

- Triệu chứng:  Vết bệnh có màu nâu nhạt nổi lên mặt dưới lá, trên cành non và trái, bệnh ghẽ không có quần vàng xung quanh như bệnh loét.

- Tác nhân:  do nấm Elsinoc fawcetii gây ra.

- Gây hại:  Nấm thường tấn công trên đọt non, cành non và trái, trên lá nấm tấn công mặt dưới lá làm cho lá bị sần sùi, biến dạng, giảm khả năng quang hợp, giảm đi giá trị thương phẩm của trái.  Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong mùa mưa và qua nước tưới.

- Biện pháp phòng trị:

+ Vệ sinh vườn, cắt tỉa và tiêu hủy ngay các cành , lá, trái bị bệnh.

+ Phun các loại thuốc như: Zin, Dipomat, COC, Oxyclorua đồng, Funguran, Dithan- M…

8- Bệnh vàng lá Greening:

- Triệu chứng: Lá vẫn xanh nhưng có những đốm vàng, trong khi ở một số lá phiến lá bị vàng gân lá vẫn còn xanh, lá nhỏ và hẹp dài như tai thỏ, rụng sớm.  Trên cây, nhánh bị bệnh trái nhỏ, méo mó, hạt bị thui đen, ra bông nhiều đợt trong cùng một cây.

- Tác nhân:  Do vi khuẩn gram âm (Liberibacter asiaticus) gây ra và do rầy chổng cánh truyền bệnh,

- Biện pháp phòng:

+ Trồng cây sạch bệnh.

+ Không nhân giống từ những cây bị bệnh.

+ Trồng cây chắn gió để ngăn chặn rầy từ nơi khác đến

+ Khử trùng dao kéo khi cắt tỉa cành

+ Phun các loại thuốc trừ rầy như:  Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon…

V- Thu Hoạch:

1- Thời điểm thu hoạch:

Bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 6- 7 tháng tùy giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhe tay, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc sương mù nhiều.

2- Phương pháp thu hoạch:

Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát, phân loại

Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi

Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi

Từ trước tới nay nông dân ĐBSCL chủ yếu nhân giống bằng phương pháp chiết cành truyền thống nên khó tạo được cây giống sạch bệnh, đồng thời hệ số nhân giống không cao.


Mới đây TS. Lê Văn Bé và các đồng nghiệp Khoa Nông nghiệp & Khoa học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và thực hiện thành công phương pháp nhân giống bưởi Năm Roi bằng cách giâm cành.

Theo TS Lê Văn Bé, phương pháp nhân giống được thực hiện trên 3 loại hom: Hom có mang chồi ngọn, hom non không mang chồi ngọn và hom già hơn vừa hóa gỗ không mang chồi ngọn. Thời gian giâm hom từ 40-45 ngày cho kết quả khả quan, trong đó loại hom có mang chồi ngọn có tỷ lệ ra rễ cao nhất (90%). Với phương pháp giâm cành hệ số nhân giống đạt rất cao. Trước đây từ một cành chiết chỉ trồng được 1 cây thì nay với phương pháp giâm hom có thể nâng hệ số nhân giống lên gấp nhiều lần để trồng diện tích lớn.

Thực tế nhiều nơi đã áp dụng thành công, chúng tôi giới thiệu tóm tắt cách làm để bà con các nơi tham khảo, vận dụng.

- Chọn cây khỏe mạnh, đúng giống, đang trong thời kỳ cho quả ổn định, năng suất cao, chất lượng tốt làm cây đầu đòng để chuyên khai thác lấy mắt ghép hoặc hom cành để nhân giống.

- Chuẩn bị hom giâm: Các hom được cắt trên các cành bánh tẻ, lá đã ổn định (vào lúc sáng sớm trong tình trạng còn đang trương nước), dài 15-20 cm, đường kính 1-2cm. Vết cắt sắc, gọn, nghiêng 45 độ, không xây xước để dễ tạo mô sẹo, kích thích ra rễ. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để hạn chế mất nước.

- Chuẩn bị giá thể: Có thể giâm trên nền cát sạch, trên nền hỗn hợp gồm có cát sạch trộn với mùn xơ dừa, trấn hung hoặc rơm rạ phơi khô, băm nhỏ được tưới đủ ẩm.

- Cách giâm: Nhúng gốc cành giâm sâu 1 cm vào dung dịch chất kích thích ra rễ. NAA pha nồng độ 1.500 ppm trong thời gian 2-3 giây rồi cắm vào giá thể sâu 2-3 cm khoảng cách 15x15 cm rồi nén chặt gốc cho khỏi đổ ngã.

- Chăm sóc sau giâm: Dùng màng nilon quây che kín luống giâm tạo thành nhà màng duy trì độ ẩm 85-90%, nhiệt độ 28-30 độ C; phía trên làm mái che để che bớt ánh sáng.

- Chăm sóc cây con: Tùy theo chất lượng và từng loại hom sẽ ra rễ sau khoảng 40-60 ngày thì chuyển sang trồng trong bầu nilon với giá thể là mùn xơ dừa, đất mặt và phân chuồng hoai. Xếp các bầu giống thành luống trong vườn ươm tiếp tục chăm sóc.

Thời kỳ đầu mỗi ngày tưới nước 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần phâ thêm phân DAP (2g/lít) tưới trực tiếp vào bầu mỗi tuần 1 lần cho tới khi cành giâm ra lá mới. Bón thúc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại, tưới nước theo định kỳ cho đến khi cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng (khoảng 6 tháng sau).

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Kinh nghiệm trồng bưởi Đoan Hùng

Kinh nghiệm trồng bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.

I. Kỹ thuật trồng:

Bưởi Đoan Hùng có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi , đất phù sa cổ, … Các loại đất có tầng dầy > 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7,0 độ dốc không quá 10o đều trồng được.

II. Thời vụ:

Vụ xuân trồng 2 – 4; vụ thu trồng tháng 8 –10. Đào hố rộng: 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m hình tròn hoặc vuông. Mỗi hố bón 30 – 50kg phân chuồng loại mục + 0,1 – 0,2kg supe lân lâm Thao. Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây. Trồng bằng cây ghép hoặc chiết. Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho bầu cây xuống. Để có rễ ngang với mặt đất, lấp đất cao hơn cổ rễ 10cm, tưới đẫm nước.

III. Bón phân:

Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 1: 30 – 50 kg phân chuồng theo tán cây.

Nếu đất chua pH < 5,5 bón mỗi sào vườn 20 – 25 kg vôi cục ( bón trước hoặc sau các loại phân khác 10 – 15 ngày).

Bón phân thúc cho cây con (1 – 2 năm tuổi): Đạm ure: 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần.

Bón phân cho cây trong thời kỳ kinh doanh cho cây trong 1 năm: Đạm ure: 1 – 2 kg; kaliclorua: 1 – 2 kg; supe lân 1 – 4 kg, tuỳ tuổi cây. Cách bón: Thúc đợt 1 phục hồi cây vào cuối tháng 1 sau khi thu hoạch quả: 50% đạm + 20% kali + 100% lân.

