Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cam V2

Cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao

1. Chuẩn bị đất và chuẩn bị đất trồng:

*  Chọn đất:  - Có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3- 20o (tốt nhất là 3-8o ).  

- Chọn địa điểm trồng: + Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.

+ Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.
+ Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.
+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.
- Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2-3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.
+ Tạo cách ly không gian với các vùng xung quanh để tránh các vectors lây nhiễm bệnh: Trồng hàng cây chắn gió, tốt nhất nên trồng bạch đàn, keo tai tượng, cao su... Hàng cây chắn gió có thể ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh và ngăn cản được những đợt gió mạnh và nóng đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ... làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...
- Phát quang và san ủi mặt bằng
+ Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam V2 đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
+ Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam V2 cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế .
- Thiết kế vườn trồng Thiết kế vườn trồng bao gồm các nội dung công việc như bố trí lô thửa, đường đi, mương, rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách vv…
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác ( kiểu nanh sấu ). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 –100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản , dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường
+ Thiết kế lô, thửa, xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước.
+ Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu.

2. Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (Tháng 2 - 4)  hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

3. Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m.

4. Kỹ thuật trồng


- Đào hố : hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.

- Chuẩn bị phân bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

- Chăm sóc

+ Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
+ Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.
+ Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…
Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).
Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.
+ Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

- Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.
Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).

5. Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh: Trong vườn cây có múi nhiều loại sâu bệnh khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

5.1. Sâu hại

Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Citrella):  Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. Dù ở thời kỳ nào của cây cam, sâu chỉ đẻ trứng và phá trên các búp non. Sâu non nở ra ăn lớp biểu bì trên lá, tạo thành những vết ngoằn ngèo,có phủ sáp trắng,lá xoăn lại , cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất là từ tháng 2 tới tháng 10).

Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm)

Dùng thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 - 1,5/1000. Khi xuất hiện sâu trừ diệt bằng một trong hai loại thuốc trên nhưng cần pha thêm dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Phun ướt hết mặt lá.

Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.

- Đặc điểm gây hại:

Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

- Phòng trừ:

+ Bắt diệt sâu trưởng thành (Xén tóc)
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch (tháng 11 - 12)  quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Bơm các loại thuốc xông hơi như  Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Chú ý:
 sâu đục thân đục cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vở ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11- 12 thường dùng vôi quét vào gốc cây sẽ có tác dụng làm nấp những kẽ nứt ở vỏ cây không cho sâu có chỗ đẻ trứng và tiêu diệt (làm bị ung những trứng sâu đã đẻ trong kẽ nứt)

Nhện đỏ (Paratetranychus Citri)
: Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu vào vụ đông xuân.

Nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn thấy những vùng tròn bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện, hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt hoặc vườn cam quýt gần nương chè thường  hay có nhện đỏ phá hoại.

Nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus) phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.

Để chống nhện trắng và nhện đỏ, dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (tức 10- 20 ml thuốc/10 lít nước),  hoặc dùng thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% để phun. Nếu không có 2 loại thuốc trên thì dùng Kentan (thuốc vẫn dùng cho chè) pha nồng độ 1- 2/1000. Cần phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.

Rệp cam: chủ yếu hại các lá non cành non. Lá bị xoán rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

Rệp sáp: trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Cam ở gần ruộng mía thường hay bị rệp từ mía lan sang.

Dùng Trebon, Sherpa pha với nồng đọ 1- 2/1000 phun 1- 2 lần vào thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn điều trị có hiệu quả cần pha thêm một ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuôc dễ thấm.

Ruồi vàng hại quả

Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào vỏ quả, sâu non nở thành dòi đục vào trong quả làm thối quả. Khi trứng chưa nở ngoài vỏ quả cam chỉ thấy một vết châm rất nhỏ, nhưng khi trứng nở thành dòi vết châm bị thâm nâu và lan rộng, ấn tay vào thấy nước cam phòi ra, bên trong quả đã rất nhiêu dòi. Dùng bả gồm Methyl Eugenol 90 – 95% + 5 –10% Nalet. 2ml cho một bả, mỗi bả dùng cho 50 cây, đánh liên tục 10 – 12 lần trong mùa quả chín. Phun Sherpa, Trebon 1 – 2/1000 cho vườn cây 3 – 4 lần, cách nhau 5 –7 ngày.

5.2. Bệnh hại 

5.2.1. Các bệnh do nấm 

* Bệnh loét cam quýt
 (Xanthomonas Citri) và bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk) gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1-3 năm. Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dầy đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ nở có màu vàng hoặc màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết.

Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.

Cách pha thuốc boocđô cho bình 10 lít:

- Dùng 0,1 kg sunfat đồng + 0,2 kg vôi tôi (nồng độ 1%)
- Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat đánh cho tan đều  pha với 3 lít nước đã pha với vôi, lọc bỏ cặn bã (làm như vậy để tránh kết tủa khi phun không bị tắc vòi phun)

* Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citropthora): bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây cam quýt cách mặt đất từ 20 - 30 cm trở xuống cổ rễ.

Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám và có thể nhìn thấy sợi nâu hoặc đen chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại sẽ thối rữa và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong lớp vỏ hoá đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại cây sẽ bị chết ngay, còn bị hại một phần thì lá bị vàng cây sinh trưởng kém. Bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Những địa hình thoát nước kém cây dễ bị bệnh chảy gôm.

Cách phòng trị: dùng thuốc boocđô 1-2%  để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc. Ngoài ra có thể dùng thuốc Aliette hoặc thuốc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.

6.2.2. Các bệnh do virus.

* Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng)

Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á.

Triệu chứng: 

+ Trên cây nhỏ, cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. Lá biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh.

+ Trên cây lớn: Cũng giống như cây nhỏ  nhưng chỉ xuất hiện trên một vài lá, một vài cành, bị nặng thì mới xuất hiện trên toàn cây.
Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ bệnh greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo 2 hướng: giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh.
Để hạn chế bệnh Greening:  Trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam Valencia, 1 hàng ổi có tác dụng rõ trong việc hạn chế sự xuất hiện của rày chổng cánh - đối tượng truyền bệnh nguy hiểm.

* Bệnh Tristeza 

Triệu chứng giống như bệnh Greening, nhưng phần bị bệnh phá hại là gốc cây, cho nên khi cây bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm. Chỉ khác bệnh chảy gôm là lá cây bị bệnh tristeza chuyển màu vàng gần trong và bị biến dạng, sinh cành, còn cây bị bệnh chảy gôm thì lá chỉ bị vàng và không bị biến dạng.

Gốc cây bị bệnh, có thể bị những vết lõm, vỏ chỗ vết lõm bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây bị bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài tuần hoặc một tháng cây có thể chết.
Lịch phát sinh sâu bệnh hại thường thay đổi tuỳ thuộc vào điệu kiện cụ thể của từng năm. Cần theo dõi thường xuyện diễn biến sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

6. Thu hoạch và bảo quản


- Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.
- Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

Tác Dụng Tốt Của Trái Cam Và Vỏ Cam

Quả cam là thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các bữa ăn của chúng ta. Nhưng tác dụng nó thì chưa ai được biết về nó.

Vỏ cam còn rất tốt cho làn da. Chất xơ trong cam rất tốt cho hệ tiêu hóa; giúp giảm táo bón; giảm cholesterol; giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cam cũng rất giàu can xi, qua đó giúp củng cố xương và răng. Vitamin C trong cam giúp kích thích việc sản sinh của các tế bào trong cơ thể, do đó cải thiện hệ miễn dịch.
Ăn cam thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm do virus; giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Nếu bạn muốn tránh lượng calo dư thừa, hãy thêm cam vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng được dẫn lại trên báo The Times of India. Giàu chất betacarotene, cam có thể bảo vệ tế bào.
Không chỉ bổ dưỡng, cam còn có nhiều công dụng kỳ diệu khác nếu biết sử dụng nó đúng cách và đúng mục đích
1. Tăng cường thể lực: Nước cam pha muối
Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Lưu ý: Ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường. Thời gian sau chế biến không nên quá 30 phút.
2. Tẩy trang, làm sạch da: Nước cam ép
Cách làm: Dùng khăn sạch thấm và thoa trực tiếp nước ép cam lên mặt khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Công dụng: Cách làm này vừa có tác dụng tẩy trang hiệu quả, vừa “đánh bật” lượng dầu, vi khuẩn, vết bẩn trên da, làm sạch da từ bên ngoài và bên trong. Ngay cả đối với da mẫn cảm, dùng cam làm mặt nạ để tẩy trang và làm sạch mặt vẫn có thể an tâm.
Lưu ý: Ngay sau khi thoa nước ép lên mặt, không nên đi ra nắng, tránh phản ứng với các tia tử ngoại làm mất tác dụng.
3. Làm săn chắc da mặt: Mặt nạ từ hạt (hột) cam
Cách làm: Hạt cam phơi khô rồi xay thành bột mịn. Hòa tan hỗn hợp gồm bột đã xay nhuyễn và nước cất (hoặc nước tinh khiết), sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt khoảng 5-10 phút. Rửa lại mặt bằng nước sạch. Mỗi tuần đắp mặt nạ 1-2 lần.
Công dụng: Nâng cao sức đề kháng cho các mao mạch trên da, giúp da thêm săn chắc, khỏe mạnh.
Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm, nên thử bôi hỗn hợp trên vùng tai trước khi bôi lên mặt để quan sát phản ứng. Nếu thấy bị dị ứng hoặc ngứa ngáy, không nên sử dụng.
4. Trị bệnh phong thấp: Bột hạt cam
Cách làm: Cho hạt cam vào nồi rang khô. Tránh rang ở nhiệt độ quá cao gây cháy đen hạt rồi xay nhuyễn thành bột. Hòa vào nước lọc, mỗi lần từ 3-5g, uống sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng lâu dài có tác dụng trị phong thấp hiệu quả.
5. Tăng cường hệ miễn dịch: Sa-lát cam
Khi làm sa-lát, cho thêm một vài múi cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa.
Lưu ý: Những người hút thuốc nên ăn nhiều cam, những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật nên thận trọng khi ăn cam.
6. Tẩy da chết,  tăng độ láng mịn cho da: Mát-xa bằng vỏ cam
Cách làm: Cắt vỏ cam thành những miếng mỏng, nhỏ. Sau đó cho vào tấm vải mỏng, lăn đều trên tay, đầu gối, những vùng da sần sùi, thiếu độ láng mịn.
Công dụng: Tinh dầu trong vỏ cam làm da thêm mềm mại. Những vùng da sần sùi “vỏ quýt” sẽ nhanh chóng được cải thiện, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam.
Vỏ cam chứa nhiều flavonoid và vitamin C, những chất này sẽ kích thích quá trình trao đổi chất trên da, nâng cao sức đề kháng cho các nang lông, có tác dụng tẩy da chết hiệu quả.
7. Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi: Hương thơm vỏ cam tươi
Cách làm: Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo.
Công dụng: Cách làm này không những kích thích ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Cam là một trong những loại trái cây được sử đụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt dưới dạng nước uống. Bạn có biết công dụng tuyệt vời mà cam mang đến cho sức khỏe con người

Giống Cam V2

Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3

Quả Cam V2 với chất lượng tốtTS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Viện KHNN VN) cho biết: Giống cam V2 được chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc; đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức.

Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả gần như không hạt (từ 0 đến 6 hạt, trung bình 4,5 hạt/quả trong điều kiện trồng xen), trong khi giống cam Xã Đoài trung bình 19,6 hạt/quả. Quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo. Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.

Theo TS Vịnh, kết quả sản xuất thử và xây dựng mô hình trồng cam V2 ở Nghệ An, Hoà Bình, Yên Bái và nhiều tỉnh khác cho thấy giống V2 cho năng suất cao. Tại Nghệ An, có nơi giống V2 đạt 20 tấn/ha ngay ở giai đoạn đầu cho quả (năm thứ 4). Với giá 25.000 - 30.000 đ/kg, tính ra 1 ha có thể cho thu hoạch khoảng 500 triệu đồng. Hiện giống cam V2 đang được mở rộng sản xuất ở nhiều địa phương trong nước, đặc biệt ở các vùng cam truyền thống như Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao Phong (Hoà Bình). Giống này có thể trồng rộng rãi trong cả nước, tuy nhiên Viện Di truyền NN khuyến cáo phát triển tại các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra và ở Tây Nguyên.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quả Cam

Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn. Nó được dùng để chữa một số bệnh như bí tiểu, khó sinh, ho

Sau đây là một số bài thuốc từ quả cam:
- Chữa táo bón: Vỏ cam 250 g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.
- Chữa ho có đờm, giã rượu: Vỏ cam 250 g (thái nhỏ, sao vàng), muối nửa thìa cà phê, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.
- Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.
- Chữa bí tiểu hoặc khó sinh: Trái cam non phơi khô, đốt cháy sơ, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột nói trên với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
- Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250 g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.
- Hỗ trợ trong việc chữa sốt xuất huyết: Nước ép quả cam, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 quả 250 g.
- Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.
Chú ý khi dùng cam
- Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.
- Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.
- Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.
- Nên dùng cam vào buổi sáng và vào lúc bụng đói.
- Nên dùng cam sành vì nó bổ dưỡng nhất trong các loại cam.

Phòng Trị Rệp Bông Hại Cành Cam

Rệp bông - Planococcus lilacinus là một loài côn trùng đa thực, chúng gây hại hàng chục loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây cam sành.

Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều bu bám và chích hút nhựa của những chồi non, lá non, nụ hoa, hoa, trái non… của cây cam sành. Nếu mật số cao có thể làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được, nụ hoa, hoa và trái non có thể bị rụng.

Để phòng trừ rệp bông có kết quả, xin giới thiệu kinh nghiệm những nhà vườn ở Cái Bè (Tiền Giang):

- Không nên trồng cam quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn thông thoáng.

- Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi… thường sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra và tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới. Để hạn chế rệp lây thì phải diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả những nơi có nhiều kiến tập trung trên cây. Nếu dưới gốc cây có nhiều kiến thì dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để diệt kiến.

- Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là thiên địch tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây cam quýt. Nên nuôi kiến vàng trong vườn cam để chúng diệt sâu hại, rầy rệp. Nếu vườn đã nuôi kiến vàng thì phải hạn chế phun thuốc hóa học, vì loài kiến này rất dễ chết bởi thuốc.

- Do rệp bông có khả năng gây hại nhiều loại cây, vì thế mỗi khi xịt thuốc diệt trừ rệp trên cây cam sành cũng phải phun xịt diệt trừ rệp trên cả những cây trồng khác đang có rệp trong vườn để chúng không lây lan trở lại cây cam sành.

- Kiểm tra vườn cam thường xuyên (nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non…) để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rệp ngay từ khi mật độ còn thấp, không cho chúng tích lũy số lượng gây hại mạnh. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP... phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám. Trước khi phun thuốc nhiều người đã phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài con rệp, khi xịt thuốc, thấy hiệu quả của thuốc cao hơn.

- Có bà con còn dùng máy bơm nước có áp suất cao (khi tưới vườn) xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp, rệp cũng bị rửa trôi rất nhiều.

Bón Phân Cho Họ Cam Quýt

Cân đối đạm-kali, ngoài tác dụng làn tăng năng suất cam còn làm tăng chất lượng quả cam, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit.

Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất. Vì vậy, bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%, hệ số lãi do bón phân cân đối cho cam có thể đạt đến 4,5-5,0. Cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ làm cho năng suất cam tăng 30-50%.

Cân đối đạm-kali, ngoài tác dụng làn tăng năng suất cam còn làm tăng chất lượng quả cam, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit.

Cam quýt là cây ăn quả lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây.

Lượng phân bón được khuyến cáo cho cam như ở bảng 7.

Bảng 7: Lượng phân bón cho cam theo tuổi cây
 
Năm tuổiN (g/cây)P2O5 (g/cây)K2O (g/cây)
1-350-150500-10060
4-6200-250150-200120
7-9300-400250-300180
Trên 10400-800350-400240
Ghi chú: Tài liệu của GS. Trần Thế Tục.

Cách bón như sau:

-  Thời kỳ cây con: bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, phân đạm chia thành 3-4 lần để bôi hoặc hoà nước tưới gốc cây.

- Cây trên 3 tuổi và bắt đầu thu hoạch quả: Phân chia là 3 lần để bón: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch. Chia đều mỗi lần bón 1/3 lượng phân.

Phân K chia làm 2 lần để bón: bón ½ lượng K sau khi đậu quả và ½ lượng còn lại bón trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân P: bón toàn bộ sau khi thu hoạch quả cùng với phân hữu cơ.

Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra quả của cam quýt người ta có thể chia thời gian sinh trưởng của cây thành 2 thời kỳ để bón phân.

Thời kỳ cam quýt được 7 tuổi: Thời kỳ này cây phát triển thân, cành là chính. Vào những năm cuối thời kỳ cây đã cho quả  nhưng chỉ là những mùa quả đầu tiên, năng suất quả của cây tăng dần qua các năm. Ở thời kỳ này người ta đề nghị bón phân cho cam quýt với lượng như bảng 8.

Bảng 8: Bón phân cho cam quýt thời kỳ cây dưới 7 tuổi
Loại phân1-2 năm tuổi4-5 năm tuổi6-7 năm tuổi
Phân chuồng (kg/cây)25-3035-4045-50
Vôi bột (kg/cây)0,50,7-0,81,0
N (g/cây)80-150200-250300-400
P2O5 (g/cây)100-150150-200250-300
K2O (g/cây)100-150150-250300-400

Thời kỳ cam cho quả ổn định (sau năm thứ 7). Ở thời kỳ này năng suất của cam đi dần vào ổn định. Những thay đổi vể năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (khí hậu, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, v.v…).

Ở thời kỳ này, lượng phân bón được thay đổi tuỳ thuộc vào năng suất của cam quýt.

Lượng phân bón được khuyến nghị như ở bảng 9.
 Bảng 9: Bón phân theo sản lượng cam quýt
Loại phân và lượng phânNăng suất trên 15 tấn/haNăng suất trên 8 tấn/ha
N (kg/tấn quả)7-811-12
P2O5 (kg/tấn quả)7-811-12
K2O (kg/tấn quả)8-1010-12
Nguồn: Nguyễn Văn Kế - ĐHNN TP Hồ Chí Minh

- Bón sau thu hoạch, bón phục sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa: bón vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.

- Bón trước trổ hoa 6 tuần: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

- Bón lúc quả lớn bằng ngón tay cái: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

Tuỳ theo đặc điểm đất đai ở từng vùng có thể tăng giảm lượng phân bón cho thích hợp. Thí dụ ở vùng đất đồng bằng Cửu Long có thể giảm bớt lượng kali.

Cần chia phân ra bón thành nhiều lần để chống rửa trôi mất phân. Khi bón nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây.

Hàng năm nên bón bổ sung phân vi lượng cho cam quýt như Zn, Mg, Mn trong trường hợp bón ít phân chuồng.

Nhằm giảm hiện tượng rụng quả, cần dành 2/3 lượng phân để bón trước khi cây ra hoa. Thực hiện việc bón đón hoa kết hợp với phun phân bón là góp phần tích cực hạn chế rụng quả sau này.

Có  thể thực hiện phân tích là để chuẩn đoán tình hình thiếu dinh dưỡng, kịp thời bón phân cho cam quýt. Người ta phân tích lá 4-7 tháng tuổi của cành nhỏ tận cùng không mang quả. Nếu kết quả phân tích cho thấy N<2,2%; P<0,09%; K<0,7%; Mg<0,2%; Fe<25ppm; Mn<18ppm; Zn<18ppm; Cu<3,6ppm thì đó là tình trạng cây thiếu dinh dưỡng. Các trung tâm khuyến nông các chủ vườn có thể lấy lá đem phân tích ở các phòng thí nghiệm để kịp thời bón phân cho cây.

Cam quýt là các loài cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Với năng suất  20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kgN; 10kg P2O5; 64kg K2O. Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.

Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Xoàn

Cam xoàn là giống cây ăn trái được trồng nhiều và lâu đời ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

 Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với nhiều vùng đất cao ráo thoát nước tốt, đất không quá nhiễm phèn- mặn. Cây chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác. Sau 30 tháng trồng cây cho trái. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Dạng trái cam xoàn giống như cam mật. Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Có đặc điểm phân biệt trái Cam Xoàn và Cam Mật là dưới dáy trái Cam Xoàn có 1 vòng tròn đường kính 1- 1,5 cm và xung quanh cuống trái có 1 quần tròn hơi nhô lên nên có người gọi là Cam Xoàn 2 đồng tiền. Cam xoàn có cơm màu vàng nhạt, vị ngọt đậm, mùi thơm, trọng lượng trung bình 250 – 300gram. Để thành công trong việc trồng cam xoàn cần tuân thủ qui trình kỹ thuật sau:

I. Kỹ thuật trồng:

1. Giống: Phải chọn đúng giống, không bị bệnh Tristeza và bệnh vàng lá Greening. Nên chọn cây cam xoàn ghép trên gốc Voka hay gốc cam mật, cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tuổi thọ lâu dài hơn trồng cây chiết cành.

2. Mật độ: Nên trồng dầy và khống chế chiều cao của cây để dễ sử lý sâu bệnh, kiểm soát sự ra hoa trái và nâng cao sản lượng, nhanh chống thu hồi vốn. cự ly trồng 3X3,5m/ cây.

3. Mô hốc trồng:

a. Vùng đất trũng: Vùng đất bãi bồi, ven sông rạch phải lên liếp cao ráo, và có đê bao chắc chắn, chủ động cấp thoát nước.
Mỗi mô có thể bón 0.5- 1kg vôi bột, 0.5kg phân lân, 10kg phân chuồng hoai mục.

b. Đất miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ cao ráo thoát nước có thể làm hốc trồng có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5m. Bón 0,5m vôi bột 0,3kg phân Lân, 10kg phân hữu cơ hoai mục, nếu :

- Đất thấp bằng phẳng vun mô đường kính 1m, cao 0,4 - 0,6m.

- Đất nghiêng thoát nước tốt, làm mô thấp hay trồng ngang bằng mặt đất.

4. Trồng :

- Đào một hóc nhỏ giữa mô. Rọc đáy túi đựng bầu đặt cây vào vị trí, rọc đường xuôi từ trên xuống để tháo bao đựng bầu dễ dàng. Lấp đất giữ chặt bầu cây.

- Cắm cọc, cố định cây (cột cây bằng dây nilon).

II. Chăm sóc:

1. Hạn chế ánh sáng: Nên trồng cây họ đậu xen vào vườn như so đủa, bình linh, cây vông… vừa hạn chế giông gió vừa cho bóng râm cho vườn cây 20- 30%..

2. Giữ ẩm: Đậy tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm. Ở vườn cây có múi nông dân giữ cỏ cao 30- 40cm nhằm hạn chế nắng nóng vào mùa khô và tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa lũ.

3. Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây đều độ.

4. Tỉa cành tạo tán:

- Hạn chế cành vượt.

- Loại bỏ các cành sâu bệnh già cõi, giúp cho cây thông thoáng, có dạng đẹp, tăng khả năng quang hợp.

5. Bồi đất cho cây:

Trồng trên mô cao ráo, vào thời kỳ bón thúc cho cây nên bồi thêm bùn, đất khô dầy 2- 3cm xung quanh gốc cây.

6. Bón phân:

Cần tham khảo thêm tài liệu và kinh nghiệm bón phân thực tế ở vùng đất canh tác.

a. Phân hữu cơ : 5 - 10kg gốc/năm.

b. Phân bón hóa học: Ở đây ta sử dụng phân NPK 16-16-8

- Năm thứ nhất : Bón 200- 300g, chia làm 4-5 lần bón, vào giai đoạn lá già.

- Năm thứ hai : Lượng phân tăng gấp đôi, chia 3- 4 lần bón.

- Thời kỳ kinh doanh (cây từ 3 năm tuổi trở lên) : Bón 1- 1,5ký, chia ra 5 lần bón :

+ Bón phục hồi sau khi thu hoạch trái: Bón 1/5 lượng phân NPK, thêm 100g phân Urê và toàn bộ phân hữu cơ.

+ Làm trái (xiết nước 3 tuần) và cho nước trở lại: Bón 1/5 lượng phân NPK và 100- 150g phân Kali.

+ Đậu trái bằng ngón tay: Bón 1/5 lượng phân NPK

+ Quả đang lớn nhanh: Bón 1/5 lượng phân NPK, thêm100g Urê 150g, và 100g phân Kali.

+ Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/5 lượng phân NPK cò lại và thêm 150- 200g phân Kali.

7. Sâu rầy:

a. Sâu vẽ bùa : Là loại sâu hại thường xuyên vào giai đoạn cây ra lá non. Dùng thuốc nội hấp để phòng trị như : Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate, dầu DC. Tron Plus …

b. Rầy mềm : Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non. Dùng thuốc : Bassa 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND …

c. Nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá non hay trên vỏ trái để chích hút làm vỏ trái bị sần sùi. Dùng thuốc đặc trị nhện để phun như Danitol, Kelthan, Confidor, Comite, Rufast …

d. Rầy chổng cánh : Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening gây hại có tính hủy diệt đối với các vườn cây có múi nhất là cam quít. Phòng trị :

- Trồng Nguyệt quới, Cần thăng, dây Tơ hồng xung quanh vườn để tập trung rầy chổng cánh sau đó định kỳ phun thuốc tiêu diệt.

- Dùng thuốc hóa học phun bảo vệ các đợt lá non như Applaud MIPC 25% BTN, Admire 50ND, Bassa, Trebon …

8. Bệnh:

a. Bệnh loét do vi khuẩn và bệnh ghẻ do nấm : Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa. Phòng trị :

- Tiêu hủy cành lá gây bệnh.

- Phun các loại thuốc gốc đồng như : Cooper Zine, Coc 85, Bordeaux, Cocide, Kasumin,

b. Bệnh vàng lá Greening : Bệnh làm lá nhỏ lại, có màu vàng, các gân lá màu xanh, trở nên cứng, giống trường hợp bị thiếu kẽm, lá thường rụng sớm. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter Asiaticum gây nên qua đường truyền từ rầy chổng cánh, hay mắt ghép, dụng cụ ghép, chiết … Phòng trị :

- Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh nặng trong vườn quả.

- Sử dụng thuốc hóa học diệt trừ rầy chổng cánh và bảo vệ chồi non lá non.

- Không mua giống trôi nổi, chỉ trồng các cây được sản xuất theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm không mang mầm bệnh.

c. Bệnh thối gốc cháy nhựa : Do nấm Phytopthora SP. Gây ra bệnh nặng cây có những đường mục dọc gây chảy mủ. bệnh gây hại ở rể, thân và trái. Phòng trị :

- Chọn gốc ghép có tính chống chịu.

- Trồng trên đất ráo, tránh gây vết thương ở vùng gốc và rể.

- Dùng các loại thuốc như Aliette 80 BHN, Ridomyl 72 WP, Metalaxyl … để bôi vào vết thương hay tưới vào gốc.

Nhện Đỏ Hại Cây Có Múi: Cam, Quýt, Bưởi

Nhện đỏ gây hại trên cam, quýt, chanh và nhiều loại cây trồng khác. Trên lá có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, sau đó có thể bị khô và rụng.

Trưởng thành có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,30-0,35 mm, màu cam hay đỏ sậm, hình bầu dục tròn, trên cơ thể có nhiều lông cứng mọc từ u lồi đỏ rõ ràng.

Ấu trùng mới nở có màu vàng hoặc màu nâu nhạt. Trứng rất nhỏ, hình cầu, màu đỏ, phía trên có một cái cuống. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái. Thời gian sống của nhện kéo dài từ 10 –15 ngày. Nhện có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, trái và cành non.

Trên lá, khi bị gây hại làm cho lá bị biến dạng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái, đáy trái và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những đốm sần sùi được nông dân gọi là da lu, da cám, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.

Thiên địch của nhện đỏ : Nhóm nhện thiên địch Euseius sp., Amblyseius sp. và bọ rùa Stethorus sp.

Biện pháp phòng trừ: Trong tự nhiên, nhện đỏ có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn.  Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại lờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Chăm Sóc Cam, Quýt, Bưởi Sau Thu Hoạch

Cam, quýt, bưởi hay các cây có múi sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

- Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 - 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng...

- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

- Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Với một số sâu bệnh hại như: sâu vẽ bùa, đục thân, sâu bướm, sâu nhớt, nhện đỏ, nhện vàng, nhất là bệnh vàng lá greening... phải thường xuyên theo dõi, quan sát phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn. Khi cây đã bị bệnh cần phải đào, đốt hủy, rắc vôi bột vào gốc cây bị hại.

Bón phân phục hồi và tưới nước: Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

- Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

- Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 - 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

- Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

- Cách tỉa cành và vệ sinh vườn : Cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, cành mọc sà dưới đất và cả những đoạn cành đã mang trái (dài 10-15cm). Cắt ngắn cỏ, chừa cỏ lại che phủ đất (hoặc che phủ bằng rơm rạ). Nếu trồng sát gốc cây thì dọn sạch cỏ, lá cây để mô được khô ráo. Cần tránh phủ sơ dừa sát gốc cây có múi để tránh lây lan bệnh Phytophthora. Các cành lá tỉa bỏ, trái hư, cỏ dại phải thu gom lại chôn lấp hoặc đốt bỏ.

- Nuôi dưỡng và bảo vệ : Định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, phun các chế phẩm HVP theo tỷ lệ: 30-10-10 (15g/8 lít nước) hoặc chế phẩm dưỡng lá (35ml/8 lít nước). Có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh để phun xịt. Dưới gốc dùng vôi quét gốc, quét cao khoảng 1-1,5 m và rải vôi chung quanh các gốc cây, nhất là những cây bị bệnh. Nếu rễ cây bị tuyến trùng, rệp sáp tấn công có thể dùng Nokapd, Vimoca tưới vào gốc diệt, đồng thời pha thêm bột tốt rễ F.Bo để phục hồi bộ rễ nhanh, giúp cây sinh trưởng sung tốt trở lại.

Xử lý ra hoa

- Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun F.Bo: 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.

- Bắt cây cảm ứng ra hoa: Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

- Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt: Sau khi tưới nước lại 2-3 ngày, bộ lá tươi lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

Kỹ Thuật Cho Cam Sành Ra Trái Nghịch Mùa

Vào khoảng tháng 6 âm lịch khi trên cây vẫn còn một ít trái chú ngưng tưới nước khoảng nửa tháng, đồng thời ngưng bón phân, đề phòng khi đang xiết nước mà gặp mưa thì cây vẫn không ra đọt mới.

Gia đình chú Sáu Mừng (Châu Thành, Tiền Giang) có 0,8 ha chuyên canh cây cam sành. Để có thu nhập cao trong quá trình sản xuất chú luôn mày mò nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của người khác để áp dụng cho mảnh vườn của gia đình mình. Sau nhiều năm chuyên canh cây cam sành chú đã rút tỉa cho mình được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có việc xử lý điều khiển cho cây cam sành ra trái nghịch mùa để bán được giá cao.

Áp dụng kỹ thuật như ngưng tưới nước & bón phân


Trao đổi với chúng tôi chú cho biết: Trong điều kiện tự nhiên ở vùng chú cây cam sành thường ra bông rộ vào khoảng tháng 2 âm lịch và cho trái rộ vào khoảng tháng 9 âm. Do là chính vụ nên lượng cam trên thị trường rất nhiều, giá bán rẻ. Để khắc phục tình trạng “dội chợ” vào tháng 9, chú đã điều khiển cho cây cam cho thu hoạch trái rộ vào khoảng tháng 2 âm lịch.

Cách làm của chú như sau: Vào khoảng tháng 6 âm lịch khi trên cây vẫn còn một ít trái chú ngưng tưới nước khoảng nửa tháng (chú gọi là xiết nước), đồng thời ngưng bón phân, đề phòng khi đang xiết nước mà gặp mưa thì cây vẫn không ra đọt mới. Sau khi ngưng tưới nước nửa tháng thì tiến hành bón phân với số lượng như sau: một bao phân urea trộn đều với một bao NPK (loại 20-20-0), một bao phân bón đầu trâu AT1, và một bao phân sinh hóa hữu cơ Green field 555 (loại 50 kg/bao).

Số phân này rải đều cho toàn bộ mảnh vườn (khoảng 1.800 cây), bón phân xong tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau khi bón phân tưới nước khoảng 7 - 10 ngày thì cây bật tược non và ra bông. Từ khi cây có bông, cứ khoảng một tháng rưỡi lại bón bổ sung phân cho cây một lần, mỗi lần một bao NPK (loại 20-20-15). Tưới giữ ẩm cho đất vườn thường xuyên.

Làm cách này thì vào khoảng tháng 2 âm lịch sẽ cho trái bán, do lúc này là mùa nghịch nên cam có giá rất cao (có khi cao gấp 3 - 4 lần lúc chính vụ). Tuy năng suất của vụ nghịch có thấp hơn chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao nên vườn cam thường cho thu nhập cao gấp đôi vụ chính

Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt

Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.

Kỹ thuật trồng camChọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi... Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.

Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu...).

Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.

Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:

- Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;

- Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;

- Sau các đợt bón phân.

Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.

Phân bón:

Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg...) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)
Tuổi câyLiều lượng (gam thương phẩm/cây)
1 nămBón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 150g; N = 35g và K = 20g
2 nămBón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 300g; N = 70g và K = 40g
Cây trong thời kỳ kinh doanh
 Trước khi ra hoaMầm hoaQuả lớn
 NPKNKNK
3200450100130100130100
4300600150300150300150
56001200200600200600200
Từ năm thứ 68001500350600350600350
Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.

Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.

Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.

Đốn tỉa:

Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.

Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.

Phòng Trừ Bệnh Ghẻ Nhám Trên Cây Cam

Hiện nay nhóm cây có múi (cam quít, bưởi, chanh) được trồng phổ biến và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam với nhiều chủng loại phong phú, vì loại nông sản này có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh trên cây có múi là vấn đề quan tâm của nhà vườn, trong đó, phổ biến nhất là bệnh ghẻ nhám



 Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước mưa sẽ lây lan qua những lá mới. Bệnh ghẻ nhám phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa; tấn công giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương, sau khi xâm nhập 3-10 ngày có thể hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao (>28oC) là yếu tố kiềm hãm bệnh. Bệnh phát sinh nhiều trên các vườn cây thiếu chăm sóc. Bệnh gây hại phổ biến nhất trên chanh, cam mật, cam xoàn và cam sành.

Biện pháp phòng trừ:

- Tránh trồng cây con bị bệnh.

- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.

- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

- Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Norshield 86.2 WG,… liều lượng 10g/bình 8 lít nước, phun giai đoạn chồi non mới nhú hoặc vừa tượng trái. Nếu áp lực nguồn bệnh quá cao, nên phun các loại thuốc như: Benomyl 50WP, Plant 50WP,… liều lượng 15-20g/bình 8 lít,  phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly để an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm. Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết. Tùy theo sự sinh trưởng của lá, vết bệnh mở rộng và hóa bần (vết bệnh nổi lên là do mô phát triển không bình thường gây ra bởi tác động của một số chất hóa học của nấm ký sinh tiết ra, còn mô hóa bần là phản ứng tự vệ của ký chủ chống lại nấm ký sinh). Vết bệnh trên trái chanh và cam sành thường nhô cao hơn trái cam mật.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam

Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

1. Mật độ trồng cam, kỹ thuật làm đất và chọn cây xen canh

Trước khi trồng một tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia lô, rạch hàng, đào hố bón phân lót (hoặc làm mô trồng)

Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc gieo hạt là 300-500 cây/ha. Khoảng cấy cây và hàng có thể là 4mx5m.

Các loại cam ghép gốc nhân vô tính (Chiết ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn 800-1200 cây/ha, với khoảng cách khoảng 4mx2m, 3mx3m, 3mx4m.

Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người ta thương làm mô để trồng cam. Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương vườn cũ đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô. Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm. Phần giữa mô nên trộn với 100-200 g phân lân và 5-10kg phân chuồng hay rơm rác ủ mục để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển trong giai đoạn đầu.

Hoặc có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cmx40cmx40cm hoặc 60cmx60cmx60cm. Ở vùng đồi núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cmx70cmx70cm. Lớp đất đào lên được trộ đều với 30kg phân chuồng hoai mục loại tốt, trộn với 0,2-0,5kg phân Văn Điển (tecmô phôt phát), với 0,1-0,2kg sulfat kali (K2SO4). Lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

Như vây khi vườn cam nhà bạn trồng với khoảng cách giữa các cây là 1m là quá dày. Với khoảng cách quá dày này bạn khó chăm sóc và đặc biệt là không nên trồng xen bạc hà vì không còn khoảng cung cấp dinh dưỡng cho vườn cam của bạn.

2. Kỹ thuật bón phân 

Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các nhà trồng cây ăn quả thường bón:

Cây 1-3 tuổi bón cho 1 cây: 70-300g ure; 100-300g DAP và 100g clorua kali (KCl)

Cây 4-6 tuổi bón: 350-450g ure; 450-550g DAP và 250g clorua kali/cây.

Cây 7-9 tuổi bón: 600-750g ure; 650-850gDAP; 350g clorua kali/cây

Cây 10 tuổi bón: 800-1700g ure; 900-1100g DAP, 450g clorua kali/cây.

Cách bón: Đối với cây 1-2 năm tuổi pha phân hóa học vào nước tưới cho cây. Đối với cây đã cho quả thì chia làm 4 lần để bón:

Lần 1: Trước khi ra hoa: bón 1/3 lượng phân đạm

Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 đam và 1//2 kali

Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng bó 1/2 kali

Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm

Bón thêm phân hữu cơ với lượng 20kg/cây.

3. Chăm sóc


- Thời kí kiến thiết cơ bản cây cam chưa có quả cần chú ý xen tỉa cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cành nhỏ, cành vợt và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh bị sâu gây hại. Công việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại.

- Hoa cây ăn quả có múi thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết chăm bón và đặc điểm giống,loài. Do đó thời kì nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách phun các chất điều hòa sinh trưởng.

- Ở thời kì quả khoảng 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm lượng hạt và làm đẹp mã quả. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat.

- Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường thực hiện trong những năm đầu khi cây còn nhỏ, giữ cho xung quanh mô trồng cam, thật sạch và phủ ở mô bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.