Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Những ai nên hạn chế ăn quả bưởi?

Mặc dù bưởi có nhiều vitamin và rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thoải mái ăn bưởi. Vì với một số người bưởi lại là thứ quả đại kỵ.

Tác dụng phụ của bưởiBưởi là loại quả xuất hiện nhiều ở mùa thu đông. Bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y cho rằng bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.

Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.

Do trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Rất phù hợp với nguyên tắc “đẹp tự nhiên” của chị em, là loại quả thích hợp nhất cho sự chọn lựa của các bạn gái trong mùa thu đông. Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể giảm làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn bưởi. Những đối tượng dưới đây không nên ăn bưởi vì có thể sẽ có hại cho sức khoẻ của bạn:

- Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

- Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

- Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol.

Những đối tượng kể trên muốn đảm bảo an toàn thì sau 48 giờ thôi không dùng thuốc (hút thuốc, uống rượu..) mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Puranocoumarin làm tăng giáng hoá Cyt P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc, của nicotin, ethanol, hại cho sức khoẻ.

- Người đang dùng các loại thuốc sau: Thuốc chống mỡ máu nhóm Statin (có trên 10 loại khác nhau), thuốc chữa loét dạ dày tá tràng tiến triển (Omeprazol…), thuốc chữa suy tim ứ huyết (Carvedilol…), thuốc chữa suy tim đau thắt ngực (Nitroglicerin…), thuốc chống loạn nhịp tim (Quinidin, Amiodaron…), thuốc an thần gây ngủ (Diazepam, Trizolam…)

Vì nếu sử dụng những loại thuốc này kết hợp với bưởi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc cũng như gây tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể và tính mạng.

- Người đang bị tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi: Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.

Công dụng chữa bệnh từ thanh đại

Theo Đông y, thanh đại vị mặn, tính hàn; vào kinh can; tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban, được dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, viêm hạnh nhân - viêm VA, cam tẩu mã; chữa viêm lợi chảy máu…

Cây chàm mèoThanh đại còn có tên khác là bột chàm. Tên khoa học: Indigo pulverata levis (bột màu xanh tự nhiên). Thanh đại là sản phẩm được điều chế từ nhiều cây:  chàm mèo: Strobilanthes cusia Bremek., họ ô rô (Acanthaceae); chàm: Indigofera tinctoria L., họ đậu (Fabaceae); bản lam căn: Isatis indigotica Fort. hoặc Isatis tictoria L., họ chữ thập (Brassicaceae); nghể chàm: Polygonum tinctorium Lour., họ rau răm (polygonaceae).

Theo Đông y, thanh đại vị mặn, tính hàn; vào kinh can; tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban, được dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, viêm hạnh nhân (viêm VA), cam tẩu mã; chữa viêm lợi chảy máu… Liều dùng: 2 – 8g. Do vị thuốc khó tan trong nước nên thường làm thành thuốc bột hoặc cho vào thuốc thang. Thanh đại là thành phần chính của thuốc cam (có màu xanh) trong các phòng mạch của lương y để chữa các chứng bệnh trên.

Cây chàm nghểGần đây, một số thầy lang bán thuốc cam có màu da cam, màu đỏ, thành phần chủ yếu là hồng đơn (chì), gây ngộ độc và nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Theo nghiên cứu mới đây tại Đài Loan thì bột thanh đại (indigo naturalis) rất hiệu nghiệm trong việc trị bệnh vảy nến (psoriasis). Những nghiên cứu hiện đại cho thấy: bột thanh đại có tác dụng giải độc, có cả chất chống ung thư, nên bộ quần áo nhuộm chất chàm là một kinh nghiệm của dân gian giúp chống lại sơn lam chướng khí.

Thanh đại được dùng để chữa các bệnh

Giải độc trị nhọt

Trị các bệnh ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy nước: thanh đại 8g, thạch cao 16g, hoạt thạch 16g, hoàng bá 8g. Các vị nghiền mịn, trộn đều, thêm một lượng vaselin, đánh kỹ, bôi vào chỗ đau.

Trị viêm tuyến mang tai cấp tính trẻ em (quai bị): thanh đại và ít băng phiến. Chế với nước ấm, bôi vào chỗ đau.

Lương huyết, tiêu ban: phát ban do nhiệt độc, huyết nhiệt gây thổ huyết, đổ máu cam.

Trị ban đỏ do nhiễm hàn: thanh đại 8g. Uống với nước.

Trị ho ra đờm có máu, đờm huyết do giãn phế quản: thanh đại 12g, cáp phấn 12g. Nghiền bột mịn. Mỗi lần dùng 2 – 4g, uống với nước, ngày 2 lần. Nếu huyết nhiệt gây thổ huyết, chảy máu cam, có thể dùng thanh đại hoặc kết hợp với bồ hoàng, hoàng cầm.

Thanh nhiệt giải nắng


Trị cảm nóng, tiểu tiện ít mà đỏ:
thanh đại 63g; cam thảo 63g; hoạt thạch 63g. Nghiền chung thành bột; mỗi lần 12 – 30g. Sắc hoặc pha với nước.

Chữa viêm gan cấp và mạn tính: thanh đại 12g; bạch phàn 24g. Nghiền thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 2g.

Chữa viêm răng lợi, hầu họng

Thuốc cam xanh: bạch phàn 20g, thanh đại 80g, ngũ bội tử 20g, băng phiến 2g. Thuốc bôi chữa viêm lợi, ngứa nhức chân răng, sâu răng; chảy máu, cam miệng, cam mũi trẻ em. Thuốc này không có asen và chì nên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Thuốc cam tẩu mã: hoàng bá 12g; hoàng  liên 16g; thanh đại 20g; đinh hương 12g; đại hồi 4g; nhân trung bạch 20g; bạch phàn 12g. Dạng thuốc bột, đắp chỗ lợi sưng đau. Ngày làm 3 – 4 lần.

Kiêng kỵ: Do tính rất hàn nên không phải thực nhiệt thì không dùng.

