Pages

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Kinh nghiệm thâm canh và khắc phục cam rụng quả

Kinh nghiệm thâm canh và khắc phục cam rụng quả

Cam Canh, cam Đường, cam Đường Canh đó là các cách gọi dân dã khác nhau của cùng một loại quýt Canh. Cam Đường là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao.


Để trồng cam đạt hiệu quả cao, khắc phục một số hiện tượng: ít quả, nứt quả, khô quả hàng loạt, ra quả cách năm cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh sau:

1. Chọn cây giống:

Cần biết rõ nguồn gốc giống, nên chọn cây giống là cây có gốc là gốc bưởi, cây có sức sống khỏe hơn, chống chịu tốt hơn, nhược điểm tuổi thọ không cao nhưng trong thâm canh cam đường chỉ cần khai thác quả tập trung khoảng 7 năm, sau đó tiến hành cải tạo trồng mới, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với tận thu khi sản lượng quả trên cây đã giảm đáng kể. Để chủ động nguồn giống tốt, chúng ta nên ghép cây trồng cho vườn nhà.

a) Vườn ươm cây làm gốc ghép:

Hạt giống gieo làm gốc ghép là hạt được lấy từ quả trên cây bưởi mọc tự nhiên hoang dại, chọn các hạt có kích cỡ to đều, gieo từng luống cao, trước gieo làm nhỏ đất, lót phân chuồng hoai, tro bếp như gieo hạt rau giống, khác là chúng ta cần gieo thứ hơn, tốt nhất bổ quả lấy hạt gieo ngay, không nên phơi nắng vì hạt bưởi có chất dầu, phơi nắng, gieo tỷ lệ mọc mầm thấp. Thời gian gieo từ 15/11 đến 10/12. Khi cây mọc khỏi mặt đất, chăm sóc, giữ ẩm phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ…

b) Trồng ra ngôi cây làm gốc ghép:

Cây làm gốc ghép, sau gieo khoảng 60 ngày tiến hành ra ngôi, lúc này nếu cây để ghép giống với mục đích thương mại thì đưa cây trồng trong bầu ni lon đường kính 10 – 15 cm, cao 18 – 20 cm, có hỗn hợp đất ải, phân chuồng hoai và phân NPK tổng hợp, xếp bầu cây vào luống và chăm sóc cho đến khi ghép. Nếu ghép cây trồng cho vườn nhà, không cần đưa vào bầu mà trồng trực tiếp lên luống sau này trồng ra ruộng sản xuất cay sẽ nhanh hồi phục, khoảng cách trồng: cây x cây = 20 cm, bón lót 1 kg tro bếp + 0,3 kg NPK Lâm Thao cho 1 m2 cây gốc ghép, phủ đất kín phân, tưới giữ ẩm, chăm sóc phòng trừ đảm bảo cho gốc ghép sạch bệnh. Đến cuối tháng 7 đầu tháng 8, khi cây cao 25 cm trở lên chúng ta tiến hành ghép giống.

c) Ghép cây: Yêu cầu mắt giống lấy từ cây cam Canh khỏe, không sâu bệnh, chọn cành mọc vượt thẳng trên mặt tán, các lá trên cành đã thành thục, cắt sâu lấy mắt có một phần gỗ mỏng (ghép mắt nhỏ có gỗ), lấy các mắt từ thứ 5 trở lên kể từ đầu cành. Vị trí ghép trên cây gốc ghép cách mặt đất (gốc) khoảng 15 cm, bóc mở phần vỏ trên gốc ghép vừa đúng bằng mắt cam đã lấy để ghép, áp sát mắt ghép vào gốc ghép, dùng nilon chuyên dụng quấn chặt không để lọt nước, vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập vào vết ghép. Sau ghép 20 ngày ta có thể tháo nilon và cắt ngọn ghép, 10 ngày sau cây ghép đã bật mầm, phải thường xuyên vặt bỏ toàn bộ các mầm bưởi mọc ngoài mầm ghép, đảm bảo cây giống thuần cam. Giai đoạn này cần đặc biệt theo dõi phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ, có thể phối hợp các loại thuốc trừ sâu bệnh với phân bón lá Atonic để phun thúc đẩy cây phát lộc nhanh. Từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 khi cây giống đã được hai đợt lộc (có nhấnh cấp 2) ta có thể đưa cây trồng ra ruộng sản xuất.

