Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ở Úc. Chúng nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại thông thường. Tuy nhiên thịt chuối lại mềm và ngọt hơn.

Đặc điểm của giống chuối đỏ Chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Nhưng nhìn chung, hương vị tổng thế quả nó vẫn mang đặc trưng của một quả chuối thông thường.

Hướng dẫn quy trình trồng chuối đỏ

Bước 1: Ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh từ 24 - 36 giờ.

Bước 2: Gieo hạt giống vào đất, sâu khoảng 0,6cm. Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp, lấp đất lại, tưới nước hàng ngày. Trong khi trồng cây giống cần đảm bảo nguồn nước đầy đủ cho cây, ngày tưới hai lần (sáng và tối). Cung cấp phân bón thường xuyên cho cây. Chuối tím thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới.

Lưu ý cách trồng chuối đỏ: Chuối đỏ rất lâu nảy mầm, thời gian nảy mầm từ 1 - 6 tháng. Do vậy, cần hết sức kiên trì khi trồng loại cây này.

- Thông thường, sau khoảng 3 tháng hạt chuối sẽ nảy mầm và cho những lá non đầu tiên. Chăm sóc cẩn thận thì sau khoảng 4 tháng sau, chuối sẽ đạt độ cao khoảng 2m. Sau 5 tháng trồng, chuối sẽ ra những bông hoa đầu tiên. Cánh hoa màu hồng cánh sen. Nhụy hoa màu vàng nghệ. Sau khoảng 1 tuần ra hoa, chuối sẽ đậu những trái đầu tiên.

Đây là món ăn được yêu thích của vùng Trung Mỹ với hơn 6,4 tỉ đô la tiêu thụ mỗi năm. Chuối đỏ cũng rất tốt cho sức khỏe và nếu có điều kiện, bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống của mình. Chuối đỏ có hàm lượng calo thấp, một quả chỉ chứa khoảng 110 calo vì thế nếu hàng ngày ăn chuối đỏ bạn cũng sẽ không sợ bị tăng cân.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ Mỹ giống Booth 7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ Mỹ giống Booth 7

Hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc giống bơ nhập ngoại: Bơ booth7, bơ Hass, bơ Reed

1/ Đất trồng:

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6. Nếu ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2/ Giống bơ:

Hiện nay giống bơ (Booth7) nhập ngoại xuất xứ từ Mỹ cho năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, là giống bơ trái vụ thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 đã và đang mở rộng trồng rất lớn trên nhiều vùng đất ở tây nguyên phù hợp độ cao 800m, giống bơ đã được viện khoa học nông lâm nghiệp tây nguyên nghiên cứu nhân giống đạt chất lượng chuẫn quả không thua kém gì bơ nhập ngoại.

Đặc biệt khi chọn mua bơ giống, Phải biết nguồn gốc của cây, ghép đúng giống tốt, thì cây sinh trưởng mới khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, chất lượng quả phù hợp cho tiêu chuẩn xuất khẩu. (Hiện nay giống bơ này đang bán tràng lang không rõ nguồn gốc hãy nên cẩn thận khi mua giống).

3/ Mật độ, cách trồng:

Mât độ: Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 6m hoặc 8m x 7m,trồng xen cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh).

Cách trồng: Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5-10cm ngọn quay về hướng gió và lấp đất 1/2 bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4/ Phân bón:


Cây con nên bón 4 – 5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây trông khác nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. bổ sung phân bón hữu cơ, kết hợp phun bổ sung phân bón qua lá trước và sau thu hoạch.

5/ Tỉa cành tạo tán:

Tiến hành 2 – 3 lần/năm giai đoạn kỷ thuật chăm bón hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ ra hoa trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Nên tạo tán lúc cây còn nhỏ, điều kiện chăm đầy đủ.

6/ Tưới nước:

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 3-4/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp phòng bệnh và bón 2 lần phân trong mùa khô sau thu hoạch.

7/ Bệnh hại phổ biến:

Bệnh Thối rể, nứt thân: Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể, Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

Bệnh trên quả già: Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 12cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần phun thuốc phòng trị nấm khi quả còn nhỏ cắt tỉa cành thông thoáng.

8/ Sâu hại phổ biến:

Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp và bọ chích hút tập trung, làm cho không hút dinh dưỡng. Thường cây bị có lá vàng nhạt, cây suy kiệt dễ chết.

Bọ xít: Gồm 23 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, làm rụng nhiều quả.

Mọt đục thân cành: Khá phổ biến trên các vườn bơ bắt đầu bước vào kinh doanh, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể tạo nấm phát triễn) xuất hiện từ giữa mùa mưa và dẫn đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, gây chết cành.

9/ Phòng trừ sâu, bệnh:

Cây bơ, thiệt hại thường do nấm bệnh tạo ra rất nguy hiểm và nên quản lý theo hướng nông nghiệp hữu cơ (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo cành,vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư và phun thuốc phòng.

10/ Thu hoạch:

Bơ Booth7 thường thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài, quả xanh đậm.

Lưu ý: Không nên tưới nước vào lúc đang thu hoạch, qủa sẻ rụng hàng loạt.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Về cơ bản kỹ thuật trồng bơ BOOTH 7 hay các giống bơ ghép (Bơ HASS, Bơ REED…) cũng tương tự như khi anh trồng các giống bơ khác. Bà con có thể tham khảo bài viết này để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc với cây bơ.

Chuẩn bị trước khi trồng

Cắt bỏ sạch sẽ phần dây ghép (dây nilon màu trắng quấn quanh mắt ghép) tránh hiện tượng cây lớn lên bị phần dây này bó chặt, dẫn đến cây yếu ở phần mắt ghép. Gió mạnh dễ làm gãy ngay đoạn tiếp giáp giữa chồi ghép và thân ghép

Chỉ giữ lại một cành khỏe mạnh mọc ra từ phần chồi ghép. Như vậy cây sẽ dồn dinh dưỡng cho cành này. Từ đó phần chồi ghép sẽ phát triền nhanh và dễ tạo hình sau này

Nếu từ phần chồi ghép ra hoa nên vặt bỏ ngay, không nên để cho cây đậu quả sẽ yếu sức và phát triển kém

Kiểm tra và vặt bỏ các chồi mọc ra từ phần gốc ghép (Chồi của cây thực sinh dùng làm gốc ghép)

Tiến hành trồng

Ngay khi trồng sau cần tiến hành tưới nước ngay

3 ngày sau khi trồng nếu không có mưa cần phải tưới nước bổ sung, sau đó thường xuyên kiểm tra nếu thấy đất trong hố trồng khô cần phải tưới thêm.

Khi trồng nên để phần ghép cách mặt đất tối thiểu 20cm

Nếu trồng ở khu vực trống trải cần phải dùng lưới nhựa (loại màu đen thường dùng làm mái che) hoặc các vật liệu có sẵn che nắng và che gió, đồng thời phủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô, trấu… để giữ ẩm

Đóng cọc cố định thân cây, tránh gió mạnh làm gãy thân, gãy chồi ghép

Sau khi trồng khoảng 20-30 ngày, tiến hành bón thúc mỗi gốc khoảng 1 lạng phân NPK 16-16-8 để kích thích cây phát triển

Chăm sóc giai đoạn 2 năm đầu

Trong 2 năm đầu là giai đoạn cây phát triển, đặc tính của bơ ghép là thường ra cành ngang khá sớm, không mọc thẳng đứng như khi trồng từ hạt. Do đó anh/chị cần phải thường xuyên cắt tỉa cành ngang, nếu trồng xen với cà phê thì nên tạo hình cho cây thành dạng thẳng, cành ngang cao hơn tán cà phê từ 1-2m.
Giai đoạn ra quả bói

Năm thứ 3 trở đi, bơ ghép sẽ cho quả bói, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà anh/chị nên quyết định có cho cây đậu quả hay không? Nếu cây khỏe có thể cho cây đậu quả bình thường, cây yếu thì nên cắt bỏ hoa để cây dồn sức phát triển tiếp.

Quả bói thường ra lác đác nhưng to, những năm về sau vào giai đoạn thu hoạch quả nhiều nhưng sẽ nhỏ hơn.

Giai đoạn kinh doanh


Từ năm thứ 4 trở đi, cây sẽ cho thu hoạch ổn định, anh/chị nên sử dụng phần nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng phân vi sinh để bón cho cây, chỉ sử dụng phân hóa học với lượng vừa đủ (khoảng 1-2kg / 1 gốc) vào các giai đoạn sau thu hoạch, ra hoa, đậu quả, và nuôi quả.

