Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Lạm dụng thuốc trừ sâu gây bùng phát sâu đục trái

Lạm dụng thuốc trừ sâu gây bùng phát sâu đục trái

Sâu đục trái đã xuất hiện và gây hại nặng nề trên nhiều vườn cây có múi tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cần Thơ; đặc biệt là Hậu Giang.



GS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Ở nước ta, trước đây loài sâu này đã được ghi nhận xuất hiện lẻ tẻ trên một số vườn bưởi thuộc tỉnh Khánh Hòa và hoàn toàn không ghi nhận sự hiện diện của loài này tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10/2011, sâu đục trái đã được phát hiện đồng loạt trên nhiều vườn tại nhiều tỉnh ĐBSCL… và ngày càng bùng phát mạnh.

Theo bà Cúc, chỉ tính riêng ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số 1.653 ha bưởi thì có đến 1.600 ha bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái bưởi; trong đó 400 ha bị thiệt hại từ 40- 60%. Không riêng gì ở nước ta mà loài sâu gây hại đã từng xuất hiện trên nhiều vùng cây ăn quả ở Châu Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malayxia. Tại Malayxia, sâu đã được ghi nhận như là loài gây hại chính yếu trên các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh…).

“Tùy theo lượng sâu gây hại bên trong trái mà trái bị hủy hoại nhanh hay chậm. Khi bị gây hại nặng, trong 1 trái có từ 6- 10 con sâu. Sự xâm nhập của sâu vào quả thường gây ra hiện tượng xì mủ trên quả. Chất mủ này thường kết dính với các chất thải ra từ các lỗ đục, nên trong quả rất dơ. Sâu tấn công trái khi trái còn rất nhỏ, có đường kính trái khoảng 5 cm, cho đến khi trái lớn và thu hoạch. Tại ĐBSCL, sâu được ghi nhận gây hại trên bưởi, cam và quýt, nhưng nặng nhất trên bưởi. Cả hai giống bưởi hiện trồng phổ biến hiện nay như bưởi Năm Roi, da xanh đều bị sâu này gây hại”, bà Cúc cho biết thêm.

Ths. Lê Quốc Điền, Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, trước khi tìm ra phương pháp phòng trị cần biết nguyên nhân chính gây bộc phát sâu đục quả bưởi gần đây ở ĐBSCL. Kết quả điều tra cho thấy, sâu đục vỏ trái hầu như chỉ xuất hiện trên những vườn có sử dụng nhiều thuốc BVTV; đặc biệt là thuốc trừ sâu. Còn những vườn ít sử dụng thuốc trừ sâu và vườn có nuôi kiến vàng, sâu đục trái không hiện diện hoặc chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không đáng kể.

Cũng theo ông Điền, việc lạm dụng thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bùng phát mạnh loại sâu này. Do vậy nhà vườn cần hiểu và ứng dụng các biện pháp quản lý tổng hợp và phòng trừ loại sâu này. Cụ thể:

- Thường xuyên loại bỏ toàn bộ trái bị nhiễm trong vườn (trên cây và đã rụng xuống đất). Chôn sâu ít nhất 30 cm dưới mặt đất để diệt sâu còn hiện diện trong trái.

- Bao trái ngay khi trái còn nhỏ, độ 1- 1,5 tháng tuổi. Một tuần sau khi bao, cần mở bao để kiểm tra lại để quan sát sự hiện diện của các vết thải trên vỏ trái. Nếu không có các vết thải, có nghĩa là trái hoàn toàn không bị nhiễm. Những vườn đang bị nhiễm bệnh, trái đã phát triển hoặc gần thu hoạch, cũng cần bao những trái chưa bị nhiễm; vì ngay cả vào giai đoạn trái thu hoạch cũng có thể nhiễm sâu đục quả.

- Về biện pháp lâu dài, trong phòng trừ sinh học, thiên địch giữ vai trò rất quan trọng, khống chế sự bộc phát của sâu đục trái bưởi. Kết quả khảo sát vừa qua tại một số vùng thuộc ĐBSCL đã phát hiện một loài ong mắt đỏ (Trichogramma) ký sinh trứng của sâu đục vỏ bưởi. Trong một trứng của sâu đục trái bưởi có từ 4- 6 ong ký sinh, tuy nhiên tỷ lệ trứng bị ký sinh rất thấp, trên vườn thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu.