2. Trồng cây ra ruộng sản xuất:


Chọn ruộng chân cao, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp (trên 1 m), đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Cày làm nhỏ, phơi ải, san phẳng, đặt bầu cây thẳng hàng, so le nanh sấu trên mặt ruộng, khoảng cách: 2 x 3 m, đảm bảo mật độ 60 cây/sào (360 m2), vét đất tạo rãnh lấp kín bầu cây đồng thời tạo luống, bón lót bằng cách trải đều phân lên mặt luống vùng rễ cây, liều lượng cho 1 cây: tro bếp 1 kg, NPK Lâm Thao 0,5 kg, bột đậu tương 0,5 kg, hoặc 0,7 bột ngô đỏ, lấp đất kín phân, tưới nước đủ ẩm, chú ý không lót NPK trực tiếp vào rễ cây, như vậy đầu rễ cam dễ bị thối, ngoài ra không nên sử dụng bất cứ loại đạm đơn nào để bón lót cũng như bón thúc cho cam.

Từ các năm sau cứ cây tăng 1 tuổi, lượng phân bón cho mỗi gốc tăng 0,3 kg NPK, 0,2 kg bột đậu tương hoặc 0,3 kg bột ngô đỏ, 0,2 kg tro bếp, mỗi năm bón thúc 2 lần vào tháng 2 và tháng 9, 10. Sau trồng 2 năm cây bắt đầu ra hoa để lấy quả. Ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 quan sát thấy lộc cây chuyển màu bánh tẻ ta tiến hành đảo cây (đảo rễ, thay rễ), mục đích cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào xung quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30 – 40 cm, nhấc cả bầu cây lên khỏi mặt luống, phơi ải trắng thì hạ bầu trở lại hốc, lấp kín đất và bón thúc lần 1, tưới ẩm, cách bón và liều lượng bón như trên. Việc đảo cây tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả, những năm sau cây lớn hơn đánh bầu rộng hơn sao cho đường kính bầu bằng 1/3 đường kính tán cây theo hình chiếu. Sau đảo rễ 2 tháng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này đặc biệt chú ý phòng trừ các loại sâu bênh cho cam: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại…đẻ giữ mã quả sau này.
Khi cánh hóa bắt đầu rụng, quả non đã lộ ra, ta tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả. Dùng dao sắc tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp 1 sao cho vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng 1 mm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15 – 20 cm, 10 ngày sau dùng băng nilon đen băng kín vết khoanh lại tránh nấm bệnh xâm nhập, và để cây liền sẹo tiếp tục sinh trưởng, phát triển, nhưng không được băng sớm hơn vết khoanh liền sẹo sớm cây phát triển mạnh khó giữ quả, quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (vết khoanh nọ cách vết khoanh lia 15 cm), lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng quả sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây), lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc, đây là lần khoanh vỏ quan trọng, nếu khoanh muộn, cây phtá lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt.
Chú ý với vườn cam đang khai thác quả cần tăng lượng phân bón thúc lần 2 (cuối tháng 9) cho cây nuôi quả, có thể thay NPK Lâm Thao bằng phân bón Đầu trâu có tỷ lệ N:P:K cao hơn. Yêu cầu vườn cam duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân, phòng trừ sâu bệnh nên phun định kỳ 45 ngày/lần, phối hợp các loại thuốc: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa), Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện) để phun như vậy vườn có thể tương đối sạch sâu bệnh.

Một vườn cam sai, quả nhỏ đều (9 – 11 quả/kg) thì năng suất, chất lượng thường cao, vườn cam ít quả, quả to thì ăn thường khô do ta để ruộng quá hạn hoặc quá ẩm, cây thiếu dinh dưỡng kẽm (Zn), có thể chăm bón quá mức hoặc khoanh vỏ không đúng thời điểm… đều dẫn đến cây phát triển ưu thế ngọn, quả bị đẩy ra, đặc biệt cam đường có rất nhiều rệp ở dễ cây trong đất nếu không phòng trừ kịp thời bằng các thuốc BVTV nội hấp (Suprathion hoặc Supracid), rệp trích hút dịch cây cũng làm gây hiện tương trút quả hàng loạt hoặc quả to ăn khô, đồng thời bổ xung Zn cho cây qua phun các loại phân bón giàu Zn.


Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm bên cạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ cần bón đủ phân, nhất là những năm lấy quả nhiều cần tăng lượng bón. Còn hiện tượng cam nứt quả thường vào 15/11 đến 15/12, nguyên nhâ có thể do độ ẩm đất quá cao hoặc cây thiếu vi lượng đồng (Cu), nên tiêu rút nước kịp thời, bổ xung Cu qua phun dung dịch boocđô… Băbnfg những biện pháp kỹ thuật này gia đình anh Vũ Văn Tĩnh thôn Chấn Đông, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên trồng trên 1 mẫu cam Canh khai thác quả 5 năm liền, luôn cho năng suất, chất lượng và sản lượng quả cao, ổn định; Riêng vụ cam năm 2007 anh thu trên 20 tấn quả, doanh thu 350 triệu đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét