Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Kinh nghiệm điều khiển sơri ra hoa

Kinh nghiệm điều khiển sơri ra hoa

Sơri là một trong số ít các loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo dinh dưỡng... Hiệu quả kinh tế khá cao so với một số cây trồng khác.


Cây sơri bắt đầu thu hoạch ổn định vào năm thứ 3, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 8 đợt trái. Với mật độ 40 gốc/1.000 m2 năng suất từ 25 kg/cây, bình quân đạt khoảng 1 tấn trái/1.000 m2/năm. Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Hữu (ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre) thực hiện cho sơri ra trái rải vụ tránh thu hoạch rộ cùng lúc rớt giá, tăng thêm lợi nhuận.

Phương pháp anh Hữu thực hiện như sau: Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành cho cây thông thoáng và nhận đủ ánh sáng, bón phân cho mỗi gốc 300 g NPK 16-16-8 kết hợp phun phân bón lá F.Bo ướt đều lên tán cây. Sau 10 ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt, sau khi hoa nở rộ phun GA­­3, một gói cho bình 8 lít giúp cây đậu trái tốt.

Để cây sơri ra hoa sớm thì vào đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 4) tưới nước ướt đẫm cây, đồng thời dùng chế phẩm bón lá ra hoa C.A.T + F.Bo phun ướt đều tán cây hai lần (5 ngày một lần) cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.

Còn muốn xử lý ra hoa trễ vụ thì khi cây ra hoa rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm cho hoa rụng bằng cách dùng cây chà quơ cho hoa rụng hoặc phun phân Urê, liều lượng 150 g/bình 8 lít. Sau khi hoa rụng xong bón cho cây một đợt phân rồi phun chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bo, phun ướt đều tán cây hai lần (7 ngày một lần) cây sẽ ra hòa đồng loạt và trễ hơn vụ 1; sớm hơn vụ 2 là 15 ngày.

Trên cùng một mảnh vườn, để hạn chế thu hoạch rộ một lần, nhà vườn có thể chia thành ba khu xử lý khác nhau.

Khu 1: Xử lý cho ra hoa đậu trái tự nhiên;

Khu 2: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 10 ngày;

Khu 3: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 20 ngày. Với cách phân bố này, nhà vườn sẽ hạn chế thu hoạch trái rộ một đợt.

Kỹ thuật làm sơ ri ra trái

Kỹ thuật làm sơ ri ra trái

Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.



ĐẶC TÍNH CÂY SƠ RI:

- Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 - 8 hoa trên một cánh hoa.
- Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ). Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa. Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.
- Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang. Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được.

CHU KÌ

- Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ. Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.
- Từ ngày ra hoa đến ngày thu hoạch trái chín, thời gian là 21 ngày (khoảng 3 tuần).
- Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 - 10 ngày mới hết trái trên cây (thời gian này có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào một phần kĩ thuật xử lí đậu trái nhiều hay ít)

PHÂN BÓN:


- Giai đoạn 1: Cây phát triển, lượng phân N-P-K cân đối (có thể giảm K)
- Giai đoạn 2: Cây chuẩn bị làm trái, cân đối lượng phân N-P-K ( bằng nhau)
- Giai đoạn 3: Làm trái, tăng cường thêm K, vì giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất đối với cây sơ ri. Nếu cây thừa đạm (N) thì cây sẽ tốt quá, cây sẽ phát triển lá không ra hoa và trái nhiều được. Vì vậy, ta nên tăng cường thêm hàm lượng K cao hơn thì cây sẽ ra hoa và đậu trái chất lượng hơn, trái sẽ ngọt hơn.

XỬ LÍ RA HOA:

- Cách 1: Nếu lần đầu tiên xử lí, ngưng nước ( cắt nước) một thời gian nhất định. Rồi ta tưới lại, phần này nhằm làm cho cây rụng bớt lá ( ức chế sinh trưởng) cây sẽ ra hoa nhiều hơn.
- Cách 2: Xịt KNO3 (nitrat kali) tỉ lệ kích thích ra hoa 250 gam/ bình 8 lit nước. Xịt từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
Áp dụng 2 cách trên, cách nào cũng được, vì cây sơ ri chỉ xử lí ra hoa một vài lần đối với cây trồng ở dưới đất thì cây sẽ quen theo chu kì mà tự động ra hoa theo một thời gian nhất định (cây sơ ri bonsai trong chậu thì ta chăm sóc tốt, chỉ xử lí ra hoa khi nào cần thiết ).
Cách xử lí ra hoa này là kinh nghiệm của riêng tôi, chứ không phải theo bài bản hay sách vở gì cả. Trước kia tôi cũng áp dụng theo công thức sách vở nhưng tỉ lệ thành công không cao.
CHÚ Ý: Đây là giai đoạn quan trọng nhất nha!