Đây là những thông tin dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong quá trình trồng và chăm sóc cây bơ Booth của chúng tôi. Xin thông tin đến anh/chị, nếu có gì sai sót mong anh/chị và các bạn bổ sung. Cảm ơn

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa


Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

I. Đặc điểm sinh học

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

Mận Tam Hoa là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai.

Thân cây non có màu nâu đâm vỏ nhẵn, thân già có màu mốc trắng xù xì. Lá kép, mép lá có răng cưa, lá màu xanh đậm. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có ba hoa, hoa màu trắng. Quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6. Khối lượng quả: 20- 30 quả/kg

II. Kỹ thuật trồng

1. Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng bằng cây ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây từ 35 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6- 0,8 cm, đường kính cành ghép đo trên mắt ghép 2 cm từ 0,6- 0,7 cm. Không sâu bệnh, cụt ngọn.

2. Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.

3. Thời vụ: Trồng mận vào tháng 2 - 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá.

4. Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2- 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 50 x 60 x 70 cm. Đào để riêng lớp đất mặt để cho xuống đáy hố. Bón mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều với đất và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng.

Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm.

5. Cách trồng:

Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc.

Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.

III. Kỹ thuật chăm sóc

1. Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây.

2. Tưới tiêu:

Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết, hai tháng đầu tiến hành tưới 1- 2lần/1tuần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới, tuy nhiên mận Tam Hoa cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.

3. Bón phân

Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.

- Lượng phân bón (kg)
Phân bón Định mức/cây/năm Lượng bón/ha/năm (400cây/ha)
Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch
Phân chuồng 20 30 8.000 12.000
Urê 0,3 0,5 - 0,7 120 200 - 280
Lân supper 0,5 0,7  0,8 200 280  320
Kali clorua 0,2 0,3 - 0,5 80 120  200

- Thời điểm bón:

* Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng (20 kg), 70 %  lân super (0,35kg),  50 % urê (0,15 kg), 50 % Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua  (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15 %  super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

* Đối với cây thời kỳ kinh doanh:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 %  lân super,  50 % urê, 50 % Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30 kg phân chuồng, 0,6- 0,56 kg lân super, 0,25- 0,35 kg urê, 0,15- 0,25 kg Kali clorua .

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1- 0,12 kg lân super, 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125 kg Kali clorua.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % KCL. Tương đương với 0,1- 0,12 kg phân lân super, 0,125- 0,175 kg ure, 0,075- 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

- Cách bón:

+ Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất.

+ Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.

4. Làm cỏ:

Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên.

Thời kỳ cây chưa khép tán có thể trồng một số cây họ đậu giữa các hàng cây để cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.

5. Đốn tỉa:

Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo dạng hình phễu. Mục đích của tao tán cây hình phễu là giữ lại từ 3-4 cành chính xuất phát từ một điểm của thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm Những cành chính này luôn tạo thành một góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc từ các cành bên và cành chính này.

a/ Đốn tỉa cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

* Giai đoạn 1: Sau khi trồng

Chỉ tiến hành đốn tỉa khi cây đã mọc tốt. Chọn 3 hoặc 4 chồi mọc xung quanh thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm, cắt bỏ thân chính phía trên các cành đã chọn. Nếu các chồi trên cây đã quá cao thì cắt ngang khoảng 40- 50 cm và chờ để chọn những chồi mới mọc ra ở dưới vết cắt đó.

* Giai đoạn 2: Sau trồng 6 tháng

 Thường xuyên bấm ngọn những cành sinh trưởng sinh dưỡng mạnh ra phía ngoài để đảm bảo các cành mọc thành góc 45 0. Trong điều kiện đủ dinh dưỡng và nước thì sau trồng 6 tháng cây cao khoảng 1,5 m. Những cành chính có thể được cắt ở chỗ có 2 chồi sinh dưỡng mọc hướng ra phía ngoài cao trên 1 m so với mặt đất. Việc đốn tỉa này sẽ kích thích sự phát triển của 2 cành từ 1 cành chính để tạo ra 6 hoặc 8 cành chính trên 1 cây.

* Giai đoạn 3: Sau trồng 12 tháng đến 3 năm: Tiến hành đốn tỉa cho những cây cho thu hoạch.

b/ Đốn tỉa các cây đang cho thu hoạch

Các cây đang cho thu hoạch cần đốn tỉa để tạo sự cân bằng giữa quả và sự phục hồi của các chồi bên để duy trì và tăng năng suất quả năm sau. Đốn tỉa phải đạt được yêu cầu: Giữ được kích thước của cây theo yêu cầu quản lý; Cho phép ánh sáng, thuốc BVTV… phun tới được tất cả các phần của cây; Kích thích được sinh trưởng, phát triển của cây trong mùa xuân, mùa hè, ra các cành cho quả mới cho mùa sau; Đốn tỉa các cành cho quả dư thừa trong mùa đông.

Tiến hành đốn tỉa 3 lần trong năm:

* Tỉa cành mùa xuân:

Với mục đích để cho ánh sánh chiếu đều vào các quả nên chỉ tỉa nhẹ để mở tán bằng cách cắt bỏ các cành sinh trưởng mạnh từ các cành trung tâm của cây và tất cả các cành vượt có góc mọc lớn hơn 450

* Tỉa cành mùa hè:

Thường được tiến hành sau thu hoạch 2 – 3 tuần. Mục đích của kỳ tỉa cành này là tạo cho ánh sáng đến được đều khắp tán cây và dừng sự sinh trưởng sinh dưỡng dư thừa tạo tiền đề cho phân hóa mầm hoa của năm sau. Không đốn tỉa nặng trong  thời gian này.

Tiến hành cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, phân hoá mầm hoa trước màu đông. Cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và chú ý không nên đốn quá đâu làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

* Tỉa cành mùa đông:

Mục đích của tỉa cành mùa đông là loại bỏ những cành cho quả đã hoá gỗ trong mùa xuân, mùa hè... và tạo điều kiện để tỉa quả tốt hơn. Tỉa cành mùa đông phải tiến hành vào lúc trời còn lạnh cây còn đang ở trong giai đoạn nghủ nghỉ

Loại bỏ những cành vô  hiệu, những cành quá yếu. Tỉa cành mọc chụm phía trong tán cây. Tỉa bớt chỉ giữ lại những cành 1 năm cách nhau khoảng 30 cm, loại bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm. Cắt bỏ một phần đầu cành ngay phía trên mắt mầm, cắt ngọn các cành bên dài quá 40 cm.

c/ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

+ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại.

* Quản lý dịch hại không dùng thuốc hoá học.

Một là: Ngăn chặn sự xâm nhập vào vườn của dịch hại.

- Khi đốn tỉa cần tạo ra các vết cắt phẳng bằng kéo cắt cành hoặc cưa, vết cắt lớn cần quét vôi trắng. Vết cắt thô ráp sẽ đọng nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của dịch hại như sâu đục thân, vết loét vi khuẩn.

- Chuyển các các đốn tỉa trong mùa đông ra khỏi vườn và đốt để tránh dịch hại từ cành này xâm nhiễm vào cây trồng và gây hại trong mùa xuân sang năm.

- Không nên bón quá nhiều phân, Khi bón nhiều phân đạm cây trở nên xanh và mềm sẽ thu hút nhiều dịch hại như rệp, bệnh vi khuẩn.

- Không đạt quá nhiều vật liệu tủ gốc sát gốc cây tránh mối gây và bệnh gây hại.

- Loại bỏ những lá không rụng trong mùa đông để dịch hại không có nơi tồn tại . Có thể dùng dung dịch đồng để phun làm rụng lá.

- Loại bỏ toàn bộ quả trên cây và huỷ tất cả các quả không sử dụng được.

- Thu dọn và tiêu huỷ lá rụng: Thu gom và đưa ra khỏi vườn để đốt. Điều này rất quan trọng vì các bệnh trên lá như bệnh xoăn lá, thủng lá, rỉ sắt sẽ lây nhiễm sang lá mới gây hại nếu không được tiêu huỷ.

Hai là: Tạo điều kiện môi trường không phù hợp cho dịch hại trong vườn.

- Làm cho cây thông thoáng hơn: Trồng cây theo hướng bắc nam để gió mùa xuân, mùa hè có thể thổi qua toàn bộ cây. Tỉa bớt cây rừng bao quanh vườn quả.

- Đốn tỉa và tạo tán cây, tỉa quả tạo điều kiện cho ánh dáng, gió tới được tất cả các cành trong tán, tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.

- Hỗ trợ các loài thiên địch của sâu bệnh haị mận trong vườn phát triển.

* Phòng  trừ dịch hại bằng thuốc hoá học.

Ở mỗi giai đoạn phát triển cây bị sâu bệnh hại khác nhau tấn công. Khi sâu bệnh xuất hiện đến ngưỡng phòng trừ mà thiên địch không đủ khả năng khống chế thì cần áp dụng biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học.

- Rệp mận: Xuất hiện và gây hại sớm trong năm, gây hại nặng trên lộc xuân và lộc thu. Rệp chích hút làm cho các chồi non, lá non biến dạng, quăn queo, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, là nguyên nhân gây hiện tượng rụng quả hàng loạt tại các vùng trồng mận. Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc Sherpa 0,2% vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 để hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân. Hoặc dùng Trebon, Applaud trừ rệp cuối thời kỳ lộc xuất hiện rộ, nồng độ theo khuyến cáo của hãng sản xuất.

- Sâu đục ngọn: Sâu hại các ngọn chồi xuân và chồi thu, khi các ngọn chồi đã già sâu non di chuyển gây hại trên quả, đục vào cuống hoặc núm quả tạo thành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục có dịch nhựa chảy ra. Phòng trừ: Dùng thuốc Regent , Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu mùa thu.

- Sâu đục thân: Là sâu non của các loại xén tóc đục vào thân cây, cành làm cho cành bị héo khô, quả nhỏ, rụng bị nặng làm chết cả cây. Phòng trừ sâu đục gốc cây bằng cách quét vôi gốc cây cao 60-70cm vào tháng 11- 12 trong năm, cắt những ngọn cành bị héo trong vụ xuân và đốt, dùng dây thép, tay mây để chọc chết hoặc bắt sâu non. Dùng các loại thuốc Trebon, Decis 0,1%  tẩm bông nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu.

- Bệnh thủng lá: Vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn hay không định hình, ban đầu có màu vàng, sau chuyển màu nâu, mép viền nâu đậm. bệnh nặng vùng bị bệnh bị hoại tử, khô và rụng tạo thành những vết thủng trên phiến lá.. Ngoài triệu trứng gây thủng lá vi khuẩn còn có các vết đốm trên quả và trên thân cành.

Phòng trừ bằng cách đốn  cây, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn quả và tán cây, vệ sinh và tiêu huỷ các lá bệnh. Phun phòng trừ bằng thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35%... liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Bệnh phấn trắng: Vết bệnh màu trắng, nhỏ, xuất hiện không đều trên mặt lá, chúng phát triển và  liên kết thành vết trắng lớn phủ kín cả bề mặt lá. Lá bị bệnh kém phát triển, cong queo thường rụng sớm. Bệnh gây hại trên cả quả non, quả bị bệnh vẫn giữ được màu xanh hoặc biến màu hơi đỏ.

Phòng trừ bằng cách đốn tỉa cây, tạo độ thông thoáng trong tán lá để giảm nguồn lưu trữ bệnh. Dùng thuốc thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35% để phun phòng trừ.

- Bệnh thối nâu: Xuất hiện và gây hại trên quả khoảng tháng 6 tháng 7. Ban đầu trên quả có những vết màu nâu không có hình dạng nhất định, vết bệnh lan rất nhanh có những lớp nấm màu trắng mọc thành vòng tròn sau đó chuyển thành dạng màu nâu. Phòng trừ bằng cách phun thuốc trừ nấm Cacbendazim, Rovral… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì trước khi thu hoạch 30 ngày để hạn chế sự xâm nhập của nấm vào quả.

7. Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả đã chín. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thu hái khi độ già khoảng 79 - 90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng./.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Sâm tiên mao rừng (sâm cau đen) – Thần dược chốn phòng the

Sâm tiên mao rừng (sâm cau đen) – Thần dược chốn phòng the

Sâm tiên mao hay còn gọi là sâm cau, ngải cau, có tên khoa học là Curculigo orchioides gaerten thuộc dòng họ thủy tiên, là một loại cây thảo dược quý có chưa chất steroid từ thiên nhiên, có tác dụng như tác dụng như TESTOSTERON tốt cho nam giới.

Là loại cây cỏ cao tầm 40cm có thân ngầm dài hình trụ; lá hình mác hẹp dài từ 15 – 40cm, rộng từ 12 – 35mm, nhọn ở hai đầu và có hình dạng giống lá cau. Hoa tiên mao có màu vàng, không có cuống nằm trong bẹ của lá. Sâm tiên mao mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc của nước ta.

Ở đồng bào ít người thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc thường dùng rể của cây này để làm thuốc bổ nên chúng được gọi là Sâm, vì lá của chúng giống lá cau nên sâm tiên mao còn có tên gọi khác là sâm cau.

Tác dụng chữa bệnh của sâm tiên mao (sâm cau đen)

Theo Đông Y, sâm tiên mao có vị cay hơi đắng, tính ấm, có độc và đi vào kinh thận với tác dụng làm ấm thận, tráng gân cốt và trừ hàn thấp. Có thể chữa trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, băng lậu, ngực bụng lạnh và tiểu không cần được.

Theo y học hiện đại sâm tiên mao có tác dụng chống lại sự oxy hóa, tăng cao sự miễn dịch của cơ thể, tăng cường năng lực và hoạt động của tuyến sinh dục nam. Giúp cơ thể nâng cao khả năng thích nghi với môi trường thiếu dưỡng khí hoặc ở những nơi có nhiệt độ cao. Tiên mao còn có khả năng tăng cường các hoạt động của tim mạch, bảo vệ gan, khám viêm, chống được nấm, co giật và huyết khối. Ngoài ra tiên mao còn có chức năng chống lão hóa, tăng khả năng hoạt động của cơ bắp, cải thiện làn da cho phụ nữa, phòng chống được đái tháo đường và ung thư.

Bộ phận của sâm tiên mao (sâm cau đen) được dùng làm thuốc.

Người ta thường thu hái thân rễ tiên mao quanh năm để về làm thuốc. Đào lấy củ rửa sạch sau đó bỏ những rễ con và cạo lớp vỏ bên ngoài ngâm với nước vo gạo qua một đêm để khử độc rồi hôm sau lấy ra phơi hoặc sấy khô. Trong thân rễ của sâm tiên mao có chứa các chất tinh bột, tanin, acied béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid.

Củ sâm cau bên ngoài vỏ có màu đỏ, bên trong có màu trắng, khi phơi khô có mùi thơm ngậy.

Hàng năm vào tháng 11 người dân sẽ đi lên núi đào lấy củ về thái mỏng phơi làm thuốc hoặc có thể dùng để ngâm rượu.

Đối tượng nên sử dụng sâm tiên mao (sâm cau đen)

Các bệnh nhân mắc bệnh liệt dương, bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm hoặc vô sinh.
Những người bị suy giảm chức năng về tình dục.
Người già chân tay bị tê buốt, đau mỏi và nhức xương khớp.
Với những người bình thường không có bệnh vẫn có thể dùng sâm cau để tăng cường hệ miễn dịch và khả năng tình dục.

Cách dùng và liều dùng của sâm tiên mao (sâm cau đen)

Mỗi ngày có thể dùng từ 3 đến 10g sâm đã được ngâm rượu hoặc là sắc thuốc.
Có thể chữa đau nhức do hàn thấp bằng các dùng sống.
Dùng sâm cau đen tẩm với rượu sao để chữa bệnh liệt dương tăng cường sinh lực cho nam giới.

Cây táo Tàu

Cây táo Tàu

Cây táo tây có nguồn gốc ở Trung Á. Hiện nay táo tây được trồng phổ biến trên toàn thế giới, trồng nhiều nhất tại Trung Quốc. Có lẽ vì lý do này và các quả táo bán được nhập về từ Trung Quốc mà người Việt Nam quen với tên gọi táo Tàu.

Tên gọi khác của Táo Tây: Bôm (xuất phát từ phiên âm tiếng Pháp: Pomme)

Tên khoa học: Malus domestica

Phân loại: Táo có hơn 75000 giống khác nhau.

Phân bố Của táo tây, Táo tàu: Cây táo tây có nguồn gốc ở Trung Á. Hiện nay táo tây được trồng phổ biến trên toàn thế giới, trồng nhiều nhất tại Trung Quốc.

Đặc điểm riêng của cây

- Cây táo tây cao khoảng 3–12 m, tán rộng và rậm.

- Lá táo hình bầu dục, rộng 3–6 cm, dài 5–12 cm; đầu lá thắt nhọn với cuống lá (petiole) khoảng 2–5 cm. Rìa lá dạng răng cưa. Đến thu cây rụng lá.

- Hoa táo nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú. Hoa sắc trắng, có khi pha chút màu hồng rồi phai dần. Hoa có năm cánh, đường kính 2,5-3,5 cm.

- Quả có vỏ mỏng màu đỏ, thịt quả trắng xanh, và ruột có 5 múi với mỗi múi có 1-3 hột nhỏ màu nâu. Trái chín vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5–9 cm.

Kỹ thuật chăm sóc cây táo tàu

- Có thể trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để bớt công tưới. Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

- Cây 1 năm tuổi: bón cho mỗi cây 10 kg phân hữu cơ, 0,1 kg super lân, 0,6 kg NPK (20 : 20 : 20 :15). Chia đều bốn lần bón trong năm, mỗi lần cách nhau hai tháng sau khi trồng. Riêng phân hữu cơ sẽ được bón lót trước khi trồng.

- Cây 2 năm tuổi trở lên: bón cho mỗi cây 1,0 – 1,5 kg NPK (20 : 20 :15), chia đều bốn lần bón vào các tháng 1, 3, 5, 7 , mỗi lần 0,2 – 0,3 kg NPK (20 : 20 :15). Sau khi thu họach vụ trước khỏang 5 – 7 ngày tiến hành đốn tái sinh kết hợp bón thêm 10 – 20 kg phân hữu cơ cho mỗi cây. Khi bón nên đào rãnh hoặc đào hốc xung quanh tán cây bón phân và lấp đất lại.

- Sau khi thu họach vụ trước cần đốn cành tạo tán và làm cho cây trẻ lại để vụ sau ra hoa kết quả nhiều hơn. Thời gian đốn tốt nhất là trung tuần tháng 3. Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Tránh đốn vào mùa mưa.

- Trồng xen một số lọai cây rau màu, đậu khi đốn tái sinh cây táo để tăng thu nhập và hạn chế bớt cỏ dại.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

I. Đặc điểm sinh học

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

Mận Tam Hoa là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai.

Thân cây non có màu nâu đâm vỏ nhẵn, thân già có màu mốc trắng xù xì. Lá kép, mép lá có răng cưa, lá màu xanh đậm. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có ba hoa, hoa màu trắng. Quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6. Khối lượng quả: 20- 30 quả/kg

II. Kỹ thuật trồng

1. Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng bằng cây ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây từ 35 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6- 0,8 cm, đường kính cành ghép đo trên mắt ghép 2 cm từ 0,6- 0,7 cm. Không sâu bệnh, cụt ngọn.

2. Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.

3. Thời vụ: Trồng mận vào tháng 2 - 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá.

4. Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2- 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 50 x 60 x 70 cm. Đào để riêng lớp đất mặt để cho xuống đáy hố. Bón mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều với đất và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng.

Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm.

5. Cách trồng:

Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc.

Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.

III. Kỹ thuật chăm sóc

1. Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây.

2. Tưới tiêu:

Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết, hai tháng đầu tiến hành tưới 1- 2lần/1tuần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới, tuy nhiên mận Tam Hoa cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.

3. Bón phân

Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.

- Lượng phân bón (kg)
Phân bón Định mức/cây/năm Lượng bón/ha/năm (400cây/ha)
Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch
Phân chuồng 20 30 8.000 12.000
Urê 0,3 0,5 - 0,7 120 200 - 280
Lân supper 0,5 0,7  0,8 200 280  320
Kali clorua 0,2 0,3 - 0,5 80 120  200

- Thời điểm bón:

* Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng (20 kg), 70 %  lân super (0,35kg),  50 % urê (0,15 kg), 50 % Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua  (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15 %  super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

* Đối với cây thời kỳ kinh doanh:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 %  lân super,  50 % urê, 50 % Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30 kg phân chuồng, 0,6- 0,56 kg lân super, 0,25- 0,35 kg urê, 0,15- 0,25 kg Kali clorua .

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1- 0,12 kg lân super, 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125 kg Kali clorua.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % KCL. Tương đương với 0,1- 0,12 kg phân lân super, 0,125- 0,175 kg ure, 0,075- 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

- Cách bón:

+ Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất.

+ Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.

4. Làm cỏ:

Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên.

Thời kỳ cây chưa khép tán có thể trồng một số cây họ đậu giữa các hàng cây để cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.

5. Đốn tỉa:

Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo dạng hình phễu. Mục đích của tao tán cây hình phễu là giữ lại từ 3-4 cành chính xuất phát từ một điểm của thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm Những cành chính này luôn tạo thành một góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc từ các cành bên và cành chính này.

a/ Đốn tỉa cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

* Giai đoạn 1: Sau khi trồng

Chỉ tiến hành đốn tỉa khi cây đã mọc tốt. Chọn 3 hoặc 4 chồi mọc xung quanh thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm, cắt bỏ thân chính phía trên các cành đã chọn. Nếu các chồi trên cây đã quá cao thì cắt ngang khoảng 40- 50 cm và chờ để chọn những chồi mới mọc ra ở dưới vết cắt đó.

* Giai đoạn 2: Sau trồng 6 tháng

 Thường xuyên bấm ngọn những cành sinh trưởng sinh dưỡng mạnh ra phía ngoài để đảm bảo các cành mọc thành góc 45 0. Trong điều kiện đủ dinh dưỡng và nước thì sau trồng 6 tháng cây cao khoảng 1,5 m. Những cành chính có thể được cắt ở chỗ có 2 chồi sinh dưỡng mọc hướng ra phía ngoài cao trên 1 m so với mặt đất. Việc đốn tỉa này sẽ kích thích sự phát triển của 2 cành từ 1 cành chính để tạo ra 6 hoặc 8 cành chính trên 1 cây.

* Giai đoạn 3: Sau trồng 12 tháng đến 3 năm: Tiến hành đốn tỉa cho những cây cho thu hoạch.

b/ Đốn tỉa các cây đang cho thu hoạch

Các cây đang cho thu hoạch cần đốn tỉa để tạo sự cân bằng giữa quả và sự phục hồi của các chồi bên để duy trì và tăng năng suất quả năm sau. Đốn tỉa phải đạt được yêu cầu: Giữ được kích thước của cây theo yêu cầu quản lý; Cho phép ánh sáng, thuốc BVTV… phun tới được tất cả các phần của cây; Kích thích được sinh trưởng, phát triển của cây trong mùa xuân, mùa hè, ra các cành cho quả mới cho mùa sau; Đốn tỉa các cành cho quả dư thừa trong mùa đông.

Tiến hành đốn tỉa 3 lần trong năm:

* Tỉa cành mùa xuân:

Với mục đích để cho ánh sánh chiếu đều vào các quả nên chỉ tỉa nhẹ để mở tán bằng cách cắt bỏ các cành sinh trưởng mạnh từ các cành trung tâm của cây và tất cả các cành vượt có góc mọc lớn hơn 450

* Tỉa cành mùa hè:

Thường được tiến hành sau thu hoạch 2 – 3 tuần. Mục đích của kỳ tỉa cành này là tạo cho ánh sáng đến được đều khắp tán cây và dừng sự sinh trưởng sinh dưỡng dư thừa tạo tiền đề cho phân hóa mầm hoa của năm sau. Không đốn tỉa nặng trong  thời gian này.

Tiến hành cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, phân hoá mầm hoa trước màu đông. Cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và chú ý không nên đốn quá đâu làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

* Tỉa cành mùa đông:

Mục đích của tỉa cành mùa đông là loại bỏ những cành cho quả đã hoá gỗ trong mùa xuân, mùa hè... và tạo điều kiện để tỉa quả tốt hơn. Tỉa cành mùa đông phải tiến hành vào lúc trời còn lạnh cây còn đang ở trong giai đoạn nghủ nghỉ

Loại bỏ những cành vô  hiệu, những cành quá yếu. Tỉa cành mọc chụm phía trong tán cây. Tỉa bớt chỉ giữ lại những cành 1 năm cách nhau khoảng 30 cm, loại bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm. Cắt bỏ một phần đầu cành ngay phía trên mắt mầm, cắt ngọn các cành bên dài quá 40 cm.

c/ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

+ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại.

* Quản lý dịch hại không dùng thuốc hoá học.

Một là: Ngăn chặn sự xâm nhập vào vườn của dịch hại.

- Khi đốn tỉa cần tạo ra các vết cắt phẳng bằng kéo cắt cành hoặc cưa, vết cắt lớn cần quét vôi trắng. Vết cắt thô ráp sẽ đọng nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của dịch hại như sâu đục thân, vết loét vi khuẩn.

- Chuyển các các đốn tỉa trong mùa đông ra khỏi vườn và đốt để tránh dịch hại từ cành này xâm nhiễm vào cây trồng và gây hại trong mùa xuân sang năm.

- Không nên bón quá nhiều phân, Khi bón nhiều phân đạm cây trở nên xanh và mềm sẽ thu hút nhiều dịch hại như rệp, bệnh vi khuẩn.

- Không đạt quá nhiều vật liệu tủ gốc sát gốc cây tránh mối gây và bệnh gây hại.

- Loại bỏ những lá không rụng trong mùa đông để dịch hại không có nơi tồn tại . Có thể dùng dung dịch đồng để phun làm rụng lá.

- Loại bỏ toàn bộ quả trên cây và huỷ tất cả các quả không sử dụng được.

- Thu dọn và tiêu huỷ lá rụng: Thu gom và đưa ra khỏi vườn để đốt. Điều này rất quan trọng vì các bệnh trên lá như bệnh xoăn lá, thủng lá, rỉ sắt sẽ lây nhiễm sang lá mới gây hại nếu không được tiêu huỷ.

Hai là: Tạo điều kiện môi trường không phù hợp cho dịch hại trong vườn.

- Làm cho cây thông thoáng hơn: Trồng cây theo hướng bắc nam để gió mùa xuân, mùa hè có thể thổi qua toàn bộ cây. Tỉa bớt cây rừng bao quanh vườn quả.

- Đốn tỉa và tạo tán cây, tỉa quả tạo điều kiện cho ánh dáng, gió tới được tất cả các cành trong tán, tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.

- Hỗ trợ các loài thiên địch của sâu bệnh haị mận trong vườn phát triển.

* Phòng  trừ dịch hại bằng thuốc hoá học.

Ở mỗi giai đoạn phát triển cây bị sâu bệnh hại khác nhau tấn công. Khi sâu bệnh xuất hiện đến ngưỡng phòng trừ mà thiên địch không đủ khả năng khống chế thì cần áp dụng biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học.

- Rệp mận: Xuất hiện và gây hại sớm trong năm, gây hại nặng trên lộc xuân và lộc thu. Rệp chích hút làm cho các chồi non, lá non biến dạng, quăn queo, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, là nguyên nhân gây hiện tượng rụng quả hàng loạt tại các vùng trồng mận. Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc Sherpa 0,2% vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 để hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân. Hoặc dùng Trebon, Applaud trừ rệp cuối thời kỳ lộc xuất hiện rộ, nồng độ theo khuyến cáo của hãng sản xuất.

- Sâu đục ngọn: Sâu hại các ngọn chồi xuân và chồi thu, khi các ngọn chồi đã già sâu non di chuyển gây hại trên quả, đục vào cuống hoặc núm quả tạo thành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục có dịch nhựa chảy ra. Phòng trừ: Dùng thuốc Regent , Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu mùa thu.

- Sâu đục thân: Là sâu non của các loại xén tóc đục vào thân cây, cành làm cho cành bị héo khô, quả nhỏ, rụng bị nặng làm chết cả cây. Phòng trừ sâu đục gốc cây bằng cách quét vôi gốc cây cao 60-70cm vào tháng 11- 12 trong năm, cắt những ngọn cành bị héo trong vụ xuân và đốt, dùng dây thép, tay mây để chọc chết hoặc bắt sâu non. Dùng các loại thuốc Trebon, Decis 0,1%  tẩm bông nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu.

- Bệnh thủng lá: Vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn hay không định hình, ban đầu có màu vàng, sau chuyển màu nâu, mép viền nâu đậm. bệnh nặng vùng bị bệnh bị hoại tử, khô và rụng tạo thành những vết thủng trên phiến lá.. Ngoài triệu trứng gây thủng lá vi khuẩn còn có các vết đốm trên quả và trên thân cành.

Phòng trừ bằng cách đốn  cây, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn quả và tán cây, vệ sinh và tiêu huỷ các lá bệnh. Phun phòng trừ bằng thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35%... liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Bệnh phấn trắng: Vết bệnh màu trắng, nhỏ, xuất hiện không đều trên mặt lá, chúng phát triển và  liên kết thành vết trắng lớn phủ kín cả bề mặt lá. Lá bị bệnh kém phát triển, cong queo thường rụng sớm. Bệnh gây hại trên cả quả non, quả bị bệnh vẫn giữ được màu xanh hoặc biến màu hơi đỏ.

Phòng trừ bằng cách đốn tỉa cây, tạo độ thông thoáng trong tán lá để giảm nguồn lưu trữ bệnh. Dùng thuốc thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35% để phun phòng trừ.

- Bệnh thối nâu: Xuất hiện và gây hại trên quả khoảng tháng 6 tháng 7. Ban đầu trên quả có những vết màu nâu không có hình dạng nhất định, vết bệnh lan rất nhanh có những lớp nấm màu trắng mọc thành vòng tròn sau đó chuyển thành dạng màu nâu. Phòng trừ bằng cách phun thuốc trừ nấm Cacbendazim, Rovral… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì trước khi thu hoạch 30 ngày để hạn chế sự xâm nhập của nấm vào quả.

7. Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả đã chín. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thu hái khi độ già khoảng 79 - 90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng./.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Về cơ bản kỹ thuật trồng bơ BOOTH 7 hay các giống bơ ghép (Bơ HASS, Bơ REED…) cũng tương tự như khi anh trồng các giống bơ khác. Bà con có thể tham khảo bài viết này để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc với cây bơ.

Chuẩn bị trước khi trồng

Cắt bỏ sạch sẽ phần dây ghép (dây nilon màu trắng quấn quanh mắt ghép) tránh hiện tượng cây lớn lên bị phần dây này bó chặt, dẫn đến cây yếu ở phần mắt ghép. Gió mạnh dễ làm gãy ngay đoạn tiếp giáp giữa chồi ghép và thân ghép

Chỉ giữ lại một cành khỏe mạnh mọc ra từ phần chồi ghép. Như vậy cây sẽ dồn dinh dưỡng cho cành này. Từ đó phần chồi ghép sẽ phát triền nhanh và dễ tạo hình sau này

Nếu từ phần chồi ghép ra hoa nên vặt bỏ ngay, không nên để cho cây đậu quả sẽ yếu sức và phát triển kém

Kiểm tra và vặt bỏ các chồi mọc ra từ phần gốc ghép (Chồi của cây thực sinh dùng làm gốc ghép)

Tiến hành trồng

Ngay khi trồng sau cần tiến hành tưới nước ngay

3 ngày sau khi trồng nếu không có mưa cần phải tưới nước bổ sung, sau đó thường xuyên kiểm tra nếu thấy đất trong hố trồng khô cần phải tưới thêm.

Khi trồng nên để phần ghép cách mặt đất tối thiểu 20cm

Nếu trồng ở khu vực trống trải cần phải dùng lưới nhựa (loại màu đen thường dùng làm mái che) hoặc các vật liệu có sẵn che nắng và che gió, đồng thời phủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô, trấu… để giữ ẩm

Đóng cọc cố định thân cây, tránh gió mạnh làm gãy thân, gãy chồi ghép

Sau khi trồng khoảng 20-30 ngày, tiến hành bón thúc mỗi gốc khoảng 1 lạng phân NPK 16-16-8 để kích thích cây phát triển

Chăm sóc giai đoạn 2 năm đầu

Trong 2 năm đầu là giai đoạn cây phát triển, đặc tính của bơ ghép là thường ra cành ngang khá sớm, không mọc thẳng đứng như khi trồng từ hạt. Do đó anh/chị cần phải thường xuyên cắt tỉa cành ngang, nếu trồng xen với cà phê thì nên tạo hình cho cây thành dạng thẳng, cành ngang cao hơn tán cà phê từ 1-2m.
Giai đoạn ra quả bói

Năm thứ 3 trở đi, bơ ghép sẽ cho quả bói, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà anh/chị nên quyết định có cho cây đậu quả hay không? Nếu cây khỏe có thể cho cây đậu quả bình thường, cây yếu thì nên cắt bỏ hoa để cây dồn sức phát triển tiếp.

Quả bói thường ra lác đác nhưng to, những năm về sau vào giai đoạn thu hoạch quả nhiều nhưng sẽ nhỏ hơn.

Giai đoạn kinh doanh


Từ năm thứ 4 trở đi, cây sẽ cho thu hoạch ổn định, anh/chị nên sử dụng phần nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng phân vi sinh để bón cho cây, chỉ sử dụng phân hóa học với lượng vừa đủ (khoảng 1-2kg / 1 gốc) vào các giai đoạn sau thu hoạch, ra hoa, đậu quả, và nuôi quả.

Đây là những thông tin dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong quá trình trồng và chăm sóc cây bơ Booth của chúng tôi. Xin thông tin đến anh/chị, nếu có gì sai sót mong anh/chị và các bạn bổ sung. Cảm ơn
Theo vua cây giống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ Mỹ giống Booth 7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ Mỹ giống Booth 7

Hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc giống bơ nhập ngoại: Bơ booth7, bơ Hass, bơ Reed

1/ Đất trồng:

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6. Nếu ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2/ Giống bơ:

Hiện nay giống bơ (Booth7) nhập ngoại xuất xứ từ Mỹ cho năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, là giống bơ trái vụ thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 đã và đang mở rộng trồng rất lớn trên nhiều vùng đất ở tây nguyên phù hợp độ cao 800m, giống bơ đã được viện khoa học nông lâm nghiệp tây nguyên nghiên cứu nhân giống đạt chất lượng chuẫn quả không thua kém gì bơ nhập ngoại.

Đặc biệt khi chọn mua bơ giống, Phải biết nguồn gốc của cây, ghép đúng giống tốt, thì cây sinh trưởng mới khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, chất lượng quả phù hợp cho tiêu chuẩn xuất khẩu. (Hiện nay giống bơ này đang bán tràng lang không rõ nguồn gốc hãy nên cẩn thận khi mua giống).

3/ Mật độ, cách trồng:

Mât độ: Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 6m hoặc 8m x 7m,trồng xen cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh).

Cách trồng: Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5-10cm ngọn quay về hướng gió và lấp đất 1/2 bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4/ Phân bón:


Cây con nên bón 4 – 5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây trông khác nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. bổ sung phân bón hữu cơ, kết hợp phun bổ sung phân bón qua lá trước và sau thu hoạch.

5/ Tỉa cành tạo tán:

Tiến hành 2 – 3 lần/năm giai đoạn kỷ thuật chăm bón hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ ra hoa trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Nên tạo tán lúc cây còn nhỏ, điều kiện chăm đầy đủ.

6/ Tưới nước:

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 3-4/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp phòng bệnh và bón 2 lần phân trong mùa khô sau thu hoạch.

7/ Bệnh hại phổ biến:

Bệnh Thối rể, nứt thân: Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể, Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

Bệnh trên quả già: Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 12cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần phun thuốc phòng trị nấm khi quả còn nhỏ cắt tỉa cành thông thoáng.

8/ Sâu hại phổ biến:

Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp và bọ chích hút tập trung, làm cho không hút dinh dưỡng. Thường cây bị có lá vàng nhạt, cây suy kiệt dễ chết.

Bọ xít: Gồm 23 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, làm rụng nhiều quả.

Mọt đục thân cành: Khá phổ biến trên các vườn bơ bắt đầu bước vào kinh doanh, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể tạo nấm phát triễn) xuất hiện từ giữa mùa mưa và dẫn đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, gây chết cành.

9/ Phòng trừ sâu, bệnh:

Cây bơ, thiệt hại thường do nấm bệnh tạo ra rất nguy hiểm và nên quản lý theo hướng nông nghiệp hữu cơ (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo cành,vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư và phun thuốc phòng.

10/ Thu hoạch:

Bơ Booth7 thường thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài, quả xanh đậm.

Lưu ý: Không nên tưới nước vào lúc đang thu hoạch, qủa sẻ rụng hàng loạt.

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ở Úc. Chúng nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại thông thường. Tuy nhiên thịt chuối lại mềm và ngọt hơn.

Đặc điểm của giống chuối đỏ Chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Nhưng nhìn chung, hương vị tổng thế quả nó vẫn mang đặc trưng của một quả chuối thông thường.

Hướng dẫn quy trình trồng chuối đỏ

Bước 1: Ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh từ 24 - 36 giờ.

Bước 2: Gieo hạt giống vào đất, sâu khoảng 0,6cm. Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp, lấp đất lại, tưới nước hàng ngày. Trong khi trồng cây giống cần đảm bảo nguồn nước đầy đủ cho cây, ngày tưới hai lần (sáng và tối). Cung cấp phân bón thường xuyên cho cây. Chuối tím thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới.

Lưu ý cách trồng chuối đỏ: Chuối đỏ rất lâu nảy mầm, thời gian nảy mầm từ 1 - 6 tháng. Do vậy, cần hết sức kiên trì khi trồng loại cây này.

- Thông thường, sau khoảng 3 tháng hạt chuối sẽ nảy mầm và cho những lá non đầu tiên. Chăm sóc cẩn thận thì sau khoảng 4 tháng sau, chuối sẽ đạt độ cao khoảng 2m. Sau 5 tháng trồng, chuối sẽ ra những bông hoa đầu tiên. Cánh hoa màu hồng cánh sen. Nhụy hoa màu vàng nghệ. Sau khoảng 1 tuần ra hoa, chuối sẽ đậu những trái đầu tiên.

Đây là món ăn được yêu thích của vùng Trung Mỹ với hơn 6,4 tỉ đô la tiêu thụ mỗi năm. Chuối đỏ cũng rất tốt cho sức khỏe và nếu có điều kiện, bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống của mình. Chuối đỏ có hàm lượng calo thấp, một quả chỉ chứa khoảng 110 calo vì thế nếu hàng ngày ăn chuối đỏ bạn cũng sẽ không sợ bị tăng cân.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Giống Bơ Booth

Giống Bơ Booth


Giống Bơ Booth 7 là một trong những loại bơ sáp chín muộn được bà con ở vùng Tây Nguyên ưu tiên trong việc chọn lựa trồng xen canh với cây cà phê và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giống bơ Booth 7 hay còn gọi là bơ bút có nguồn gốc từ Florrida, Mỹ được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đưa về trồng thử nghiệm tại Tiền Giang năm 1998.

Đặc điểm sinh trường của cây Bơ Booth 7 là loại giống cây ăn quả thích hợp với vùng nhiệt đới, có sức thích nghi cao, sinh trưởng khỏe, cây phân tán rộng và cho năng suất cao ổn định.

Trọng lượng quả đạt 280- 450g. Năng suất trung bình: 160 – 180kg/cây. Đạt tương đương với giống bơ chính vụ. Tỷ lệ thịt quả đạt 70 – 75%, thịt quả vàng kem, dẻo, béo không xơ. Hạt khít với thịt quả nhưng dễ tách. Chất lượng tốt

Vỏ quả già màu xanh, vỏ dày, quả hình tròn, cỡ quả trung bình đạt khoảng 350g/quả. Mỗi quả đều có một cuống riêng giúp dễ dàng thu hoạch và bảo quản. Thích hợp xuất khẩu ra nước ngoài. Thời gian thu hoạch: Tháng 9 đến tháng 11. Sau thu hoạch được 4- 6 ngày bơ sẽ chín.

Cây Bơ Booth 7 giống của trung tâm được nhân giống theo hình thức ghép cành, đảm bảo cây giống sẽ mang tất cả các đặc tính tốt của cây mẹ, ngoài ra còn có khả năng phát triển mạnh với bộ rễ hoàn chỉnh của gốc cây bơ hạt, thời gian ra quả là 3 năm từ khi trồng.

Chồi bơ BOOTH 7 được ghép trên gốc ghép thực sinh khỏe mạnh, đã ra được 10-20 lá mới. Chồi ghép cứng cáp, tổng chiều cao cây tính từ gốc đến ngọn là 40-60cm (riêng chồi ghép là 20-30cm), tỷ lệ sống cao. Không mang mầm bệnh, sâu hại, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 30.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây ổi ruột đỏ Bến Cát

Cây ổi ruột đỏ Bến Cát


Ổi đỏ Bến Cát là giống ổi mới còn lạ với rất nhiều người, nó mang nhiều ưu điểm tốt như tốc độ phát triển cây nhanh, cây mang trái với kích thước đồng đều tương đương nhau, có ruột màu đỏ rất đẹp, vở quả màu xanh với mẫu mã trái không thua kém gì các giống ổi trong nước, quả chín nhưng ăn vẫn giòn không bị nát nhũn.

Bên trong ruột đỏ hồng chứ không đỏ đậm như ổi ruột đỏ xưa hay ổi ruột đỏ lá đỏ của Malaysia , đỏ từ trong ruột trắng dần ra ngoài vỏ, vỏ sần hơn ổi Đài Loan một ít . Trái chín vẫn giòn chứ không mềm nên thích hợp cho vận chuyển đi xa và phù hợp với sở thích của nhiều người.

Cây Ổi đỏ cho quả dài khi cây mới có trái, những năm sau đó quả ổi tròn hơn, trái vừa chứ không quá to như ổi không hạt, nhưng không nhỏ như ổi nữ hoàng, thông thường khoảng 250gr - 500gr.

Thổ nhưỡng thích hợp cần nghiên cứu thêm nhưng hiện tại đang rất thích hợp ở Miền Đông Nam bộ, lần đầu tiên thấy nó được trồng tại Trừ Văn Thố, Bến Cát, Bình Dương nên tạm gọi là "ổi đỏ Bến Cát" để phân biệt với nhiều loại ổi ruột đỏ khác.

Giống ổi ruột đỏ Bến Cát được nhân giống theo hai hình thức chiết cành và ghép cành để đảm bảo tính thuần chủng của cây giống.

