Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Những điều cần chú ý khi lập vườn cam sành

Những điều cần chú ý khi lập vườn cam sành

Nỗi lo của các nhà vườn trồng cam sành là vườn cam rất mau cỗi (trái nhỏ, năng suất giảm). Để khắc phục tình trạng này, cần quan tâm các việc sau đây khi lập vườn cam


1. Thời kỳ đầu lập vườn

Ngoài chú ý khoảng cách hợp lý giữa các cây và chuẩn bị phân hữu cơ cho các hốc trồng, việc tạo tán làm cơ sở cho cây có năng suất cao về sau rất quan trọng: từ vị trí mắt ghép trên thân lên khoảng 50- 60cm thì bấm đọt, mục đích là để các mầm ngủ và các cành bên phát triển.

Khi cây được 3 tháng tuổi, chọn 3 cành khỏe từ thân chính dùng cọc cố định cho phát triển ra 3 hướng đều nhau để cây phát tàn đều và rộng. Năm thứ nhất, cây cần phát triển mạnh bộ rễ nên chọn loại phân có tỷ lệ lân (P) cao. Vườn bón đủ lân cây có lá to và dày nên quang hợp mạnh phát triển tốt. Những cây có trái sớm nên lặt bỏ bông và trái để không ảnh hưởng sự phát triển của cây.

2. Thời kỳ khai thác

Khi cây cho trái toàn thân vẫn tiếp tục chăm sóc bộ rễ cho cây, đậy gốc giữ ẩm cho cây vào mùa khô, loại bỏ các cành vô hiệu tạo thông thoáng cho cây, bón phân NPK đầy đủ cho cây nuôi trái, chú ý bón phân hữu cơ để cải tạo đất cho cây phát triển tốt (10- 30 tấn/ha vì cây có múi rất cần loại phân này). Sau khi thu hoạch trái nhớ tỉa cành cho vườn cây.

3. Thời kỳ cây già cỗi

Chú ý xới nhẹ gốc, bón nhiều phân đạm (N) giúp cây phát triển nhằm hạn chế trái bị rụng và nhỏ.

Chăm sóc vườn cam sành giai đoạn đầu tốt sẽ giúp vườn cam nói riêng, vườn cây có múi nói chung lâu già cỗi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công dụng không ngờ từ vỏ cam

Công dụng không ngờ từ vỏ cam

Tất nhiên, ở đây chúng ta chỉ nói tới những vỏ quả cam không sử dụng chất bảo quản hay chất hoá học có hại cho cơ thể.

Chữa ho, long đờm

9g vỏ quýt/cam khô, 1 quả óc chó 1, 3 lát gừng ta. Tất cả cho chung vào ấm sắc thuốc, chắt lấy còn 1 bát nước, uống ngày 2 lần.

Chữa dạ dày

3g vỏ cam khô, 6g gừng, một chút đường nâu. Cho vào nồi với 2 bát nước đầy, đun còn 1 bát. Sau khi đun, thêm chút đường nâu và uống.

Chữa viêm dạ dày mãn tính

30g vỏ cam khô, một ít đường trắng. Cho vỏ cam khô vào ấm pha trà, thêm đường, thêm nước sôi, uống như uống trà vậy, có tác dụng giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Không chỉ là loại quả giàu vitamin C, vỏ cam hay quýt còn là vị thuốc quý.

Chữa cảm lạnh, buồn nôn

9g vỏ cam khô, 50g gạo, một ít gừng, đun cùng 2 bát nước để lấy 1 bát uống.

Chữa viêm, đau cơ, khớp

30g vỏ cam khô, 15 gram tỏi. Pha uống như uống trà.

Chán ăn, khó tiêu

3g vỏ cam khô, 10 quả táo tàu đỏ. Tất cả cho vào cái bát con, đổ nước đun sôi vào, rồi uống trước bữa ăn 10 phút sẽ chữa triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.

Phương pháp: ngâm nước 10 phút trước bữa ăn uống trà, uống chữa bệnh mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.

Giảm sốt khi mang thai

2 quả cam hoặc quýt để nguyên vỏ, dưa chuột 1 quả. Đun lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần. .

Chữa khàn giọng

20g vỏ cam, 2 quả lê. Lê sau khi rửa sạch ép lấy nước. Cho vỏ cam vào nước lê, chưng cách thuỷ, ngày uống 3 lần chữa viêm thanh quản cấp tính, khàn tiếng rất tốt.

Công dụng chưa từng biết từ quả cam

Công dụng chưa từng biết từ quả cam

Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, cam có tác dụng chữa bệnh mà có thể bạn không biết.

Tăng cường thể lực

Sau khi tập luyện thể thao, uống một cố nước cam bỏ thêm chút muối là cách hữu hiệu để bạn lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường và lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.

Ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, không nên để quá 30 phút để tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường.

Tăng cường miễn dịch


Ăn cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa. Đặc biệt, đối với những người hút thuốc nên ăn nhiều cam, những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật nên thận trọng khi ăn cam.

Ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Nếu thường xuyên ăn cam, tiêu thụ vitamin C sẽ giúp phát triển chậm bệnh xơ cứng động mạch.

Phòng chống ung thư


Trong quả cam có chứa hợp chất liminoid giúp cơ thể chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Ngoài ra, các vitamin C cao có trong cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào cơ thể.

Giảm cholesterol

Quả cam là loại quả phổ biến nhất và là nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C, đồng thời cam cũng chứa các hợp chất khác có thể giúp giảm sản xuất cholesterol ở gan. Cam có đầy đủ các chất được gọi là phytosterols (sterol thực vật), một loại chất béo được tìm thấy trong các loại hạt, trái cây và rau quả. Những sterol này chặn cholesterol không cho các tế bào trong ruột hấp thụ.

Ngăn ngừa táo bón

Quả cam có có vị chua ngọt nên nó thực sự có tác dụng trong hệ thống tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm táo bón.

Tăng cường “sức mạnh” đàn ông


Mỗi ngày một trái cam là đủ cho một nam giới có thể để giữ tinh trùng của mình khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C, một chất chống oxy hóa trong trái cam giúp bảo vệ tinh trùng khỏi sự thiệt hại do yếu tố di truyền hoặc dị tật bẩm sinh gây nên.

Tốt cho tim mạch

Một lượng lớn chất flavonoid và vitamin C trong trái cam đã được biết là giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái cam có thể làm giảm bệnh huyết áp cao.

Bảo vệ da


Trong cam có chứa các chất anti-oxidant, giúp bảo vệ làn da khỏi sự hư hại từ các gốc tự do để hạn chế và ngặn chặn quá trình lão hóa.

Bảo vệ dạ dày

Cam có chứa nhiều vitamin C giúp bạn giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Giúp tóc đen óng mượt

Dùng 1 cốc nước cam, pha lẫn cùng 1 cốc nước lạnh trộn thêm 1 thìa mật ong. Đánh đều các hỗn hợp lên, sau đó dùng để gội lại tóc sau lần gội đầu bằng dầu, dùng khăn ủ tóc khoảng 5- 10 phút sau đó gội lại bằng nước ấm.

Ngăn ngừa sỏi mật


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, ănmỗi ngày một trái cam lớn giúp giảm 13% nguy cơ sỏi túi mật. Điều này đúng với phụ nữ. Túi mật là một bộ phận nhỏ sản xuất mật, một dịch tiêu hoá giúp cơ thể phân hoá được chất béo. Các sỏi túi mật (những khối cặn lắng cứng và gây đau) có thể xuất hiện khi mật trở nên bão hoà với cholesterol.

Chú ý khi dùng cam:

- Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.

- Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.

- Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.

- Nên dùng cam vào buổi sáng và không nên uống vào lúc bụng đói.

- Nên dùng cam sành vì nó bổ dưỡng nhất trong các loại cam.

Giống cam quýt và phương pháp nhân giống

Giống cam quýt và phương pháp nhân giống

Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là lúc sáng sớm hoặc xế chiều

Cam: Citrus Sinensis (L) Osbeck;
Quýt: Citrus reticulata.Blanco;
Yêu cầu sinh thái:

- Nhiệt độ: Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái. Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm, vị ngọt, nhưng vỏ có màu sắc không đẹp.

- Ánh sáng:
Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều  ở Việt Nam).

- Lượng nước: Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm.

- Đất đai: Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng,thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt.

Một số giống trồng phổ biến:

Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái.

Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái.

Quýt tiều: Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu, khá dể bóc vỏ, thịt trái màu cam hoặc vàng cam, khá ráo nước, ngọt có pha vị chua, số hạt trên trái nhiều (12-15 hạt/trái), trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái.

Quýt đường: Dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều (7-11 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái.

Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp thường áp dụng:

Chiết cành:

Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp (quan sát bằng mắt). Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.

Ghép mắt:

+ Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…).

+ Chọn nhánh ghép
: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.

Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):

- Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Do đó vi ghép có ưu điểm như sau:

- Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh.

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Giống mít Trái dài Malaysia

Giống mít Trái dài Malaysia

Giống mít trái dài Malaysia là giống mít mới được nghiên cứu và phát triển tại Malaysia, đặc điểm của giống mít này là cho trái với kích thước lớn khác thường, trái mít có thể dài cả mét, nhưng lại có chất lượng cao, múi to ngon ngọt, rất ít xơ, thích hợp cho việc trồng mít bán trái hoặc sấy khô để xuất khẩu.

Cây mít trài dài Malaysia được nhập về Việt Nam, ban đầu được trồng tại các tỉnh miền Nam đã cho kết quả tốt, cây sinh trưởng phát triển mạnh, nhanh ra trái, đặc tính tốt của cây như trái dài, ít xơ, múi to ngon ngọt vẫn giữ được. Đặc biệt cây có thể trồng trong các vùng khô ít nước, đất nghèo dinh dưỡng cây vẫn lên nhanh và khỏe.

Cây mít trái dài Malaysia là cây khỏe thích hợp trồng với cả các vùng đồi núi trung du, là giống cây có hiệu quả kinh tế cao.

Cây giống mít trái dài Malaysia là cây giống ghép, được chuyển trực tiếp từ miền Nam ra nên cây có đặc tính tốt không bị lại tạp.

Chiều cao: Cây mít trái dài Malaysia có chiều cao từ 70-100cm

Thu hoạch: Sau 2 năm cây có thể bói trái đầu

Năng suất: Cây mít trái dài Malaysia cho quả với kích thước lớn nên khối lượng quả từ 30-50kg, năng suất cây đạt từ 200-300kg

Nguồn cây: Giống cây trồng miền Nam

Giá: Giá bán 85.000đ / 1 cây, giá cây luôn có sự thay đổi theo từng thời điểm mùa khác nhau

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Xoài Đài Loan miền Nam

Xoài Đài Loan miền Nam

Giống xoài Đài Loan là giống nhập ngoài, cây xoài có thể ra quả ngay sau năm đầu tiên, không có hiện tượng ra hoa nhiều nhưng không đậu quả như xoài miền Nam.

Quả xoài Đài Loan to trọng lượng trung bình đạt 1,0-1,5kg cùi dầy, thịt quả đanh chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác.

Cây xoài Đai Loan giống là cây ghép lên gốc cây xoài hạt nên cho cây giống có tuổi thọ cao, sức phát triển mạnh.

Các cành ghép được lựa chọn cẩn thận từ những cây xoài Đai Loan giống đầu dòng, đã cho quả có năng suất cao và chất lượng ổn định nên cây giống sẽ đảm bảo chất lượng khi trồng.

Chiều cao: Cây có chiều cao 50cm đến 80cm

Nguồn cây: Trung tâm cây giống Miền Nam

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 5 đến 8m

Thu hoạch: Sau 18 tháng sẽ cho lựa trái đầu tiên.

Giá bán: 28.000đ/ 1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Ổi Lai Lê Đài Loan miền Nam

Giống ổi Lai Lê Đài Loan hay còn gọi là ổi Lai Lê vì quả ổi to với hình hơi dài giống với trái lê, quả ổi Lai lê Đài loan vỏ sần, quả to cùi dầy và ít hạt nên nhiều khi bà con vẫn gọi là ổi lai lê không hạt

Ổi Lai Lê Đài Loan miền Nam

Cây ổi Lai lê Đài Loan giống là cây ổi hạt ghép với cây ổi Lai lê giống đầu dòng, cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định

Cây ổi Lai lê Đài Loan giống cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao

Cây ổi Lai lê Đài Loan có tuổi thọ cao lại sớm ra quả vì gốc hạt nên bền cây hơn với bộ rễ cọc hoàn chỉnh để nuôi thân được ghép từ cây ổi mẹ

Chiều cao: Cây ổi Đài Loan giống có chiều cao từ 50-70cm

Thu hoạch: Sau 18 tháng cho quả bói

Năng suất:

Nguồn cây: Trung tâm cây giống miền Nam

Giá: Giá bán 15.000đ / 1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Cây táo Thái chiết cành

Đặc tính: Giống Táo Thái Lan rất thích hợp nhiều loại đất, đặt biệt điều kiện thổ nhưỡng đất pha cát và thời tiết nắng nhiều, tương đối dễ trồng, thị trường đang ưa chuộng Đất chồng cây táo thái Đất đồi thấp, đất bãi hoặc chân ruộng cao hợp nhất là đất bãi pha cát có đủ nước tưới, không được ngập úng

Cây Táo Thái là cây táo chiết nên sớm ra quả cho thu hoạch lại phát triển mạnh

Mật Mật độ trồng: 40-45 cây / 1 sào Bắc Bộ

Chiều cao: Cây táo Thái giống có chiều cao từ 15-30cm

Thu hoạch: Có thể cho quả ngay trong năm đầu

Năng suất: Năng suất cao từ 60-70 tấn/ha/năm. Ở những nơi đất tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật, điều kiện thời tiết thuận lợi trọng lượng quả đạt 4-6 quả/kg, năng suất 100 kg/1 gốc táo 3 năm/1 vụ. Tổng năng suất có thể lên đến 100 tấn/ha.

Nguồn cây: Trung tâm cây giống miền Nam

Giá: Giá bán 20.000đ / 1 cây

Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn với các kích thước cây khác nhau.

Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển và thuế giá trị gia tăng VAT, giá cây có thể thay đổi theo thời điểm và kích thước cây.

Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email Hoptienhanoi@gmail.com để nhận được giá tốt nhất!

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Phòng trừ sâu bệnh hại cam quýt

Phòng trừ sâu bệnh hại cam quýt

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, để có thể hạn chế được phá hại của sâu.


1. SÂU VẼ BÙA: (Phyllocnistis citrella Stainton). Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những dường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp.Ngoài ra, các vết thương do sâu to nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.

* Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.

Dùng các loại thuốc nội hấp thư cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.

2. RẦY MỀM(Toxoptera sp): thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.

* Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như: Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).

3. RẦY CHỔNG CÁNH (diaphorina citri Kuwayama).

* Tác hại của rầy chổng cánh

- Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.

- Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non,làm đọt non bị chết.

* Tập quán sinh song của rầy chổng cánh.

- Gây hại trên tất cả các cây trong họ cam quýt như:

+ Cam: cam mật, cam dây,…

+ Quýt: Quýt đường, quýt tiều,…

+ Bưởi: Bưởi năm roi, Bưởi long, bưởi da xanh,…

+ Chanh: chanh giấy, chanh tàu,…

+ Tắt

+ Các cây cảnh: Nguyệt quế, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.

- Nguyệt quế là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.

- Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió

- Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.

- Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.

* Thiên địch của rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một so thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.

* Phòng trừ rầy chổng cánh

- Không nên trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguỵêt qưới,cằn thăng,Kim quýt gần vườn cam quýt,nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

- Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để trừ rầy nhất là đối với nguyệt quới.

- Trồng cây chắn gió boa chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá.

- Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.

- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.

- Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.

- Phun thuốc:

+ Khi cây ra đọt non 1-2 cm.

+ Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.

+ Phun tập trung vào các đợt đọt non.

+ Dùng các loại thuốc như:

Applaud 10wp            8g/bình 8 lít nước.
Applaud mipc            12g/bình 8 lít nước.
Trebon 10EC             8cc/bình 8 lít nước.
Bassa 50EC             16cc/bình 8 lít nước.

4. NHỆN ĐỎ: Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.

* Phòng trị: phun các loại thuốc đặc trị nện đỏ như Bi 58,Danitol.

5. BỆNH LOÉT: (Canker) do vi khuẩn(Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Banm đầu lá, trái cành đều bị nhiễm, dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.

* Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh, vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn.

- Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran BTN(1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN(1/500-1/800) ở giai đoạn cây chờ đâm tượt ra hoa và sau đó khi 2/3 hoa đã rụng cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín.

-Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng:5 lạnh) trong 20 phút.

6. BỆNH VÀNG LÁ GREENING

Bệnh vàng lá greening do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter asiaticum (châu Á) sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do rầy chổng cánh truyền qua.Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái.

Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc ghép-mắt ghép nào kháng được.

Triệu chứng

Có thể phát hiện các triệu chứng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm (ở vùng châu Á)mặc dù cần khẳng định lại bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm.

Sau đây là tất cả các triệu chứng rất điển hình của bệnh: lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu kẽm), vàng lá thiếu Mangan cũng dể dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytophthora.

Tác nhân:

Tác nhân gây bệnh: là vi khuẩn gram âm Liberobacter asaticum sống trong mạch dẫn libe của cây (không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được). Ngoài cây có múi, vi khuẩn nầy nhân mật số tốt trong cây dừa cạn (Catharanthus roscus) họ Aselepiadaceae và dây tơ hồng (Cuscuta spp) họ Convolvulaceae.