Thúc đợt 2: Chống rụng quả sinh lý vào tháng 4: Đạm ure 30%, kali 30%. Thúc đợt 3 vào tháng 8, tăng chất lượng quả: 50% kali + 20% đạm. Lưu ý chỉ bón phân khoáng khi độ ẩm đất đạt 70 – 80% (sau cơn mưa hoặc tưới ẩm). Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây.

Đốn tạo hình thực hiện ngay trong hai năm đầu sau khi trồng. Cắt ngọn thân chính ở độ cao 60 – 80 cm. Chọn giữ lại 3 – 4 mầm khoẻ (cành cấp 1) phân bố đều xung quanh để tạo bộ khung chính cho cây. Đốn duy trì hàng năm tiến hành sau khi thu hoạch quả (tháng 1) và tháng 6-7.

Cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành tược làm cho tán cây thông thoáng giảm sâu, bệnh hại.

IV. Tưới nước:

Bưởi cần độ ẩm 70 – 80% từ khi phân hóa mầm hoa (cuối tháng 1) đến tháng 8 – 9. Các tháng còn lại chỉ cần độ ẩm 60 – 65% để tăng độ ngọt của quả, hạn chế ra lộc đông ảnh hưởng không tốt tới vụ quả năm sau. Kinh nghiệm khắc phục hiện tượng bưởi ra quả cách năm bằng biện pháp thiến bưởi: Tháng 10 – 11 nếu thấy vườn bưởi xanh, lốp có khả năng ra lộc đông tháng 12 – 1 cần tiến hành khoanh vỏ thân cây theo hình xoáy trôn ốc 2 – 4 vòng để kìm hãm sinh trưởng. Tháng 12 – 1 cây vẫn ra lộc đông cần dùng dung dịch Ethrel 40% (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 3 lọ 15ml hoà 10 lít nước sạch phun thẳng vào lộc non sẽ làm thui lộc, sang năm cây vẫn sai hoa, nhiều quả. Thu hoạch bảo quản: vào 15/1 đến 25/1 bưởi Diễn chín vàng, quả căng tròn, dùng dao sắc cắt sát cuống quả, bôi vôi vào cuống quả, loại bỏ quả bị sâu bệnh. Để bưởi nơi khô thoáng mát có thể bảo quản được 3 – 4 tháng. Tuy vỏ quả béo nhưng tôm bưởi vẫn ráo, không nát, độ ngọt và mùi càng đậm đà.

Kỹ thuật trồng bưởi có hạt thành không hạt

Kỹ thuật trồng bưởi có hạt thành không hạt

Ông Hai Hoá ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có kinh nghiệm xử lý bưởi Da xanh có hạt thành bưởi Da xanh không hạt


Giống bưởi Da xanh ruột hồng vốn không hạt và có chất lượng cao nhưng do trồng xen lẫn với các giống bưởi khác, xẩy ra hiện tượng thụ phấn chéo giữa các giống bưởi nên bưởi Da xanh có hạt và giảm chất lượng. Để bưởi Da xanh trở lại không hạt và thơm ngon như cũ, ông Hai Hoá dùng chụp lưới tự tạo chụp lên chùm hoa bưởi để ngăn cản hoa bưởi thụ phấn chéo, lúc đó bưởi sẽ tự thụ phấn và  không hạt.

Cách xử lý:

1. Chế tạo chụp lưới: Cắt một đoạn dây kẽm uốn thành khung vòng tròn, đường kính miệng rộng 1 – 2 cm.

2. Cắt một miếng lưới lỗ nhỏ, căng bên trong khung tròn, độ sâu chụp lưới 1,5 cm.

3. Dùng một sợi dây đen khoảng 3 cm để buộc chít miệng khung vào cành chùm hoa.

4. Khi nụ bưởi có mầu trắng, sau 3-5 ngày sẽ nở hoa, lúc này chụp lồng vào, buộc dây miệng chụp cho đến khi hoa nở hết. Ba ngày sau thì mở chụp, các nụ hoa xoè ra tức là quá trình tự thụ phấn đã tiến hành.

5. Bưởi tự thụ phấn sẽ cho quả không hạt.

Giảm rụng quả sinh lý cho bưởi

Giảm rụng quả sinh lý cho bưởi

Trung và hạ tuần tháng 4 hàng năm với những cây bưởi đậu nhiều quả thường có đợt rụng quả sinh lý. Để hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, đảm bảo năng suất, chất lượng cao và ổn định cuối vụ bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.


Tưới nước đủ ẩm cho bưởi: Giai đoạn này quả đang lớn rất nhanh, tưới tràn hay tưới hốc đạt độ ẩm 70-75% độ ẩm đất ít nhất xung quanh tán bưởi. Nếu trời không mưa cần tưới định kỳ 10-15ngày/lần, phủ quanh tán cây bằng nylon hay xác hữu cơ để hạn chế bốc hơi nước. Gặp khô hạn, các loại phân khoáng, phân trung vi lượng hòa tan chậm, rễ cây hút dinh dưỡng kém. Cây thiếu nước sẽ thiếu dinh dưỡng sinh ra tầng rời ở cuống quả, gây rụng quả sinh lý.
Cung cấp đủ dinh dưỡng: Thời kỳ này bưởi cần rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả non. Việc cung cấp phân khoáng vi lượng hợp lý cho bưởi cần căn cứ vào tuổi của cây, mức độ say của quả và chế độ dinh dưỡng của cây biểu hiện qua màu sắc của tán lá.

Lá có màu xanh đen biểu hiện cây thừa đạm cần bón thêm phân kali. Liều lượng 1-3kg/cây, bón dưới hình chiếu của tán lá, bón thành 4 hốc quanh tán cây, bón sâu 7-10cm.

Lá có màu xanh nhạt, xanh vàng bón phân NPK (12:5:10); NPK (13:13:13) hoặc đạm: kali tỷ lệ 1:1. Liều lượng: 2-5kg NPK hoặc 0,5-2kg đạm ure + 0,5-2kg kali clorua.

Lá có màu xanh trung bình (xanh màu lá chuối bánh tẻ). Bón phân với tỷ lệ 1đạm: 2kali. Liều lượng 0,5-2kg đạm ure + 1-4kg kali clorua.

Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bưởi dưới dạng phun các loại phân bón lá giàu vi lượng cho hiệu quả cao: Sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái cho bưởi 10-15ngày/lần giúp bưởi mau lớn ít rụng quả, chống sâu, bệnh, tăng năng suất chất lượng quả, giảm 30% lượng phân bón. Có thể dùng một trong các chế phẩm: Bio-Plant; A-H503; Atonic; Nông Trang 001 hoặc K-H502 kết hợp với Multy-K + chất bám dính phun cho bưởi 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày vào thời kỳ này cũng làm giảm quá trình rụng quả sinh lý, tăng năng suất chất lượng quả cuối vụ.