Điều này cho thấy việc nghiên cứu sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu đục quả hiệu quả. Song song đó là biện pháp sử dụng pheromone để hấp dẫn thành trùng. Đây được coi là một chiến lược rất quan trọng cần nghiên cứu để sử dụng trong quy trình IPM phòng trừ sâu đục quả.

Kinh nghiệm hạn chế bệnh vàng lá trên cây có múi

Kinh nghiệm hạn chế bệnh vàng lá trên cây có múi

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh vàng lá ở cây có múi có thể do cây giống lúc mưa đã nhiễm bệnh này rồi, hoặc là do bị lây nhiễm từ các cây bị bệnh trồng ở gần bên cạnh và tác nhân lây lan là do rầy chổng cánh chích từ cây có bệnh sang cây sạch bệnh


Ngoài bệnh vàng lá Greening còn do nấm Phytopthora gây ra. Điều này do bà con trong lúc trồng đã đặt cây giống sâu xuống đất quá, nên cây rất dễ bị nấm bệnh tấn công.

Có thể nói bà con trong vùng nhỏ này chưa có kinh nghiệm trồng cam, quýt, bưởi; mặc dù từ lâu, tivi, báo chí đã thường xuyên đưa rất nhiều chỉ dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học về căn bệnh vàng lá Greeening trên cây có múi. Đề cập cách phòng trị, PGS.TS Nguyễn Minh Châu Viện Trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cho biết, đối với bệnh vàng lá, hiện nay không có thuốc đặc trị, không thể trị được mà chỉ có phòng bệnh, hạn chế bệnh lây lan. Nếu muốn lập lại vườn cam sành có hiệu quả, bà con phải triệt để làm như sau: trước tiên phải đốn bỏ tất cả các cây đã bị bệnh trong khoảng cách ít nhất 50m, rồi mua cây giống sạch bệnh (không có cây kháng bệnh, chỉ có cây sạch bệnh) về trồng lại. Có gắng trồng trong tháng mà mật số rầy chổng cánh thấp, đó là các tháng mùa khô. (tháng 11, 12, tháng 1) Trước khi trồng xịt thuốc trừ rầy chổng cánh và sau mỗi 2 tháng lại xịt tiếp thuốc trừ rầy. Thời gian sau, mỗi tháng phải xịt thuốc lên đọt non của cây để phòng trừ rầy chổng cánh tấn cống.

Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nhà vườn trồng cam, người ta còn trồng hàng rào cây hạn chế rầy hoặc trồng xen ổi, vì ổi là loại cây mà rầy chổng cánh không thích. Trong tương quan môi trường, ông Nguyễn Minh Châu còn lưu ý thêm bà con, nếu chung quanh có cây nguyệt quới (nguyệt quế) thì nên đốn bỏ, hoặc cũng thường xuyên xịt thuốc trừ rầy lên đọt nguyệt quới vì đây là cây rầy chổng cánh ưa thích.

Còn về cây giống, đa phần bà con cho biết là họ mua cây chở dưới ghe của thương lái không rõ địa chỉ. Họ vào tận vườn để bán cho bà con và điều này cũng góp phần gây hậu quả cho nhà vườn. Nhìn cây giống tuy xanh nhưng thực chất là cây đã nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu muốn trồng lại, bà con không nên mua cây trôi nổi với ý nghĩ cho tiện và chọn giá rẻ, mà chọn cây giống sạch mầm bệnh và có nguồn gốc xuất xứ giống rỏ ràng uy tín.

Cây có múi  có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, tình hình bệnh vàng lá trên cây rất phổ biến; muốn có vùng chung quanh tuyệt đối sạch bệnh là rất khó. Cho nên, đối với vùng đang bị bệnh nặng phải chấp nhận chọn cây trồng sống chung với bệnh vàng lá bằng cách:

“ Bà con đừng trồng bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường ở những vùng đang có nhiều cây thuộc các giống này bị bệnh hiện diện, mà nên thay đổi trồng bưởi da xanh. Bởi bưởi da xanh có những ưu điểm là dẫu có bị tấn công, cây vẫn có thể cho trái một thời gian dài hơn các giống cây có múi khác vừa đề cập. Mặt khác, bưởi da xanh trái lớn mà giá bưởi da xanh lại mắc hơn bưởi Năm Roi rất nhiều.  Nên thay đổi trồng các cây ăn trái khác như mít siêu sớm, thanh long đỏ, xoài ăn xanh; những thứ này có năng

Bệnh thán thư hại cây ăn quả

Bệnh thán thư hại cây ăn quả

Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Triệu chứng bệnh trên các cây nói chung tương tự nhau.

Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp là bệnh hại rất phổ biến trên nhiều cây ăn quả ở nước ta, những cây thường bị bệnh gây hại nặng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây đến năng suất và phẩm chất quả như các cây có múi, xoài, chôm chôm, na, sầu riêng, thanh long, vải, măng cụt, đu đủ…Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Triệu chứng bệnh trên các cây nói chung tương tự nhau.

Trên lá bệnh tạo thành các đốm màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.

Trên các cây xoài, vải, chôm chôm, điều…bệnh làm hoa bị khô đen và rụng hàng loạt, quả non bị thối và rụng, là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất quả.

Trên quả đã lớn, bệnh tạo thành những đốm nâu trên vỏ, sau đó ăn sâu vào trong thịt quả, làm thối một mảng quả, thường thấy trên quả xoài, thanh long, đu đủ…

Ở một số cây như ổi, na, xoài, vải…bệnh còn làm đọt và chồi non bị quăn lại và khô đen, cây sinh trưởng kém và giảm số cành hoa.

Xoài là cây ăn quả bị bệnh thán thư gây hại phổ biến và nặng nề nhất ở tất cả các vùng và các năm. Bệnh làm lá rụng hàng loạt, nhiều chùm hoa bị rụng hoàn toàn, quả non cũng bị rụng, quả lớn bị thối.

Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều. Một số cây ra hoa vào mùa khô như xoài, chôm chôm, điều, măng cụt…, lúc này tuy lượng mưa ít nhưng ban đầu vẫn có những đợt sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và gây hại nặng thêm.

Ngoài các cây ăn quả, bệnh thán thư còn gây hại phổ biến trên nhiều loại cây rau màu và cây công nghiệp như dưa leo, dưa hấu, ớt, đậu tương, bông vải, chè, cà phê, hồ tiêu…nhiều cây hoa cảnh như cúc, lan, mai vàng…, bệnh thán thư cũng thường gây hại nặng.

Phòng trừ bệnh thán thư như cho các cây ăn quả có hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp vừa phòng ngừa vừa tiêu diệt bệnh.

- Tạo tán, tỉa cành: cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

- Vệ sinh vườn cây: cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.

- Chăm bón đầy đủ: Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK, có bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Các sản phẩm Đầu trâu chuyên dùng cho cây ăn quả như AT1, AT2, AT3, Đầu trâu đa năng, Đầu trâu lớn trái, Poly humat đa năng, các phân bón lá Đầu trâu 005,007,009 chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK trung vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, góp phần hạn chế rõ rệt tác hại của bệnh.

- Dùng thuốc trừ bệnh: khi bệnh phát sinh gây hại cần dùng thuốc trừ. Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả. Trong đó có các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozel, Propinel…các thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole…Thuốc trừ bệnh cây Carmanthai 80wp hỗn hợp 2 hoạt chất mancozel và cacbendazim , là thuốc đặc trị bệnh thán thư trên các cây ăn quả và nhiều cây trồng khác. Thuốc có cả tác dụng phòng bệnh và trị bệnh, hiệu quả phòng trừ bệnh cao, rất ít độc hại với người và môi trường.

Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, phun đủ lượng nước, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp khác.

Một số thông tin về cây gấc

Một số thông tin về cây gấc

Cây gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi lên ít bị vật nuôi phá hoại.