THUỐC LÀM ĐẬU TRÁI

1/ Khi hoa vừa chớm nở, cánh hoa sẽ có màu hồng phấn hoặc hơi đỏ. Lúc này ta bắt đầu xịt lần 1
2/ Vì sơ ri ra hoa chùm từ 4 - 8 hoa/ cuống nên không bao giờ hoa nở đồng loạt cả. Cách một ngày sau ta xử lí xịt lần 2 và cũng lặp lại như thế lần 3 là OK.
3/ Khi ta thấy những cánh hoa lúc nở có màu hồng hoặc đỏ - giờ đã chuyển sang cánh hoa có màu trắng ngà là lúc ấy tỉ lệ đậu trái của cây sơ ri đã thành công (các bạn lưu ý rằng : bởi vì một cuống hoa có rất nhiều hoa nên hoa sẽ rụng bớt đi một phần hoa đực. Các bạn yên tâm đừng lo gì cả, một chùm hoa khi đậu trái còn lại 4-5 trái bẻ cũng mỏi tay rồi)

BÍ KÍP NÈ: CÔNG THỨC PHA THUỐC

- B1 (các bạn mua B1 nông dược loại nào cũng được, loại đậm đặc hoặc loại đã pha chế rồi GROW MORE)
- 2,4 DD: Thuốc khai hoang dạng nước (tỉ lệ pha: 1/1000) không nhất thiết phải nhiều đâu, chỉ cần có hơi thuốc 1 lượng nhỏ nhất định thì tỉ lệ đậu hoa đã thành công. Nên nhớ rằng: 2,4 DD là thuốc khai hoang nhưng hoạt chất chính là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu các bạn dùng nhiều quá liều lượng thì trái sơ ri của các bạn sẽ bị dị dạng và chứa rất nhiều độc tố gây hại cho chúng ta.
CÁCH PHA THUỐC XỊT:
- Hai loại thuốc trên hòa chung lại với nhau theo tỉ lệ như sau: 100 ml B1 + 50 ml 2,4 DD ( nhiều quá để dành xịt, không sau cả)
- Mỗi lần xịt: 5 ml/ bình 8 lit.
- Khi trái đậu lớn bằng ngón tay út, khoảng 10 ngày sau nên xịt thêm thuốc dưỡng trái loại nào cũng được để trái to và bóng đẹp hơn.
Kinh tế lắm nha một 100 cây sơ ri chấp 200 cây nhản đó

Kỹ thuật trồng cây sơ ri

Kỹ thuật trồng cây sơ ri

Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.

1.Chọn đất và chuẩn bị đất
Sơri chủ yếu được trồng ở vùng Gò Công, trên đất cát giồng xa biển, đã đào ao lên nền vườn. Tiến hành cày hoặc cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5 x 5m. Hố có kích thước 30 x 30cm + 5-7 kg phân hữu cơ 150g super lân.

2. Chọn giống và phương pháp nhân giống


Chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống.

a. Chiết cành:

Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.

b. Giâm cành:

Cắt các cành mới hoá nâu thành đoạn 20-25cm; nhúng vào dung dịch 2,4D nồng độ 40-60 phần triệu trong 15-20 phút. Sau đó đem giâm ở vườn giâm, khoàng cách giâm 12 x 12cm (70 cành/m2). Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày.

Sau 1-5 tháng bứng cây cho vào bầu đem trồng.

3. Trồng và chăm sóc:

a. Thời vụ:

Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6. chậm nhất là qua tháng 7. sau khi trồng, dựng cây nọc để buộc cây sơri vào cho cây đứng thẳng.

Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.

b. Làm cỏ, bón phân, xới xáo:

Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ.

Bón phân theo công thức sau: (g/cây)
 
Tuổi Urê Super Lân Kali Clorua
0 100 75 25
1 650 400 170
2 850 500 220
3 1000 650 250
4 1400 800 350
5 1800 900 450
6-7 2000 1200 500
8 trở đi 2200 1400 550



4. Phương pháp bón phân


- Cây chưa có trái

+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.

- Cây đã có trái:

+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa.

Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ.

Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.