Trung gian truyền bệnh: Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là rầy chổng cánh Diaphorina citri, Kuwayama hút và truyền vi khuẩn từ cây này sang cây khác.

Phòng trị

Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả cao.

1. Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy kể cả cây kiểng nguyệt quới, dây tơ hồng chung quanh gần vườn sau khi đã phun thuốc trừ rầy chổng cánh.

2. Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, nên trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ trong và ngoài.

3. Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN, Applaud MIPC 25% BTN,Bassa,Trebon,…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng (nếu không sử dụng được biện pháp thiên địch một cách có hiệu quả).

7. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA Do nấm Phytopthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng dầy.

* Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như cam ba lá, Cam chua,…đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác hay bồi bùn lấp gốc, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…Thu gom, rải vôi và chôn sâu các trái rụng do bệnh là biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan.

Thu hoạch và bảo quản

Cam, quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy theo giống, phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu xong cần dể nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam quýt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam quýt

Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm, mãng cầu xiêm

- Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm,đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).

- Khoảng cách trồng: Cây cam nên trồng khoảng cách 3mx4m; quýt 4mx4m,4mx5m.

- Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.

- Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,...để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.

- Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).

- Mực nước trong mương: Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.

- Vét bùn, bồi liếp:
Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.

- Xiết nước: Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.

+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.

+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổi.

- Phân bón: Khi cây cam quýt còn tơ (năm I,II ) có thể dùng Urê pha nước để tưới ( 40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh, khoảng 3 tháng tưới một lần.

Bảng khuyến cáo bón phân cho cam quýt
Năm tuổi Ure (g/cay/năm) Super lân (g/cay/năm) KCl (g/cây/năm)
3 200 500 50
5 450 1.000 170
Trên 5 năm 900 1.500 250


- Ở thời kỳ kinh doanh ( cây trên 5 năm tuổi ) phân bón cho quýt tiều trên những vườn thâm canh cao: từ 400-900g N,200-460 g P2O5 ,100-200g K2O/cây/năm theo tỷ lệ N : P2O5 : K2O = 3 : 1 : 0,2.

Ở thời kỳ kinh doanh (cây trên 5 năm tuổi) phân bón cho cam sành trên những vườn thâm canh cao: 380-680 gam N+150-400 gam P2O5 + 100-150 gam K2O /cây/năm.

Dạng phân sử dụng: N nên sử dụng ở dạng phân Urê, phân Super lân nên bón sau thu hoạch, các dạng phân có chứa lân khác (DAP, NPK) nên bón vào giai đoạn nuôi quả.

- Phân chuồng: 5-20 kg/gốc/năm.

Đối với cây trưởng thành, ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau:

+ Sau thu hoạch ( bón phục hồi ) 1/5 N + 2/5P + hữu cơ

+ Sau khi xiết nước ( tưới trở lại)1/5 N + 1/5 P + 1/5 K

+ Sau khi quả đậu 1/5 N + 1/5 P + 1/5 K

+ Giai đoạn phát triển nhanh (*) 2/5 N + 1/5 P

+ Một tháng trước thu hoạch 3/5 K.

(*) Giai đoạn nuôi quả, ngoài1/4 lượng đạm còn lại, thì lượng phân nên cung cấp tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả, và chia làm nhiều lần bón, kết hợp với phân bón lá, chú ý phòng ngừa sâu bệnh gây hại trái ở giai đoạn này.

Tóm lại: Liều lượng phân bón tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây thích hợp.

Cách bón: Dựa theo chiều cao của tán cây mà cuốc rảnh xung quanh gốc sâu 10-20cm, rộng 20-30cm, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đât xung quanh cây theo hình chiếu của tán, và phải cách gốc 50 cm. Hoặc có thể rải phân thẵng lên mặt liếp, tốt nhất là tưới đẩm liếp trước, sau đó mới bón phân.

Có thể dùng phân tôm, phân cá, phân dơi để tưới hoặc bón cho cây cam quýt, hoặc dùng một số loại phân bón lá phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.

Xử lý phòng ngừa sâu bệnh:

- Hàng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc quýt tiều.

- Tránh tưới nước, bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc.

- Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn mang trái.

- Để hạn chế mầm bệnh trong đất gây hại bộ rễ cam quýt (nhất là trong mùa mưa có độ cao) nên dùng Zineb rải gốc, trung bình 40 kg/ha và chia làm 2 lần vào tháng 5 ÂL và tháng 9 ÂL.

- Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh greening để kịp thời loại bỏ.

Vì sao bà bầu nên uống nước cam

Vì sao bà bầu nên uống nước cam

Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, cam còn được cho là loại trái cây an toàn, không chứa thuốc bảo vệ thực vật như những loại trái cây khác


Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và có thể pha đường tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, chứng bệnh tiểu đường thai kỳ rất dễ gặp nên tốt hơn hết các mẹ nên uống nước cam nguyên chất, không pha đường. Tốt nhất nên uống nước cam vào lúc không no, không đói, tức sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng. Nếu uống nước cam khi vừa ăn sáng xong sẽ rất dễ bị tức bụng, còn nếu mẹ bầu uống vào buổi tối muộn thì lại dễ bị đi tiểu đêm.

Để chữa ho bằng vỏ cam, các mẹ lưu ý là cam sau khi đã rửa sạch dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó bỏ quả cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi lấy cam ra, lúc cam còn nóng, bạn bóc vỏ ra rồi ăn rất tốt. Cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

1. Tăng sức đề kháng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa – có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Vào tiết trời chuyển mùa xuân sang hạ, chị em bầu rất dễ có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm vì sức đề kháng của mẹ bầu thường yêu. Để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, chị em nên uống nước cam sành hàng ngày.

Không chỉ có tác dụng chống cảm cúm, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả. Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu. Nếu ho mạnh có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Để giảm bớt những cơn ho các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như ăn vỏ cam nướng, mứt cam gừng…

2. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Chắc chắn mẹ bầu có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này.

3. Điều hòa huyết áp


Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

4. Đẩy nhanh quá trình thụ thai

Axit folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Chất axit folic này lại có trong rất nhiều trong cam nên nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

5. Giải độc, lợi tiểu

Chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Chất xơ có trong cam cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng tốt hơn. Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam và nếu uống nước cam thì nên pha loãng với nước.

Lưu ý: Nếu mẹ bầu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Ngoài ra nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Các mẹ nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng dễ pha chế đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi./.

Lợi ích cho Sức khỏe từ trái cam sành

Lợi ích cho Sức khỏe từ trái cam sành

Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.


Cam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: "Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa".
Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh cũng như bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… rất thấp.

Giá trị dinh dưỡng trong quả cam gồm:

Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinhbột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg Magnesium , 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.

Lợi ích trị bệnh từ cam

Trị cảm lạnh:
Khi bạn đang bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước cam nóng sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.

Trị sốt, cúm:
Nước ép của quả cam tốt cho bất kỳ bệnh sốt nào như cúm, thương hàn vàng da

Trị viêm phế quản và hen suyễn:
Mật ong, muối và nước nóng pha với nước cam rất có lợi đối với bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn.

Trị chứng táo bón:
Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Một cốc nước cam sau mỗi bữa sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới.

Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.

Tốt cho người mắc tim mạch và huyết áp cao:
 Nếu bạn không phải là bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể uống nước cam với mật ong, số lượng kali cao trong nước cam có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

Trị viêm khớp:
Chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.

Trị lão hoá da:
Nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang,làm sạch da. Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da thêm mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam, từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Kinh nghiệm trồng cam Canh

Kinh nghiệm trồng cam Canh

Khi cánh hoa bắt đầu rụng, quả non lộ ra, tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả, nếu khoanh muộn cây phát lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt.

Chọn cây giống


Cần biết rõ nguồn gốc giống. Cây có gốc ghép là gốc bưởi sẽ có sức sống khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Để chủ động nguồn giống tốt, bà con nên tự ghép cây trồng cho vườn nhà.

Vườn ươm cây làm gốc ghép:
Hạt giống gieo làm gốc ghép là hạt được lấy từ quả trên cây bưởi mọc tự nhiên hoang dại, chọn các hạt có kích cỡ to đều gieo trên luống cao. Trước khi gieo, làm nhỏ đất, lót phân chuồng hoai, tro bếp. Tốt nhất là nên bổ quả lấy hạt gieo ngay, không nên phơi nắng, thời gian gieo từ 15/11 - 10/12.

Trồng ra ngôi cây làm gốc ghép: Sau gieo khoảng 60 ngày, tiến hành ra ngôi. Nếu cây để ghép giống với mục đích thương mại thì đưa cây trồng vào bầu. Nếu ghép cây trồng cho vườn nhà, không cần đưa vào bầu mà trồng trực tiếp lên luống, sau này trồng ra ruộng sản xuất, cây sẽ nhanh hồi phục. Bón lót: 1kg tro bếp + 0,3kg NPK Lâm Thao cho 1m2 cây gốc ghép, phủ đất kín phân, tưới giữ ẩm, chăm sóc, phòng trừ đảm bảo cho gốc ghép sạch bệnh. Đến cuối tháng 7 - đầu tháng 8, khi cây cao từ 25cm trở lên, tiến hành ghép giống.

Ghép cây: Yêu cầu mắt giống lấy từ cây cam Canh khỏe, không sâu bệnh, chọn cành mọc vượt thẳng trên mặt tán, cắt sâu lấy mắt có một phần gỗ mỏng (ghép mắt nhỏ có gỗ), lấy các mắt từ thứ 5 trở lên kể từ đầu cành. Vị trí ghép trên cây gốc ghép cách mặt đất (gốc) khoảng 15cm, bóc mở phần vỏ trên gốc ghép vừa đúng bằng mắt cam đã lấy để ghép, áp sát mắt ghép vào gốc ghép, dùng nylon chuyên dụng quấn để nước, vi khuẩn, nấm bệnh không xâm nhập vào vết ghép. Sau ghép 20 ngày, có thể tháo nylon và cắt ngọn ghép; 10 ngày sau, cây ghép đã bật mầm, phải vặt bỏ các mầm bưởi mọc ngoài mầm ghép để dinh dưỡng tập trung nuôi mầm ghép, đảm bảo cây giống thuần cam. Cần theo dõi, phòng trừ các loại sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ. Từ cuối tháng 12, đầu tháng 1, khi cây giống đã được 2 đợt lộc (có nhánh cấp 2), có thể đưa ra ruộng trồng.

Trồng cây: Chọn ruộng chân cao, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp (trên 1m), đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, cày nhỏ, phơi ải, san phẳng. Đặt bầu cây thẳng hàng, so le nanh sấu trên mặt ruộng. Khoảng cách: 2 x 3m, đảm bảo mật độ 60 cây/sào Bắc Bộ (360m2).

Bón lót bằng cách rải đều lên mặt luống vùng rễ cây, liều lượng cho 1 cây: tro bếp 1kg, NPK Lâm Thao 0,5kg, bột đậu tương 0,5kg, hoặc 0,7kg bột ngô đó, lấp đất kín phân, tưới nước đủ ẩm, chú ý không lót NPK trực tiếp vào rễ cây. Các năm sau, cứ cây tăng 1 tuổi, lượng phân bón cho mỗi gốc tăng 0,3kg NPK; 0,2kg bột đậu tương hoặc 0,3kg bột ngô đó; 0,2kg tro bếp, mỗi năm bón thúc 2 lần, vào tháng 2 và tháng 9 - 10.

Sau trồng 2 năm, cây bắt đầu ra hoa. Để lấy quả, ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2, quan sát thấy lộc cây chuyển màu bánh tẻ tiến hành đảo cây (đảo, thay rễ), mục đích cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào trong quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30 - 40cm, nhấc cả bầu cây lên khỏi mặt luống, phơi đến ải trắng thì hạ bầu trở lại hốc, lấp kín đất và bón thúc. Việc đảo cây tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả. Sau đảo rễ 2 tháng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại.

Khi cánh hoa bắt đầu rụng, quả non lộ ra, tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả. Dùng dao sắc tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp I sao cho, vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng 1mm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15 - 20cm, 10 ngày sau dùng băng nylon đen băng kín vết khoanh, tránh nấm bệnh xâm nhập. Quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (vết khoanh nọ cách vết khoanh kia 15cm); lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây); lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc. Đây là lần khoanh vỏ rất quan trọng, nếu khoanh muộn cây phát lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt. Duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân.

Phun định kỳ 45 ngày/lần phối hợp các loại thuốc: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa), Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện). Một vườn cam sai, quả nhỏ đều (9 - 11 quả/kg) thì năng suất, chất lượng thường cao. Vườn cam ít quả, quả to thì ăn thường khô. Đặc biệt, cam Canh có rất nhiều rệp ở rễ cây trong đất nếu không phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc BVTV nội hấp (Suprathion hoặc Supracid) sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, cần bón đủ phân, nhất là những năm lấy quả nhiều cần tăng lượng phân bón. Còn hiện tượng cam nứt quả thường xảy ra vào 15/11 đến 15/12, nguyên nhân có thể do độ ẩm đất quá cao hoặc cây thiếu vi lượng đồng (Cu). Khắc phục bằng cách tiêu rút nước kịp thời, bổ sung Cu qua phun dung dịch Boóc - đô...

Kinh nghiệm thâm canh và khắc phục cam rụng quả

Kinh nghiệm thâm canh và khắc phục cam rụng quả

Cam Canh, cam Đường, cam Đường Canh đó là các cách gọi dân dã khác nhau của cùng một loại quýt Canh. Cam Đường là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao.


Để trồng cam đạt hiệu quả cao, khắc phục một số hiện tượng: ít quả, nứt quả, khô quả hàng loạt, ra quả cách năm cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh sau:

1. Chọn cây giống:

Cần biết rõ nguồn gốc giống, nên chọn cây giống là cây có gốc là gốc bưởi, cây có sức sống khỏe hơn, chống chịu tốt hơn, nhược điểm tuổi thọ không cao nhưng trong thâm canh cam đường chỉ cần khai thác quả tập trung khoảng 7 năm, sau đó tiến hành cải tạo trồng mới, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với tận thu khi sản lượng quả trên cây đã giảm đáng kể. Để chủ động nguồn giống tốt, chúng ta nên ghép cây trồng cho vườn nhà.

a) Vườn ươm cây làm gốc ghép:

Hạt giống gieo làm gốc ghép là hạt được lấy từ quả trên cây bưởi mọc tự nhiên hoang dại, chọn các hạt có kích cỡ to đều, gieo từng luống cao, trước gieo làm nhỏ đất, lót phân chuồng hoai, tro bếp như gieo hạt rau giống, khác là chúng ta cần gieo thứ hơn, tốt nhất bổ quả lấy hạt gieo ngay, không nên phơi nắng vì hạt bưởi có chất dầu, phơi nắng, gieo tỷ lệ mọc mầm thấp. Thời gian gieo từ 15/11 đến 10/12. Khi cây mọc khỏi mặt đất, chăm sóc, giữ ẩm phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ…

b) Trồng ra ngôi cây làm gốc ghép:

Cây làm gốc ghép, sau gieo khoảng 60 ngày tiến hành ra ngôi, lúc này nếu cây để ghép giống với mục đích thương mại thì đưa cây trồng trong bầu ni lon đường kính 10 – 15 cm, cao 18 – 20 cm, có hỗn hợp đất ải, phân chuồng hoai và phân NPK tổng hợp, xếp bầu cây vào luống và chăm sóc cho đến khi ghép. Nếu ghép cây trồng cho vườn nhà, không cần đưa vào bầu mà trồng trực tiếp lên luống sau này trồng ra ruộng sản xuất cay sẽ nhanh hồi phục, khoảng cách trồng: cây x cây = 20 cm, bón lót 1 kg tro bếp + 0,3 kg NPK Lâm Thao cho 1 m2 cây gốc ghép, phủ đất kín phân, tưới giữ ẩm, chăm sóc phòng trừ đảm bảo cho gốc ghép sạch bệnh. Đến cuối tháng 7 đầu tháng 8, khi cây cao 25 cm trở lên chúng ta tiến hành ghép giống.

c) Ghép cây: Yêu cầu mắt giống lấy từ cây cam Canh khỏe, không sâu bệnh, chọn cành mọc vượt thẳng trên mặt tán, các lá trên cành đã thành thục, cắt sâu lấy mắt có một phần gỗ mỏng (ghép mắt nhỏ có gỗ), lấy các mắt từ thứ 5 trở lên kể từ đầu cành. Vị trí ghép trên cây gốc ghép cách mặt đất (gốc) khoảng 15 cm, bóc mở phần vỏ trên gốc ghép vừa đúng bằng mắt cam đã lấy để ghép, áp sát mắt ghép vào gốc ghép, dùng nilon chuyên dụng quấn chặt không để lọt nước, vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập vào vết ghép. Sau ghép 20 ngày ta có thể tháo nilon và cắt ngọn ghép, 10 ngày sau cây ghép đã bật mầm, phải thường xuyên vặt bỏ toàn bộ các mầm bưởi mọc ngoài mầm ghép, đảm bảo cây giống thuần cam. Giai đoạn này cần đặc biệt theo dõi phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ, có thể phối hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh với phân bón lá Atonic để phun thúc đẩy cây phát lộc nhanh. Từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 khi cây giống đã được hai đợt lộc (có nhấnh cấp 2) ta có thể đưa cây trồng ra ruộng sản xuất.