Cách khai thác lấy mủ nhựa cây trôm

Theo Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM hướng dẫn thì việc lấy mủ trôm thực hiện hiệu quả khi cây trôm được độ 10 tuổi trở lên thì mới nên lấy mủ, lúc đó đường kính của cây đạt trên 20cm cành nhánh cây nhiêu và xum xuê, đường kính tán lá cây trên 4m thì khi lấy mủ cây không bị mất sức.

Có 3 cách lấy khai thác mủ trôm:

Mủ trôm– Chặt các nhánh cây trôm, cắt khúc ngâm vào nước, sau vài tiếng chất dịch trong cành nhánh chảy hòa vào trong nước, vớt các cành ra ta có dung dịch chất nhầy nhầy đó là mủ trôm, cách này chỉ có thể sử dụng ngay khó chế biến thành phẩm.

– Vào mùa mưa, dùng đục nhọn đục vào thân cây, sau đó khoét thành lỗ rộng 10cm, sâu 5-7cm vết khoét hơi nghiên vào phía trong để mủ tụ lại. Sau vài ngày trên lỗ đục xuất hiện một cục chất nhầy, lấy đem phơi khô thì sẽ được một ít mủ trôm khô, cách này giống như lấy mủ cây gòn, các cục mủ này khi sử dụng đem ngâm vào nước có được dung dịch mủ trôm.

– Vào mùa mưa, buổi chiều chặt ở các ngọn cây trôm, mủ trôm chảy nhựa trên ngọn và rơi xuống dưới đất vào buổi tối, dùng bạt nylon trải bên dưới để hứng lại sáng hôm sau đem phơi để làm mủ trôm khô.

Hiện tại đối với cây trôm lấy mủ người ta chưa sử dụng chất khích thích cho ra mũ trôm.

Phương pháp trồng Đu đủ

Đu đủ dễ trồng, ưa đất thoát nước, được trồng ở khắp nơi để lấy quả ăn. Trồng 8 tháng đã cho quả.

Trồng và chăm sóc cây đu đủĐu đủ - Carica papaya, cây ăn quả, họ Đu đủ - Caricaceae. Thân trụ, cao 8 – 10 m, không phân nhánh, mang một chùm lá ở ngọn. Lá to, mọc cách, không có lá kèm, cuống dài, rỗng, gân lá hình chân vịt, phiến chia 8 – 9 thuỳ sâu. Hoa vàng nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa thường đơn tính khác gốc nhưng có khi tạp tính (cùng một gốc có cả hoa đực, cái và lưỡng tính). Quả mọng, ruột rỗng, mang nhiều hạt. Cây có nhiều ống nhựa mủ chứa chất papain, có thể có ancaloit là cacpain.

1. Một số giống và kỹ thuật chọn giống Đu đủ

1.1 Giống

Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các giống sau:

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.

- Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái  300-500g

- Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.

1.2. Chọn giống

Tháp hay giâm cành đu đủ đều trồng được cả, nhưng trồng bằng hột thì dễ dàng và tiện lợi hơn vì trái đu đủ nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng. Hột vẫn còn nẩy mầm sau ba năm nếu đựơc tồn trữ nơi khô ráo và mát mẻ. Gieo hột càng tươi càng tốt.

- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống.

- Xử lý hạt: Vớt những hạt nổi bỏ đi, những hạt chìm làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin 1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO3) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nước rửa sạch là có thể đem gieo. Để hạt trong nhiệt độ 32-35°C để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc đều và nhanh.

2. Thời vụ và đất trồng Đu đủ

2.1  Khí hậu

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao 30-35°C hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250-300mm/tháng, cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ dưới 0°C làm cây chết, hư hại nặng nề. Nếu khi trái chín mà khí trời lạnh, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt. Đu đủ cũng cần nhiều mưa và mưa phân phối đồng đều. Nếu không mưa thì cần tưới nước, đu đủ mới cho nhiều trái. Thiếu nước mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to.

2.2 Đất đai

Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5-6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên líp thật cao và đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước. Chuẩn bị đất: Đất trước khi trồng nên đánh luống rộng 2-2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nước.

2.3  Thời vụ

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy nhiên để hạn chế sâu bệnh có thể bố trí trồng Đu đủ vào đầu mùa mưa (Tháng 4-5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (Tháng 10-11)

3. Kỹ thuật trồng chăm sóc Đu đủ

3.1 Ươm cây con

- Gieo hạt trên các luống:

Đất trên luống cần được làm kỹ, trộn đều 5-10kg phân hữu cơ hoai mục, 0,15-0,2kg Supe lân, 0,3-0,5kg vôi cho 1m2 đất luống. Hạt được gieo theo lỗ, mỗi lỗ 2-3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 5-10cm, gieo hạt ở độ sâu 0,6-1cm, sau đó lấp đất và cần tủ một lớp rơm rạ, thường xuyên tưới hàng ngày cho đủ ẩm, khi cây con đã mọc tưới ít dần, cây có 2-4 lá thì 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây cao khoảng 4-6cm (có 4-5 lá) là có thể bứng cấy vào bầu. Chọn những cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ để cấy vào bầu. Xếp các bầu cây vào khay, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Nên ươm cấy qua bầu để đạt được tỉ lệ sống cao.

- Gieo hạt trong bầu:


Dùng túi nilon kích thước 12 x 7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi có thể gieo hai ba hột để trừ hao khi hột ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm, thường xuyên tưới nhẹ mỗi ngày 1 lần, giữ ẩm cho đất ở mức 65-70%. Cần chú ý: sau khi hạt nảy mầm thành cây thì tưới thưa hơn vì lúc này cây chưa cần đến nước nhiều, tưới nhiều đất quá ẩm cây con dễ bị nhiễm bệnh.

3.2 Kỹ thuật trồng

- Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60 x 60 x 30cm. khoảng cách trồng: hàng cách hàng từ 2-2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000-2.100 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

– Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng, chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thùy, biểu hiện của cây cái.

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã khi có mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc ra.

- Khi cây cao 40-50cm (2,5-3 tháng tuổi) phải vun gốc bón thúc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100g urê + 300g super lân + 50g kali quanh gốc sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Khoảng 5-6 tháng sau khi đặt vào hố, cây đu đủ bắt đầu trổ hoa. Chỉ nên giữ lại các cây cái hay cây lưỡng tính mọc mạnh, tỉa bỏ các cây khác. Khi cây đã ra hoa, trái nên bón phân thêm một lần nữa, liều lượng phân bón như đã nêu trên. Khoảng 9-10 tháng sau khi trồng là đu đủ có trái và cây ra trái suốt năm. Đều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn sạch cỏ, được tủ gốc để giữ ẩm thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ căng, mã đẹp .

3.3 chăm sóc

Chặt bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác. Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ ngã do gió, bão và khả năng chiụ úng ngập rất kém, vì vậy cần chú ý làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ trong mùa mưa gió và khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, bão. Những nơi mùa khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giữ ẩm cho cây. Tốt nhất là tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Những nơi lạnh cần bao quả. Để đạt năng suất cao cần thụ phấn bổ khuyết cho hoa. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

Thường cứ 30 – 45 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa quả, cành lá một lần. Nên dùng đất thịt mới ở ruộng cầy ải, đất bùn ao phơi khô xếp vào xung quanh gốc, hoặc đất phù sa thật tốt. Khi cây ra quả và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt quả èo, hoa xấu, bỏ bớt những chùm quả quá dầy. Cây đu đủ nào cao trên 3m ở những nơi thoáng gió cần tỉa đốn ngọn (có nơi dùng nồi đất, gạch ngói úp lên ngọn đã cắt) cho cây đâm nhánh không vươn lên cao.

– Cắm cây cọc: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.

- Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

- Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

- Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

- Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

3.4 Bón phân

Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali. Lượng phân bón cho 1 cây như sau :

- Năm thứ 1: phân chuồng 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg lân super + 0,2-0,3kg kali sulfat

- Năm thứ 2: phân chuồng 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg lân super + 0,3-0,4kg kali sulfat

- Các thời kỳ bón cho cây: sau trồng 1,5-2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm. Khi cây ra hoa: 30% đạm, 30% lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7-8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali.

- Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn.

3.4 Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau:

– Bệnh phấn trắng: phòng trị bằng cách phun Anvil 0,2%, Rovzal 0,2%

- Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.

- Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất khó chữa trị. Tốt nhất là nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới.

- Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc.

- Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.

Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Cần lưu ý khắc phục các khâu sau:

- Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa mưa, tiện cho việc tưới nước vào mùa nắng, vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió.

– Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với mưa gió và sâu bệnh sau này.

– Cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không được để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tưới, có thể tưới phun hoặc tát nước vào rãnh líp cho đất hút đủ nước. Mỗi tháng, kết hợp phun 2-3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng, giúp cho cây tạo diệp lục tố.

4. Thu hoạch Đu đủ

Đu đủ sau khi trồng 7 tháng có thể thu hoạch quả xanh làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng. Cây đu đủ có thể thu hoạch quanh năm. Khi quả chín vàng (hay đỏ) từ 2/3 quả trở lên, trên quả đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả đã tích lũy tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lượng thương phẩm tốt. Khi thu hái trái (cây cao dùng thang) nên vặn từng quả một nhẹ nhàng. Quả chín đem xếp vào sọt, mỗi lớp quả có một lớp rơm. Trên cùng phủ kín rơm hay bao tải để 3-5 ngày vàng đều và sờ tay hơi mềm là có thể lấy ra ăn hay đem bán. Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây cho thu hoạch cao có thể đạt 100-120kg quả/cây.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma

Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất.

Nấm đối kháng TrichodermaChúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.

Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.

Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài.

1. Khả năng kiểm soát bệnh

Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.

Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.

2. Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma

2.1 Lương thực và ngành dệt

Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.

2.3 Chất kiểm soát sinh học

Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.

2.4 Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng


Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.

Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.

2.5 Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen

Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát triển.

2.6 Khả năng ứng dụng ở Việt Nam


Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh) phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.

Trị bệnh bằng sinh tố

Sinh tố là một loại nước uống bổ dưỡng giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các loại hoa quả thường dùng để làm sinh tố như: dâu tây, cà rốt, bơ, xoài, chuối, dứa, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu, táo…

Trị bệnh bằng sinh tố trái câyTheo Vietsunmagazine, Việc chọn đúng loại rau quả và kết hợp chúng lại với nhau khi xay nhuyễn sẽ cho chúng ta một thức uống bổ dưỡng, tạm thời cải thiện và khắc phục được một vài chứng bệnh thông thường và bồi bổ sức khỏe.

1. Hội chứng suy nhược thần kinh,căng thẳng, hồi hộp quá độ

Nguyên nhân: mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm hoặc hormone thiếu cân bằng.

Nên ăn: trái cây tươi, rau giàu fiber, đồ ăn chứa nhiều vitamin B.

Tránh: đồ uống có chứa cafeine, rượu, bột và đường tinh chế.

Sinh tố có tác dụng trị bệnh: Chuối Hạnh Nhân

- 250 ml sữa đậu nành/sữa hạnh nhân
- 3 thìa cafe hạnh nhân nghiền
- 2 trái chuối chín lột vỏ, cắt miếng
Cho tất cả vô máy xay sinh tố, xay tới nhuyễn đổ ra uống.

2. Dị ứng ( nóng sốt,mẫn ngứa, hen suyễn)

Nguyên nhân: là do phản ứng của cơ thể chống lại những xâm nhập gây hại.

Nên ăn: Rau trái chứa chất flavonoids và antioxidants; a-xit béo có trong dầu cá, hạt lanh, hạt hướng dương…

Tránh: thực phẩm dễ gây dị ứng; đường; rượu; thực phẩm dễ tạo đờm (đàm) như sản phẩm từ sữa, chuối…

Sinh tố có tác dụng trị bệnh: C-Xanh
- 175 ml  nước ép táo
- 250 ml rau spinach
- 1/2  trái bơ bỏ vỏ
- 15 rau ngò tây cắt nhỏ
- 15 ml  rau cải xoong
Bỏ tất cả nguyên liệu vô máy xay sinh tố, xay tới khi nhuyễn và uống ngay.

3. Làm đẹp da và trị da khô,mụn

Nên ăn: rau trái tươi; thực phẩm giàu beta-carotene như cà rốt, bông cải xanh, các loại rau lá xanh, trái mơ, đu đủ); các loại thảo mộc có tác dụng lọc máu như rễ cây bồ công anh, rễ cây burdock, cây thì là; các loại hạt như hạt lanh, hạt bí, hạt hướng dương.

Tránh: thịt đỏ; sứa; đường; sô cô la; cà phê và trà đen

Sinh tố có tác dụng trị bệnh: Trái lê và rau thì là
- 125 ml  nước ép trái lê hoặc táo
- 2 trái lê, gọt vỏ, bỏ lõi
- 1 trái chuối chín, bỏ vỏ
- 1/2 cup thì là thái nhỏ
Cho tất cả nguyên liệu vô máy xay sinh tố, xay tới khi nhuyễn và uống ngay.

4. Tăng cường kháng thể

Nên ăn: rau và trái cây hữu cơ tươi sống; thực phẩm từ hạt; uống nhiều nước.

Tránh: đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn; mỡ động vật; rượu

Sinh tố có tác dụng trị bệnh: Nho
- 1/2 cup nho tươi hoặc nước ép bưởi
- 1tbsp  hạnh nhân giã
- 2 cups nho đỏ không hạt
- 1/2 cup  trái blueberries
- Nửa trái bưởi, lột vỏ, bỏ hạt
Cho tất cả nguyên liệu vô máy xay sinh tố, xay tới khi nhuyễn và uống ngay.

Những công dụng nổi bật của quả đậu bắp

Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.

Những công dụng nổi bật của quả đậu bắp

Trái đậu bắp có nhiều lợi ích- Giúp sáng mắt, đẹp da: Đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.

- Giúp hạ mỡ máu: Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.

- Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày:
Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

- Giúp tóc xanh, bóng mượt: Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguôi. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.

- Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi: Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

- Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.

Tuy nhiên, đậu bắp có tính mát. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa mộc

Cây sa mộc là loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, gỗ bền đẹp dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Sa mộc ưa ánh sáng, mọc nhanh so với một số loài cây lá kim khác, sinh trưởng tốt ở các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, Lào Cai… phù hợp nơi tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, thoát nước.

1. Hạt giống

Cây sa mộcChọn cây từ 10 năm tuổi trở lên, có hình dáng đẹp, thân thẳng, không sâu bệnh để lấy hạt giống. Chọn quả to mập màu vàng nhạt, ủ đống bằng bao tải 2 - 3 ngày cho chín đều. Thường xuyên đảo quả, cho quả khô đều. Khi quả nứt đem phơi và đập nhẹ để tách hạt.

2. Tạo cây con

- Xử lý hạt: Hạt trước khi xử lý phải làm sạch. Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 400C trong thời gian 8 - 12 giờ. Sau 5 - 6 ngày, gieo hạt thẳng vào bầu. Mỗi bầu gieo 2 - 3 hạt ở độ sâu 0,2 - 0,3 cm, gieo xong phủ một lớp đất mịn đủ kín hạt, tưới đẫm nước. Khi cây 1 tháng tuổi, tỉa bớt chỉ để lại mỗi bầu 1 cây sinh trưởng tốt, trồng giặm bổ sung vào cây chết. Định kỳ 15 ngày làm cỏ, phá váng 1 lần kết hợp với bón thúc phân NPK nếu cây sinh trưởng kém.

- Phòng trừ sâu bệnh: Khi cây sa mộc 2 tháng tuổi hay bị nấm lở cổ rễ, vì vậy phải phun thuốc Boóc đô có nồng độ 0,5% với liều lượng pha 1 lít/8 m3.

- Đảo bầu: Khi cây con 3 - 4 tháng tuổi, cần phải đảo bầu. Khi cây con từ 6 tháng tuổi trở lên, phải đảo bầu để hạn chế rễ ăn vào nền đất, đảo xong phải tưới đẫm nước và làm giàn che. Cây con xuất vườn từ 8 - 12 tháng tuổi, cây khoẻ có hình dáng đẹp, cân đối, không cụt ngọn, không sâu bệnh, cây cao từ 30 - 35 cm, đường kính cổ rễ 0,3 - 0,5 cm.

3. Kỹ thuật trồng

- Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng vào tháng 3 - 4, vụ thu trồng vào tháng 8 - 9. Trồng nơi có thực bì cây bụi, cây tái sinh. Mật độ trồng 1.600 cây/ha, cự ly cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. Cuốc hố theo đường đồng mức, hố đào bố trí theo hình nanh sấu, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm, cuốc lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày.

Cây sa mộc giống- Trồng cây: Chọn ngày râm mát, đất trong hố đủ ẩm, moi đất giữa hố, cắt bỏ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn, vừa lấp đất màu vừa ấn xung quanh, lấp kín cổ rễ cao 2 - 3 cm thành hình mâm xôi.

4. Chăm sóc rừng

- Sa mộc trồng vụ xuân, chăm sóc 3 năm

- Sa mộc trồng vụ thu, chăm sóc 4 năm

* Năm thứ nhất:

- Vụ xuân chăm sóc 2 lần

- Vụ thu chăm sóc 1 lần

+ Kỹ thuật chăm sóc năm thứ nhất: Lần 1 rẫy cỏ vun đất vào gốc cây, đường kính 0,6 - 0,8 m. Kết hợp trồng giặm cây chết. Lần 2 phát quang thực bì, cắt gỡ dây leo lấn át cây trồng, kết hợp trồng giặm cây chết.

* Năm thứ 2:

- Chăm sóc 3 lần. Lần 1 cũng như năm thứ nhất, lần 2 và 3 phát quang cây bụi, cỏ xâm lấn, cắt gỡ dây leo cuốn gốc cây trồng.

* Năm thứ 3:

- Chăm sóc 3 lần, kỹ thuật như lần 2, lần 3 của năm thứ 2.

* Năm thứ 4:

- Chăm sóc 1 lần, phát quang cây bụi, cỏ xâm lấn, cắt gỡ dây leo cuốn gốc cây trồng (áp dụng cho rừng trồng vụ thu).
Hàng sa mộc trồng hai bên đường nhà vua mèo

Kỹ thuật trồng su hào Hàn Quốc

Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh năm, có thể thu hoạch sớm chỉ 32 – 35 ngày sau trồng, nếu để đến 40 -45 ngày củ vẫn không bị xơ

Giống su hào b40, su hào ngắn ngày hàn quốcNhững năm gần đây, để giải quyết vấn đề rau giáp vụ và làm tăng hiệu quả sử dụng đất, Công ty TNHH Giống cây trồng Đất Việt đã nhập khẩu giống su hào lai F1 Hàn Quốc (tên thương mại là B40): chịu nhiệt, ngắn ngày, tính thích nghi rộng, dễ trồng, cho năng suất và chất lượng cao.

Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh năm (chỉ trừ khi nhiệt độ quá cao > 36 độ C hoặc quá lạnh < 15 độ C), có thể thu hoạch sớm chỉ 32 – 35 ngày sau trồng, nếu để đến 40 -45 ngày củ vẫn không bị xơ. Dạng củ tròn dẹt, màu xanh trắng, ăn ngon, giòn, không xơ, trọng lượng trung bình: 400 – 600 gam/ củ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Lượng hạt giống cần cho 1 sào BB ( 360 m2 ): 12 – 14 gam.

- Gieo hạt trong vườn ươm, cây con được 18-20 ngày thì đem trồng

- Đất làm kỹ, sạch cỏ, tơi xốp, lên luống cao 20-30 cm, rộng 80-90 cm, rãnh rộng 30 cm.

- Trồng hàng 3 trên luống, cây cách cây 250-30 cm. Mật độ 2.500-2.700 cây/ sào 360 m2

- Phân bón cho 1 sào BB: Phân chuồng hoai mục: 600 – 800 kg, đạm urê: 6 - 8 kg, lân Super: 15 – 20 kg, Kali Clorua: 6 – 8 kg

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. Lượng đạm và kali còn lại chia tưới thúc 3 – 5 ngày 1 lần nồng độ 1% (kết hợp với tưới nước giữ ẩm, vun xới làm cỏ).

- Lưu ý: Vì đây là giống ngắn ngày, dọc lá thẳng, ưa ẩm nên cần trồng mật độ dày và chú ý chăm sóc tốt ngay từ đầu, thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng (Ao đất: 70 – 80 %)

Giống su hào B40 được đóng gói trong hộp thiếc 100 gam hoặc túi giấy 14 gam rất tiện dụng.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Thêm thông tin về hạt Chia

Hạt Chia hay là hạt Quinoa, hạt Chia đã có mặt từ rất lâu nhưng chỉ mới trở nên phổ biến tại Bắc Mỹ gần đây

Hạt chia với nhiều lợi íchTheo một bài viết trên abcnews.com, hạt Chia là thực phẩm thịnh hành nhất của năm 2013! Chúng phổ biến đến nỗi bạn có thể tìm thấy chúng dưới nhiều hình dạng và thể loại: hạt Chia, hạt Chia xay nhuyễn, thức ăn vặt có Chia, bánh Chia, thức uống có Chia!

Hạt có thể có dưới 2 dạng chính là màu đen và màu trắng, xen lẫn một số rất ít dưới dạng màu vàng hoặc nâu. Tuy nhiên thành phần bổ dưỡng không có gì khác biệt. Hiện nay đa số người ta có khuynh hướng sử dụng hạt Chia đen nhiều hơn. Tuy gọi là hạt Chia đen nhưng trong đó có khoảng từ 10 đến 15 phần trăm pha trộn hạt trắng và nâu.

Dưới đây là 10 lợi ích hàng đầu của Chia mà Huffington Post đã liệt kê ra. Bạn có thể thêm chúng vào bất kỳ món nào! Sinh tố, sà-lách, cereal, cơm, đồ nướng. Nhưng chỉ nên dùng một ít thôi nhé! Chia rất giàu chất xơ nên nếu dùng với số lượng lớn có thể gây khó chịu cho dạ dày. Theo Drew Rosen, giáo viên dạy nấu ăn và chuyên viên dinh dưỡng tại Whole Foods Market Tribeca của New York City thì “bạn chỉ nên ăn một ít thôi, tối đa khoảng 31g ( 1 ounce)  một ngày”.
10  Lý do nên đưa hạt Chia vào thực đơn

1. Chống bệnh tiểu đường: Hạt Chia được xem là cách chữa trị bệnh tiểu đường loại 2 có nhiều tiềm năng vì nó có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa.

2. Cung cấp nhiều chất xơ: Một ounce hạt Chia chứa 11 gram chất xơ, tương đương với khoảng 1/3 số lượng chúng ta nên kết nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trộn thêm Chia vào thức ăn là cách dễ dàng nhất để bảo đảm bạn có được một hàm lượng chất xơ đầy đủ, rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa.

3. Tích trữ Omega-3: 1 ounce hạt Chia chứa gần 5g omega-3 acid. Đây là chất béo rất quan trọng giúp giữ não bộ khỏe mạnh.

4. Giúp răng và xương chắc khỏe hơn: Cơ thể sẽ tiếp thu được 18% lượng can-xi nên thu nạp mỗi ngày khi dùng hạt Chia, giúp duy trì sức khỏe xương và răng miệng, đồng thời giúp ngăn ngừa chứng loãng xương.

5. Manganese: Manganese không phải là chất dinh dưỡng phổ biến nhưng rất quan trọng cho sức khỏe. Nó rất tốt cho xương và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết khác như biotin và thiamin.

6. Giàu phosphorus: Giúp chúng ta duy trì sức khỏe xương và răng. Cơ thể chúng ta sử dụng phosphorus để tổng hợp chất protein cho sự phát triển của tế bào và mô.

7. Tích trữ protein: Hạt Chia là nguồn protein rất tốt cho những người ăn chay vì không có bất kỳ hàm lượng cholesterol nào.

8. Chống béo bụng: Theo tổ chức Live Strong, tác dụng ổn định lượng đường huyết của hạt Chia giúp ngăn ngừa sự đề kháng insulin, một trong những yếu tố làm tăng mỡ bụng.

9. No nhanh: Tryptophan, một loại amino acid được tìm thấy trong gà tây cũng có trong hạt Chia, giúp kiểm soát việc thèm ăn, điều hòa giấc ngủ và cải thiện tâm trạng.

10. Cải thiện sức khỏe tim mạch: Theo Cleveland Clinic, hạt Chia được chứng minh là có thể giúp cải thiện chứng cao huyết áp ở những người mắc bệnh tiểu đường, và có thể giúp tăng cường chất cholesterol tốt và cùng lúc giảm thành phần chất béo có hại như LDL và triglyceride cholesterol.

Cách trồng lan đuôi cáo - Sóc lào Aerides multiflora

Lan Sóc Lào hay còn gọi là Đuôi Cáo, bạch vĩ hổ, có tên khoa học Aerides multiflora là loại lan thuộc dòng giáng hương thơm rất đẹp, Hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm.

1. Cách lựa cây lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép.

2. Xử lý cây khi mua lan sóc lào (Aerides multiflora) về:

Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.
Lan Sóc Lào Đuôi Cáo, Aerides multiflora
3. Giá thể trồng lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.

4. Tưới nước cho lan sóc lào (Aerides multiflora):


Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

5. Phân bón cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.

6. Sâu bệnh trên lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần

7. Xử lý ra hoa đối với lan sóc lào (Aerides multiflora):


Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa miền Nam vừa dứt thì ta phun 6-30-30 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước hăn treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đạt hơn.

Sóc lào, đuôi cáo


Cây Đinh Lăng giống

Đặc tính:
Cây Đinh lăng giống được nhân giống theo hình thức nuôi cấy mô nên bạn có thể yên tâm về chất lượng cây đinh lăng giống.
Cây đinh lăng giống là cây đinh lăng nếp lá nhỏ và xoăn cho chất lượng tốt nhất khi sử dụng làm thuốc bồi bổ cho cơ thể
Cây giống có sẵn bầu đảm bảo tỉ lệ cây sống cao khi trồng (100%) ngay cả khi cây phải vận chuyển đi xa
Cây đinh lăng nuôi cấy mô nên khi trưởng thành sẽ cho bỗ rễ (củ đinh lăng) to và đẹp đúng với nhu cầu sử dụng làm thuốc của người mua
Cây giống cao trên 15cm, khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn xuất bán và trồng ngoài môi trường sống
Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng 1x1,5m hoặc 1,5x1,5m
Thu hoạch: Sau 12 tháng
Nguồn cây: Trung tâm cây giống Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội
Giá: Giá bán lẻ 7.000đ / 1 cây
- Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
- Giá chưa bao gồm tiền vận chuyển.
- Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 04.668 07 969 - 0986 266 563 hoặc email caygiongdhnn1@gmail.com truy cập website http://Caygiong.Org để nhận được giá tốt nhất!

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Vài cách chữa ngộ độc bằng rau trái

Nếu bị ngộ độc sắn, cần cho nạn nhân uống mật mía hoặc nước đường, nước cốt rau má và nước cốt lá sắn dây. Tốt nhất là trộn đều các thứ trên, cho uống thay nước liên tục trong ngày.

Lá dong giải độcNgoài sắn, nhiều thức ăn đồ uống khác cũng có thể gây ngộ độc. Lúc này, phải bình tĩnh gây nôn cho nạn nhân. Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây độc, cần cho nạn nhân uống nước cốt rau muống ngày 2 lần, mỗi lần 200 ml. Nếu đã biết rõ nguyên nhân, cần xử trí như sau:

- Ngộ độc rượu: Lấy 100 g búp lá dong (loại lá dùng để gói bánh chưng) giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Cũng có thể lấy búp cau non 100 g giã vắt lấy nước cốt, hoặc lấy nước cốt rau má hòa với nước chanh (chừng 300 ml) để uống.

Ngoài ra, cần kết hợp bôi vôi tôi vào hai bên gan bàn chân.

- Ngộ độc nấm: Nếu nạn nhân tỉnh, lấy lá khoai lang tươi 100 g, giã nát, vắt lấy nước uống, sau đó cho uống nước mía liên tục và ăn cháo đậu xanh. Cũng có thể dùng mộc nhĩ, nấm hương 40 g, đậu xanh tán nhỏ 40 g, sắc đặc, cho uống.

- Ngộ độc dứa: Vỏ dứa đã gọt 40 g, cam thảo đất 40 g, rau má 40 g, sắc lấy nước, cho thêm vài hạt muối để uống.

- Ngộ độc lá ngón: Nhổ cả cây rau má, rửa sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút nước đun sôi còn ấm để uống.

- Ngộ độc thuốc sâu: Cho uống nước chanh và cháo đậu xanh.

- Ngộ độc thuốc phiện: Dùng bông gòn 100 g, đốt thành than, pha với nước đun sôi để nguội để uống.

Sau khi sơ cứu theo các cách trên, nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, cần chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

10 bài thuốc dùng thảo dược trị chứng bí tiểu

Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc.

Cây mã đềDo vậy, cần có các phương thuốc giúp cho thanh nhiệt lợi thấp, thông tiểu, chống viêm, bài thạch.

Thông thường các bài thuốc Đông y chữa chứng bí tiểu khi cơ thể bị nhiệt, chức năng thận yếu hoặc hỗ trợ điều trị khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận có triệu chứng bí tiểu: Khi mắc bệnh có thể áp  dụng một trong các bài thuốc đơn giản sau:

Bài 1: Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

Bài 2: Bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày

Bài 3: Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.

Bài 4: Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.

Bài 5: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế biến: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.

Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.

Bài 7: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc  còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng  trong 1 tuần.

Bài thuốc chữa bệnh có dùng lá tre

Lá tre, tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp – một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời. Trúc diệp được thu hái khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn.

Lá tre chữa nhiều bệnhDược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt.

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng lá tre:

Chữa cảm sốt, miệng khô khát:
trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm phế quản cấp tính: trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc diệp 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tràn dịch màng phổi: trúc diệp 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, đại kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc có thể gây tiêu chảy).

Chữa viêm bàng quang cấp tính: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.

Chữa đái ra dưỡng chấp: trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa co giật ở trẻ em: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa thủy đậu: trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi tử 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa loét miệng: trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.

Lợi ích của hạt đu đủ

Lâu nay, chúng ta biết đến nhiều tác dụng của thịt quả đu đủ. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, hạt đu đủ không những không độc hại mà đang nhanh chóng trở thành một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với những dược tính của nó.

Hạt đu đủ chữa bệnhĐu đủ là loại trái cây nhiệt đới với hương vị ngọt ngào và được Christopher Columbus gọi là “hoa trái của các thiên thần”. Đu đủ có thể được tìm thấy quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa hè và mùa thu. Trong bài này chúng tôi muốn gửi đến các bạn công dụng của hạt đu đủ, một khám phá thú vị.

Lợi ích sức khỏe

Cả đông và tây y đều nhắc đến công dụng của hạt đu đủ trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ thận, và giải độc gan cũng như ngăn ngừa sự lây lan của các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng.

Hạt đu đủ có hàm lượng axit oleic và palmitic. Các loại axit béo có trong hạt đu đủ được cho là giúp cơ thể chúng ta phòng chống ung thư.

Hạt đu đủ cũng dùng để loại bỏ khỏi cơ thể các loại ký sinh trùng đường ruột nhờ hàm lượng enzyme cao, một chất phân giải protein giúp phân hủy ký sinh trùng và trứng của chúng cũng như các protein không tiêu hóa hết trong thực phẩm bạn ăn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt đu đủ cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ ở hệ tiêu hóa và đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt E. colii, Salmonella, tụ cầu khuẩn, và bệnh nhiễm khuẩn khác.

Làm thế nào để ăn hạt đu đủ

Chúng ta có thể ăn thô với mục đích chữa bệnh hoặc chế biến vào món ăn bằng cách làm khô và nghiền hạt dùng thay cho hạt tiêu. Hạt đu đủ có hương vị rất giống với hạt tiêu đen và có thể dùng thay thế trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn cũng có thê tích trữ để sử dụng lâu dài.

Bài thuốc từ rau dền gai

Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.

Rau dền gaiTheo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương…

Dền gai là loại rau quen thuộc thường được bà con nhiều nơi hái lá nấu canh. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh. Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Bài 1: Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 – 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 – 3 lần,  có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

Bài 2: Ho có đờm: Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.

Bài 4: Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.

Bài 5: Hỗ trợ điều trị sỏi thận:
Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g,  kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Bài 6: Bỏng nhẹ:
Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

Bài 7: Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 10 ngày.

Bài 8: Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

Bài 9: Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ): Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ăn rau lang chữa bệnh

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là Sâm Nam.

Rau langTheo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.

1. Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào  vải đắp vào vết mụn.

2. Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

3. Thiếu sữa:
Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

4. Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

5. Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

6. Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.

7. Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

8. Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:
Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.
Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

9. Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Những lưu ý khi ăn rau khoai lang

Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.
Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ớt ta

Sau trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng 3 thì thu được lứa quả đầu tiên. Trên cây ớt có nhiều lứa hoa. Có quả đang chín. Tránh không làm ảnh hưởng đến chùm hoa trên cây. Sau đó cứ 3 ngày thu quả 1 lần.

Giống ớt cay:

- Giống sừng bò: quả dài 10 – 18 cm, đường kính 15 – 20 mm. Quả nặng 9,8 g. Quả chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn, là giống ăn tươi được ưa chuộng hiện nay.

Ớt chìa vôi- Ớt chìa vôi: quả tuy nhỏ 5,8 – 6,3 cm nhưng trên cây sai quả hơn ớt sừng bò, chống chịu bệnh khá hơn ớt sừng bò.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Thời vụ gieo: gieo tháng 11 – 12, trồng tháng 1 - 2. Vụ Hè Thu gieo tháng 6 – 7, trồng tháng 8 – 9.

- Ươm cây giống: hạt ngâm nước 2 đêm, đem bọc vào vải trộn với mùn, ủ 3 – 4 ngày cho hạt mọc mầm. Gieo vãi hạt trên luống, phủ một lớp đất bột mỏng sau đó phủ một lớp trấu hay rơm rạ. Tưới nước giữ ẩm. Sau khi gieo 8 – 10 ngày thì cây mọc. Nếu gặp rét thì che phên hoặc phủ nilon chống rét cho cây con. Cây 25 – 30 ngày tuổi có thể đánh đi trồng.

- Chọn đất: ớt không kén đất nhưng tốt nhất là đất bãi hàng năm có ngập phù sa hoặc đất trong đồng có độ màu mỡ khá, thoát nước, giãi nắng.

Luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20 – 50 cm, rãnh luống 25 – 30 cm. Bổ trí hốc hàng cách hàng 50 cm. Cây cách cây 50 cm. Bón phân cho 1 ha như sau: phân chuồng 30 tấn + 368 kg N + 368 kg P2O5 + 184 kg K2O. Nếu đất chua bón vôi 500 – 1000 kg/ha. Phân chuồng + phân lân + phân Kali để bón lót. Phân đạm dùng để bón thúc.