Phòng trừ tốt một số sâu bệnh chính: Ruồi (dòi) vàng đục quả, thường đẻ trứng trên lỗ chích, vết thương vỏ quả, sâu non đục vào bên trong gây thối và rụng quả. Dùng một trong các loại bẫy: Pheromone; bẫy Sofriprotein; bãy Metin ơgienon; bẫy VijubonD để diệt ruồi.

Nhện đỏ, nhện trắng làm giám quả, da quả sần sùi, quả còi cọc và rụng nhiều nếu mật độ nhện cao. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ nhện: Danilol 10EC; Pegasus 500EC; Otus 5EC… phun cho bưởi 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày từ lúc trái bưởi bằng hòn bi (đường kính quả 0,5cm).

Trên cây có bọ xít hại quả non với mật độ cao cần dùng một trong các loại thuốc: SeSaiGon 50EC; Confidor 70WG; Sutin 5EC hoặc Oshin 20WP… phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ). Nếu có nhiều bọ xít trưởng thành cần tăng nồng độ thuốc lên 2lần so với hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Theo nongnghiep.vn

Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh

Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh

Bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột... Một số hộ ở huyện Bình Chánh - Tp HCM trồng thử nghiệm bưởi da xanh và có kết quả khá tốt ở vùng đất phèn chua này.

1. Khâu chuẩn bị:

- Giống: chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.

Nên trồng cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.

- Đất: cải tạo địa hình tương đối bằng phẳng, hơi cao ở giữa để thoát nước nhanh.

Cần phân tích chất đất để có chế độ bón phân phù hợp, cân đối.

Nơi nào đất trũng, thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa thì đắp mô cao lên 20 - 30 cm so với mực nước mưa và triều cường.

Nơi nào đất cao thì đào hố. Hố trồng đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30 cm. Đào sâu quá gặp tầng sinh phèn, cây bưởi khó sống.

Mỗi hố trồng rải 5 - 6 kg vôi bột, 2 bao phân chuồng đã hoai trộn thêm tro trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và phủ lên một lớp đất mỏng trước khi trồng.

2. Khâu trồng và chăm sóc:

- Số lượng: Mỗi ha trồng khoảng 500 - 600 cây. Cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.

- Thời điểm trồng: tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.

- Tưới nước: Thời gian đầu tưới nước mỗi ngày 1 lần để cây bưởi không mất sức; qua mùa mưa cây bưởi đã lên xanh; mùa khô tiếp theo 3 ngày tưới một lần. Chú ý sử dụng nguồn nước tốt không bị ô nhiễm.

- Bón phân:Trên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.

Phân hữu cơ thông dụng là phân bò, phân heo, các loại phân xanh; ngoài ra có thể bổ sung phân cá, phân trùn, phân dơi với liều lượng ít hơn. Mỗi năm bón ít nhất 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch.
Phân vô cơ thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.
Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.
Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.
Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.

- Phòng trừ sâu bệnh: Để phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,….nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn, nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK 16.16.8).

- Kích thích ra hoa, đậu trái: Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.

- Thu hoạch: Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.

Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Cách phòng bệnh đốm rong hại bưởi

Cách phòng bệnh đốm rong hại bưởi

Bệnh đốm rong, do một loài rong có tên là Cephaleurosviresens gây ra. Ngoài bưởi và những cây thuộc nhóm có múi khác như cam, quýt… bệnh còn xuất hiện rất phổ biến trên ổi, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, măng cụt, vú sữa


Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên thân cây, cành già và lá già (hầu như không thấy trên các lá bánh tẻ và lá non), thỉnh thoảng cũng bắt gặp trên vỏ trái. Trên thân và cành già lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần, có hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có một lớp lông tơ mịn, màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch cua. Nếu nặng, từ gốc thân chính, cành già, bệnh leo lên phía trên, làm cho vỏ cành bị nứt, kém phát triển.

Trên lá, vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt của phiến lá một chút. Do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu nâu đỏ gạch cua. Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mặt dưới, nơi có vết bệnh ban đầu vẫn bình thường, về sau chuyển dần sang màu nâu đen do rong tấn công vào tế bào biểu bì làm hủy hoại mô lá. Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém.

Bệnh đốm rong thường xuất hiện và gây hại cây bưởi vào mùa mưa. Những vườn không được chăm sóc chu đáo (thiếu phân, thiếu nước, đất khô cằn) làm cho cây sinh trưởng kém, những vườn trồng quá dày làm cho vườn cây luôn rậm rạp, không thông thoáng... thường bị bệnh gây hại nhiều hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau:

- Không nên trồng bưởi quá dày.

- Thường xuyên tỉa bỏ cành, lá già đã bị bệnh nặng phía dưới gốc, cành bị sâu bệnh, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh, đồng thời làm cho vườn có độ thông thoáng.

- Bón phân cân đối và đầy đủ cho vườn cây, không nên phun phân bón lá định kỳ, dễ làm cho trái bị nhiễm bệnh, tưới nước đầy đủ để đảm bảo đất luôn đủ ẩm, chăm sóc chu đáo, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh... để cây luôn phát triển tốt.

- Có thể dùng một trong vài loại thuốc như: COC 85, Booc đo 1‰, Đồng Oxyclorua, Copper-B, Copper-Zinc 75WP, Kocide, Champion... pha đặc quét lên thân, cành già mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
  

Kỹ thuật cho bưởi ra trái ngon đẹp

Kỹ thuật cho bưởi ra trái ngon đẹp

Hiện nay, bưởi là một loại trái cây được ưa chuộng và đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất như mong muốn ta cần phải chú ý đến một số kỹ thuật quan trọng.


Bưởi thường nở hoa không tập trung, lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai trong một cây nở cách nhau 30 ngày, các hoa đơn trong một chùm hoa kép cũng nở cách nhau 5 -7 ngày. Những quả ra trước do được cung cấp nhiều dinh dưỡng nên thường lớn nhanh, to hơn, sớm cho thu hoạch, chất lượng cũng tốt hơn những quả ra sau. Nên chủ động tưới ẩm, bón phân khoáng cho bưởi trước khi nở hoa 25-30 ngày. Bón thúc cho đa số các giống bưởi thời gian từ 15-1 đến 30-1. Bón mỗi cây 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 0,2 – 1kg đạm urê, 1-2 kg lân supe hoặc mỗi cây 1-5 kg phân hỗn hợp NPK (13:13:13). Tùy theo độ tuổi, năng suất vụ trước và tình hình sinh trưởng hiện tại của cây, biểu hiện của màu sắc tán lá mà quyết định liều lượng bón cụ thể cho từng cây. Bón thành 4 hốc dưới hình chiếu của tán cây, độ sâu bón phân 20 cm.

Bón thúc quả hai lần với giống bưởi chín sớm (tháng 9-10), 3 lần cho giống bưởi chín muộn (tháng 12 cho đến tháng 1 năm sau). Lượng bón mỗi cây 0,5-1 kg đạm urê, 1-2 kg kali clorua.

Liều lượng cụ thể cho từng cây và bón như lần trước. Đảm bảo độ ẩm cho đất để rễ cây hút phân được thuận lợi. Phun sản phẩm này cho bưởi 4-5 lần: 2 lần trước khi nở hoa, 2-3 lần khi quả to bằng nút bình tông. Mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Sản phẩm này giúp quả lớn nhanh, độ đồng đều cao, mã quả đẹp, chất lượng, năng suất tăng 20-30 %.


Có thể dùng một số sản phẩm khác như: K-Hamute; Atonic; K-H 502/503; K-H 701/702… chất lượng và năng suất bưởi cũng được cải thiện.

Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh

Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh

Khi thành lập vườn cần chú ý hướng mặt trời để thiết kế liếp trồng, tốt nhất nên thiết kế liếp theo hướng Bắc-Nam, các cây trên vườn sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.


1. Trường hợp đất mới:
Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp, công việc này nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8 m.

Lên liếp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu (lớp mặt của mương 1 làm lớp mặt của liếp 1, lớp dưới của mương 1 làm lớp dưới của liếp 2, lớp mặt của mương 2 làm lớp mặt của liếp 2, lớp dưới của mương 2 làm lớp dưới của liếp 3,…) hoặc đắp mô (cào đất mặt vun thành mô, sau đó, đào lớp đất bên dưới trải lên mặt còn lại của liếp, áp dụng khi đất có tầng canh tác dầy, mực thủy cấp thấp và không bị ảnh hưởng ngập lũ). Hàng năm thường có triều cường vào tháng 9–11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng. Nếu có điều kiện nên xây dựng các bờ bao vững chắc để khống chế mực nước trong mương vườn ổn định, tránh tình trạng mực nước trong mương lên xuống theo thủy triều hoặc các kỳ triều cường. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước.Vị trí mặt cống lấy nước hơi thấp hơn đáy mương, còn vị trí bọng điều tiết ngang với mức ngập cao nhất (cách mặt mô bưởi khoảng 0.6 - 0.7m). Khi thành lập vườn cần chú ý hướng mặt trời để thiết kế liếp trồng, tốt nhất nên thiết kế liếp theo hướng Bắc-Nam, các cây trên vườn sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.
2. Trường hợp đất cũ:
Sử dụng lại hệ thống mương liếp đã có sẵn. Sau khi phát quang vườn cũ, nên tiến hành thiết kế các bờ bao, cống, bọng như đối với đất mới, sau đó chọn vị trí mới để đắp mô trồng cây nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu mới trồng. Giai đoạn đầu có thể duy trì cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây BDX mới trồng và hạn chế cỏ dại. Khi cây bắt đầu phát triển thi đốn bỏ, để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng đối với cây bưởi.

3. Trồng cây chắn gió:

Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc lập mới một vườn trồng bưởi. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế thiệt hại do gió bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam. Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp và hiệu quả, có thể trồng dâm bụt để cao hoặc cây ăn trái như xoài hoặc có thể trồng cây dừa nước. Hiện cây dừa nước cho thấy có khả năng chắn gió và tạo tiểu khí hậu tốt cho các vườn bưởi trong tỉnh, nhất là những vùng có thời gian mặn nhẹ và ngắn trong năm.

Kinh nghiệm trồng bưởi năm roi

Kinh nghiệm trồng bưởi năm roi

Bưởi Năm Roi là một giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ (nhất là Vĩnh Long). Mỗi năm, giống bưởi này cho thu hoạch hai lần vào tháng Tám và tháng Chạp âm lịch.


- Về giống: Chọn lấy giống ở những cây mẹ tốt, sạch bệnh, cho năng suất cao ổn định. Chiết lấy những nhánh phát triển ngoài trảng nắng.

- Kỹ thuật làm vườn:
Đắp mô trồng cây có chiều cao 4cm, bề ngang 1m, nên chọn lớp đất mặt của ruộng trồng các loại đậu để đắp mô. Chia vườn ra từng líp, mỗi líp có bề ngang 7m, trồng cây theo hàng đôi, mỗi nhánh cách nhau 4m, hàng cách nhau 5m.

- Bón phân: Năm thứ nhất và thứ hai có trồng xen đậu, dưa leo nên tận dụng nguồn phân bón cho các loại hoa màu này để nuôi bưởi. Qua năm thứ 3, rải 0,5kg phân 16-16-8 cộng với 0,5kg urê/cây/năm chia đều nửa tháng rải 1 lần. Qua năm thứ 4 trở đi rải 700g 16-16-8 cộng với 700kg urê/cây/năm, chia làm 3 lần rải chính và nhiều lần rải phụ. Các lần rải chính cụ thể như: lần 1 vào thời điểm sau khi thu hoạch (tháng giêng) rải 100g, lần 2 vào lúc trước khi cây ra hoa (tháng 3 Âm lịch) rải 500g và lần 3 rải 200g sau khi đậu trái (tháng 5 Âm lịch).

- Nước tưới: Mùa mưa không tưới cho vườn cây, vào mùa nắng tưới 4-5 ngày/1 lần. Đến thời điểm giữa tháng giêng thì ngưng nước, tiến hành xiết nước để lá hơi xáo lại, tưới đẫm 3 ngày rồi rải phân (lần 2). Năm ngày đầu sau xiết nước, tiến hành tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó cách 3-4 ngày/lần... đến khi cây ra bông thì tưới nước để đủ ẩm, vườn không bị khô nứt.

- Phòng trừ sâu bệnh: Vào tháng 3-4, cây ra lá non, phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp, sau đó theo dõi thường xuyên tình trạng cây để ứng phó kịp thời.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột

1. Thời vụ trồng:

Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.

2. Mật độ và khoảng cách trồng:

Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2).

3. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng:


Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

4. Kỹ thuật bón phân:

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

- Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.

- Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định :có thể chia làm 5 lần bón như sau :

+ Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.
+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.
Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.

- Liều lượng phân bón: Có thể sử dụng công thức phân bón chung sau: Đơn vị tính là Kg
 

Tuổi cây Urea Lân Kali Ca(NO3)2 Phân hữu cơ
1-3 năm tuổi 0,15-0,4 0,3-0,6 0,1   5-10
4-6 năm tuổi 0,5-0,6 0,8-1,2 0,3 0,5 10-20
7->10 tuổi 0,7-2,0 1,5-2,5 0,5-0,8 1 20-30


- Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.

Kỹ thuật nhân giống bưởi da xanh

Kỹ thuật nhân giống bưởi da xanh

Hiện nay, trồng bưởi bằng hạt gần như không còn được áp dụng vì có nhiều nhược điểm, đặc biệt là chậm cho trái. Nhân giống bằng cách chiết cành cũng chỉ dùng cho các vườn gia đình có diện tích nhỏ. Cách nhân giống phổ biến nhất hiện nay là ghép, nhất là ghép mắt.


Muốn nhân giống bằng phương pháp ghép, nhà vườn phải chuẩn bị kỹ giống bưởi làm gốc ghép và cây bưởi giống để lấy cành (mắt) ghép.

Gốc bưởi làm gốc ghép phải tạo từ giống bưởi đạt các tiêu chuẩn: ít bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh do virus, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh nứt thân xì mủ và tuyến trùng; thích nghi với nhiều loại đất, chịu được hạn, úng và gió bão tốt; có nhiều hạt và phần lớn là hạt đa phôi để cho ra nhiều cây con khỏe.