2. Trồng cây ra ruộng sản xuất:


Chọn ruộng chân cao, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp (trên 1 m), đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Cày làm nhỏ, phơi ải, san phẳng, đặt bầu cây thẳng hàng, so le nanh sấu trên mặt ruộng, khoảng cách: 2 x 3 m, đảm bảo mật độ 60 cây/sào (360 m2), vét đất tạo rãnh lấp kín bầu cây đồng thời tạo luống, bón lót bằng cách trải đều phân lên mặt luống vùng rễ cây, liều lượng cho 1 cây: tro bếp 1 kg, NPK Lâm Thao 0,5 kg, bột đậu tương 0,5 kg, hoặc 0,7 bột ngô đỏ, lấp đất kín phân, tưới nước đủ ẩm, chú ý không lót NPK trực tiếp vào rễ cây, như vậy đầu rễ cam dễ bị thối, ngoài ra không nên sử dụng bất cứ loại đạm đơn nào để bón lót cũng như bón thúc cho cam.

Từ các năm sau cứ cây tăng 1 tuổi, lượng phân bón cho mỗi gốc tăng 0,3 kg NPK, 0,2 kg bột đậu tương hoặc 0,3 kg bột ngô đỏ, 0,2 kg tro bếp, mỗi năm bón thúc 2 lần vào tháng 2 và tháng 9, 10. Sau trồng 2 năm cây bắt đầu ra hoa để lấy quả. Ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 quan sát thấy lộc cây chuyển màu bánh tẻ ta tiến hành đảo cây (đảo rễ, thay rễ), mục đích cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào xung quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30 – 40 cm, nhấc cả bầu cây lên khỏi mặt luống, phơi ải trắng thì hạ bầu trở lại hốc, lấp kín đất và bón thúc lần 1, tưới ẩm, cách bón và liều lượng bón như trên. Việc đảo cây tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả, những năm sau cây lớn hơn đánh bầu rộng hơn sao cho đường kính bầu bằng 1/3 đường kính tán cây theo hình chiếu. Sau đảo rễ 2 tháng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này đặc biệt chú ý phòng trừ các loại sâu bênh cho cam: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại…đẻ giữ mã quả sau này.
Khi cánh hóa bắt đầu rụng, quả non đã lộ ra, ta tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả. Dùng dao sắc tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp 1 sao cho vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng 1 mm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15 – 20 cm, 10 ngày sau dùng băng nilon đen băng kín vết khoanh lại tránh nấm bệnh xâm nhập, và để cây liền sẹo tiếp tục sinh trưởng, phát triển, nhưng không được băng sớm hơn vết khoanh liền sẹo sớm cây phát triển mạnh khó giữ quả, quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (vết khoanh nọ cách vết khoanh lia 15 cm), lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng quả sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây), lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc, đây là lần khoanh vỏ quan trọng, nếu khoanh muộn, cây phtá lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt.
Chú ý với vườn cam đang khai thác quả cần tăng lượng phân bón thúc lần 2 (cuối tháng 9) cho cây nuôi quả, có thể thay NPK Lâm Thao bằng phân bón Đầu trâu có tỷ lệ N:P:K cao hơn. Yêu cầu vườn cam duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân, phòng trừ sâu bệnh nên phun định kỳ 45 ngày/lần, phối hợp các loại thuốc: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa), Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện) để phun như vậy vườn có thể tương đối sạch sâu bệnh.

Một vườn cam sai, quả nhỏ đều (9 – 11 quả/kg) thì năng suất, chất lượng thường cao, vườn cam ít quả, quả to thì ăn thường khô do ta để ruộng quá hạn hoặc quá ẩm, cây thiếu dinh dưỡng kẽm (Zn), có thể chăm bón quá mức hoặc khoanh vỏ không đúng thời điểm… đều dẫn đến cây phát triển ưu thế ngọn, quả bị đẩy ra, đặc biệt cam đường có rất nhiều rệp ở dễ cây trong đất nếu không phòng trừ kịp thời bằng các thuốc BVTV nội hấp (Suprathion hoặc Supracid), rệp trích hút dịch cây cũng làm gây hiện tương trút quả hàng loạt hoặc quả to ăn khô, đồng thời bổ xung Zn cho cây qua phun các loại phân bón giàu Zn.


Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm bên cạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ cần bón đủ phân, nhất là những năm lấy quả nhiều cần tăng lượng bón. Còn hiện tượng cam nứt quả thường vào 15/11 đến 15/12, nguyên nhâ có thể do độ ẩm đất quá cao hoặc cây thiếu vi lượng đồng (Cu), nên tiêu rút nước kịp thời, bổ xung Cu qua phun dung dịch boocđô… Băbnfg những biện pháp kỹ thuật này gia đình anh Vũ Văn Tĩnh thôn Chấn Đông, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên trồng trên 1 mẫu cam Canh khai thác quả 5 năm liền, luôn cho năng suất, chất lượng và sản lượng quả cao, ổn định; Riêng vụ cam năm 2007 anh thu trên 20 tấn quả, doanh thu 350 triệu đồng.

Bí quyết trồng cam đường Canh kiếm tiền Tết

Bí quyết trồng cam đường Canh kiếm tiền Tết

Nay đi chợ tết mới thấy, cam đường Canh đâu chỉ để lấy quả, người ta còn trồng cam đường Canh như một loại cây cảnh.


Cây chỉ cao độ 1m, vòm lá sum suê, trên các cành treo lủng lẳng những quả cam đỏ au, mọng nước, trông rất bắt mắt. Có cây rao bán tới 1 triệu đồng. Giá quả thì dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg. Nếu ta có một vườn cam đường Canh thì vụ tết này thu khá lắm!

Cam đường Canh chính là một giống quýt. Nó có vỏ mỏng và bóc dễ nhưng vỏ lại dai nên có nơi còn gọi là cam giấy. Nó được trồng nhiều ở vùng Canh-Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) nên có tên là cam đường Canh. Quả của nó hình cầu hơi dẹt, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi. Nó thường chín vào trước tết khoảng 1 tháng nên được giữ để bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Cam đường Canh lại thích nghi rộng, trồng được ở mọi nơi. Nó lại cho năng suất cao, nếu chăm sóc tốt, 1ha có thể thu 40-50 tấn quả. Nhà nào lại kết hợp vừa trồng lấy quả, vừa làm cây giống và lại làm cả cây cảnh từ cam đường Canh nữa thì chắc sẽ mau giàu. Đây cũng là một thế mạnh!

Hiện nay, cam đường Canh đã được trồng ở khắp nơi. Nó có giống chín sớm, giống chín muộn. Nếu trồng, bà con nên chọn đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80-100cm, có hàm lượng mùn cao, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m... thì trồng nó mới tốt. Nơi trồng nên cao ráo, thoáng đãng, có pH từ 5,5-6. Nếu nơi đất thấp, ta nên lên luống cao và có rãnh thoát nước dễ dàng.

Cam đường Canh nên nhân giống vô tính bằng các phương pháp ghép, giâm cành, hoặc chiết cành. Mật độ có thể xê dịch tùy từng vùng: Có nơi trồng 300-500 cây/ha (4x5m hoặc 6x7m). Cũng có nơi trồng từ 800-1.200 cây/ha (4x2m hoặc 3x3m hay 3x4m).

Nó là cây lưu niên nên phải đào hố và bón lót tốt trước khi trồng. Hố nên rộng từ 40x40x40cm tới 60x60x60cm. Ở các vùng đồi gò, hố nên rộng hơn (70x70x70cm). Mỗi hố cho 30-40kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,5kg phân lân Văn Điển và 0,1-0,2kg sunphát kali. Ta trộn phân với đất mặt và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

Sau khi trồng cây, nên nén chặt và tưới nước ngay. Ta tưới mỗi ngày 1 lần và tưới hơi đẫm trong 10 ngày đầu. Sau đó, mỗi tuần tưới 1-2 lần cho cây. Khi cây đã bén rễ thì giảm dần số lần tưới nhưng giữ cho đất luôn có độ ẩm khoảng 70%.

Ta có thể trồng xen rau, đậu quanh gốc cam trong 2-3 năm đầu khi cây chưa khép tán.

Giống với các cây cùng họ, cam đường Canh cũng dễ bị một số sâu bệnh phá hoại như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh do virus... Bà con nên tuân thủ quy trình bảo vệ thực vật mà anh em khuyến nông đã hướng dẫn.

Làm tốt mọi khâu, ta sẽ có được những vườn cam đường Canh tuyệt vời.

Cây cam sành

Cây cam sành

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu lục nhạt các múi thịt có màu cam.