Cây gấc là một loại cây bán hoang dại, thân leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng-1 năm. Hiện nay quả cây gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần Vitamin A và E…

Một gốc cây gấc cho thu hoạch bình quân 15-20 quả, trong điều kiện trồng vo. Nếu trồng có chăm sóc, định hướng, 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước

Cây gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15-20 năm. Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa

Cách trồng từ dây: Chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng lượng quả đạt 1-1,5 kg, hàm lượng tinh dầu khá cao, được các cơ sở thu mua chế biến dầu gấc ưa thích. Lấy một đoạn dây dài khoảng 40-50 cm, có thể cuộn lại như kiểu trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng dâm như dây khoai lang, đào hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục… đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt , tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc.

Khi cây gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1-1,5 kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn, không nên để cây gấc quá tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.

Cây gấc không đậu quả là do trồng phải cây gấc đực. Nếu quan sát kỹ vào thời kỳ gấc nở hoa sẽ thấy hoa gấc cái có bầu nhuỵ và 3 nhị cái nhô cao, còn các hoa đực thì có nhiều nhị đực và túi phấn nhỏ mà không có bầu nhuỵ nên rất dễ phân biệt. Cây gấc có rất nhiều hoa nhưng rồi rụng hết thì đích thị là cây gấc đực. Bà con nên phá bỏ và trồng lại cho vụ tới.

Nên trồng cây gấc trên đất (chân tường, góc sân…) là tốt nhất, gấc có thể leo cao và phủ kín tường và mái của một căn nhà 5 tầng. Để cho chắc ăn, bà con nên tìm đến gia đình nào có cây gấc sai quả xin lấy một vài đoạn hom thân (bánh tẻ hoặc hơi già) dài 40 – 50cm, có ít nhất 2 – 3 mầm mắt còn nguyên vẹn đem trồng trực tiếp hoặc giâm cho lên mầm sang xuân trồng chắc chắn sẽ có cây gấc cái sai quả.

Trong mỗi quả gấc thường có tới 3 – 4 hạt đực (nhỏ và mỏng hơn hạt cái). Khi gieo ươm cần chú ý đánh dấu để nếu trồng nhiều thì khoảng 5 – 6 cây nên trồng thêm một cây gấc đực để có đủ phấn cho gấc sai quả.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Cách chăm sóc cây ăn trái trồng chậu

Cách chăm sóc cây ăn trái trồng chậu

Cây ăn trái cần nhiều dinh dưỡng để cây cho nhiều lá nhiều cành mới, từ đó cây mới có sức để ra trái.


Hiện nay người dân thành phố có phong trào trồng cây ăn trái trồng chậu, thường lúc mua cây ăn trái có sẳn trong chậu đang ra hoa ra trái, nhưng sau đợt trái đó thì cây hầu như không cho trái nữa, vậy làm thế nào để chăm sóc cây ăn trái trồng chậu lại tiếp tục ra hoa ra trái. Để cây ăn trái trồng chậu dễ dàng ra hoa kết trái cần lưu ý các yếu tố sau
1. Cây ăn trái  được tưới đủ nước và thoát nước tốt

Cây ăn trái trồng chậu bị giới hạn bởi kích thước của chậu nên phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm và ngày phải tưới 2 lần sáng và chiều mát. Tuy nhiên cây trong chậu dễ bị ứ đọng do nước không thoát ra ngoài, cần phải kê đáy chậu, tạo khoảng hở giúp tiêu thoát nước tốt thì bộ rễ cây ăn trái sẽ phát triển tốt.
2. Cần có chế độ bón phân định kỳ và luân phiên phù hợp

Cây ăn trái cần nhiều dinh dưỡng để cây cho nhiều lá nhiều cành mới, từ đó cây mới có sức để ra trái.

Bón phân định kỳ luân phiên là bón phân cho cây ăn trái theo hàng tháng 2 lần, một lần phân vô cơ và một lần phân hữu cơ với liều lượng theo khuyến cáo nhà cung cấp.

Các loại phân bón tham khảo bao gồm: Phân vô cơ như DAP, NPK, Super Lân, Ure, KNO3…Phân hữu cơ gồm phân bò hoai, phân trùn quế, phân Dynamic lifter, bánh dầu, phân dơi….