Cây ổi ruột đỏ Bến Cát giống của trung tâm được nhân giống theo hình thức ghép cành, đảm bảo cây giống sẽ mang tất cả các đặc tính tốt của cây mẹ, ngoài ra còn có khả năng phát triển mạnh với bộ rễ hoàn chỉnh của gốc cây ổi hạt, thời gian ra quả là 8 tháng từ khi trồng.

Mật độ trồng: Theo các giống ổi khác, 4x5m; 5x5m; Thời vụ trồng: Một năm trồng hai vụ: Xuân-Hè và Thu-Đông

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 20.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Giống Nhót Ngọt

Giống Nhót Ngọt


Giống nhót ngọt: Đây là giống nhót mới do biến dị trên giống nhót chua, được người dân tự chọn lọc, trồng và nhân giống một cách tự phát trong nhân dân.

Đặc điểm quả to hơn nhót chua, khi chín ăn có vị ngọt rôn rốt hơi chua (như vị cây dứa Ta, dứa Mỹ Cayen), các đặc điểm khác giống nhót chua.

Trồng nhót ngọt cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trồng một cây nhót ngọt 7-10 năm tuổi cho 1-2 tạ quả, thu nhập 4-6 trăm ngàn đồng.

Thời vụ: Nhót được trồng 2 vụ trong năm ở các tỉnh phía bắc. Vụ xuân trồng tháng 2-4. Vụ thu trồng tháng 8-10.

Mật độ trồng 4 m x 3 m/ 1 cây

Cây nhót ngọt giống được nhân giống theo hai hình thức là chiết cành và ghép cành. Hiện trung tâm bán cây nhót ngọt được nhân giống theo hình thức ghép cành.

Cây nhót ngọt giống là cây ghép cành lên gốc cây nhót hạt nên ngoài việc đảm bảo mang các đặc tính tốt của cây mẹ, cây còn có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh với bộ rễ của cây nhót hạt.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 13.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Giống Mận Tam Hoa

Giống Mận Tam Hoa


Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

Mận Tam Hoa là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai.

Thân cây non có màu nâu đâm vỏ nhẵn, thân già có màu mốc trắng xù xì. Lá kép, mép lá có răng cưa, lá màu xanh đậm. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có ba hoa, hoa màu trắng. Quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6. Khối lượng quả: 20- 30 quả/kg

Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần hoặc ươm trong túi bầu tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây từ 35 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6- 0,8 cm, đường kính cành ghép đo trên mắt ghép 2 cm từ 0,6- 0,7 cm. Không sâu bệnh, cụt ngọn.

Thời vụ: Trồng mận vào tháng 2 - 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá.

Cây mận tam hoa giống là cây ghép nên đảm bảo chất lượng của cây giống mang đầy đủ các đặc tính tốt của cây mẹ, cây mận giống sớm ra quả lại có gốc là cây mận hạt nên cây phát triển nhanh và rất bền cây

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 20.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Giống táo tây đỏ

Giống táo tây đỏ


Táo tây đỏ là một loài cây rụng lá trong họ Hoa hồng được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo). Nó được trồng trên toàn thế giới như một cây ăn quả, và là những loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus). Do thời gian dài trước đây loại táo này được nhập vào Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc nên bà con vẫn quen với tên gọi là "táo tàu"

Cây táo tây cao khoảng 3–12 m, tán rộng và rậm. Đến thu cây rụng lá. Lá táo tây đỏ hình bầu dục, rộng 3–6 cm, dài 5–12 cm; đầu lá thắt nhọn với cuống lá (petiole) khoảng 2–5 cm. Rìa lá dạng răng cưa.

Hoa táo nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú. Hoa sắc trắng, có khi pha chút màu hồng rồi phai dần. Hoa có năm cánh, đường kính 2,5-3,5 cm.

Trái chín vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5–9 cm. Ruột táo bổ ra có năm "múi" (carpel) chia thành ngôi sao năm cánh. Mỗi múi có 1-3 hột.

Giống cây tây đỏ tại trung tâm là loại cây ghép , Chiều cao từ 40-50 cm mắt ghép 15- 20 cm

Giống cây táo tây đỏ trồng sau 24 tháng sẽ cho lứa quả đầu tiên, cây táo tây đỏ giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 80.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây đu đủ Thái Lan

Cây đu đủ Thái Lan


Giống đu đủ lùn cao sản có nguồn gốc từ nguồn nhập nội của Thái Lan, sau khi trồng 5 - 7 tháng cho thu hoạch. Độ đóng trái thấp, từ 40 - 50 cm, nhiều cây chỉ cách mặt đất 20 cm nên rất tiện chăm sóc, thu hoạch và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế.

Tùy chế độ chăm sóc và mùa vụ, giống cho trái ở 2 dạng: Trái tròn và trái dài, trong đó tỷ lệ trái dài nhiều hơn, bán được giá cao hơn vì được nhiều người ưa chuộng.

Trọng lượng bình quân 1,5 - 2 kg/trái, có trái nặng tới 3 kg. Khi chín, vỏ trái có màu vàng tươi, ruột đỏ vàng như ruột gấc, tỷ lệ phần ăn được cao, tới trên 85%, ít hạt, ăn ngọt và thơm. Thịt dày, chắc, thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa nếu thu đúng độ chín cần thiết.

Giống cho năng suất rất cao, tất cả các cây đều cho trái hầu như quanh năm, mỗi cây cho bình quân 50 - 60 trái/năm, sản lượng đạt tới 90 - 100 kg/cây/năm. Có thể thu xanh để làm rau (làm nộm, xào nấu), thu chín để ăn tươi, làm kem, làm mứt, chế biến nước quả…

Với giá bán bình quân từ 7.000 - 10.000 đồng/kg tùy vụ, giống đu đủ lùn Thái Lan có thể cho thu hoạch trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Cây đu đủ giống Thái Lan được nhân giống bằng hình thức lại hữu tính, nó là sản phẩm của đời lai F1 thuần chủng nên mang đặc tính tốt với hiệu suất kinh tế cao.

Cây đu đủ giống Thái Lan được ươm từ các hạt giống nhập trực tiếp từ Thái Lan về Việt Nam nên chất lượng về độ ổn định của cây giống hoàn toàn được đảm bảo

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 5.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây Bưởi Đường Quế Dương

Cây Bưởi Đường Quế Dương


Bưởi Quế Dương, bưởi đường Quế Dương hay còn được gọi là bưởi Ta, bưởi Tháp Thượng.Từ một cây bưởi tổ, đến nay giống bưởi quý Quế Dương ở thôn Quế Dương, xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội) đã được nhân ra hàng chục ha.

Bưởi Quế Dương là giống bưởi có nhiều đặc điểm nổi trội. Bưởi quả to, mọng, chín vỏ vàng rất đẹp, tôm ráo, vị ngọt vừa (không đậm như bưởi Diễn) nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Cây ra hoa vào đầu tháng 2 -3 dương lịch và được thu hoạch vào rằm tháng 8- tháng 9 âm lịch. Cây có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, ít mất mùa, có những đợt mưa ngâu liền 2 tháng cây vẫn cho ra quả sai.

Quả có dạng hình cầu, vỏ màu vàng chanh và nhẵn mịn. Múi quả dày, mọng nước, tỷ lệ thịt trong mỗi quả đạt 65- 75%. Trung bình mỗi quả thường nặng 1,2 -1,8 kg , có những quả to lên đến 3-4kg. Sau khi thu hoạch có thể bảo quản được 4-5 tháng mà ko bị ảnh hưởng đến chất lượng hay bị hư hỏng.

Tháng 9/2013 bưởi Quế Dương được mang đi tham dự hội chợ Nông nghiệp Đông Nam Á và đã được công nhận là giống bưởi ngon nhất Đông Nam Á. Đến tháng 11/2014 chính thức được nhận bằng thương hiệu tập thể Nhãn hiệu bưởi Quế Dương của xã Cát Quế.

Cây bưởi giống Quế Dương là cây bưởi ghép, cành bưởi quế dương ghép với gốc cây bưởi hạt, đảm bảo chất lượng cây bưởi giống mang đầy đủ đặc tính cây bưởi mẹ nhưng lại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh và khỏe mạnh như cây hạt.

Cây bưởi giống Quế Dương cho quả vào năm thứ 3 sau khi trồng, cay trưởng thành có thể đạt 500-600 quả/1 cây, cá biệt đã có cây đạt 900 quả.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 15.000đ/1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây bưởi Hoàng

Cây bưởi Hoàng

Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng Yên. Là giống bưởi ngọt có từ lâu đời rồi mà chỉ có làng Hoàng trồng mới ra trái ngon và ngọt nhất. Quả bưởi rất to (gấp 3 quả bưởi Diễn), vỏ mỏng, múi to mọng, ăn ngọt dịu đậm đà, nhiều nước.

Giống Bưởi Hoàng là giống bưởi ngọt, không the, được thu hoạch vào tháng 10 – 11, cây giống sau 18 tháng có thể thu hoạch.

Thời vụ trồng bưởi hoàng Vụ Xuân: bắt đầu trồng từ tháng 2 đến tháng 4; Vụ Thu đông: bắt đầu trồng từ tháng 8 đến tháng 10. Do vụ xuân có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển nên vụ Xuân là thời vụ trồng cây bưởi hoàng tốt nhất.

Cây bưởi hoàng thích hợp với các loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phải thoát nước tốt, có tầng canh tác dày trên 1m, mực nước ngầm dưới 1,5m, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất khá, có nguồn nước để tưới trong mùa khô hạn.

Cây bưởi Hoàng trồng với kích thước khoảng 4x5m/1 cây hoặc 5x5m/1 cây, tùy theo hình thức thâm canh hay xen canh, loại đất màu mỡ và kiểu hình đất dốc hay bằng mà chọn khoảng cách thích hợp.

Cây bưởi Hoàng giống được nhân giống theo hình thức chiết hoặc ghép cành để đảm bảo tính thuần chủng của cây giống, các cây con luôn mang các đặc tính tốt của cây giống mẹ đầu dòng.

Cây Bưởi Hoàng giống của trung tâm là cây ghép, vừa mang đặc điểm tốt của cây mẹ, lại có đặc tính nhanh ra quả, với gốc ghép là gốc bưởi hạt nên khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh khi đem trồng ngoài điều kiện tự nhiên.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Giá bán: 15.000đ/1 kg

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cây Sa Kê - Xa Kê

Cây Sa Kê - Xa Kê

Xa kê hay sa kê (danh pháp hai phần: Artocarpus altilis) là một loài cây gỗ có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae), bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, nhưng hiện nay đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Quả sa kê có mùi và vị như bánh mì nên còn được gọi là cây bánh mì - đây là quả lớn nhất trên cạn.

Miêu tả

Xa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m (66 ft). Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.

Xa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae). Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác.

Xa kê là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây sinh ra 50-150 quả mỗi năm. Tại miền nam Ấn Độ, sản lượng thông thường là 150-200 quả mỗi năm. SẢn lượng dao động trong các khu vực khô và ẩm. Tại Tây Ấn, ước tính dè dặt nhất là 25 quả một cây mỗi năm. Các nghiên cứu tại Barbados chỉ ra năng suất tiềm năng 16-32 tấn/ha (6,7-13,4 tấn/mẫu Anh). Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm có bề mặt thô ráp và mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế, mỗi quả bế được bao quanh bằng bao hoa dày cùi thịt và phát triển trên đế hoa dày cùi thịt. Một vài giống cây trồng đã qua chọn lọc có quả không hạt.

Xa kê có họ hàng gần với mít. Nó được gọi là "Kada Chakka" trong tiếng Malayalam và "Jeegujje"/"Geegujje"/"Jigujje" trong tiếng Tulu

Sử dụng


Xa kê là cây lương thực ổn định tại nhiều khu vực nhiệt đới. Nó được phổ biến ra xa khỏi quê hương bản địa của mình nhờ các thủy thủ Polynesia, những người đã chuyên chở các gốc ghép, cành giâm đi xa trên đại dương. Xa kê chứa nhiều tinh bột, và trước khi ăn nó có thể được quay, nướng, chiên, luộc. Khi được chế biến, nó có mùi vị giống như khoai tây hay tương tự như bánh mì mới nướng, vì thế mà có tên gọi cây bánh mì.

Do xa kê thường sinh ra một sản lượng lớn trong một khoảng thời gian nhất định trong năm nên việc bảo quản là một vấn đề. Một kỹ thuật bảo quản truyền thống là chôn các quả đã bóc vỏ và rửa sạch trong hố lót bằng lá để lên men trong vài tuần tạo ra một loại bột nhão dính và chua. Đượu lưu trữ như thế, sản phẩm có thể giữ troing một năm hay hơn thế, và một vài hố được thông báo là sinh ra sản phẩm ăn được sau trên 20 năm. Các tên gọi cho sản phẩm quả xa kê được lên men như vậy bao gồm mahr, ma, masi, furo, bwiru v.v.

Quả xa kê có thể ăn sau khi nấu chín hoặc có thể chế biến tiếp thành các loại thức ăn khác. Một sản phẩm thông thường là hỗn hợp của khối nghiền nhừ thịt quả xa kê nấu chín hay lên men trộn với sữa dừa và nướng trong lá chuối. Quả còn nguyên có thể nướng, sau đó lấy lõi ra và nhồi bằng các thức ăn khác như sữa dừa, đường, bơ, thịt nấu chín hay các loại quả khác. Quả nhồi này có thể nấu tiếp để cho hương vị của các chất nhồi thấm vào cùi thịt của quả.

Một món ăn của người Hawaii gọi là poi làm từ củ khoai sọ nghiền nhừ có thể dễ dàng thay thế hay tăng thêm bằng xa kê nghiền nhừ. Món ăn này gọi là poi ʻulu. Tại Puerto Rico nó được gọi là "pana".

Quả xa kê chứa khoảng 25% cacbohydrat và 70% nước. Nó chứa trung bình khoảng 20 mg/100g là vitamin C và một lượng nhỏ khoáng chất (kali và kẽm) cùng thiamin (100 μg).

Xa kê được sử dụng rộng rãi và đa dạng đối với những người dân trên các đảo trong Thái Bình Dương. Gỗ của nó có khả năng chống mối và các loài hà (họ Teredinidae) nên hay được sử dụng để làm các loại canoe. Lõi gỗ của nó cũng được dùng làm giấy, gọi là breadfruit tapa. Nó cũng được sử dụng trong y học dân gian trên các đảo để chữa bệnh, từ đau mắt tới đau thần kinh hông.

Trong Y học

Lá Xa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô (chiết bằng cồn 50 độ) của vỏ, lá Xa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.

Trong lịch sử

Xa kê được thu thập và phân phối bởi đại úy hải quân William Bligh (1754-1817) như là một trong các mẫu thực vật được thu thập bởi tàu HMS Bounty vào cuối thế kỷ 18, phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm nguồn thức ăn giàu năng lượng và rẻ tiền cho các nô lệ của đế quốc Anh trong khu vực Caribe.

Trong văn hóa

Theo thần thoại Hawaii, xa kê có nguồn gốc từ sự hy sinh của thần chiến tranh Kū. Sau khi quyết định sống ẩn mình với những người dân thường như là một nông dân, Kū cưới vợ và có con. Gia đình ông sống hạnh phúc cho tới khi nạn đói kém xuất hiện trên đảo của họ. Khi không thể nhìn mãi cảnh các con mình phải chịu đau khổ, Kū nói với vợ của mình rằng ông có thể giải thoát các con khỏi cảnh đói nghèo, nhưng để làm được điều này thì ông phải rời xa họ. Vợ ông đành phải miễn cưỡng đồng ý và sau khi bà đồng ý thì Kū bị chìm vào trong lòng đất nơi ông đang đứng cho tới khi chỉ còn nhìn thấy chỏm đầu của ông. Gia đình ông chờ đợi xung quanh nơi ông đã đứng này cả ngày lẫn đêm, họ khóc và làm ướt đẫm nơi này cho tới khi bỗng nhiên một chồi cây nhỏ xuất hiện tại chính nơi Kū đã đứng. Rất nhanh chóng, chồi cây nhỏ này lớn thành một cây cao, nhiều lá và quả. Gia đình Kū cùng hàng xóm ăn một cách ngon lành, giúp họ thoát khỏi cảnh chết đói.

Mặc dù xa kê phân bổ rộng khắp trong suốt Thái Bình Dương, nhưng nhiều loại giống cây trồng và cây lai ghép lại không hạt hay không có khả năng phát tán xa một cách tự nhiên. Vì thế, sự phân bổ của nó trong khu vực này rõ ràng là do con người, đặc biệt là các nhóm tiền sử, những người đã định cư trên các đảo trong Thái Bình Dương. Để điều tra mô hình di cư của con người trong Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định niên đại phân tử của các loại giống cây trồng hay lai ghép của xa kê có tính toán phối hợp với các dữ liệu nhân loại học. Các kết quả hỗ trợ giả thuyết di cư tây-sang-đông, trong đó người Lapita được cho là đã di chuyển từ Melanesia tới các đảo của Polynesia.