Phân loại khoa học
Giới (regnum) Plantae
Ngành (divisio) Angiospermae
Lớp (class) Eudicots
Bộ (ordo) Sapindales
Họ (familia) Rutaceae
Chi (genus) Citrus
Loài (species) C. reticulata × maxima
Danh pháp hai phần
Citrus reticulata × maxima
Cam sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis, Citrus reticulata, hay Citrus sinensis, trên thực tế nó là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên tiếng Anh: king mandarin).


Phân bố

Cam sành Bố Hạ trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cam sành Bố Hạ hợp với đất phù sa cổ, khí hậu mát ẩm. Hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh vàng lá greening.

Cam sành Hà Giang-Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất cao; quả được thu hoạch vào vào dịp Tết.

Tại miền Nam Việt Nam, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...

Loài cây này được đưa vào Mỹ năm 1880, khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản John A. Bingham chuyển sáu quả cam sành bằng đường tàu từ Sài Gòn tới Dr. H. S. Magee, một người phụ trách vườn ươm giống tại Riverside, California. Năm 1882, Magee gửi hai cây con trồng từ hạt và chồi tới J. C. Stovin ở Winter Park, Florida.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Kỹ thuật chăm sóc cây cam sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc cây cam sau thu hoạch

Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh.


1. Đốn tỉa, tạo hình

Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

2. Chăm sóc, bón phân

* Chăm sóc

- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh.

- Tưới nước: Cây cam là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn, việc tưới nước cho cây là rất cần thiết ở các thời kỳ nẩy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kỳ ra hoa, kết quả và quả phát triển. Đối với mùa khô hạn cần tưới nước từ tháng 11 đến tháng 2.

Lưu ý: Không để vườn cam bị úng nhất là giai đoạn khi cây mang quả.

* Bón phân: Lượng bón

  Loại phân
Tuổi cây (năm) Phân hữu cơ Phân đạm ure Phân lân nung chảy Phân kali Vôi bột
4 - 5 năm(kg/cây) 35-40 0,35-0,45 0,9-1,2 0,45-0,5 0,7-0,8
6 - 7 năm(kg/cây) 45-50 0,5-0,55 1,4-1,5 0,55-0,65 0,8-1,0
Trên 7 năm bón theo NS trên 80 tạ/ha (kg/tấn quả) 2000-2500 24-26 70-75 25-30 150-250



- Cách bón: Dùng cuốc đào rãnh hoặc cuốc hố theo mép ngoài hình chiếu tán cây, sâu 25 - 30 cm, rộng 20 - 25 cm (tuỳ lượng phân bón) trộn đều các loại phân bón, bón vào rãnh rồi lấp đất ngay.
Thời gian bón: Tháng 2 bón 60% lượng phân đạm urê + 40% lượng phân kali (thúc cành xuân); tháng 6 - 7 bón 40% lượng phân đạm urê + 60% lượng phân kali (thúc cành thu, thúc quả); tháng 9 - 11 bón toàn bộ lượng phân chuồng hoai + phân lân và vôi bột.

3. Phòng trừ sâu bệnh

3.1. Sâu đục thân hay còn gọi là xén tóc

Xén tóc hại cam quýt có 3 loại: Xén tóc xanh lục, xén tóc nâu và xén tóc sao. Nhưng gây hại phổ biến là xén tóc xanh lục.

* Tác hại:

Hàng năm xén tóc xuất hiện vào đầu mùa hè tháng 5, tháng 6. Chúng đẻ trứng vào khe nứt của vỏ cây, sâu non mới nở đục ngay vào vỏ cây thành những đường khoanh tròn xung quanh thân cây, sâu càng lớn vết đục càng dài và sâu vào trong phần thịt gỗ, cứ cách từng quãng chúng lại đục ngang ra ngoài để thải phân, làm gãy cành, chết cây. Thời gian trong thân cây kéo dài từ 6 đến 8 tháng.

* Biện pháp phòng trừ:

- Vào tháng 3 đến tháng 4 bắt diệt xén tóc vào sáng sớm và chiều tối.

- Tỉa cành thường xuyên để cành thông thoáng; cắt cành mới héo do sâu tuổi nhỏ gây ra.

- Dùng hỗn hợp 5 phần phân trâu bò tươi + 10 phần đất sét + 15 phần nước + 0,2 phần thuốc Padan 95 SP, khuấy đều rồi quét lên thân và cành lớn trước khi xén tóc đẻ trứng.

- Sâu tuổi lớn đã đục vào thân cành, dùng dây thép hoặc gai mây chọc vào lỗ để diệt sâu, sau đó dùng Basuzin 10 H nhào với đất sét tỷ lệ 1/20 trát kín vào lỗ đục.

3.2. Sâu vẽ bùa

* Tác hại: Sâu non đục dưới biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo, ăn lớp tế bào nhu mô làm cho lá co dúm quăn queo, các chồi non ngừng sinh trưởng. Ngoài ra các vết đục còn tạo điều kiện cho bệnh loét cam phát triển. Sâu gây hại các đợt lộc non, nặng nhất là lộc xuân, lộc thu. Hại nặng ở các giống cam lá mỏng, vườn cam ít tỉa cành, tạo tán.

* Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho vườn cam thông thoáng. Chăm sóc đúng quy trình, bón phân trước các đợt lộc để lộc ra tập trung.

- Khi sâu phát sinh gây hại phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Padan 95 SP, pha 10 gr đến 15 gr thuốc với 10 lít nước.

+ Sherpa 25 EC, pha 10 cc đến 12 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Fastac 5 EC, pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

Chú ý: Khi phun thuốc phải phun ướt đều lá.

3.3. Nhện

Gây hại cam quýt có 2 loại nhện là: Nhện đỏ và nhện trắng, cả 2 loại này cơ thể rất nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn rõ được.

* Tác hại:

Nhện trắng hại lá, quả, chúng chích hút tinh dầu làm quả chuyển màu xám bạc, làm quả nhỏ, chua. Nhện hại nặng khi quả định hình và có đường kính từ 3 đến 4 cm.

Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá đã ổn định, làm lá mất màu xanh bóng, biến thành màu xám bạc. Nhện hại nặng làm lá khô rụng.

Nhện gây hại nặng theo các đợt lộc, nặng nhất là lộc xuân và quả đang lớn. Trong điều kiện mùa xuân ấm áp, khô hạn hoặc vườn cây rậm rạp, không xén tỉa thì nhện phát triển nhanh

và gây hại nặng vào các tháng 3, 4,5 và tháng 10, tháng 11.

* Biện pháp phòng trừ: Tăng cường chăm sóc bón phân, tưới nước không để cây khô hạn, cắt tỉa cành tăm trong tán. Phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Ortus 5 SC, pha 6 cc đến 8 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Comite 73 EC, pha 6 cc đến 8 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Dandy 15 EC, pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

Chú ý: Khi phun thuốc phải phun ướt đều lá, quả.

3.4. Rệp

Gây hại cam quýt có nhiều loại như: Rệp vẩy ốc, rệp sáp, rệp nâu, rệp đen ... Có loại gây hại quanh năm, có loại gây hại theo các đợt lộc.

* Tác hại: Các loại rệp chích hút nhựa lấy dinh dưỡng làm cho lá không phát triển được, biến dạng nhỏ và cứng, cây suy kiệt, giảm năng suất. Có loại còn là môi giới truyền bệng vàng lá Greening, bệnh tàn lụi...

* Biện pháp phòng trừ:
Thường xuyên tỉa cành tạo tán kết hợp bón phân cho cây sinh trưởng tốt. Khi bị hại cần phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Admire 50 EC, pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Actara 25 WG, pha 1 gr thuốc với 10 lít nước.

+ Regent 800 WG, pha 1 gr thuốc với 10 lít nước.

Chú ý: Khi phun thuốc phải phun ướt đều lá.

3.5. Bệnh sẹo

* Tác hại:

Bệnh hại trên các bộ phận lá non của cây như: Lá, cành, quả, đài hoa. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng sau chuyển thành các vết hình chóp khô rám, hoá bần làm cho lá quăn queo, cành và vỏ quả sần sùi thành từng đám như da cóc.

Bệnh hại nặng trên các giống cam sành, hại vào các đợt lộc nhất là lộc xuân. Hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, vườn cây rậm rạp.

* Biện pháp phòng trừ: Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa cành lá, vệ sinh vườn cây để giảm nguồn bệnh lây lan của bệnh. Tăng cường chăm sóc cho lộc ra tập trung phun phòng bằng một trong các loại thuốc sau:

+Anvil 5 SC, pha 10 cc đến 15 cc thuốc với 10 lít nước.

+ Oxyclorure 30 BTN, pha 60 gr đến 70 gr thuốc với 10 lít nước.

+ Bavistin 50 FL pha 8 cc đến 10 cc thuốc với 10 lít nước.

