Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Kỹ thuật trồng chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ở Úc. Chúng nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại thông thường. Tuy nhiên thịt chuối lại mềm và ngọt hơn.

Đặc điểm của giống chuối đỏ Chuối có vỏ màu đỏ đậm hoặc hơi tím. Thịt chuối có màu trắng kem cho đến màu hồng với hương vị chuối nhẹ nhàng quyện lẫn vị của quả mâm xôi đầy hấp dẫn. Nhưng nhìn chung, hương vị tổng thế quả nó vẫn mang đặc trưng của một quả chuối thông thường.

Hướng dẫn quy trình trồng chuối đỏ

Bước 1: Ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh từ 24 - 36 giờ.

Bước 2: Gieo hạt giống vào đất, sâu khoảng 0,6cm. Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp, lấp đất lại, tưới nước hàng ngày. Trong khi trồng cây giống cần đảm bảo nguồn nước đầy đủ cho cây, ngày tưới hai lần (sáng và tối). Cung cấp phân bón thường xuyên cho cây. Chuối tím thích hợp với các vùng khí hậu nhiệt đới.

Lưu ý cách trồng chuối đỏ: Chuối đỏ rất lâu nảy mầm, thời gian nảy mầm từ 1 - 6 tháng. Do vậy, cần hết sức kiên trì khi trồng loại cây này.

- Thông thường, sau khoảng 3 tháng hạt chuối sẽ nảy mầm và cho những lá non đầu tiên. Chăm sóc cẩn thận thì sau khoảng 4 tháng sau, chuối sẽ đạt độ cao khoảng 2m. Sau 5 tháng trồng, chuối sẽ ra những bông hoa đầu tiên. Cánh hoa màu hồng cánh sen. Nhụy hoa màu vàng nghệ. Sau khoảng 1 tuần ra hoa, chuối sẽ đậu những trái đầu tiên.

Đây là món ăn được yêu thích của vùng Trung Mỹ với hơn 6,4 tỉ đô la tiêu thụ mỗi năm. Chuối đỏ cũng rất tốt cho sức khỏe và nếu có điều kiện, bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống của mình. Chuối đỏ có hàm lượng calo thấp, một quả chỉ chứa khoảng 110 calo vì thế nếu hàng ngày ăn chuối đỏ bạn cũng sẽ không sợ bị tăng cân.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ Mỹ giống Booth 7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ Mỹ giống Booth 7

Hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc giống bơ nhập ngoại: Bơ booth7, bơ Hass, bơ Reed

1/ Đất trồng:

Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6. Nếu ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2/ Giống bơ:

Hiện nay giống bơ (Booth7) nhập ngoại xuất xứ từ Mỹ cho năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, là giống bơ trái vụ thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 đã và đang mở rộng trồng rất lớn trên nhiều vùng đất ở tây nguyên phù hợp độ cao 800m, giống bơ đã được viện khoa học nông lâm nghiệp tây nguyên nghiên cứu nhân giống đạt chất lượng chuẫn quả không thua kém gì bơ nhập ngoại.

Đặc biệt khi chọn mua bơ giống, Phải biết nguồn gốc của cây, ghép đúng giống tốt, thì cây sinh trưởng mới khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, chất lượng quả phù hợp cho tiêu chuẩn xuất khẩu. (Hiện nay giống bơ này đang bán tràng lang không rõ nguồn gốc hãy nên cẩn thận khi mua giống).

3/ Mật độ, cách trồng:

Mât độ: Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 6m hoặc 8m x 7m,trồng xen cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh).

Cách trồng: Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5-10cm ngọn quay về hướng gió và lấp đất 1/2 bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4/ Phân bón:


Cây con nên bón 4 – 5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây trông khác nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. bổ sung phân bón hữu cơ, kết hợp phun bổ sung phân bón qua lá trước và sau thu hoạch.

5/ Tỉa cành tạo tán:

Tiến hành 2 – 3 lần/năm giai đoạn kỷ thuật chăm bón hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ ra hoa trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Nên tạo tán lúc cây còn nhỏ, điều kiện chăm đầy đủ.

6/ Tưới nước:

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể tưới 3-4/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp phòng bệnh và bón 2 lần phân trong mùa khô sau thu hoạch.

7/ Bệnh hại phổ biến:

Bệnh Thối rể, nứt thân: Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể, Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

Bệnh trên quả già: Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 12cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần phun thuốc phòng trị nấm khi quả còn nhỏ cắt tỉa cành thông thoáng.