Giống bưởi để lấy cành (mắt) ghép phải đạt các tiêu chuẩn: thích nghi với điều kiện địa phương, sinh trưởng tốt, nhiều quả và không có hiện tượng ra quả cách niên; quả phù hợp với nhu cầu thị trường về kích thước, màu sắc và chất lượng. Chú ý là không lấy cành ghép ở các cây bưởi bị bệnh virus và bệnh vàng lá gân xanh.

Cách ghép thường dùng là ghép mắt (ít tốn cành ghép) theo kiểu cửa sổ hay chữ T, trong đó kiểu ghép chữ T lật ngược dễ làm và tỷ lệ sống rất cao.

Cách làm: Hạt sau khi lấy ra khỏi quả phải gieo ngay xuống liếp ươm đã chuẩn bị kỹ. Gieo hạt thành hàng cách nhau 20cm. Sau 6 tháng loại bỏ các cây xấu, chọn các cây tốt trồng vào liếp ươm hay bầu ươm. Chăm sóc cho cây phát triển tốt 8-10 tháng sau cây đã có đường kính gốc từ 0,8-1cm (nơi cách cổ rễ 15-20cm) thì tiến hành ghép. Thời gian từ gieo hạt đến khi cây ghép được khoảng 14-16 tháng.

Vị trí ghép là nơi cách cổ rễ 20-30cm. Thời vụ ghép thích hợp nhất là đầu mùa mưa.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn

Kỹ thuật trồng bưởi diễn

Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống.


Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 1: 30 – 50 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh theo tán cây. Nếu đất chua, pH nhỏ hơn hoặc bằng 5,5, bón mỗi sào vườn 20 – 25 kg vôi cục (bón trước hoặc sau các loại phân bón khác 10 – 15 ngày).

Bưởi Diễn Tâm Vàng:

- Lá: có màu xanh đậm, đuôi lá hơi tròn và xẻ thùy.
- Quả: tròn, vỏ quả nhắn, khi chín có màu vàng cam. Trọng lượng trung bình 0,8 – 1kg.Số múi/quả: 10 – 12 múi.
- Thịt quả màu vàng. Tép không dòn như bưởi tôm xanh.
- Thời gian ra hoa: cuối tháng 1 đầu tháng 2.
- Thời gian thu hoạch: cuối tháng 12 đầu tháng 1.

Bưởi Diễn tôm xanh:

- Lá: có màu xanh nhạt hơn bưởi Diễn tôm vàng, đuôi lá nhọn không xẻ thùy.
- Quả: hình cầu, đầu quả hơi thuôn, khi chín có màu vàng cam. Trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg.
- Thịt quả màu vàng xanh, đặc trưng tép giòn, ngọt.
- Thời gian ra hoa: cuối tháng 1 đầu tháng 2.
- Thời gian thu hoạch: cuối tháng 12 đầu tháng 1.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Bón phân:

- Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 1: 30 – 50 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh theo tán cây. Nếu đất chua, pH nhỏ hơn hoặc bằng 5,5, bón mỗi sào vườn 20 – 25 kg vôi cục (bón trước hoặc sau các loại phân bón khác 10 – 15 ngày).

- Bón thúc cho cây con (1 – 2 năm tuổi): đạm Urê: 50 – 100 g; Kali 25 – 50 g; Supe lân 100 – 200 g, bón 2 tháng một lần.

- Bón phân cho cây trong thời kỳ kinh doanh cho một cây trong 1 năm: đạm Urê: 1 – 2 kg; Kali Clorua: 1 – 2 kg; Supe lân 1 – 4 kg, tuỳ cây lớn hay nhỏ tuổi. Cách bón: thúc đợt 1 phục hồi cây vào cuối tháng 1 sau khi thu hoạch quả: 50% đạm + 20% Kali + 100% lân. Thúc đợt 2: chống rụng quả sinh lý vào tháng 4: đạm Urê 30%, Kali 30%. Thúc đợt 3: tháng 8, tăng chất lượng quả: 50% Kali + 20% đạm. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây đến đâu, bón đến đó.

2. Chăm sóc, phòng bệnh:

Đốn tỉa nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng đủ ánh sáng, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ra hoa đậu quả đều cho năng suất và chất lượng cao. Đốn tạo hình thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Cắt ngọn thân chính ở độ cao 60 – 80 cm. Chọn giữ lại 3 – 4 mầm khoẻ (cành cấp 1) phân bố đều xung quanh để tạo bộ khung chính cho cây. đốn duy trì hằng năm tiến hành sau khi thu hoạch quả (tháng 1). Cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành tược làm cho tán cây thông thoáng tạo điều kiện cho lá cây tiếp xúc với ánh sáng.

Khắc phục hiện tượng bưởi ra quả cách năm bằng biện pháp thiến bưởi. Tháng 9 – 10 nếu thấy vườn bưởi xanh, lốp có khả năng ra lộc đông tháng 11 – 12 cần tiến hành khoanh vỏ thân cây theo hình xoáy trôn ốc 2 – 4 vòng để kìm hãm sinh trưởng. Tháng 12 – 1 số cây vẫn ra lộc đông cần dùng dung dịch Ethylen (thuốc dấm chuối Trung Quốc) 3 lọ 15 ml hoà 10 lít nước sạch hoặc Ethrell 0,4 – 0,6% phun thẳng vào lộc non sẽ làm thui lộc, sang năm cây vẫn sai hoa, nhiều quả.

Để đạt năng suất, chất lượng cao, người trồng bưởi còn phải phòng trừ tốt một số sâu bệnh hại bưởi như: các loại rệp, muội, sâu đục thân, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh nấm bồ hóng, vàng lá virut.

Kỹ thuật trồng thâm canh bưởi Diễn

Kỹ thuật trồng thâm canh bưởi Diễn

Bưởi diễn rất dễ trồng, là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng. Một ha bưởi diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm. Đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng.


1. Giống :

Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Thực tế cho thấy, phần chi phí về giống rất nhỏ so với các chi phí khác như : nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu, đất đai… Sản phẩm Bưởi Diễn chất lượng cao được các cán bộ kỹ thuật của Chi nhánh Đồng Tâm Xanh hợp tác với các chuyên gia thuộc Trạm Nghiên cứu cây ăn quả Xuân Mai (Bộ Nông nghiệp & PTNT) tuyển chọn nguồn giống tốt nhất từ cội nguồn cây mẹ tại thôn Đức Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do đó, khách hàng yên tâm về chất lượng các loại giống trong đó có cây Bưởi Diễn do Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh sản xuất. Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất, đồng thời nhận liên doanh trồng thâm canh Bưởi Diễn và bao tiêu sản phẩm với khách hàng có diện tích tập trung từ 5 ha trở lên.

2. Đất trồng Bưởi Diễn :

- Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

- Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho Bưởi Diễn nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.

