Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Cách Lên Men Tỏi Đen Để Chữa Bệnh

Nhược điểm cố hữu của loại củ này là mùi khó chịu do các hợp chất sulfur gây ra. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc, đã tìm ra phương pháp lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen mà vẫn bảo đảm thành phần dược tính của nó.

Cách lên men tỏi đenMột số nghiên cứu khoa học quy mô lớn gần đây phát hiện thêm nhiều công dụng của tỏi như ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa truỵ tim mạch, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.

Nhược điểm cố hữu của loại củ này là mùi khó chịu do các hợp chất sulfur gây ra. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc, đã tìm ra phương pháp lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen mà vẫn bảo đảm thành phần dược tính của nó. Tỏi đen sau khi lên men vừa không còn mùi khó chịu, vừa làm tăng tác dụng chống ôxy hoá của tỏi lên rất nhiều lần.

Ông Nguyễn Leo Long, nhà nghiên cứu và lên men tỏi đen thành công tại Việt Nam, cho biết, ở miền Trung Việt Nam có nhiều loại tỏi hiếm như tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang... Chúng được giới Đông y xếp loại là thảo dược quý, đặc biệt các loại tỏi này sau khi lên men sẽ mang lại giá trị dược lý gấp 10 lần so với lúc còn tươi. Hiện nay có 2 cách lên men tỏi phổ biến như sau:

1. Lên men tại nhà

Bước 1: Chọn tỏi tươi

Để lên men được tỏi đen chất lượng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Tốt nhất nên chọn những củ to và tròn, không bị xây xát, các phần bên trong cũng phải đảm bảo chất lượng.

Bước 2: Bảo quản

Sau khi đã chọn được tỏi tươi tốt, để làm cho tỏi không bị thối rữa và mọc mầm, bạn cần bảo quản tỏi sớm nhất có thể. Hãy đặt tỏi ở nơi lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 0 đến -1 độ C, độ ẩm không khí 70%.

Bước 3: Rửa và làm sạch tỏi

Sau khi rửa sạch tỏi bằng nước sạch, phải để cho tỏi thật khô sao cho không còn giọt nước nào đọng lại trên bề mặt củ. Hãy đặt tỏi trong môi trường khô thoáng từ 4 tới 6 tiếng trước khi lên men.

Bước 4: Lên men

- Đầu tiên hãy chọn một chiếc nồi điện có thể điều chỉnh đun ở nhiệt độ thấp từ 55 đến 65 độc C. Cần đảm bảo chiếc nồi này không có thiết bị đếm thời gian tự ngắt.

- Mua một lượng tỏi tươi vừa đủ, không bóc bỏ, cho vào một chiếc hộp thủy tinh hoặc nhựa chịu nhiệt. Lưu ý: Cần chọn hộp với kích cỡ vừa để đảm bảo khi đặt vào nồi điện vẫn có một khe hở nhỏ giữa hộp và thành nồi.

- Cho một chiếc nhiệt kế vào trong hộp chứa tỏi rồi quấn kín hộp bằng một màng nhôm mỏng. Cần đảm bảo một đầu nhiệt kế thò ra ngoài để có thể quan sát được chỉ số nhiệt độ. Tốt nhất, hãy chọn chiếc nồi điện có vung bằng kính để dễ dàng nhìn thấy chỉ số nhiệt độ trong nồi mà không cần mở vung nhấc đầu nhiệt kế ra xem.

- Cuối cùng, đặt hộp đựng tỏi vào nồi điện, cắm điện và bật chế độ nấu ở nhiệt độ khoảng 55 độ C. Để như thế trong vòng 40 ngày, tỏi tươi sẽ tự lên men thành tỏi đen. Tỏi đen thành phẩm có thể bóc vỏ ăn ngay, mỗi ngày từ 1 đến 3 củ có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh.
Tỏi tươi sau khi lên men 40 ngày sẽ cho ra tỏi đen với thành phần dược lý cao gấp 10 lần.

2. Lên men quy mô lớn

Việc lên men tỏi tại nhà rất công phu, trong khi đó không phải ai cũng thực hiện đầy đủ các bước và đảm bảo đúng điều kiện về nhiệt độ, thời gian như quy định. Do đó nếu cần lên men với số lượng lớn (từ 10 kg tỏi trở lên), bạn nên sử dụng máy lên men với quy trình đã được lập trình sẵn sẽ đảm bảo về chất lượng tỏi thành phẩm, đồng thời hạn chế rủi ro.

Các bước thực hiện:

- Lựa chọn và làm sạch tỏi tươi như các bước trên.

- Cho tỏi tươi vào máy lên men.

- Đầu tiên, cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 0-50 độ C, độ ẩm 60-80%, cho máy vận hành trong thời gian từ 8–10 tiếng.

- Tiếp theo, cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 50-70 độ C, độ ẩm 65-90%, từ 20 đến 30 tiếng, lúc này tỏi tươi sẽ lên men từ từ để tạo thành tỏi đen.

-  Sau đó cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 75–80 độ C, độ ẩm 75–95% trong thời gian hơn 200 giờ. Lúc này tỏi đen đã được tạo thành, không còn mùi hăng nữa.

- Cuối cùng, sấy khô tỏi đen ở nhiệt độ 80–90 độ C, sau đó đóng gói.

Điều khiến nhiều người thắc mắc là tại sao tỏi sau khi lên men tự nhiên (không dùng hóa chất) lại chuyển thành màu đen, mùi vị của nó thay đổi gần như 100%. Ông Leo Long giải thích rằng trong thành phần tỏi có chứa đường và axit amin, sau khi trải qua quá trình lên men sẽ tạo ra melanoidin, một chất có màu sẫm đen.

Trong quá trình lên men sẽ xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh tan được trong nước như s-allyl-s-cysteine, alliin, isoalliin, methionin, cycloalliin, các dẫn chất của cysteine, dẫn chất tetrahydro-β-carboline. Đây là những hợp chất quan trọng làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được. Quy trình lên men tự nhiên cũng làm cho hàm lượng carbohydrate tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), nhờ đó tỏi đen có vị ngọt của trái cây.

Tỏi tươi sau khi chuyển hoá thành tỏi đen có tên gọi là black garlic hay fermented garlic. “Sản phẩm này có màu đen, hầu như không còn mùi vị khó chịu mà vị ngọt giống như các loại trái cây, chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài là có thể ăn được. Tỏi đen có thể bảo quản trong thời gian dài”, ông Leo Long cho biết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của Tetrahydro-β-carboline có tác dụng loại bỏ gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hoá lipid. Dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. S-allyl-l-cysteine làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường là những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.

Hiện nay trên thế giới, tỏi đen được sử dụng khá phổ biến không chỉ làm thức ăn mà còn làm thuốc chống ôxy hoá, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hoà đường huyết. Nước uống giải khát tỏi đen, cao tỏi đen, viên nang tỏi giúp làm giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, cải thiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá và đường ruột, phòng chống ung thư, tim mạch, tiểu đường.

Cách Trồng Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium Anosmum

Lan Phi Điệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo

Đây là một giống phong lan thông thường thân cao chừng 40-60 cm có khi tới 2 m, có giống rụng lá vào mùa Thu và có giống xanh tốt quanh năm. Hoa có nhiều mầu, phần đông tím trắng, nhạt hay thẫm. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2-4 chiếc to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm. Một khóm lan có thể có tới 100 hoa là chuyện thường.

Dendrobium anosmum - Dã hạc - Phi điệp
Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn.

Cách trồng:

Ánh sáng
Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Nhiệt độ
Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.

Ẩm độ và thoáng gió
Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.

Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

Vật liệu trồng
Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v...

Chậu

Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.

Tưới nước
Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2-3 lần một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân
Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.

Thay chậu, tách nhánh
Thời gian thay chậu thuận tiện nhất là vào mùa xuân, khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa. Hiện nay trên thương trường có rất nhiều cây Dendrobium lai giống từ cây Den. nobile như Den. nobile Yamamoto, Den. Oriental Smile; Fantasy, Den. Fancy Angel; Lycee, Den. Spring Dream; Apollon; v.v...

Những cây lan lai giống này được thừa hưởng các đặc tính của cây Den. nobile là dễ trồng, nhiều hoa và chịu được lạnh.

6 Công Dụng Tuyệt Vời Của Quả Đu Đủ Với Sức Khỏe

Ăn đu đủ vì nó không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp bạn luôn khỏe mạnh.

6 công dụng tuyệt vời của trái đu đủĐu đủ là loại quả nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Đu đủ chín chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid acid hữu cơ, các loại vitamin A, B, C, protein; 0,9% chất béo, xenlulo; 0,5% canxi và các chất đạm chống oxy hóa… Nó có những công dụng tuyệt vời như:

Bảo vệ trái tim của bạn

Vì đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A, nên nó có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được nên nó rất tốt cho những ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Vitamin E và C có trong đu đủ có thể kết hợp để tạo thành enzyme ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu (LDL) điều này rất tốt cho hệ tim mạch của chúng ta.

Ngoài ra, đu đủ còn giàu chất xơ nên có thể làm giảm mỡ máu. Riêng acid folic có trong đu đủ có khả năng chuyển hóa homocysteine (1 loại phân tử acid amin có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch) thành các acid amino cần thiết khác như cysteine hoặc methionine hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh

Đu đủ chứa rất nhiều chất xơ, vì thế thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thoát khỏi chứng táo bón, thậm chí có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.

Có thể hiểu đơn giản là, đu đủ sẽ “tóm gọn” các loại độc tốc đang tồn tại trong ruột rồi đẩy chúng ra ngoài như một loại thuộc nhuận tràng dạng nhẹ vì thế ruột kết được bảo vệ tốt hơn khỏi những nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, các dưỡng chất có trong đu đủ như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E cũng được coi là có khả năng giảm thiểu bệnh ung thư ruột kết. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

Ăn thỏa thích vẫn giảm cân

Đu đủ là loại trái cây tuy ngọt nhưng một 100g đu đủ chỉ chứa không đầy 32kcal nên việc ăn đu đủ không làm bạn bị tăng cân như các loại trái cây nhiều đường khác.

Ngoài ra, nếu bạn ăn 100g đu đủ thì bạn sẽ bớt thèm ăn cơm và các món ăn giàu calories khác. Vì vậy, bạn nên ăn đu đủ trước các bữa ăn chính để hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tuy giảm béo bằng đu đủ rất tốt, nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì chúng sẽ khiến bạn vàng da. Bạn hãy ăn hàng ngày nhưng nên nhớ chỉ với số lượng vừa đủ.

Tăng cường sức đề kháng và chống viêm nhiễm

Một lượng lớn vitamin C và A có trong đu đủ có thể giúp hệ miễn dịch trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn. Nếu ăn đu đủ hằng ngày, bạn có thể giảm thiểu việc mắc các bệnh của hệ miễn dịch như: cảm, cúm, viêm tai...

Vitamin C, E và betacarotene có trong đu đủ cũng có thể giúp cơ thể phòng tránh khỏi hiện tượng viêm nhiễm để bạn khỏe mạnh hơn. Khả năng kháng viêm của đu đủ được phát huy tốt hơn nhờ 2 hợp chất papain và chymopapain có trong nó. Đây được coi là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương.

Trị bệnh rụng tóc

Đu đủ chứa rất nhiều vitamin A do đó có tác dụng nuôi dưỡng mái tóc, thúc đẩy quá trình mọc tóc, giảm tóc xơ, khô đặc biệt khi được kết hợp với sữa tươi không đường hoặc mật ong, không chỉ dừng lại ở việc trị rụng tóc mà còn mang lại mái tóc chắc khỏe, óng mượt, mềm mại. 

Cách sử dụng:

- Bước 1: chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, mật ong vừa đủ hoặc sữa tươi

- Bước 2: nạo đu đủ và nghiền nhuyễn với mật ong hoặc sữa tươi

- Bước 3: bôi hỗn hợp này lên mái tóc, mát xa da đầu, gội lại tóc bằng nước sạch sau 30 phút

Thực hiện hằng ngày để cảm nhận sự khác biệt từ mái tóc. Chỉ sau 1 tháng, tóc giảm rụng, chắc khỏe, mềm mại.

Cải thiện vẻ gợi cảm cho vòng 1

Đu đủ xanh được xem là loại quả giúp “tăng size”  đôi gò bồng đào 1 cách hiệu quả nhất. Đu đủ có chứa chất enzyme chính là tác nhân giúp “đồi núi” nở nang. Hơn nữa, hàm lượng lớn Vitamin A trong đu đủ sẽ giúp cơ thể tổng hợp các hợp chất có tác dụng làm săn chắc và nở nang khuôn ngực của bạn.

Đu đủ xanh hầm lẫn xương sườn, đậu đỏ hoặc đậu ván... kích thích phát triển tuyến sữa và các mô mỡ vùng ngực. Loại quả này còn có tác dụng tốt cho những bà mẹ nuôi con bú. Bạn có thể thay đổi cách chế biến: xào, nấu, luộc, hầm với các loại thịt (gà, bò, lợn, chim câu...) để giúp ngon miệng hơn. Thường xuyên ăn đu đủ xanh sẽ tăng số đo vòng một đáng kể.

Thuốc tránh thai tự nhiên không tác dụng phụ
Phụ nữ Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan chọn phương pháp ăn đu đủ xanh như một biện pháp tránh thai tự nhiên đơn giản và hữu hiệu nhất từ rất nhiều năm nay. Họ ăn đu đủ xanh hằng ngày trong thời gian không muốn có bầu và ngừng ăn khi có ý định sinh con. Trên thực tế, cách tránh thai này tỏ ra khá hiệu quả trước khi có các biện pháp phòng tránh và thuốc tránh thai như ngày nay và chúng không hề có tác dụng phụ.

Năm 1993, các nhà khoa học thuộc Viện đại học Sussex (Anh) đã tìm thấy chất papain (có nhiều trong nhựa đu đủ xanh) có khả năng ngăn cản quá trình thụ thai ở phụ nữ. Họ đưa ra hai giả thuyết để lý giải về điều này như sau:

- Thứ nhất, chất papain có trong đu đủ xanh có tác dụng ức chế hormone progesterone và làm ngăn cản quá trình thụ thai.

- Thứ hai là chính tác dụng làm mềm thịt của chất papain này đã phá huỷ màng tế bào của phôi thai.

Những Lưu Ý Khi Dùng Khổ Qua Chữa Bệnh

Khổ qua có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng Khổ qua. Các chất trong khổ qua có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan

Lưu ý khi dùng khổ quảTheo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, hạt bổ thận tráng dương. Trị chứng rôm sảy dùng mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Trái khổ qua thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả. Theo y học hiện đại, khổ qua có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

1. Khổ qua có khả năng hạ đường huyết

Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong khổ qua gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Một báo cáo cho thấy khổ qua làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô khổ qua trong 6 tuần.

Tuy vậy, khổ qua được coi là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được, chẳng hạn nhưng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn khổ qua, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Bên cạnh đó, trái khổ qua cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn khổ qua vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe trái khổ qua nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt khổ qua có thể làm hư thai và trái khổ qua có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai…

2. Khổ qua còn có tính chống thụ thai

Được thể hiện ở thực nghiệm đó là một protein trong cây khổ qua có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bảo có tính sinh kinh nguyệt.

Người ta cũng đã xác định độc tính trong trái khổ qua  cho thấy ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao khổ qua ở liều 50ml. Nói chung, khổ qua có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa. Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp.

Khổ qua có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng Khổ qua. Các chất trong khổ qua có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt khổ qua chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Ngay cả khi cây khổ qua trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong trái cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong trái trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.

Khi dùng khổ qua (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Khổ qua tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ăn Ngãi Cứu

Ngãi cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh...

Rau ngải cứu chú ý khi ănNgải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ. Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh… Ăn ngải cứu còn gây biến chứng với người bị viêm gan, người mang thai ăn ngải cứu còn dễ bị sảy thai,…

Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật.

Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung.

Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính.Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà.Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 – 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt.

Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành… nên hạn chế ăn trứng.

Những người ốm dậy, thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất.

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều. Cần bỏ thói quen xin nhà hàng cho thêm ngải cứu.

Ăn Rau Muống Cần Hết Sức Lưu Ý

Theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout - thống phong và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống;

Chú ý khi ăn rau muống sốngTheo BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, cho biết bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…

Tuy nhiên chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski,chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Còn theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Gia Vị Cho Những Ngày Đông

Tiết trời se lạnh, hanh khô của những ngày giáp Tết dễ làm chúng ta bị nhiễm cảm cúm, ăn không ngon miệng. Gia vị cho những ngày đông, đó là những loại củ dùng làm gia vị trong chế biến món ăn, vừa làm tăng hương vị thơm ngon lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ

1. Gừng

Gia vị cho những ngày đôngLoại gia vị này mang lại mùi hắc và vị cay cho món ăn và cả đồ uống. Gừng trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả (đặc biệt là chứng say tàu xe), chống viêm nhiễm và làm nhẹ các triệu chứng của bệnh cảm. Tốt nhất là chúng ta  nên mua củ gừng tươi, có thể giã nát hoặc gọt vỏ, xắt lát… đều dùng được.

Trong nấu nướng, gừng thích hợp với các món chiên, rau xào áp chảo hoặc chế biến nước xốt salad (gồm dầu ôliu, gừng, nước tương và tỏi). Ngoài ra, để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cảm hãy pha nước chanh gừng (gừng + nước đun sôi để nguội + chanh + mật ong) và uống thường xuyên.

2. Quế

Quế có vị cay nồng, phù hợp với các món ăn trong mùa đông. Đây là loại gia vị có khả năng chữa được nhiều bệnh. Quế có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như nấm Candida.

Thêm vào đó, quế còn được cho là có khả năng làm giảm sự gia tăng đường huyết sau mỗi bữa ăn vì nó làm chậm tỷ lệ thức ăn tiêu hoá trong bao tử. Điều này có nghĩa là quế giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu các thức ăn giàu tinh bột trở nên dễ dàng hơn.

3. Nghệ

Đây là loại gia vị đặc trưng của món cary Ấn Độ với màu vàng tươi. Nghệ có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt. Nghệ  còn giúp tăng cường sự trao đổi chất béo, cải thiện hệ tiêu hoá và khả năng khử độc của gan

Có thể sử dụng nghệ trong các món cary, cơm hoặc xào với súp lơ và dầu ôliu.

4. Tỏi


Tỏi khiến người ta liên tưởng đến khả năng trừ tà ma và là nguyên nhân gây hôi miệng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi giúp ngăn ngừa chứng bệnh cứng khớp và các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều hợp chất chống virút và vi khuẩn nên có khả năng đánh bại được bệnh cảm cúm, đau bao tử và nấm candida. Gần đây, người ta phát hiện thêm là tỏi có khả năng lọc chất độc trong cơ thể nên rất có ích cho sự tuần hoàn và tăng cường quá trình trao đổi chất.

Tỏi dùng được cho nhiều món ăn như xào chung với hành, dầu ôliu và rau xanh, làm nước xốt và dùng làm gia vị ướp các loại cá, thịt.

Vị Thuốc Từ Cây Lười Ươi

Theo tài liệu cổ ghi trong Bản Thảo thập di của Triệu Học Mẫn-thế kỹ 18 lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau., nôn ra máu, chảy máu cam.

Cây quả và hạt lười ươi - Sterculia lychnophona HanceCây lười ươi còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, sam rang si phlè, som vang, som rong sva (Campuchia), crap chi ling leak, mak chong (Pakse-Lào), đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát (Trung Quốc), tambayang, noix de Malva, graine gonflante. (Pháp).Tên khoa học Sterculia lychnophona Hance,thuộc họ Trôm Sterculiaceae.

1. Mô tả cây

Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thân 0,8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dài 18-45cm, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa có 1-2 quả đại, dạng lá, hình trứng hay giống như đèn treo, do đó có tên lychnophora (do chữ lychnus là đèn), dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phía rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay đỏ nhạt, mặt dưới ánh bạc, với 4-5 gân nổi rõ, Một hạt dài 2,5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dày mẫm, gồm những tế bào hợp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn có màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4, trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và nở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng, khai thác ở miền Nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng trị cũng có một ít. Ngoài ra còn thấy ở Campuchia (khu vực Kampot, dãy núi Lamchay, Srenhiot). Thái Lan, các đảo thuộc Malaixia.

Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô: Hạt hình trứng dài 2,5-3,5cm, rộng 1,2-2,5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, trong, vị hơi chát, mát, do đó châu Âu gọi là “hạt nở” (graine gonflante).

Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chổ và sản xuất.

3. Thành phần hóa học


Hạt lười ươi gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tanin.

Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza. pentoza và arabinoza.

4. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ (nghi trong Bản Thảo thập di của Triệu Học Mẫn-thế kỹ 18) lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau., nôn ra máu, chảy máu cam.

Hiện nay công dụng chủ yếu của vị lười ươi là mát và nhuận: Chỉ cần 4-5 hạt vào 1 lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu. Ngày dùng 2 đến 5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uống trong ngày.

Chú thích: Theo những tài liệu nước ngoài thì lười ươi là hạt cây trái xuồng Sterculia scaphigera Wall. cùng họ. Đây là một loại cây cao 30-40m. Lá dai, nguyên, không chia thùy, dài 6-20cm, rộng 4-10cm. Hoa mọc thành thùy tận cùng ở cành đầu. Quả đại da2i-24cm, phía dưới rộng 5-6cm, một hạt hình trứng hay hình cầu, dài 18-25mm, rộng 16-22mm. Theo A. Pe1telot (1952) cây này ít thấy ở miền Nam (chỉ có vài cây ở vườn thú Sài Gòn) mọc ở cao nguyên Atôpơ (Lào), Ấn Độ, Miến Điện. Nhiều tác giả nước ngoài vẫn nhằm cho rằng hạt cây này là hạt lười ươi. Nhưng theo các nhà thực vật đã khảo sát tại các cửa hàng bán hạt đười ươi nói trên. Còn hạt cây trái xuồng thì hầu như không thấy được khai thác và sử dụng ở miền Nam và xuất đi nước ngoài. Mặc dầu vậy, hạt cây trái xuồng ngâm vào nước cũng nở ra và cho chất nhầy như hạt lười ươi. Theo nhiều tác giả khác thì hạt cây này được dùng ở Malaixia và Ấn Độ như hạt lười ươi và cùng công dụng.

Công Dụng Của Dây Bòng Bong

Bòng bong vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng làm thông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Chủ trị các chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu.

Công dụng của dây bòng bongBòng bong còn gọi là thòng bong hay thạch vi dây, tên thuốc là hải kim sa, là loại dây leo thân rễ bò, luôn xanh tốt. Lá dài xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét mang bào tử nang  ở mép, bào tử là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt hay nâu vàng, chất nhẹ, sờ nhẵn, cảm giác mát tay, nom tựa như cát biển, có lẽ vì thế mà có tên là hải kim sa. Vị thuốc là cả dây mang lá có những bào tử đã chế biến khô.

Theo đông y, Bòng bong vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng làm thông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Chủ trị các chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu. Liều dùng: 10 – 20g. Dưới đây là vài cách chữa bệnh của bòng bong.

Dây bòng bong- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau không chịu nổi, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi, dùng bòng bong 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tán thành bột, uống ngày 5 – 8g, ngày 3 lần, uống với nước chín.

- Trường hợp nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát, tâm phiền, lưỡi đỏ, miệng đắng, dùng bòng bong 60g, kê nội kim 12g. Đông quỳ tử 9g, sa tiền tử 15g, kim tiền thảo 60g, thạch vi 12g, tiêu thạch 15g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

- Nếu ứ trệ, bụng dưới bí bách, sỏi và nhiệt ứ câu kết với nhau, dùng bòng bong 9g, hổ phách 9g, kim tiền thảo 60g, cù mạch 15g, biển súc 15g, trư linh 15g, hoạt thạch 18g, mộc thông 15g, sa tiền 15g, phục linh 15g, trạch tả 15g, ngưu tất 10g, cam thảo 3g. Trường hợp khí hư gia hoàng kỳ 15g; huyết hư gia đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 16g, bạch thược 12g. Nếu khí trệ ứ huyết thì thêm trần bì 10g, mộc hương 8g, nga truật 12g, Sắc uống.

- Chữa sỏi niệu đạo: dùng bòng bong 30g, biển súc 15g, mã đề 30g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 – 2 tuần.

- Tiểu tiện khó đau rát: dùng bòng bong 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2 – 3 lần.

Rau Quả Khắc Phục Chứng Nhiệt Miệng

Nhiệt miệng (lở loét miệng) là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu cho bệnh nhân khi ăn uống.

Lá húng quế giúp kkhawcs phục chứng nhiệt miệngBệnh nhiệt miệng thường xuất hiện ở môi, lưỡi và nướu răng. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do ăn quá nhiều thực phẩm có tính axít, thức ăn cay nồng, thực phẩm gây dị ứng, vệ sinh răng miệng kém, căng thẳng và thậm chí là do cơ thể thiếu vitamin B và C.

Thông thường, các vết loét ở miệng có thể tự chữa lành từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi bị loét miệng, người bệnh cần chăm sóc, vệ sinh vết thương đúng cách, nếu không, vết loét có thể dẫn tới bị viêm cấp, phải đến viện để các bác sĩ xử lý.

Sau đây là một số giải pháp khắc phục loét miệng rất hiệu quả, theo tờ Times of India.

- Nhai 4 – 5 lá húng quế tây rồi uống với nước sẽ giúp giảm đau và sưng viêm rất tốt.

- Ăn cà chua sống cũng là cách làm hay để trị loét miệng hoặc bạn có thể súc miệng bằng nước ép cà chua.

- Bạn cũng có thể trộn bột nghệ với 1 muỗng cà phê glycerin rồi thoa lên vết loét sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Bên cạnh đó, bạn cũng nên thoa nước cốt dừa lên vết loét và nhẹ nhàng mát xa vết thương để xoa dịu các cơn đau

- Ngoài ra, bạn cũng còn có thể áp dụng biện pháp xay nhuyễn đu đủ với tỏi rồi thoa lên vết thương. Đặc tính kháng khuẩn của tỏi và khả năng “hạ nhiệt” của đu đủ sẽ làm cho vết thương mau lành.

- Một điều quan trọng khi muốn ngăn ngừa và trị viêm loét miệng là cần tránh sử dụng các loại thức ăn gây “nhiệt” cho cơ thể như trà, cà phê, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn cay nồng. Bởi lẽ, những loại thực phẩm này chỉ góp phần làm cho tình trạng loét miệng thêm trầm trọng.

Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung rau quả, các thực phẩm có yếu tố vi lượng như vitamin C, vitamin B2, canxi, sắt, axít folic để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó giúp cho các vết loét miệng mau chóng lành bệnh.

Lưu ý

Nếu sau một tuần lễ áp dụng các biện pháp nói trên mà không thấy tình trạng loét miệng giảm, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời.

Hạt Dẻ Cười Tốt Cho Người Tiểu Đường

Theo các nhà khoa học, hạt dẻ cười có nhiều chất béo có lợi giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 2, một dạng tiểu đường thường gặp ở những người béo phì.

Hạt dẻ cười tốt cho người tiểu đườngMột nghiên cứu tại Tây Ban Nha, 54 người ở ngưỡng mắc bệnh tiểu đường đã tuân thủ chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải trong vòng 8 tháng. Họ được chia thành 2 nhóm, giống nhau về lượng calo nạp vào mỗi ngày nhưng chỉ có 1 nhóm ăn 57g hoặc 60 hạt dẻ cười hàng ngày.

Kết quả cho thấy cân nặng của họ không thay đổi nhưng kết quả xét nghiệm máu lại khác nhau. Theo đó, nồng độ đường và insulin trong máu của nhóm ăn hạt dẻ cười giảm – một dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể tìm ra cách xử lí lượng đường trong đồ ăn dễ dàng hơn.

Phát hiện này đã được báo cáo trong Hội nghị Châu Âu về Béo phì tại Sofia (Bulgaria).

Theo nhà nghiên cứu Mònica Bulló, Đại học Rovira i Virgili (Tây Ban Nha), các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trong hạt dẻ cười – như chất béo không bão hòa, chất xơ, chất chống oxi hóa và carotenoid làm cho cơ thể chuyển hóa đường một cách dễ dàng.

Cũng tại hội nghị đó, báo cáo chỉ ra rằng hạt dẻ cười còn làm giảm lượng cholesterole “xấu” là thủ phạm gây ra tắc mạch. Mặc dù mọi người nghĩ các loại hạt thường có hàm lượng chất béo cao, nhưng các chất béo này là chất béo có lợi cho sức khỏe khi ăn một lượng vừa đủ.

“Tôi khuyên mọi người nên ăn thêm các loại hạt, với trường hợp tiểu đường là hạt dẻ cười. Hãy cho thêm một nắm hạt vào chế độ ăn của bạn – không nhất thiết là hàng ngày nhưng bất cứ khi nào bạn có thể”, bà Mònica nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể khẳng định được hạt dẻ cười có tác dụng với bệnh tiểu đường.

“Điều chúng ta biết rõ để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất là duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lí bằng cách ăn uống lành mạnh, chế độ ăn kiêng cân bằng và thường xuyên tập thể dục”, Bác sĩ Richard Elliot, tổ chức Tiểu đường của Anh nói.

Mặc dù rất nguy hiểm nhưng do không có biểu hiện khi ở giai đoạn tiền tiểu đường nên mọi người sẽ không nhận ra mình đang ở nguy cơ cao cho đến khi quá muộn.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tai Thỏ

Cây tai thỏ là một loại cây ưa mát, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là từ 15-30 độ

Cây tai thỏCây Tai Thỏ có tên khoa học là Monilaria Obconica. Chúng rất dễ trồng, hệt như các loại cây Sen Đá hay cây Thuốc Bỏng - Sống Đời vậy. Thân cây bao gồm rất nhiều tế bào chứa nước. Vì vậy mà, Cây Tai Thỏ có thể duy trì sự sống trong một tuần lễ, dù có để trong môi trường khô nóng.

Cây Monilaria Obconica (Cây Tai Thỏ) vẫn thuộc loại thực vật có lá và cuống lá. Hai tai thỏ đáng yêu chính là nhánh lá nhỏ. Màu xanh của cây tai thỏ đặc biệt có thể chuyển sang đỏ nhạt dưới ánh mặt trời.

Các tế bào của Cây Tai Thỏ chỉ có đường kính 0,5mm, nhưng chúng là nơi chứa nước tuyệt vời. Hai lá cây duy nhất sẽ mọc dài và chạm vào nhau đến khi trưởng thành.

Hơn nữa, Cây Tai Thỏ rất dễ nhân giống, có thể bằng phương pháp cắt lá hoặc từ hạt. Các ấy chỉ cần nhớ tưới cây mỗi ngày, “thỏ con” của bạn sẽ lớn rất nhanh. Đặc biệt, cây tai thỏ nhạy cảm với nhiệt độ, nên chúng mình tránh để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Nếu cây thiếu nước, hai nhánh lá Cây Tai Thỏ sẽ rủ xuống như là chú thỏ đang buồn vậy. Chỉ cần tưới nước, tai sẽ thẳng đứng, vui tươi trở lại nhé.

Cách trồng và chăm sóc:

Cây tai thỏ là một loại cây ưa mát, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là từ 15-30 độ. Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình tương đối cao, vậy nên khi trồng loại cây này phải đặc biệt chú ý vấn đề nhiệt độ môi trường (tốt nhất là để cây trong bóng râm, thoáng gió, càng mát càng tốt)

- Đất trồng cây cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoáng khí. Nếu có điều kiện, nên tiệt trùng đất trước khi gieo hạt để tránh mầm bệnh sau này.

- Thời gian nảy mầm của hạt Cây Tai Thỏ là khá dài, thường là từ 1-2 tuần, tùy điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ...), cách thức chăm sóc, ... Nhiều trường hợp phải đến 3 tuần hạt giống mới nảy. Vậy nên khi trồng, các bạn phải "Cực kỳ kiên nhẫn". Đừng vì sốt ruột mà ngừng chăm sóc khiến hạt giống bị chết. Thêm nữa, vì hạt giống rất bé nên thời gian tính từ lúc nảy mầm đến khi có thể quan sát bằng mắt thường cũng khá lâu. Tuy nhiên, qua giai đoạn này, cây sẽ phát triển rất nhanh.

Cụ thể, khi tiến hành gieo hạt, các bạn thực hiện theo các bước mà mình hướng dẫn dưới đây:

- Đổ gói đất dinh dưỡng vào chậu trồng

- Nhẹ nhàng mở gói hạt giống Cây Tai Thỏ, rải 2 hạt giống lên phần mặt đất

- Dùng bình xịt xịt đều nhẹ nhàng lên bề mặt đất đến khi đất ẩm đều

- Duy trì 2-3 ngày tưới nước 1 lần, để giữ cho đất được ẩm

- Sau 20-30 ngày, hạt giống Cây Tai Thỏ sẽ nảy mầm

Để Cây Rau Sản Xuất Trong Mùa Mưa Cho Năng Suất Cao

Mùa mưa, cây rau màu thường kém năng suất và chất lượng là do mưa lớn kéo dài làm cây rau khó phát triển. Đồng thời, khi độ ẩm cao nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho rau trồng. Dưới đây là một số biện pháp giảm thiệt hại cho cây rau trong mùa mưa.

1. Chọn giống cây rau

Trồng rau mùa mưaNên chọn các giống rau có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín hay thu hái từ cây rau mẹ tốt khỏe mạnh. Trong mùa mưa,  thiếu ánh sáng làm cho  khả năng quang hợp kém hơn mùa khô do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Nên áp dụng kỹ thuật gieo hạt giống rau trong khay bầu vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, cây nhanh bén rễ.

2. Chế độ bón phân cho rau trồng

Sau khi lên liếp, rải 100kg vôi bột/1.000m2 nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng can xi cho rau trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp trên rau màu như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt… Sau khi bón vôi phải tháo nước vào cho ngập hết liếp trồng từ 1-2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất. Bón lót phân NPK 16-16-8 với lượng 30kg/1.000m2; phân chuồng hoai mục từ 1.000-1.500kg/1.000m2.

Ngoài phân chuồng và phân vô cơ nói trên, có thể bón lót kết hợp thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học hay men nấm vi sinh…nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm rau màu sẽ đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn nên giá bán sẽ cao hơn. Đặc biệt chú ý đến việc hạn chế bón phân đạm, chỉ bón lúc cần thiết tùy theo nhiệt độ, ẩm độ và sự phát triển của cây theo từng giai đoạn.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, nếu bón thiếu đạm các loại rau màu như ớt, cà chua, dưa leo… lá trở nên nhỏ, màu xanh nhạt, cây ốm yếu, ít cành nhánh, hoa rụng nhiều, trái nhỏ. Ngược lại, nếu bón thừa đạm, đặc biệt là thừa urê cành lá sẽ phát triển sum suê tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

3. Chống úng ngập cho rau trồng

Là cây trồng cạn, các loại cây rau màu như: cà, ớt thường không chịu được ngập úng do đó cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, nhất là sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

4.Chăm sóc cắt tỉa cây rau thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40-50cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, nhất là trên các loại cây như cà chua, ớt…

5. Làm giàn cho rau trồng

Một số loại rau màu như cà chua, dưa chuột, dưa leo, khổ qua, đậu leo… với vụ nghịch này, bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát triển, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây rau trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới ny-lông… cho phù hợp.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây rau

Trong mùa mưa, do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa leo, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời và định kỳ các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng.

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, chủ động phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc, luân phiên tránh lờn thuốc. Chú ý thời gian cách ly khi thu hoạch theo quy định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Những Loại Rau Giàu Chất Đạm

Nói đến rau, người ta thường nghĩ đến vai trò cung cấp chất xơ, vitamin, nhưng ít ai biết rằng, một số loại rau lại rất giàu chất đạm - protein như: rau sắng, rau ngót, rau dền, rau nhút, rau muống, lá khoai mì…

Rau muống nhiều đạmRau cung cấp cho cơ thể một nguồn protein nhất định. Khi dùng 500 g rau muống, cơ thể ta được cung cấp một lượng protein 16 g, tương đương 100 g thịt ba rọi. Các loại rau họ đậu như đậu xanh, đậu ván, đậu nành, đậu ngự, đậu đen  thì lượng protein của chúng cao hơn thịt, cá, trứng. Chất đạm có cấu tạo từ các acid amin, trong số đó có 10 loại cơ thể không thể tổng hợp được.   oại đạm nào có đầy đủ  các acid amin với số lượng lớn là đạm quý có giá trị dinh dưỡng cao. Về điểm này, đạm của trứng có giá trị hoàn hảo nhất, đạm động vật có giá trị hơn đạm thực vật. Khi sử dụng đạm thực vật, cần phải bổ sung thêm đạm động vật.

Từ trước đến nay, người dân ở các nước nghèo, vùng nông thôn luôn thiếu nguồn protein động vật thì các thức ăn thực vật vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp protein cho con người. Nếu chúng ta biết chế biến đúng cách, ăn phối hợp trứng, thịt, cá, rau và các loại đậu thì nguồn protein cung cấp cho cơ thể sẽ dồi dào hơn. Biện pháp này hữu hiệu cải thiện tình trạng thiếu đạm ở vùng nông thôn.

Những loại rau giàu chất đạm
- Rau muống: là món rau quen thuộc của mọi người, hiện nay nhiều người đã tự trồng rau muống để dùng trong gia đình. Rau muống có giá trị dinh dưỡng cao, 100 g rau muống cung cấp được 2,7 – 3,2 g đạm, ăn 500 g rau muống cơ thể ta được cung cấp một lượng protein 16 g, tương đương 100 g thịt ba rọi. Trong rau muống có nhiều loại acid amin như lysin, metionin… và nhiều chất khoáng như calci, phosphor, sắt, các loại vitamin.

Về công dụng làm thuốc, rau muống có vị ngọt dịu, tính mát, có tác dụng chống độc, chống viêm, lợi tiểu và cầm máu. Rau muống chữa ngộ độc thức ăn (phải dùng đến 0,5 kg rau muống giã nát ra vắt lấy nước uống sau khi đã làm nôn ra thức ăn), giải mọi chất độc của các thứ thuốc hoặc có thể cứu được những người uống nhầm thuốc trái với bệnh. Ngay cả trường hợp bị nhiễm chất độc hóa học cũng có thể dùng rau muống để giải độc.

Rau muống dại hay rau muống biển cũng có thể ăn được nhưng theo kinh nghiệm dân gian phải ngắt bỏ phần đọt, nếu không sẽ bị tiêu chảy. Rau muống biển còn là vị thuốc chữa thấp khớp, tạng khớp, dùng ngoài đắp vào vết sứa cắn. Trong nhà tù Côn Đảo thời kháng chiến chống Mỹ, rau muống là một loại thực phẩm quý, các tù nhân Côn Đảo phải tận dụng cả lá già, phần gốc phơi khô dùng dần vì tình trạng thiếu rau xanh. Khi bị tra tấn bằng cách bỏ vào thùng phuy đậy nắp lại gõ vào làm tù nhân đau đầu, tức ngực, thậm chí chảy máu lỗ tai, họ đã dùng bài thuốc đọt rau muống biển sắc lấy nước pha thêm chút muối uống để chữa nội thương.

- Rau sắng: là loại cây mọc nhiều ở phía Bắc nước ta, nổi tiếng nhất là rau sắng chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), ở miền Nam gặp ở núi Đinh (tỉnh Đồng Nai). Rau sắng là loại rau quý của nước ta, nấu canh với thịt, cá ăn rất ngon nhưng nếu không có thịt, cá nấu canh không vẫn ngon ngọt, đậm đà hơn hẳn các loại canh khác. Rau sắng không chỉ ngon mà còn có những chất bổ quý, có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất trong các loại rau ở nước ta. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và muối khoáng, rau sắng còn cung cấp một lượng đáng kể chất đạm (protein) và chất bột (glucid). Tỷ lệ đạm trong rau sắng cao gấp đôi rau muống và hơn cả đậu côve, đậu đũa, đậu ván… là những thức ăn thực vật họ đậu từ xưa vẫn nổi tiếng là giàu đạm (trong 100 g rau sắng có 6,5 g đạm, trong 100 g rau muống chỉ có 3,2 g, đậu cove có 5 g, đậu đũa 6 g, đậu ván 2,8 g). Chất đạm trong  rau sắng lại thuộc loại quý gồm nhiều acid amin quý cơ thể không thể tổng hợp được như lysin, metionin… Về giá trị làm thuốc chỉ biết rau sắng dùng rễ chữa sán.

- Rau ngót (rau bù ngót, bồ ngót), mọc hoang khắp nơi và được trồng làm thuốc. Rau ngót phải vò cho nát rồi mới dùng nấu canh ăn với tôm, tép, cá lóc, cá rô, thịt nạc, canh rau ngót mát và có vị ngọt rất đặc biệt. Trong 100 g rau ngót, cung cấp cho cơ thể 5,3 g đạm và các acid amin. Rau ngót là loại cây rất dễ trồng, hàng năm nên đốn gốc cũ, cây trẻ lại cho năng suất cao. Rau ngót già dùng làm thuốc tiêu độc, rau ngót tươi dùng giã lấy nước cốt rơ lưỡi cho trẻ nhỏ.

- Rau dền canh (rau dền tía, rau dền đỏ) được dùng trong lĩnh vực dinh dưỡng từ 8.000 năm trước  của người thổ dân châu Mỹ, ở Hoa Kỳ, người ta trồng rất nhiều dền đỏ (vì nó là 1 trong 40 thực phẩm thông dụng ở đây). Rau dền phát triển tốt trên mọi loại đất, đối với những đồng bào đi định cư ở các vùng kinh tế mới nên tranh thủ trồng cây rau dền, vừa có thức ăn bổ dưỡng, vừa cải tạo đất mới. Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới đã khẳng định vị trí, vai trò của rau dền tía trong kinh tế phụ gia đình và khuyến khích phát triển cây dền tía trên nhiều nước. Trong 100 g rau dền có 1,7 g đạm. Hạt của rau dền tía có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa 16 – 18% chất đạm, 62% tinh bột, 6% chất béo, được xem như là hạt bồ đào dùng cho vào bột mì làm bánh, là loại lương thực có giá trị cao hơn lúa mì, bắp, lúa và đậu tương. Hạt dền cho gà ăn sẽ làm gà lớn gấp sáu lần so với bình thường. Cây dền tía phòng và chữa tác hại của xạ trị, chất phóng xạ.  Dầu hạt dền được Nhật dùng tẩy rửa phóng xạ, chữa nhiễm chất phóng xạ.
Rau dền vị ngọt, tính mát, lợi đại tiểu tiện, chữa tiểu không thông, bí tiện, kiết lỵ. Nên chú trọng trồng cây dền tía, đặc biệt là lấy hạt.

- Rau nhút (hay còn gọi là rau rút) là rau ăn rất thông dụng, có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, trong 100 g rau nhút có 3,4 g chất đạm. Đây là loại rau dùng chấm với mắm kho, nấu canh chua, nấu lẩu, trồng rau nhút là nghề cho thu nhập khá. Canh rau nhút nấu với khoai sọ là một món lạ miệng, có tác dụng mát người. Rau nhút có vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, mát gan, mạnh gân cốt, an thần, gây ngủ, thường chữa sốt cao, bướu cổ (ăn rau nhút trong một tháng liền). Nhưng chú ý rau nhút có tính lạnh, người tạng hàn không nên dùng, trẻ con ăn nhiều không tốt.

Cây Cỏ Chữa Bệnh Ngoài Da

Oi bức là nguyên nhân dẫn tới các beệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở… Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.

Cây sài đất dùng tắm cho trẻ con hết mụn nhọt lở ngứa1. Sài đất có tác dụng chữa rôm sảy

Chữa rôm sảy trẻ em: sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: lấy lá nhội, lá cây dâu da mỗi thứ 50g, giã nhỏ, trộn dấm bôi ngày 2 lần.

Chữa mẩn ngứa: dùng đơn buốt ba lá 100 – 200g, nấu với 4 – 5 lít làm nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1 – 2 lần là có kết quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Trị đinh nhọt: kim cúc, bồ công anh mỗi vị 30g; từ hoa địa linh 20g; kim ngân 6g. Sắc uống vào lúc đói, ngày một thang chia 3 lần, uống 3 ngày liền.

Chữa mụn nhọt chưa vỡ: lá cúc vạn thọ 10g, lá táo ta 15g, muối ăn 10 hạt. Rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi đau. Ngày thay một lần.

2. Cúc vạn thọ


Trị nhọt độc mới phát: dùng lá phèn đen cùng với lá bèo ván giã đắp vào nơi phát đinh, ngày 1 lần.

Chữa lở loét, ung nhọt: lấy lá táo (lượng vừa đủ) rửa sạch, giã nát cho vài hạt muối giã cùng lấy đắp, rịt lên nơi mụn nhọt.

Trị phong nhiệt mẩn ngứa: dùng vỏ cây khế cạo bỏ lớp vỏ ngoài 40g, sắc lấy nước uống, ngoài lấy lá khế đã sao qua xoa đắp vào vùng ngứa.

Chữa mụn nhọt: lấy múi vải, ô mai lượng hai thứ như nhau, giã nát tạo thành cao đắp lên nơi có mụn. Hoặc lấy 5 – 7 múi vải giã nát trộn với hồ nếp phết lên giấy tạo thành cao dán đắp lên mụn.

Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: hoa kim ngân 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược liệu Việt Nam).

3. Cây phèn đen

Trị mụn nhọt, lở ngứa: kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

Trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được. Người lớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

Chữa mụn nhọt: sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn, lở, chàm: sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng rất tốt.

Trị chốc đầu ở trẻ: chọn một trong các cách sau:

- Bồ kết khô 8 quả, gừng tươi 1 củ (7g), lá chè xanh già 25g nấu lấy nước đặc gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng 3 quả bồ kết khô, 10g nghệ tươi rang giòn, tán nhỏ rắc lên vùng chốc lở. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày làm 1 lần, thực hiện trong 7 ngày.

- Bồ công anh 15g, rau má 25g, kim ngân hoa 15g, hạ khô thảo 10g, hoa kinh giới 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống thay nước hằng ngày. Dùng trong 5 – 7 ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống.

- Hành hoa 30g, rửa sạch giã nát, trộn với một ít mật ong (hoặc mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 10 – 15 phút. Ngày đắp 2 lần. Sau 2 lần đắp, dùng nước đun từ lá trầu không gội cho sạch. Dùng liên tục trong 5 ngày.

4. Rau má

- Bồ kết, kim ngân hoa, rau má… là những vị thuốc chữa chốc đầu hiệu quả. Lưu ý: khi đắp lên vùng chốc phải quấn khăn (hoặc băng lại) để tránh nước thuốc chảy xuống mắt dễ gây bỏng và không áp dụng phương thuốc này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- Sài đất tươi 100g, rửa sạch, đun lấy nước gội đầu, tắm hàng ngày cho trẻ. Dùng trong 5 ngày, bệnh chốc sẽ khỏi. Hoặc dùng lá đào tươi 100g, nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả mướp đắng bôi lên vùng đầu bị chốc. Thực hiện trong 5 – 7 ngày.

- Lá tía tô tươi 100g, rửa sạch giã nát vắt lấy nước gội đầu hàng ngày cho trẻ. Hoặc lá tía tô tươi, sài đất tươi mỗi vị 50g, rửa sạch đun lấy nước, để ấm gội đầu và tắm cho trẻ hàng ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.

Cách Bảo Quản Hoa Quả Tươi Ngon

Để hoa quả luôn tươi ngon trong khi bảo quản, không đơn giản là một chiếc tủ lạnh tốt mà còn rất cần kỹ thuật chọn quả, rửa quả và gói bọc quả.

Chọn quả

Cách bảo quản giúp hoa quả tươi lâuKhâu này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn bảo quản quả được lâu. Nếu chọn quả không đạt chất lượng, thì dù kỹ thuật bảo quản có chuẩn đến đâu cũng không giữ được quả thơm ngon trong thời gian dài. Với từng loại quả, bạn phải có sự hiểu biết và kỹ thuật chọn riêng nhưng dựa trên nguyên tắc chung:

- Quả phải tươi ngon, không xây xát. Có thể kiểm tra bằng cách cấu vào cuống và ngửi. Nếu cuống có mùi thơm, có tinh dầu nghĩa là quả tươi và không chất bảo quản.

- Quả chín vàng và cầm chắc tay. Không nên chọn những quả xanh và nắn mềm tay là quả non, được thu hái sớm để cất giữ được lâu. Những quả chín vàng, rắn là quả dưới gốc nên ngon, ngọt hơn…

Cách bảo quản tại nhà

- Quả sau khi được chọn lựa kỹ được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Tốt nhất nên dùng vòi có tia nhỏ, mạnh phun thẳng vào quả khiến chất bẩn và vi khuẩn nằm trên vỏ quả rơi ra.

- Ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả).

- Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm.

- Dùng quạt mát làm khô quả thật nhanh trong vòng vài phút.

- Gói quả thật kín trong túi ny-lông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15oC.

Lưu ý:

- Một số người có thói quen dùng vôi bột bôi vào núm quả. Cách làm này ngăn được vi khuẩn xâm nhập nhưng chỉ kéo dài vài ngày, khi vôi bột khô sẽ hết tác dụng.

- Đối với những quả để trên bàn thờ thắp hương thì không thể để được lâu vì khói hương làm chín quả nhanh.

- Một số gia đình dùng nước ozone để bảo quản rau quả và yên tâm tuyệt đối nhưng thực chất, nước ozone có tác dụng phân hủy một số chất và cũng tác dụng với một số chất khác gây độc hơn. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn không biết rau quả được phun loại thuốc trừ sâu nào, có những chất độc nào. Vì thế, lời khuyên tốt nhất là nên dùng nước muối để ngâm rửa.

- Không nên để hoa quả trong ngăn đá hoặc ở nhiệt độ quá lạnh vì khi đưa ra nhiệt độ thường, quả sẽ nhanh chín, nhanh hỏng hơn.

- Nếu có điều kiện, nên bảo quản hoa quả trong nước hòa anolyt, giá thành rẻ và đảm bảo an toàn.

- Bày cỗ lên ban thờ càng thắp ít nhang càng tốt vì trong nhang có nhiều chất làm mất mùi, mất vị, lớp vỏ bao quanh thức ăn khô, nhạt do tác dụng chất làm biến đổi chất lượng thực phẩm. Khói nhang nếu thắp nhiều ảnh hưởng tới đường hô hấp.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Nên Dùng 1/6 Quả Bơ Mỗi Ngày Là Đủ

Quả bơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, xem bơ như là một thực phẩm chính thì sẽ phản tác dụng

Nên dùng 1/6 quả bơ mỗi ngày là đủMặc dù ăn bơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol gây hại, phòng chống ung thư, cải thiện thị giác… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, xem bơ như là một thực phẩm chính thì sẽ phản tác dụng, dẫn đến nhiều tác hại khôn lường. Như làm tổn thương gan, dẫn đến dị ứng, ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, khiến cơ thể tăng cân,….

Trong quả bơ chứa nhiều collagen. Collagen là một chất có tác dụng tái tạo da, giúp đẩy lùi sự lão hóa rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quả bơ, collagen có thể không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn quả bơ với lượng vừa phải.

Nếu thêm bơ vào chế độ ăn của mình thì hãy chắc chắn cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác vì hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân. Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn một loại quả nào đó, ví dụ như bơ, chuối, đào, dưa hấu, khoai tây, cà chua, kiwi…

Những người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng với quả bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, bồn nôn… khi ăn quả bơ thì bạn cần chú ý để tránh loại quả này trong chế độ ăn của mình.

Trái bơ có tác dụng kháng viêm nhưng nó đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khi uống một số loại thuốc. Nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn ăn bơ vì trái bơ có thể làm cho loại thuốc này mất tác dụng.

bo-2-300x300 Nên dùng 1/6 quả bơ mỗi ngày là đủThứ gì ăn nhiều cũng đều khiến cơ thể dư thừa chất đó và không có lợi cho sức khỏe. Quả bơ cũng vậy. Theo một nghiên cứu về tác dụng của trái bơ do các chuyên gia Mexico thực hiện, để phát huy tốt đa tác dụng của trái bơ, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.


Lan Trầm Tím - Dendrobium Nestor

Cây lan này là một giống lai lan lai tạo giữa cây Dendrobium anosmum - Dã hạc, Phi điệp và cây Dendrobium parishii - Song hồng, Hoàng thảo tím được Veitch cầu chứng vào năm 1893 với tên Den Nestor

Thân cây không giống như Den anosmum dài từ 80 phân đến 1,5 th và cũng không quá mập mạp như Den. parishiitừ 20-40 phân. Thân cây Den. Nestor hơi ngắn và lên thẳng như cây Den. parishii chứ không quá dài và buông thõng xuống như Den. anosmum. Thừa hưởng đặc tính di truyền của cây cha và cây mẹ cho nên rất thơm, nhưng mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm chứ không quá hắc. Hoa khá giống 2 cây cha mẹ nhưng có mầu tím hồng rất đẹp.

Qua kinh nghiệm học hỏi thêm về những cây lan thuộc nhóm rụng lá mới biết rằng mình đã phạm nhưng lỗi lầm quan trọng như sau:

- Dùng chậu quá lớn, trong khi cây lan lại ưa chậu chật hẹp cho rễ bó lại với nhau (root bound).
- Khi tưới phải đợi cho cây khô rễ rồi mới tưới, tức là tưới thưa ra. Mùa hè không tưới nhiều nước và bón phân đầy đủ nên cây con không mọc mạnh.
- Không tôn trọng thời kỳ chuẩn bị ra hoa, vẫn tưới nước và bón phân như thường làm cho thối rễ và cây bị mất sức. Xin xem chi tiết trong bài "Thời Kỳ Nghỉ Ngơi".
- Lỗi lầm quan trọng nhất là đã cắt bỏ những thân cây già. Nên nhớ thân cây tuy già nhăn nheo nhưng vẫn có thể ra hoa vào mùa tới và chính là bầu sữa nuôi những cây còn nhỏ.
- Một nguyên nhân khác là ở ngoài thiên nhiên, lan tự do mọc thẳng lên hay cong quẹo hay rũ xuống nay bị chúng ta cột thẳng lên làm cho nhựa cây khó dồn lên ngọn làm cho thân cây ngắn lại, vì vậy nên để lan mọc theo ý muốn.

CÁCH TRỒNG


Những cây cùng một nhóm rụng lá như: Den. anosmum, Den. friedericksianum, Den. heterocarpum, Den. lituiflorum, Den. parishii, Den. pierardii, Den. primulinum v.v... cách trồng đều giống như nhau với hợp chất như sau: Vỏ thông cở vừa 25%, than củi nhỏ 25%, đá nhỏ 25% và 30% perlite.

Ánh sáng cần khoảng 3000-4000 ánh nến, và cần có lưới che đề phòng bị cháy lá.

Mùa hè càng nóng, càng phải tưới cho thật nhiều và ẩm độ càng cao, càng tốt (70-90%). Bón phân 30-10-10 hay 20-20-20 mỗi tuần.

Mùa Thu hay từ tháng 10 trở đi, khi thấy lá cây úa vàng tưới ít đi và bón phân 10-30-20 và phun thuốc 0-50-0 để kích thích cho cây ra nụ. Vào thời kỳ này nếu ban đêm không lạnh xuống dưới 55-60°F hay 13-15°C trong vòng 4-6 tuần lễ sẽ khó lòng có hoa. Ngưng hẳn việc tưới bón vào tháng 12, nhưng thỉnh thoảng phải phun nước cho thân cây khỏi bị teo tóp, nhăn nheo.

Vào cuối mùa Đông hay đầu mùa Xuân, cây bắt đầu nhú nụ ở các đốt phía trên gần ngọn, lúc này hãy tưới sơ qua hoặc phun nước cho thật đẫm. Nếu chúng ta chú ý sẽ thấy ở ngoài thiên nhiên, thời gian này sẽ có nhưng trận mưa phùn hay mưa bụi làm cho thân cây đẫm nước, căng phồng nhưng rễ chỉ ẩm chứ không ướt sũng những nước.

Khi hoa nở, tưới nước điều hòa và khi hoa tàn ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các các cây (keikies) mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.

Mỗi chậu lan cần có ít nhất 2 thân cây già trụi lá để nuôi các cây con.

Cách trồng tốt nhất là trồng trong chậu gỗ và treo nơi thoáng gió, hoặc trồng trong những giỏ treo ngược cho cây buông thõng xuống bởi vì thân cây quá dài làm cho chậu nhựa bị lật nghiêng và nước tưới khó lòng vào trong chậu.
Lan trầm tím
Lan trầm tím
Lan trầm
Lan trầm tím - Den Nestor

6 Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Hoa Thiên Lý

Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì.

6 bài thuốc trị bệnh từ hoa thiên lýThiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu chữa lòi dom, đinh nhọt, trị giun kim…

Theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy thiên lý vừa là thức ăn và thuốc bổ dưỡng giúp trẻ mau lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt vừa tăng sức đề kháng cho người sử dụng. Chất kẽm còn có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng thiên lý

1. Chữa tiểu buốt


Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống trong 5 ngày.

2. Chữa đinh nhọt

Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

3. Trị giun kim

Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.

4. Chữa mất ngủ

Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần.

5. Phòng rôm sảy ngày hè

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

6. Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt


Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn sẽ có tác dụng.

Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.