8/ Sâu hại phổ biến:

Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp và bọ chích hút tập trung, làm cho không hút dinh dưỡng. Thường cây bị có lá vàng nhạt, cây suy kiệt dễ chết.

Bọ xít: Gồm 23 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, làm rụng nhiều quả.

Mọt đục thân cành: Khá phổ biến trên các vườn bơ bắt đầu bước vào kinh doanh, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể tạo nấm phát triễn) xuất hiện từ giữa mùa mưa và dẫn đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, gây chết cành.

9/ Phòng trừ sâu, bệnh:

Cây bơ, thiệt hại thường do nấm bệnh tạo ra rất nguy hiểm và nên quản lý theo hướng nông nghiệp hữu cơ (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo cành,vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư và phun thuốc phòng.

10/ Thu hoạch:

Bơ Booth7 thường thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài, quả xanh đậm.

Lưu ý: Không nên tưới nước vào lúc đang thu hoạch, qủa sẻ rụng hàng loạt.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Về cơ bản kỹ thuật trồng bơ BOOTH 7 hay các giống bơ ghép (Bơ HASS, Bơ REED…) cũng tương tự như khi anh trồng các giống bơ khác. Bà con có thể tham khảo bài viết này để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc với cây bơ.

Chuẩn bị trước khi trồng

Cắt bỏ sạch sẽ phần dây ghép (dây nilon màu trắng quấn quanh mắt ghép) tránh hiện tượng cây lớn lên bị phần dây này bó chặt, dẫn đến cây yếu ở phần mắt ghép. Gió mạnh dễ làm gãy ngay đoạn tiếp giáp giữa chồi ghép và thân ghép

Chỉ giữ lại một cành khỏe mạnh mọc ra từ phần chồi ghép. Như vậy cây sẽ dồn dinh dưỡng cho cành này. Từ đó phần chồi ghép sẽ phát triền nhanh và dễ tạo hình sau này

Nếu từ phần chồi ghép ra hoa nên vặt bỏ ngay, không nên để cho cây đậu quả sẽ yếu sức và phát triển kém

Kiểm tra và vặt bỏ các chồi mọc ra từ phần gốc ghép (Chồi của cây thực sinh dùng làm gốc ghép)

Tiến hành trồng

Ngay khi trồng sau cần tiến hành tưới nước ngay

3 ngày sau khi trồng nếu không có mưa cần phải tưới nước bổ sung, sau đó thường xuyên kiểm tra nếu thấy đất trong hố trồng khô cần phải tưới thêm.

Khi trồng nên để phần ghép cách mặt đất tối thiểu 20cm

Nếu trồng ở khu vực trống trải cần phải dùng lưới nhựa (loại màu đen thường dùng làm mái che) hoặc các vật liệu có sẵn che nắng và che gió, đồng thời phủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô, trấu… để giữ ẩm

Đóng cọc cố định thân cây, tránh gió mạnh làm gãy thân, gãy chồi ghép

Sau khi trồng khoảng 20-30 ngày, tiến hành bón thúc mỗi gốc khoảng 1 lạng phân NPK 16-16-8 để kích thích cây phát triển

Chăm sóc giai đoạn 2 năm đầu

Trong 2 năm đầu là giai đoạn cây phát triển, đặc tính của bơ ghép là thường ra cành ngang khá sớm, không mọc thẳng đứng như khi trồng từ hạt. Do đó anh/chị cần phải thường xuyên cắt tỉa cành ngang, nếu trồng xen với cà phê thì nên tạo hình cho cây thành dạng thẳng, cành ngang cao hơn tán cà phê từ 1-2m.
Giai đoạn ra quả bói

Năm thứ 3 trở đi, bơ ghép sẽ cho quả bói, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà anh/chị nên quyết định có cho cây đậu quả hay không? Nếu cây khỏe có thể cho cây đậu quả bình thường, cây yếu thì nên cắt bỏ hoa để cây dồn sức phát triển tiếp.

Quả bói thường ra lác đác nhưng to, những năm về sau vào giai đoạn thu hoạch quả nhiều nhưng sẽ nhỏ hơn.

Giai đoạn kinh doanh


Từ năm thứ 4 trở đi, cây sẽ cho thu hoạch ổn định, anh/chị nên sử dụng phần nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng phân vi sinh để bón cho cây, chỉ sử dụng phân hóa học với lượng vừa đủ (khoảng 1-2kg / 1 gốc) vào các giai đoạn sau thu hoạch, ra hoa, đậu quả, và nuôi quả.

Đây là những thông tin dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong quá trình trồng và chăm sóc cây bơ Booth của chúng tôi. Xin thông tin đến anh/chị, nếu có gì sai sót mong anh/chị và các bạn bổ sung. Cảm ơn

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa


Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

I. Đặc điểm sinh học

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển.

Mận Tam Hoa là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu Bắc Hà, Sa Pa và một số vùng sinh thái của tỉnh Lào Cai.

Thân cây non có màu nâu đâm vỏ nhẵn, thân già có màu mốc trắng xù xì. Lá kép, mép lá có răng cưa, lá màu xanh đậm. Hoa ra thành chùm, mỗi chùm có ba hoa, hoa màu trắng. Quả vỏ tím xanh, ruột tím đậm, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6. Khối lượng quả: 20- 30 quả/kg

II. Kỹ thuật trồng

1. Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng bằng cây ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần tuổi từ 12 – 24 tháng, chiều cao cây từ 35 cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6- 0,8 cm, đường kính cành ghép đo trên mắt ghép 2 cm từ 0,6- 0,7 cm. Không sâu bệnh, cụt ngọn.

2. Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.

3. Thời vụ: Trồng mận vào tháng 2 - 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá.

4. Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2- 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm hoặc 50 x 60 x 70 cm. Đào để riêng lớp đất mặt để cho xuống đáy hố. Bón mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều với đất và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng.

Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 – 20 cm.

5. Cách trồng:

Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc.

Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.

III. Kỹ thuật chăm sóc

1. Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây.

2. Tưới tiêu:

Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết, hai tháng đầu tiến hành tưới 1- 2lần/1tuần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới, tuy nhiên mận Tam Hoa cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.

3. Bón phân

Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.

- Lượng phân bón (kg)
Phân bón Định mức/cây/năm Lượng bón/ha/năm (400cây/ha)
Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch Cây kiến thiết cơ bản Cây cho thu hoạch
Phân chuồng 20 30 8.000 12.000
Urê 0,3 0,5 - 0,7 120 200 - 280
Lân supper 0,5 0,7  0,8 200 280  320
Kali clorua 0,2 0,3 - 0,5 80 120  200

- Thời điểm bón:

* Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng (20 kg), 70 %  lân super (0,35kg),  50 % urê (0,15 kg), 50 % Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua  (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15 %  super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

* Đối với cây thời kỳ kinh doanh:

+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 %  lân super,  50 % urê, 50 % Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30 kg phân chuồng, 0,6- 0,56 kg lân super, 0,25- 0,35 kg urê, 0,15- 0,25 kg Kali clorua .

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1- 0,12 kg lân super, 0,125- 0,175 kg urê, 0,075- 0,125 kg Kali clorua.

+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % KCL. Tương đương với 0,1- 0,12 kg phân lân super, 0,125- 0,175 kg ure, 0,075- 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

- Cách bón:

+ Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất.

+ Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.

4. Làm cỏ:

Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên.

Thời kỳ cây chưa khép tán có thể trồng một số cây họ đậu giữa các hàng cây để cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.

5. Đốn tỉa:

Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo dạng hình phễu. Mục đích của tao tán cây hình phễu là giữ lại từ 3-4 cành chính xuất phát từ một điểm của thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm Những cành chính này luôn tạo thành một góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc từ các cành bên và cành chính này.

a/ Đốn tỉa cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

* Giai đoạn 1: Sau khi trồng

Chỉ tiến hành đốn tỉa khi cây đã mọc tốt. Chọn 3 hoặc 4 chồi mọc xung quanh thân chính cách mặt đất khoảng 45 cm, cắt bỏ thân chính phía trên các cành đã chọn. Nếu các chồi trên cây đã quá cao thì cắt ngang khoảng 40- 50 cm và chờ để chọn những chồi mới mọc ra ở dưới vết cắt đó.

* Giai đoạn 2: Sau trồng 6 tháng

 Thường xuyên bấm ngọn những cành sinh trưởng sinh dưỡng mạnh ra phía ngoài để đảm bảo các cành mọc thành góc 45 0. Trong điều kiện đủ dinh dưỡng và nước thì sau trồng 6 tháng cây cao khoảng 1,5 m. Những cành chính có thể được cắt ở chỗ có 2 chồi sinh dưỡng mọc hướng ra phía ngoài cao trên 1 m so với mặt đất. Việc đốn tỉa này sẽ kích thích sự phát triển của 2 cành từ 1 cành chính để tạo ra 6 hoặc 8 cành chính trên 1 cây.

* Giai đoạn 3: Sau trồng 12 tháng đến 3 năm: Tiến hành đốn tỉa cho những cây cho thu hoạch.

b/ Đốn tỉa các cây đang cho thu hoạch

Các cây đang cho thu hoạch cần đốn tỉa để tạo sự cân bằng giữa quả và sự phục hồi của các chồi bên để duy trì và tăng năng suất quả năm sau. Đốn tỉa phải đạt được yêu cầu: Giữ được kích thước của cây theo yêu cầu quản lý; Cho phép ánh sáng, thuốc BVTV… phun tới được tất cả các phần của cây; Kích thích được sinh trưởng, phát triển của cây trong mùa xuân, mùa hè, ra các cành cho quả mới cho mùa sau; Đốn tỉa các cành cho quả dư thừa trong mùa đông.

Tiến hành đốn tỉa 3 lần trong năm:

* Tỉa cành mùa xuân:

Với mục đích để cho ánh sánh chiếu đều vào các quả nên chỉ tỉa nhẹ để mở tán bằng cách cắt bỏ các cành sinh trưởng mạnh từ các cành trung tâm của cây và tất cả các cành vượt có góc mọc lớn hơn 450

* Tỉa cành mùa hè:

Thường được tiến hành sau thu hoạch 2 – 3 tuần. Mục đích của kỳ tỉa cành này là tạo cho ánh sáng đến được đều khắp tán cây và dừng sự sinh trưởng sinh dưỡng dư thừa tạo tiền đề cho phân hóa mầm hoa của năm sau. Không đốn tỉa nặng trong  thời gian này.

Tiến hành cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, phân hoá mầm hoa trước màu đông. Cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và chú ý không nên đốn quá đâu làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

* Tỉa cành mùa đông:

Mục đích của tỉa cành mùa đông là loại bỏ những cành cho quả đã hoá gỗ trong mùa xuân, mùa hè... và tạo điều kiện để tỉa quả tốt hơn. Tỉa cành mùa đông phải tiến hành vào lúc trời còn lạnh cây còn đang ở trong giai đoạn nghủ nghỉ

Loại bỏ những cành vô  hiệu, những cành quá yếu. Tỉa cành mọc chụm phía trong tán cây. Tỉa bớt chỉ giữ lại những cành 1 năm cách nhau khoảng 30 cm, loại bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm. Cắt bỏ một phần đầu cành ngay phía trên mắt mầm, cắt ngọn các cành bên dài quá 40 cm.

c/ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

+ Tỉa quả:

Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1 cm và kết thúc tỉa trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7 cm. Tỉa bằng biện pháp thủ công.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại.

* Quản lý dịch hại không dùng thuốc hoá học.

Một là: Ngăn chặn sự xâm nhập vào vườn của dịch hại.

- Khi đốn tỉa cần tạo ra các vết cắt phẳng bằng kéo cắt cành hoặc cưa, vết cắt lớn cần quét vôi trắng. Vết cắt thô ráp sẽ đọng nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của dịch hại như sâu đục thân, vết loét vi khuẩn.

- Chuyển các các đốn tỉa trong mùa đông ra khỏi vườn và đốt để tránh dịch hại từ cành này xâm nhiễm vào cây trồng và gây hại trong mùa xuân sang năm.

- Không nên bón quá nhiều phân, Khi bón nhiều phân đạm cây trở nên xanh và mềm sẽ thu hút nhiều dịch hại như rệp, bệnh vi khuẩn.

- Không đạt quá nhiều vật liệu tủ gốc sát gốc cây tránh mối gây và bệnh gây hại.

- Loại bỏ những lá không rụng trong mùa đông để dịch hại không có nơi tồn tại . Có thể dùng dung dịch đồng để phun làm rụng lá.

- Loại bỏ toàn bộ quả trên cây và huỷ tất cả các quả không sử dụng được.

- Thu dọn và tiêu huỷ lá rụng: Thu gom và đưa ra khỏi vườn để đốt. Điều này rất quan trọng vì các bệnh trên lá như bệnh xoăn lá, thủng lá, rỉ sắt sẽ lây nhiễm sang lá mới gây hại nếu không được tiêu huỷ.

Hai là: Tạo điều kiện môi trường không phù hợp cho dịch hại trong vườn.

- Làm cho cây thông thoáng hơn: Trồng cây theo hướng bắc nam để gió mùa xuân, mùa hè có thể thổi qua toàn bộ cây. Tỉa bớt cây rừng bao quanh vườn quả.

- Đốn tỉa và tạo tán cây, tỉa quả tạo điều kiện cho ánh dáng, gió tới được tất cả các cành trong tán, tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.

- Hỗ trợ các loài thiên địch của sâu bệnh haị mận trong vườn phát triển.

* Phòng  trừ dịch hại bằng thuốc hoá học.

Ở mỗi giai đoạn phát triển cây bị sâu bệnh hại khác nhau tấn công. Khi sâu bệnh xuất hiện đến ngưỡng phòng trừ mà thiên địch không đủ khả năng khống chế thì cần áp dụng biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học.

- Rệp mận: Xuất hiện và gây hại sớm trong năm, gây hại nặng trên lộc xuân và lộc thu. Rệp chích hút làm cho các chồi non, lá non biến dạng, quăn queo, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, là nguyên nhân gây hiện tượng rụng quả hàng loạt tại các vùng trồng mận. Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc Sherpa 0,2% vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 để hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân. Hoặc dùng Trebon, Applaud trừ rệp cuối thời kỳ lộc xuất hiện rộ, nồng độ theo khuyến cáo của hãng sản xuất.

- Sâu đục ngọn: Sâu hại các ngọn chồi xuân và chồi thu, khi các ngọn chồi đã già sâu non di chuyển gây hại trên quả, đục vào cuống hoặc núm quả tạo thành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục có dịch nhựa chảy ra. Phòng trừ: Dùng thuốc Regent , Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu mùa thu.

- Sâu đục thân: Là sâu non của các loại xén tóc đục vào thân cây, cành làm cho cành bị héo khô, quả nhỏ, rụng bị nặng làm chết cả cây. Phòng trừ sâu đục gốc cây bằng cách quét vôi gốc cây cao 60-70cm vào tháng 11- 12 trong năm, cắt những ngọn cành bị héo trong vụ xuân và đốt, dùng dây thép, tay mây để chọc chết hoặc bắt sâu non. Dùng các loại thuốc Trebon, Decis 0,1%  tẩm bông nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu.

- Bệnh thủng lá: Vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn hay không định hình, ban đầu có màu vàng, sau chuyển màu nâu, mép viền nâu đậm. bệnh nặng vùng bị bệnh bị hoại tử, khô và rụng tạo thành những vết thủng trên phiến lá.. Ngoài triệu trứng gây thủng lá vi khuẩn còn có các vết đốm trên quả và trên thân cành.

Phòng trừ bằng cách đốn  cây, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn quả và tán cây, vệ sinh và tiêu huỷ các lá bệnh. Phun phòng trừ bằng thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35%... liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Bệnh phấn trắng: Vết bệnh màu trắng, nhỏ, xuất hiện không đều trên mặt lá, chúng phát triển và  liên kết thành vết trắng lớn phủ kín cả bề mặt lá. Lá bị bệnh kém phát triển, cong queo thường rụng sớm. Bệnh gây hại trên cả quả non, quả bị bệnh vẫn giữ được màu xanh hoặc biến màu hơi đỏ.

Phòng trừ bằng cách đốn tỉa cây, tạo độ thông thoáng trong tán lá để giảm nguồn lưu trữ bệnh. Dùng thuốc thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35% để phun phòng trừ.

- Bệnh thối nâu: Xuất hiện và gây hại trên quả khoảng tháng 6 tháng 7. Ban đầu trên quả có những vết màu nâu không có hình dạng nhất định, vết bệnh lan rất nhanh có những lớp nấm màu trắng mọc thành vòng tròn sau đó chuyển thành dạng màu nâu. Phòng trừ bằng cách phun thuốc trừ nấm Cacbendazim, Rovral… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì trước khi thu hoạch 30 ngày để hạn chế sự xâm nhập của nấm vào quả.

7. Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả đã chín. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thu hái khi độ già khoảng 79 - 90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.

Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản mận ở nơi khô, mát, thoáng./.