Ngoài ra cần cho thêm lớp đất trồng dầy 2-3 cm vào bề mặt chậu cây hàng tháng để rễ cây ăn trái có thêm chất dinh dưỡng
3. Ánh sáng cho cây ăn trái trồng chậu

Yếu tố ánh sáng rất cần thiết để giúp cây ăn trái quang hợp tạo nhiều sinh khối và chuyển sang giai đoạn ra hoa. Thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây ăn trái trong một ngày là từ 5-6 giờ .
4. Bón thêm phân vi lượng, vitamin giúp hoa mau kết trái, giúp trái không bị rụng:

Ngoài bón phân như nêu trên, khi cây bắt đầu ra hoa nên sử dụng thêm phân bón lá có chứa vi lượng, khoáng để tăng khả năng đậu trái cho cây đồng thời chống rụng trái non.

5. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cây ăn trái trồng chậu thường bị rệp muội rệp sáp tấn công và các loài nấm đen nấm bồ hóng cũng tham gia làm cho ngọn lá cây ăn trái bị teo, lá vàng.

Nếu trồng chỉ có vài cây ăn trái thì dùng vòi nước mạnh phun rửa ổ rệp và cắt bỏ ngọn lá bị vàng. Sau một tuần cây lại cho ra lớp lá mới.

Trường hợp cây ăn trái trồng chậu với số lượng nhiều nên tham khảo tại các cửa hàng chuyên về thuốc BVTV để có hướng dẫn cụ thể.

Chỉ cần quan tâm chăm sóc các chậu cây ăn trái trồng chậu hàng ngày theo các lưu ý trên thì cây sẽ cho trái như ý muốn.

3 Cách khắc phục rụng quả non trên cây ăn trái

3 Cách khắc phục rụng quả non trên cây ăn trái

Cây ăn trái trồng tại nhà khi đến giai đoạn cây đang ra trái non thì có hiện tượng rụng quả non hàng loạt, Nếu không xử lý kịp thời có thể cây ăn trái sẽ rụng hết quả non, đâu là nguyên nhân gây rụng quả non và cách khắc phục ra sao cho phù hợp.


1. Do cây ăn trái thiếu dinh dưỡng, không đủ ánh sáng quang hợp

Để cây ăn trái đủ sức ra hoa ra trái cần bón phân cho gốc cây luân phiên phân vô cơ hữu cơ ( cần quan tâm phân vô cơ có nhiều đạm và kali) và tưới nước đầy đủ, để cây ăn trái nơi có nhiều ánh sáng, từ đó cây quang hợp tạo nhiều cành lá mới để cây đủ sức bước vào giai đoạn ra hoa kết trái. Khi thấy cây ăn trái bắt đầu ra hoa thì ngưng không bón phân vô cơ.

2. Bón bổ sung phân vi lượng và phân bón lá giúp trái cây mau lớn và không bị rụng

Khi cây ra hoa và bắt đầu cho quả nhỏ thì ngưng bón phân gốc mà chuyển sang bón phân qua lá như vi lượng, phân dưỡng trái, phân NPK bón lá…cách bón theo như khuyến cáo nhà sản xuất, thời gian phun từ 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

3. Phòng trừ sâu bệnh và tăng sức đề kháng cho cây ăn trái khi gặp thời tiết bất lợi

Khi cây ăn trái ở giai đoạn có quả non dễ bị sâu bệnh tấn công như : nhện đỏ ( nếu cây thiếu nước khô hạn), phấn trắng nấm bồ hóng ( nếu gặp mưa kéo dài), ruồi đục quả gây thối quả, bệnh vàng lá, sâu ăn lá, rệp muội, rệp sáp…cây ăn trái khi bị sâu bệnh tấn công làm cho cây dễ bị rụng quả non.

Cần phun phòng trừ sâu bệnh kết hợp bổ sung vitamin giúp cây khỏe, các loại thuốc BVTV thường sử dụng như : Secsàigòn, Abametin, Oxfatox, Topsin M, Benomyl, Anvil,..và các loại Vitamin như B1, Rong biển, Phân cá….và dùng thuốc bả mồi để xử lý ruồi.

Nếu ở nhà trồng vài cây ăn trái thì có thể kiểm tra thường xuyên và tiêu diệt sớm các mầm bệnh vừa xuất hiện, hạn chế dùng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và môi trường.

Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị em mang bầu

Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị em mang bầu

Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị em mang bầu- Quả Sung dồi dào lượng chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai.

Dinh dưỡng là vấn đề đáng chú ý nhất trong giai đoạn mang bầu, Thịt , cá, trứng, sữa trái cây là không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống. Thật ngạc nhiên, nghiên cứu cho thấy, 1 loại quả chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khoẻ mạnh. Quả sung đấy các bà mẹ tương lai!

- Quả Sung chứa lượng kali cao, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.

Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị em mang bầu- Quả Sung dồi dào lượng chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai.

- Enzyme proteolytic trong quả sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ.
- Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.
- Quả Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.

- Psoralens, một chất có trong sung có tác dụng giảm sám, nám da cho bà bầu.

11 lợi ích của trái vả

11 lợi ích của trái vả

Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ và ít năng lượng


Ở nước ta cây vả được trồng nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa, Phú Yên.
Ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ... trái vả thường được chế biến thành nước giải khát hoặc làm mứt. Theo báo cáo của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng vả tiêu thụ trên thế giới trong năm 2005 là 1.057.000 tấn, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu với 285.000 tấn.

Trái vả được bán nhiều ở chợ chính nhờ những giá trị của nó trong dinh dưỡng. Cần phân biệt trái vả và trái sung (Ficus glomerata) hay được chưng trong ngày tết để mong cả năm được sung túc. Cả hai loại trái đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên trái vả to hơn, ngọt hơn và bùi hơn, còn trái sung có vị chát. Ở VN, vả được dùng chế biến các món ăn như trộn gỏi với thịt heo và rau thơm hoặc hầm giò heo giúp sản phụ lợi sữa, làm dưa chua.

Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ (9,8 gam) và ít năng lượng (100 gam khô cho 250kcal).

Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan... Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.

Các lợi ích của trái vả cho sức khỏe gồm:


1. Ngừa táo bón: mỗi ngày 5 gam chất xơ (tương ứng ba trái) sẽ chống bệnh táo bón, đặc biệt ở người già.

2. Giảm cân:
hàm lượng chất xơ cao nhưng ít năng lượng rất thích hợp cho người tạng béo phì.

3. Giảm cholesterol:
nhờ pectin hòa tan một lượng lớn cholesterol và được bài tiết ra ngoài.

4. Ngừa bệnh tim mạch: các acid béo trong trái vả thuộc loại omega-3 và omega-6 giúp hạ thấp nguy cơ gây bệnh tim mạch.

5. Ngừa ung thư: hàm lượng cao các chất flavonoid trong trái vả giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cũng như ngăn ngừa sự tổn thương tế bào. Đặc biệt ngừa ung thư vú đối với phụ nữ sau giai đoạn tiền mãn kinh.

6. Ổn định đường huyết: trái và lá vả chứa nhiều potassium (K) giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

7. Ngừa huyết áp cao: nhiều potassium nhưng ít sodium giúp tránh được bệnh huyết áp cao.

8. Bảo vệ khung xương: hàm lượng calci rất cao trong trái vả giúp kéo dài tuổi thọ của xương và bảo vệ khung xương. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những người bị loãng xương.

9. Ngừa sự thoái hóa da: ở người lớn tuổi da thường bị nhăn và sạm, không còn tươi sáng và săn chắc, các loại trái cây cũng như trái vả giúp làn da không bị thoái hóa và giữ vẻ thanh xuân.

10. Ngăn ngừa mụn nhọt, ghẻ lở ngoài da nhờ các chất nhầy trong trái giúp mau lên da non.

11. Chữa các bệnh đường hô hấp như ho gà, hen suyễn.

Chú ý, vì hàm lượng đường cao nên trái vả thường được chế biến dạng bánh ngọt, thạch, mứt, vì thế trẻ em dùng nhiều có thể gây sâu răng và bị tiêu chảy.