3. Kỹ thuật trồng, chăm Bưởi Diễn :

a. Đào hố : Nên trồng mật độ là (5 x 5) mét 1 cây. Hố đào (0,8 x 0,8)m hoặc (1 x 1 x 1) m, mỗi hố nên bón lót từ 50-80kg phân chuồng hoai mục, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm.

b. Cách trồng : Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).

c. Chăm sóc :

- Giai đoạn từ khi có lộc mùa xuân và nuôi quả nhỏ tới tháng 8 âm lịch cây cần nhiều nước, nếu thiếu nước lá cây sẽ héo, quả vàng và rụng. Từ tháng 10 trở đi tới khi thu hoạch quả không nên tưới nước cho Bưởi Diễn.

- Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây.

- Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.

4. Phòng trừ sâu bệnh :

Bưởi Diễn thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…

- Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.

- Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.

- Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.

- Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.

- Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.

- Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.

- Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.

- Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Để đu đủ sai và ngon, lâu cỗi

Để đu đủ sai và ngon, lâu cỗi

Những người làm vườn giầu kinh nghiệm thường trồng đu đủ nơi mầu mỡ, cao ráo, cách mực nước ngầm thường xuyên từ 1,5m trở lên giúp rễ hoạt động thuận lợi.


Lựa chọn đu đủ cái ngay từ khi quả chín tự nhiên, chỉ lấy những hạt đen tuyền, chìm sâu tận đáy, loại những hạt lép, nổi sẽ đảm bảo cây cái vượt trội so với cây đực, những hạt cho cây đực còn lẫn sẽ cho cây đực khỏe, giao phấn tốt hoặc có thể điều khiển thành cây cái, cây lưỡng tính bằng cách cấn ngọn rễ cọc (hớt 1 phần 2 – 3cm thúc rễ chùm phát triển).

Loại ngay những cây giống khẳng khiu, thân thẳng tắp, èo uột, lá ít xẻ thùy. Chỉ đào đánh tạo bầu hoặc nhổ cây sau khi làm ẩm đất để "hưởng cái" nếu phát hiện cây đực (bằng cấn ngọn rễ cọc như trên). Sau đó nhúng bầu đất hoặc rễ vào tro bếp hoai hả (tro xó bếp) để "hồ" kích rễ "ăn ra" (tuyệt đối không được nhúng vào bùn tươi hoặc phân hóa học sẽ gây thâm rễ thối mầm).

Ra ngôi (trồng định vị) đu đủ cách gốc tối thiểu 3m để trưởng thành vừa khép tán, tránh "cây chạm lá" làm giảm năng suất và phẩm chất. Hố cần đào trước từ 10 – 15 ngày giúp đất hả, nỏ nâng cao điện ly giữa các hạt đất, sau khi ngấm nước trở lại sẽ giải phóng nhanh và nhiều khoáng dễ tiêu nuôi cây chóng "bốc".

"Nhử" rễ ăn ra bằng đất mầu tơi xốp (bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn trộn với phân hữu cơ hoai hả theo tỷ lệ 40% còn 10% là xỉ than đá nghiền thành bột và 10% là NPK vi sinh (nơi đất nghèo mầu).

Những cây cao quá 2m cần được chặt ngọn, trộn hỗn hợp phân trên làm ướt bao kín ngọn bằng nilon (tốt hơn quấn bùn rơm úp nồi đất như kinh nghiệm cổ truyền) ắt sẽ phân nhiều nhánh lộc mới ra quả ngay. Chọn tối đa 3 nhánh lệch xa nhau để nuôi, đu đủ "hồi xuân" lại tiếp tục cho năng suất vượt trội.

Trong mùa mưa bão cần tôn cao bóng tán để "nhử" rễ ăn lên, ấp đất cứng vào gốc. Nếu bị xiêu đổ cần dựng lại ngay thì rễ tái sinh nhanh, chắc gốc bền cây, liên tiếp cho bội thu.

NNVN, 8/2003

Để đu đủ sai và ngon, lâu cỗi

Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại hình sinh sản đực, cái và lưỡng tính. Trong vườn, nếu trồng đại trà cây này thì nên để lại một vài cây đực (tỉ lệ 1/25-1/30 so với các loại hình còn lại) để có giao phấn chéo nhờ côn trùng, quả sai hơn so với tự thụ phấn.

Nên trồng nơi đất cao, dễ thoát nước khi tưới phun đẫm hoặc sau cơn mưa rào bởi đu đủ là cây có bộ rễ “ăn nổi” hiếu khí. Đu đủ là cây dễ chết nếu bị úng kéo dài từ 3-4 ngày trở lên. Song nếu gặp hạn kéo dài vài ba tuần trở lên thì lụi ngọn, hoa héo, quả quắt queo, chất lượng giảm sút.

Ưa dãi nắng nên khoảng cách gốc - gốc với đu đủ cần tối thiểu là 3m để tránh cạnh tranh sinh tồn do “cây chạm lá, rễ chạm rễ”. Trồng theo hàng cần đắp ụ và khơi rãnh xuôi theo địa hình, nước sẽ ngấm lên bóng tán nhờ thẩm thấu (mao dẫn) giúp bộ rễ "vừa ăn vừa thở" dễ dàng, khoẻ mạnh giúp cây bốc, kháng sâu bệnh tốt.

Không nên dùng phân hóa học (kỵ nhất là đạm) để bón cho đu đủ vì gây lốp (tốt lá xấu quả), hấp dẫn dịch hại và còn gây ngộ độc cho người và động vật, nhất là khi bị cớm do nồng độ và hàm lượng đạm tự do (NO3- tự do) tăng vọt, vừa là món "khoái khẩu" cho sâu bệnh, vừa dễ chuyển hóa thành chất gây ung thư cho người và động vật (vị đắng chát).

Nếu cây cao quá 2m, cần chặt ngọn, trát bùn rơm và bọc nilon (ngày xưa các cụ ta úp nồi đất) để tích chồi mới phát sinh, chọn 3-4 chồi khoẻ theo các hướng xa nhau để cho 3-4 ngọn mới, bồi dục cho đất nền bằng bùn khô + phân chuồng hoai mục (phân bắc tốt hơn cả) mỗi gốc 30-40kg thì tin chắc rằng sẽ kéo dài "tuổi xuân" cho cây đặc sản nhiệt đới này thêm 2-3 năm tiếp.

NTNN, 26/5/2004

Kỹ thuật gieo trồng đu đủ lùn Thái Lan

Kỹ thuật gieo trồng đu đủ lùn Thái Lan

Hạt sau khi xử lý, gieo trong tro trấu khoảng 4- 7 ngày, hạt nảy mầm. Cây cao 4- 7 cm thì chọn những cây con khỏe mạnh, rễ nhiều cấy vào bầu.


1. Cách gieo hạt giống đu đủ?


Xử lý hạt: Ngâm hạt trong nước nóng 52- 56°C (3 sôi, 2 lạnh) khoảng 10 phút. Tiếp tục ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ.

Ươm cây con: Hạt sau khi xử lý, gieo trong tro trấu khoảng 4- 7 ngày, hạt nảy mầm. Cây cao 4- 7 cm thì chọn những cây con khỏe mạnh, rễ nhiều cấy vào bầu.

2. Cách trồng cây đu đủ Thái Lan?

Chuẩn bị đất: Các vùng đất thấp thì phải lên líp trước khi trồng. lấy lớp đất mặt trộn với 5kg phân chuồng hoai mục vào 0, 2 kg vôi đắp thành mô có kích thước 50- 50cm và cao 30cm.

Khoảng cách trồng:

Cây cách cây: 1,8m – 2,0m
Hàng cách hàng: 2,0m – 3,0m

3. Đất gieo hạt là tro bếp và phân gà được không?


Không nên dùng chỉ tro bếp và phân gà để gieo hạt . Đất dùng để gieo hạt là : Đất tơi xốp, tro trấu, phân chuồng hoai với tỉ lệ là 1 : 1 : 1.

4. Mua trái chín về lấy hạt làm giống được không ?

Nếu không phải là giống F1 thì có thể mua trái chín về lấy hạt làm giống. Chọn trái phát triển tốt trên cây mẹ khoẻ, sạch sâu bệnh, trái phải đủ chín trên cây. Chọn những hạt ở giữa trái và chìm trong nước. Chà hạt cho tróc vỏ lụa, phơi trong mát, cất nơi khô ráo.

Tốt nhất là nên mua cây giống hoặc hạt giống tốt về gieo trồng và chăm sóc, do các giống đu đủ được trồng là giống đã lai tạo, nên hạt giống sẽ không đảm bảo được chất lượng cây giống sau này do có sự gia tăng các gen đồng hợp lặn làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của quả đu đủ thương phẩm

5. Biện pháp phòng trị cây đu đủ vàng lá rồi chết ?

Đây có thể là triệu chứng của bệnh Khảm vàng lá do một trong các loại Virut gây hại trên cây đu đủ. Bệnh này rất phổ biến trong vườn đu đủ. Virut xâm nhiễm vào các lá do côn trùng môi giới chích hút, như Rệp muội hoặc Rầy xanh. Đây là những côn trùng thường gặp trên các lá đu đủ.

Bệnh có triệu chứng khảm trên phiến lá. Lá mất màu xanh bóng mà có những vết vàng, xanh lẫn lộn, mặt lá xỉn và phồng lên. Khi bệnh phát triển mạnh thì lá không lớn được, phiến lá có màu vàng úa và biến dạng, dần bị rụng. Cây sinh trưởng yếu. Quả không lớn và dễ bị rụng non. Những quả còn lại, biến dạng, thịt quả chai sượng. Có một số quả bị xì nhựa thành vệt màu thâm, chảy dọc trên mặt vỏ quả.

Phòng trị :

Trước hết cần tiến hành chăm sóc, diệt sạch cỏ dại trong vườn cây, trên mặt luống nhằm phá bỏ nơi cư trú của các loài côn trùng gây hại trong đó có Rầy xanh, Rệp muội... làm môi giới lây lan Virut.

Điều tiết chế độ nước thật hợp lý, chỉ giữ đủ ẩm, không để quá ẩm ướt. Nếu mưa kéo dài, liên tiếp, nhất thiết phải khai rãnh thoát nước thật kiệt. Vì như vậy sẽ tránh được sự lây lan.

Do không có thuốc đặc trị Virut, vì vậy, cần tiến hành hủy bỏ những cây bị bệnh. Khi phát hiện cây đu đủ chớm bị bệnh khảm lá, cần nhổ bỏ và chôn vùi ngay vì những cây bị bệnh Khảm không thể hồi phục, nếu càng để lâu thì bệnh được côn trùng gây lây lan càng rộng.

Sau đó có phun thuốc Padan, Basa, ... theo hướng dẫn ở bao bì để trừ Rầy, Rệp, ngăn chặn sự lây lan bệnh.

Để đu đủ cho trái dài, năng suất cao

Để đu đủ cho trái dài, năng suất cao

Không được trồng đu đủ liên tục nhiều vụ trên một diện tích vì dễ bị bệnh xoăn lá virus chưa có thuốc chữa. Nên luân canh với các cây trồng khác ít nhất 2 - 3 năm mới được trồng đu đủ lại.

Đu đủ là cây ưa nắng do đó cần trồng khoảng cách và mật độ thích hợp (2 - 2,5m x 3m).

Không nên dùng phân hoá học và hạn chế tối đa phân đạm để bón cho đu đủ vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng do dư lượng nitrat (NO3) trong quả cao, gây đắng chát, dễ dẫn đến ung thư.

Nên bón nhiều phân chuồng, phân vi sinh, phân có nguồn gốc từ thực vật, động vật sau mỗi đợt thu quả nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên cung cấp đủ nước cho quả mau lớn, lớn đều. Khống chế chiều cao cây dưới 2m bằng cách cắt ngọn, trát bùn rơm hoặc bọc nylon để kích thích cây ra các ngọn mới. Chọn để lại 2 - 3 ngọn chồi mới khỏe mạnh phân đều về các hướng.

Không được trồng đu đủ liên tục nhiều vụ trên một diện tích vì dễ bị bệnh xoăn lá virus chưa có thuốc chữa. Nên luân canh với các cây trồng khác ít nhất 2 - 3 năm mới được trồng đu đủ lại.

Để đu đủ có trái dài, năng suất cao cần chú ý các kỹ thuật sau:

Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 - 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.

Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỉ mỉ thì sẽ chọn được từ 98 - 100% cây trái dài. Nhớ khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân bón cho 1cây/năm như sau: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urê 200g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g.

Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 - 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).

ThS Nguyễn Thị Nguyệt - Dân Việt, 28/12/2012

Bí quyết trồng đu đủ ruột vàng sai quả

Bí quyết trồng đu đủ ruột vàng sai quả

Để giúp bà con nông dân trồng đu đủ ruột vàng Sinta và Carinosa đạt hiệu quả cao, NNVN giới thiệu kỹ thuật trồng.


Thời vụ: Ở miền Nam, những nơi chủ động nguồn nước tưới thì có thể trồng được quanh năm nhưng thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5). Ở miền Bắc và miền Trung, trồng vào vụ thu đông (tháng 9 - 10).

Chuẩn bị cây con

+ Ngâm hạt trong nước ấm trong 5 ngày (phải thay nước mỗi ngày và nên dùng nước ấm), sau đó vớt ra để ráo và gieo vào bầu ươm.

+ Bầu ươm cây con: Trộn xơ dừa với tro trấu và phân chuồng hoai mục với tỷ lệ thể tích: 35% xơ dừa + 35% tro trấu + 30% phân chuồng hoai mục.

+ Gieo hạt sâu khoảng 1 cm. Nếu gieo sâu quá hạt sẽ chậm nảy mầm hoặc không nảy mầm.

+ Nên đặt bầu nơi có nhiều ánh sáng để hạt nảy mầm tốt. Tưới nước vừa phải, không để quá khô hoặc quá ẩm. Phun Validacin, Rovral, Carbendazim, Ridomil, Kasuran... để phòng ngừa bệnh chết cây con.

+ Khi cây con cao khoảng 15 - 20 cm, có 5 - 6 lá (30 - 35 ngày sau gieo) thì đem trồng.

Chuẩn bị đất trồng

+ Đu đủ có thể trồng được trên nhiều loại đất, pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Trồng luống rộng 2 - 2,5m, giữa các luống có rãnh sâu 25 - 30 cm. Vùng đồng bằng, lên líp cao và đường mương sâu để dễ thoát nước.

+ Kích thước hố trồng: 50 x 50 cm, hố sâu 30 cm.

+ Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 2,5 m. Cây cách cây 2 - 2,5 m. Trồng so le. Mật độ khoảng 1.700 - 2000 cây/ha.

+ Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 5 - 10 kg phân chuồng hoai, 0,3 - 0,5 kg vôi bột; 0,3 - 0,5 kg lân; 0,1 - 0,2 kg KCl. Trộn đều tất cả với đất mặt rồi lấp đầy hố hoặc có thể bón lót mỗi cây bằng phân hữu cơ + canxi haifa, organic USA, đặc biệt phân tan chậm bón 1 lần dùng cho 3 tháng (sản phẩm của Osmocoted).

Bón phân và chăm sóc

+ Để tăng trọng lượng và độ ngọt của trái, dùng Super NPK 3-18-18 phun định kỳ cứ 1 tháng/lần từ khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả.

+ Cần bón cân đối NPK. Trong đó, kali giúp trái ngọt, thịt chắc, phẩm chất ngon.

+ Bón phân lần 1 sau khi trồng 4 - 6 tuần mỗi gốc Deltatop 20 - 50 gram, hay phân tan chậm (Osmocoted).

+ Bón lần 2 khi cây ra hoa 3.5 - 4 tháng sau khi trồng mỗi gốc Deltatop 50 -80 gram, Tan chậm, canxi haifa, tăng cường hữu cơ + Trung vi lượng (Greensal), phun Chelax calbor, sử dụng bộ Amino K+Ca+B để tăng đậu quả, ngừa xì mủ trái.

+ Bón thúc lần 3 sau khi thu hoạch lứa quả đầu tiên, mỗi gốc bón 100 gr Deltatop hoặc 50 - 80 gr urê; 200 - 250 gr super lân, 80 - 100 gr KCl, 4 - 5 kg phân chuồng hoai.

+ Để tăng trọng lượng và độ ngọt cho trái phun Deltaforlia 9-0-33+Chelax Sugar, Nutak-k, Amino-k, phun định kỳ 20 ngày lần từ khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả lần 2.

+ Bón đạm hợp lý, phân có Kali cao (phân Đức 15-3-20, Growmore 15-9-20) hay phun Delta-k, Nutak-k, để trái no tròn, nặng, ngọt.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại:

+ Các loại côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, rầy xanh, là môi giới truyền bệnh virus, làm cây phát triển kém.

+ Rệp sáp: Đây là loại côn trùng rất phổ biến trên đu đủ. Cần vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo thông thoáng trong vườn, tiêu hủy lá già, lá bị hại. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Applaud, Regent, Confidor, Voliam Targo...

Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.

Bệnh hại:

+ Bệnh đốm vòng: Phòng trị bằng cách vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc phòng trừ các loại côn trùng môi giới truyền bệnh.

+ Bệnh phấn trắng, thán thư: Phun Anvil, Daconil, Topsin, Mancozeb.

Kỹ thuật trồng đu đủ lùn cao sản Thái Lan

Kỹ thuật trồng đu đủ lùn cao sản Thái Lan

Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.


Cây giống có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 – 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 – 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.

Tùy chế độ chăm sóc và mùa vụ, giống cho trái ở 2 dạng: Trái tròn và trái dài, trong đó tỷ lệ trái dài nhiều hơn, bán được giá cao hơn vì được nhiều người ưa chuộng. Trọng lượng bình quân 1,5 – 2 kg/trái, có trái nặng tới 3 kg.

Khi chín, vỏ trái có màu vàng tươi, ruột đỏ vàng như ruột gấc, tỷ lệ phần ăn được cao, tới trên 85%, ít hạt, ăn ngọt và thơm. Thịt dày, chắc, thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa nếu thu đúng độ chín cần thiết.Giống cho năng suất rất cao, tất cả các cây đều cho trái hầu như quanh năm, mỗi cây cho bình quân 50 – 60 trái/năm, sản lượng đạt tới 90 – 100 kg/cây/năm

1.Thời vụ

– Thời vụ trồng thích hợp: Trồng vụ xuân (tháng 1 – 2), thu quả vụ hè (tháng 8 – 9), vụ thu (tháng 7 – 8), thu quả vào dịp Tết Nguyên đán (tháng 1 – 2).

Khi cây có 4-5 cặp lá, chiều cao cây 10-15cm thì có thể đem trồng.

Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.

3. Mật độ trồng

Khoảng cách, mật độ trồng thích hợp: 2 x 3 m (60 cây/sào Bắc bộ).

Đất cày sâu, lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 – 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào Giống thích hợp với nhiều loại đất, nhưng tốt nhất nên chọn những chân vàn, vàn cao, đất thoát nước tốt, giàu mùn trồng sẽ cho năng suất cao, chất lượng quả tốt mà cây kéo dài tuổi thọ do không bị úng ngập nước.

Những nơi đất thấp nên đắp mô cao 50 – 60 cm, rộng 80 – 100 cm để trồng hoặc đào mương sâu 30 – 40 cm, rộng 30 – 40 cm vừa để lấy nước tưới trong mùa khô, tránh úng ngập mùa mưa.

4. Phân bón

Ngoài việc bón phân lót trước khi trồng (8 – 10 kg phân chuồng + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg supe lân cho mỗi gốc), cần bón thúc cho cây 3 lần trong năm: Lần 1 sau trồng 4 – 6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa, đậu trái, lần 3 khi trái lớn.

Lượng phân tính cho 1 cây như sau: Năm thứ nhất 10 – 12 kg phân chuồng + 0,3 – 0,5 kg urê + 1 kg supe lân + 0,2 – 0,3 kg kali. Năm thứ hai 15 – 20 kg phân chuồng + 0,3 – 0,4 kg urê + 1 – 1,5 kg supe lân + 0,3 – 0,4 kg kali.

Đây là giống lai F1 nên bà con không tự để giống được mà phải mua giống ở những cơ sở uy tín để SX đạt năng suất cao, chất lượng trái tốt.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh hại đu đủ thông thường là nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Cách phòng trừ như sau: Đối với nhện đỏ, có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Danitol, Kelthane 18,5 EC, Trebon 10 ND. Đối với rệp sáp, có thể phun thuốc Supracide, Bi 58 ND, BAM 50 ND. Đối với bệnh khảm, biện pháp phòng ngừa là phun thuốc Admire 50 EC, Suppracide 40 ND để diệt rầy, hạn chế bệnh lây lan.

6. Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con, phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu quả phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. Thông thường đu đủ được trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão, có thể chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.

Chúc các bác thành công trên mảnh đất của mình!!!