5. Tăng tỷ lệ đậu trái

Pha 2,4D (thuốc trừ cỏ lúa) nồng độ 40-50 phần triệu, cách pha:

+ Pha một muỗng canh đầy 2,4D trong một lít nước.

+ Pha một muỗng canh dung dịch trên trong 1 bình 8 lít nước. Phun ướt đều cây lúc cay trỗ hoa rộ.

6. Tưới vào mùa khô:


Nếu không tưới vào mùa khô, cây sẽ không ra hoa đậu trái.

Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô 1-4 vụ tùy vào khả năng.

Tuy nhiên, càng cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/năm để dưỡng sức cây.

7. Điều chỉnh ra hoa trái đợt rộ:


Có 2 biện pháp:

a. Bơm nước (không bị nhiễm phèn, mặn) tưới dẫm cây vào tháng 4, trước khi có mưa đầu mùa 10-15 ngày, cây sẽ ra hoa không trùng đợt rộ.

b. Khi cây ra hoa đầu mùa mưa, hủy bỏ đợt hoa này bằng cách:

- Dùng chà quơ cho rụng hoa.

- Phun Urê nồng độ 2/100.

- Không phun 2,4D.

Sau đó, bón thúc 1 đợt phân, cây sẽ ra hoa đợt tiếp theo không trùng với đợt rộ.

8. Tỉa cành – tạo tán


+ Cây cao 0,3m: bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.

+ Cây cao 0,8m: bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1.

+ Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm.

Cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch.

9. Phòng trừ sâu bệnh


- Rếp sáp, rệp muội: Khi phát hiện phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800. phun khi thu hoạch xong cây không còn trái.

- Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun Bi 58.
Trung tâm thông tin tư liệu

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Quất hồng bì vừa ngon vừa chữa bệnh hiệu quả

Quất hồng bì vừa ngon vừa chữa bệnh hiệu quả

Từ đầu tháng 7, quất hồng bì đã vào mùa rầm rộ. Vị chua ngọt hơi the khiến loại quả này rất được lòng các chị em. Không chỉ là quả ăn, quất hồng bì còn có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả khác.


Hồng bì là loài cây được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta để lấy quả ăn. Cây còn có tên là “quất hồng bì”, “hoàng bì” , “kim đạn tử”, “do bì”, “do mai”, ... có tên khoa học là Clausena lansium, thuộc họ Cam quít. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 – 5 m.

Bộ phận làm thuốc gồm quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô.

Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm thuốc. Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Còn quả có vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Vỏ thân cây hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác dùng cho phụ nữ sau sinh.

Do vậy, hồng bì ngoài việc được trồng để lấy quả ăn, thì còn có thể sử dụng các bộ phận khác để chữa bệnh.

Cách chọn quất hồng bì: Để mua được quất hồng bì ngon, các mẹ nên chọn chùm có cuống còn tươi, quả to đều, màu vàng đậm, ăn sẽ ngọt chứ không chua gắt.

Cách trị bệnh từ quất hồng bì


Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.

Chữa ho cho trẻ: Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Sau vài ngày bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Chữa tốt bệnh ho gà: Quả phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g.

Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.

Đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô = sao thơm, tán mịn ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.

Đau thắt dưới tim hoặc giun đũa chòi lên: Dùng quả hồng bì tươi, nhai và nuốt cả vỏ. Hoặc dùng 20g quả khô (hay 50g quả tươi) sắc nước uống vào lúc đói.

Chữa bị nấc: Dùng 15 – 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả quả chín, dầm nát pha nước uống.

Cầm nôn mửa: Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

Bí tiểu tiện: Dùng lá hồng bì 4-5 lá, rượu 30-40ml, thêm nước sắc uống.

Chữa rắn cắn: Dùng hạt hồng bì nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

Công thức ngâm quất hồng bì:

Nguyên liệu: 1kg quất hồng bì; 1kg đường phèn

Cách làm

1. Rửa quất hồng bì với nước đun sôi để nguội, rồi đợi ráo nước.

2. Dùng kéo cắt cuống hồng bì. Chú ý không nên dùng tay bứt vì sẽ làm nát quả

3. Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên. Buộc nút chặt lọ

4. Để ngâm trong vòng 3 tháng, lớp đường phèn tan đi ta sẽ có một hũ quất hồng bì ngọt thanh thơm mát

Lưu ý: Nhớ rửa hồng bì bằng nước đun sôi để nguội và khi ngâm, cho lớp đường phèn lên trên. Lớp đường ở trên sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm.