Quy trình bón phân cho cam vinh

Quy trình bón phân cho cam vinh

Cam Vinh được trồng trên chất đất đỏ của vùng miền Tây Nghệ An và được thừa hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt về khí hậu và thời tiết đặc trưng để cho ra những trái ngon, ngọt, đậm đà nổi tiếng. Nhưng cũng như nhiều cây cam ở các vùng miền khác đều cần được chăm bón đầy đủ và đúng kỹ thuật để trái cam đạt độ ngọt và chất lượng cao nhất.


Với việc sử dụng loại phân NPK, sau khi thu hoạch, cam Vinh cần được chăm bón theo quy trình kỹ thuật tập trung vào 04 đợt sau đây:

- Đợt 1(khoảng tháng 11 – 12): Làm cỏ, tỉa cành, bón phân. Trong đó, bón phân được coi là yếu tố quan trọng nhất với công thức bón gồm: 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% phân NPK 5.10.3 + 100% vôi. Cách bón phân để đạt hiệu quả tối đa gồm: đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.
-  Đợt 2: Bón thúc đón hoa (tháng 1 – 2) bón 40% lượng NPK.
-  Đợt 3: Bón thúc quả (háng 4 – 5) bón 30% lượng NPK
-  Đợt 4: Bón thúc quả (tháng 7 – 8) bón 30% lượng NPK

Với cam V2 (thu vào tết) bón thêm đợt tháng 9 - 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả).

Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo một số quy chuẩn bón phân dựa vào các tiêu chí khác nhau theo các bảng dưới đây.

 Bảng 1: Lượng phân bón theo tuổi cây

Năm tuổi (năm) N (g/cây) P2O5 (g/cây) K2O (g/cây)
1-3 50-150 500-100 60
4-6 200-250 150-200 120
7-9 300-400 250-300 180
Trên 10 400-800 350-400 240
Ghi chú: Tài liệu của GS. Trần Thế Tục.

Bảng 2: Bón phân theo sản lượng

Loại phân và lượng phân Năng suất trên 15 tấn/ha Năng suất trên 8 tấn/ha
N (kg/tấn quả) 7-8 11-12
P2O5 (kg/tấn quả) 7-8 11-12
K2O (kg/tấn quả) 8-10 10-12

Mô hình trồng cam sành xen ổi

Mô hình trồng cam sành xen ổi

Người ta phân tích trong lá ổi có chất terpenoids - hương ổi có thể tác dụng xua đuổi con rầy chổng cánh nên chúng ít xuất hiện trên vườn cam


Mô hình trồng cam sành xen ổi  là dự án Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn cho nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long ,hay còn gọi là Dự án Cây có múi JICA tỉnh Bến Tre, được triển khai giai đoạn từ năm 2010-2014.

Trước kia nơi đây trồng cam sành với mật độ 0,8-1,2 m, do quá dầy cành nhánh có tính hướng quang vượt thẳng lên cao 3-4 m nên khó kiểm soát sâu bệnh, tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, hái trái. Thời gian hưởng thụ thu hoạch chỉ 2-3 vụ là tàn lụi, đốn bỏ vì rầy chổng cánh xâm nhập truyền virus gây bệnh vàng lá Greening.
Mô hình trồng cam sành xen ổi

Mô hình trồng cam sành xen ổi


Trước năm 2004 các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ở ĐBSCL có những vườn cam sành trồng xen ổi xá lị ít thấy rầy chổng cánh hơn là vườn cam không xen ổi. Đây là mấu chốt để nghiên cứu cây ổi. Người ta phân tích trong lá ổi có chất terpenoids (hương ổi) có thể tác dụng xua đuổi con rầy chổng cánh nên chúng ít xuất hiện trên vườn cam. Từ đó có nhiều đề tài nghiên cứu và mô hình thử nghiệm cho thấy trồng cây cam sành xen cây ổi đã làm giảm sự xâm nhiễm rầy chổng cánh gây bệnh vàng lá Greening. Đồng thời kỹ thuật dùng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để bồi bổ cho đất luôn tơi xớp, kỹ thuật chăm sóc đồng bộ, bộ rễ phát triển mạnh, làm cho cây cam sành  khoẻ, kháng bệnh tốt, đâm chồi, phát tán sum suê.

Muốn được điều đó, phải lưu ý những công tác sau:


1. Chọn giống

Chọn giống cam sành sạch bệnh, giống ổi ngon như ổi xá lị, ổi ruột trắng hoặc ruột đỏ không hạt bán được giá cao.

2. Cách trồng

Lên mô cao 0,3-0,5 m, đường kính mô rộng 1-1,5 m, khoảng cách trồng 4 x 4 m, khoảng giữa trồng xen cây ổi. Trồng ổi trước đó 6-8 tháng so khi trồng cam, sau đó cứ cắt tỉa cây ổi sao cho chiều cao cây ổi không cao, không thấp hơn cây cam 0,3-0,5 m để cây ổi có đủ lá và mùi xua đuổi rầy chổng cánh. Thời vụ xuống giống cam sành nên vào tháng 9-11 dương lịch, vì lúc nầy mật độ rầy chổng cánh rất ít.

3. Bón phân – phòng trừ sâu bệnh

- Trước khi đặt cây giống phải bón lót 10 kg/gốc phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng trộn trong đất, dùng ống chích bơm thuốc Nokaph 20 EC nguyên chất 8 ml/cây/mô được chia làm 4 lổ, mỗi lổ 2 ml, cách gốc 30 cm, sâu 10 cm để thuốc thấm dần vào rễ non của cây, cứ 2 tháng/lần phòng ngừa sâu bệnh, dùng các thuốc lưu dẫn như Bassa 50 EC pha theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn chai phun đều trên mặt líp. Nếu không có các loại thuốc nêu trên có thể dùng các thuốc trừ nấm, trừ sâu lưu dẫn tương tự để phòng trị.

- Sau 10 ngày đặt cây giống tưới phân NPK 18-12-14 pha 50 g/gốc, đồng thời thuốc Ridomil Gold 68 WP pha 30 g trong 10 lít nước tưới cho một mô. Năm 1-2 cứ 6 tháng bón 10 kg phân hữu cơ vi sinh và vôi một lần, phân NPK 20-20-15 cứ 90 g/gốc/tháng, năm thứ 3-4 bón 150 g/gốc/tháng, về sau tăng dần 250 g/gốc, 350 g/gốc; mỗi năm bón 5-6 lần. Mùa nắng tưới nước 3-4 ngày/lần cho cam, ổi. Ngoài ra, hàng tháng thấy cần ngừa các bệnh nên phun dung dịch Bordaux trên lá và phun riêng các phân bón lá khác chứa nhiều vi lượng như Mg, Mn, Cu, Zn, Mo, Bo…Năm thứ 2 nếu cây ra hoa nên cắt bỏ.

- Khi cây cam sành lên cao hơn 0,5-0,6 m ta cắt đọt ngay vị trí đâm chồi sao cho cách gốc 0,5-0,6 m để tạo các chồi mọc cháng hai, cháng ba. Khi đâm chồi, cành nhiều, ta cắt bỏ bớt các chồi vô hiệu, cành đan chéo, cành mọc không đúng chỗ. Tỉa chồi, cắt cành nên tạo khoảng cách từ cháng hai xuống mặt đất khoảng 0,5-0,6 m để ít nhiễm bệnh từ mặt đất văng lên. Các chồi từ cháng hai trở lên khoảng cách thưa ra 0,10-0,15 m để thân cây cung cấp đủ dinh dưỡng các cành và cho trái đồng đều.

- Khi cây 1-2 năm tuổi quét vôi, quét thuốc trừ nấm trên thân gốc 6 tháng/lần, nhất là phòng ngừa nấm Phytophthora dễ tấn công. Mỗi khi cắt, cưa một cành nhánh thì vệ sinh dụng cụ bằng cồn hay nước eau de javel không cho nấm, vi sinh vật lây lan. Sau đó dùng keo dán gỗ hoặc vôi hay pha thuốc trừ nấm thoa lấp lên vết cắt, để nấm bệnh không xâm nhiễm vào vết cưa, vết cắt.

4. Chăm sóc cây


- Các cành dài ra ta dùng dây nhựa buộc kéo dần uốn xuống đất với góc 450 theo hướng tứ diện, tạo tán lá tròn, đều nhau; uốn từ từ để cành ngả ra theo sự mong muốn. Cây cam sành trồng theo phương pháp nầy được khống chế chiều cao khoảng 1,5-2 m nhưng tán cây rộng 2-3 m, dưới mặt đất để cỏ mọc lấp sấp giữ ẩm. Thật sự dễ chăm sóc, tỉa cành, hái trái.

- Trước khi trồng nên thiết kế đặt cây cam, cây ổi vào bảng vẽ, đánh số thứ tự từng gốc cam trong sơ đồ và sau khi trồng mang thẻ ghi số từng cây. Trong quá trình quan sát, theo dõi ghi nhật ký hàng ngày, hàng tuần, khi nhận xét lưu ý từng cây có mang số để chúng ta nhớ chăm sóc, phòng trị bệnh kịp thời.

- Ngoài việc theo dõi cây cam cũng không quên chăm sóc cây ổi như bón phân,,  bấm đọt để cây ổi ra hoa kết trái và bao trái nhằm tạo giá trị thu nhập cao từ cây ổi.

Việc trồng cam sành theo nguyên lý xen ổi vừa nêu trên cũng có thể áp dụng trồng cho các loại cây khác như bưởi, quýt, chanh./.

Giống Cam V2

Giống Cam V2

Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3


TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Viện KHNN VN) cho biết: Giống cam V2 được chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc; đã được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chính thức.

Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả gần như không hạt (từ 0 đến 6 hạt, trung bình 4,5 hạt/quả trong điều kiện trồng xen), trong khi giống cam Xã Đoài trung bình 19,6 hạt/quả. Quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo. Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.

Theo TS Vịnh, kết quả sản xuất thử và xây dựng mô hình trồng cam V2 ở Nghệ An, Hoà Bình, Yên Bái và nhiều tỉnh khác cho thấy giống V2 cho năng suất cao. Tại Nghệ An, có nơi giống V2 đạt 20 tấn/ha ngay ở giai đoạn đầu cho quả (năm thứ 4). Với giá 25.000 - 30.000 đ/kg, tính ra 1 ha có thể cho thu hoạch khoảng 500 triệu đồng. Hiện giống cam V2 đang được mở rộng sản xuất ở nhiều địa phương trong nước, đặc biệt ở các vùng cam truyền thống như Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao Phong (Hoà Bình). Giống này có thể trồng rộng rãi trong cả nước, tuy nhiên Viện Di truyền NN khuyến cáo phát triển tại các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra và ở Tây Nguyên.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Quy trình kỹ thuật trồng Cam V2

Quy trình kỹ thuật trồng Cam V2

Cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao


1. Chuẩn bị đất và chuẩn bị đất trồng:

*  Chọn đất:  - Có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3- 20o (tốt nhất là 3-8o ).  

- Chọn địa điểm trồng: + Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.

+ Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.
+ Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.
+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.
- Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2-3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.
+ Tạo cách ly không gian với các vùng xung quanh để tránh các vectors lây nhiễm bệnh: Trồng hàng cây chắn gió, tốt nhất nên trồng bạch đàn, keo tai tượng, cao su... Hàng cây chắn gió có thể ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh và ngăn cản được những đợt gió mạnh và nóng đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ... làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...
- Phát quang và san ủi mặt bằng
+ Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam V2 đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
+ Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam V2 cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế .
- Thiết kế vườn trồng Thiết kế vườn trồng bao gồm các nội dung công việc như bố trí lô thửa, đường đi, mương, rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách vv…
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác ( kiểu nanh sấu ). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 –100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản , dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường
+ Thiết kế lô, thửa, xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước.
+ Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu.

2. Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (Tháng 2 - 4)  hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

3. Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m.

4. Kỹ thuật trồng


- Đào hố : hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.

- Chuẩn bị phân bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

- Chăm sóc

+ Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
+ Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.
+ Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…
Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).
Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

+ Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

- Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.
Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).

5. Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh: Trong vườn cây có múi nhiều loại sâu bệnh khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

5.1. Sâu hại

Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Citrella):  Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. Dù ở thời kỳ nào của cây cam, sâu chỉ đẻ trứng và phá trên các búp non. Sâu non nở ra ăn lớp biểu bì trên lá, tạo thành những vết ngoằn ngèo,có phủ sáp trắng,lá xoăn lại , cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất là từ tháng 2 tới tháng 10).

Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm)

Dùng thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 - 1,5/1000. Khi xuất hiện sâu trừ diệt bằng một trong hai loại thuốc trên nhưng cần pha thêm dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Phun ướt hết mặt lá.

Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.

- Đặc điểm gây hại:

Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

- Phòng trừ:

+ Bắt diệt sâu trưởng thành (Xén tóc)
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch (tháng 11 - 12)  quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Bơm các loại thuốc xông hơi như  Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Chú ý:
sâu đục thân đục cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vở ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11- 12 thường dùng vôi quét vào gốc cây sẽ có tác dụng làm nấp những kẽ nứt ở vỏ cây không cho sâu có chỗ đẻ trứng và tiêu diệt (làm bị ung những trứng sâu đã đẻ trong kẽ nứt)

Nhện đỏ (Paratetranychus Citri)
: Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu vào vụ đông xuân.

Nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn thấy những vùng tròn bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện, hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt hoặc vườn cam quýt gần nương chè thường  hay có nhện đỏ phá hoại.

Nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus) phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.

Để chống nhện trắng và nhện đỏ, dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (tức 10- 20 ml thuốc/10 lít nước),  hoặc dùng thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% để phun. Nếu không có 2 loại thuốc trên thì dùng Kentan (thuốc vẫn dùng cho chè) pha nồng độ 1- 2/1000. Cần phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.

Rệp cam: chủ yếu hại các lá non cành non. Lá bị xoán rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

Rệp sáp: trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Cam ở gần ruộng mía thường hay bị rệp từ mía lan sang.

Dùng Trebon, Sherpa pha với nồng đọ 1- 2/1000 phun 1- 2 lần vào thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn điều trị có hiệu quả cần pha thêm một ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuôc dễ thấm.

Ruồi vàng hại quả

Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào vỏ quả, sâu non nở thành dòi đục vào trong quả làm thối quả. Khi trứng chưa nở ngoài vỏ quả cam chỉ thấy một vết châm rất nhỏ, nhưng khi trứng nở thành dòi vết châm bị thâm nâu và lan rộng, ấn tay vào thấy nước cam phòi ra, bên trong quả đã rất nhiêu dòi. Dùng bả gồm Methyl Eugenol 90 – 95% + 5 –10% Nalet. 2ml cho một bả, mỗi bả dùng cho 50 cây, đánh liên tục 10 – 12 lần trong mùa quả chín. Phun Sherpa, Trebon 1 – 2/1000 cho vườn cây 3 – 4 lần, cách nhau 5 –7 ngày.

5.2. Bệnh hại

5.2.1. Các bệnh do nấm

* Bệnh loét cam quýt
(Xanthomonas Citri) và bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk) gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1-3 năm. Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dầy đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ nở có màu vàng hoặc màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết.

Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.

Cách pha thuốc boocđô cho bình 10 lít:

- Dùng 0,1 kg sunfat đồng + 0,2 kg vôi tôi (nồng độ 1%)
- Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat đánh cho tan đều  pha với 3 lít nước đã pha với vôi, lọc bỏ cặn bã (làm như vậy để tránh kết tủa khi phun không bị tắc vòi phun)

* Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citropthora): bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây cam quýt cách mặt đất từ 20 - 30 cm trở xuống cổ rễ.

Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám và có thể nhìn thấy sợi nâu hoặc đen chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại sẽ thối rữa và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong lớp vỏ hoá đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại cây sẽ bị chết ngay, còn bị hại một phần thì lá bị vàng cây sinh trưởng kém. Bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Những địa hình thoát nước kém cây dễ bị bệnh chảy gôm.

Cách phòng trị: dùng thuốc boocđô 1-2%  để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc. Ngoài ra có thể dùng thuốc Aliette hoặc thuốc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.

6.2.2. Các bệnh do virus.

* Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng)

Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á.

Triệu chứng:

+ Trên cây nhỏ, cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. Lá biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh.

+ Trên cây lớn: Cũng giống như cây nhỏ  nhưng chỉ xuất hiện trên một vài lá, một vài cành, bị nặng thì mới xuất hiện trên toàn cây.
Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ bệnh greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo 2 hướng: giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh.
Để hạn chế bệnh Greening:  Trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam Valencia, 1 hàng ổi có tác dụng rõ trong việc hạn chế sự xuất hiện của rày chổng cánh - đối tượng truyền bệnh nguy hiểm.

* Bệnh Tristeza

Triệu chứng giống như bệnh Greening, nhưng phần bị bệnh phá hại là gốc cây, cho nên khi cây bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm. Chỉ khác bệnh chảy gôm là lá cây bị bệnh tristeza chuyển màu vàng gần trong và bị biến dạng, sinh cành, còn cây bị bệnh chảy gôm thì lá chỉ bị vàng và không bị biến dạng.

Gốc cây bị bệnh, có thể bị những vết lõm, vỏ chỗ vết lõm bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây bị bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài tuần hoặc một tháng cây có thể chết.
Lịch phát sinh sâu bệnh hại thường thay đổi tuỳ thuộc vào điệu kiện cụ thể của từng năm. Cần theo dõi thường xuyện diễn biến sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

6. Thu hoạch và bảo quản


- Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.
- Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.