Cây quất hồng bì – cách trồng và chăm sóc cây

Cây quất hồng bì – cách trồng và chăm sóc cây

Cây quất hồng bì là cây ăn quả mới độc đáo được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung để lấy quả ăn. Cây cho quả ngon và thơm, có vị chua chua ngọt ngọt. Ngoài việc trồng để lấy quả chúng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh kể cả vỏ cho tới hạt. Ngoài ra, cây còn cho bóng mát có giá trị cảnh quan thiên nhiên thật đẹp.

Đặc điểm của cây quất hồng bì

- Là loại thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 8-10m.

- Cành non hơi ráp, sần sùi vì có nhiều tuyến.

- Cây có hoa màu trắng, mọc thành từng chúm. Còn lá thì mọc so le nhau.

- Qủa có hình cầu, có màu vàng đất, có lông và nhiều hạt.

- Qủa có vị chua nhưng rất thơm.

Cách trồng cây quất hồng bì

- Đào hố trồng cây: hố trồng có kích thước chuẩn là 60x60x60cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 5m.

- Phân bón lót cho cây: Trộn lẫn đất với 5kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK cho xuống dưới hố. Sau đó, lấp đất lên khoảng 5cm để tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ còn yếu. Nên rắc một ít vôi bột xuống hố để khử mầm bệnh cho cây.

- Cách trồng cây quất hồng bì: Sau khi chuẩn bị hố trồng và phân bón lót trước đó 1 tháng thì tiến hành trồng cây. Đào một hố nhỏ rồi đặt cây con xuống. Trước khi trồng phải tháo bỏ túi nilon bọc ngoài bầu đất ra. Đặt cây nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ. Lấp đất xuống rồi tưới luôn nước cho cây. Dùng cọc tre cố định cây, không để cây nghị nghiêng ngả.

Cách chăm sóc cây quất hồng bì


- Tưới nước: Sau 1 tháng trồng cây phải tưới nước đầy đủ. Vào ngày nắng thì tưới nhiều nước, mùa mưa thì xử lý thoát nước tránh tình trạng cây chết vì ngập úng.

- Bón phân cho cây: Đào rãnh rộng 20cm, sâu 20cm rồi rắc phân xuống, lấp đất. Sau đó, tưới nước lên đó. Lưu ý phải đào xa gốc cây khoảng 20cm.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên thăm nom vườn để phát hiện sâu bệnh sớm. Với bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả thì cần phun Rhidomil MZ 73 WP, score 250 ec, hay thuốc gốc đồng để trị bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng Basudin 10C để trị kiến, mối, bọ cánh cứng với cách làm như sau: trộn thuốc với cát theo tỷ lệ 1:10 rắc xung quanh gốc cây. Bên cạnh đó, cần phải cắt cành sâu bệnh bỏ đi tránh lây lan sang những cành khác.

Thu hoạch quất hồng bì

Nên thu hoạch vào lúc trời râm mát, khô ráo. Nếu vận chuyển đi xa thì phải lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả nếu đóng vào sọt. Sau khi thu hoạch xong thì cắt bỏ cành già, cành yếu, cành sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

Cây quất hồng bì cho quả mọng có màu vàng, hình cầu, có lông và nhiều hạt, vị chua ngọt và thơm, có đường kính 15 mm, có lông, từ 1 đến 2 ngăn, chứa nhiều hạt, thịt quả thơm. Thu hoạch vào tháng 6 tới tháng 10

Cây thường được trồng từ Hà Tĩnh trải dài ra các tỉnh miền Bắc. Cây quất hồng bì phát triển khỏe, rất ít sâu bệnh, sớm cho quả.

Cây quất hồng bì giống được ươm sẵn trong các túi bầu nên thuận tiện cho việc vận chuyển cây giống và đảm bảo cây giống sống 100%.

1. Trồng cây:

- Đào hố trồng cây: Đào hố với khoảng cách 60 - 60 -60cm, lấy lớp đất ặt, băm nhỏ, trộn lẫn với 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1kg phân NPK cho xuống dưới cùng của hố, lấp đất thêm tầng 5cm, để rễ cây tránh tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ còn yếu.

- Mật độ khoảng cách: Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau. Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

- Trồng cây: Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Tách bầu nilong bằng dao sắc tránh hiện tượng làm lung lay bầu quá mạnh. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

2. Chăm sóc sau  khi trồng

+ Tưới nước:

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

+ Cách bón phân : Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.