Tưới nước đủ ẩm sau khi trồng và suốt thời gian sinh trưởng.

Bón thúc 3 lần: lúc cây hồi xanh, trước lúc ra hoa và thu quả lứa đầu. Dùng phân đạm hòa loãng để tưới cho cây. Có điều kiện bón thêm nước phân chuồng ủ mục pha loãng.

Phòng trừ sâu bệnh: ở cây ớt cay thường có các sâu khoang, bệnh thán thư.

Thu hoạch:

Sau trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng 3 thì thu được lứa quả đầu tiên. Trên cây ớt có nhiều lứa hoa. Có quả đang chín. Tránh không làm ảnh hưởng đến chùm hoa trên cây. Sau đó cứ 3 ngày thu quả 1 lần. Nếu không bị sâu bệnh phá hại, chăm sóc tốt, cây khỏe có thể thu liên tiếp trên chục đợt và kéo dài đến 2 tháng.

Năng suất bình quân đạt 8 – 12 tấn quả tươi/ha, xay bột đạt 1,2 – 1,5 tấn khô (tỷ lệ tươi/khô là 6/1).

Kỹ thuật trồng cây đậu xanh - Semen Phaseoli Radiati

Cây đâu Xanh có tên khoa học là Phaseolas ayreus Roxb. Nước ta trồng nhiều đậu xanh. Hạt đậu xanh dùng làm thực phẩm

Bột đậu xanh rang chín hoà với nước sôi, rất tiện lợi lại bổ dưỡng. Ngoài ra, dậu xanh còn được dùng để chứa bệnh  Hạt đậu nấu ăn chữa bệnh tiểu đường, bệnh phù thũng, giải nhiệt hạ khí. Đặc biệt hạt đậu xanh còn co tác dụng giải độc do thuốc và các chất kim loại. Trong hạt đậu xanh có chất đạm, đường, béo và các vitamin.

Cây đỗ xanhDo có thời gian sinh trưởng ngắn 60-70 ngày nên đậu xanh được sử dụng nhiều trong các mô hình luân canh, xen canh ở miền Nam. Hiện nay năng suất đậu xanh trung bình còn thấp, khoảng 0,5 - 0,7 tấn/ha, do các nguyên nhân sau:

1. Nhiều giống hiện trồng mặc dù năng suất khá nhưng do tính ổn định chưa cao, sức biến động khá lớn giữa các miền, các vùng.

2. Khả năng kháng sâu bệnh của các giống đang trồng rất thấp.

3. Chưa có những dự báo về thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng vùng và chưa xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cho từng vùng sinh thái.

Sau đây, xin giới thiệu một số giống đậu xanh triển vọng:

- Trong vòng mười năm qua các cơ quan khoa học ở phía Nam đã chọn tạo cho sản xuất một số giống đậu xanh ưu tú như sau:

1. Giống V 87-13: giống này có chiều cao trung bình từ 50-60cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V 87-13 có hạt đóng kín hạt khá đều, tương đối lớn, dạng hình trống, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/ha. Đậu xanh tốt có thể đạt 2 tấn/ha. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung bình.

2. Giống HL 89 E3:
đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hạt tròn hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50-53g. Đặc điểm của 2 giống V 87-13 và HL 89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.

3. Giống 91-15: Giống này cao cây trung bình 60-65cm phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ thích hợp với người tiêu dùng. Tỉ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70-80%. Giống chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.

4. Giống V 94-208: là giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 1,4-1,5 tấn/ha, có những nơi giống đã đạt 2,8 tấn/ha. Đặc điểm nổi bật của V 94-208 cao 75cm, thân to, lá rộng, bộng nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Hạt đóng không khít trong trái, vì vậy, khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Hạt giống V 94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp. Giống rất dễ bị mọt, vì vậy cần lưu ý. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình-yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông xuân.

Kỹ thuật canh tác đậu xanh cần chú ý những khâu sau:

1. Làm đất: cũng như nhiều cây họ đậu khác, đậu xanh cũng yêu cầu đất tơi xốp, vì vậy, cần cày bừa kỹ, làm cỏ, cây không chịu ngập úng, vì vậy, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất như là đánh luống tỉa lan. Nhưng để tiện cho công tác làm ủ, công tác gieo theo hàng thuận tiện hơn ở các chân đất không bằng phẳng... Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý vấn đề rãnh thoát nước.

2. Gieo hạt: Hạt đậu xanh sẽ nẩy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều người dân Nam bộ có tập quán gieo đón mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa đầu vụ rất thất thường, vì vậy, phải gieo đi gieo lại 2-3 lần rất tốn kém. Để giảm sự bấp bênh, khâu gieo hạt, bà con cần chú ý phần dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông. Khi có dự báo mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 5 là thời vụ đảm bảo nhất. Tập quán gieo trồng đậu xanh có khác nhau như gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường là lượng giống sử dụng ít nhất từ 15-16kg/ha.

3. Bón phân, chăm sóc: Lượng phân thích hợp cho 1 ha đối với đậu xanh trên vùng đất đỏ Đông Nam bộ là 40N, 60 P2O5, 50 K2O, tương ứng với 90 kg urê, 300 kg super lân và 90 kg Kali. Phân không nên bón một lần như nhiều bà con vẫn làm mà nên chia làm 3 lần. Lần thứ nhất: bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. Lần thứ hai, bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lương phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Do đậu xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với làm cỏ lần đầu. Lần thứ 3 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc ra hoa toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

4. Phòng trừ sâu bệnh: Đậu xanh là cây ký chủ của nhiều loại sâu bệnh. Sự dinh dưỡng cố định của chúng làm cho cây suy yếu, không cho năng suất tối đa. Vì vậy, muốn có năng suất cao, vấn đề kiểm soát sâu bệnh là tiên quyết.

Về bệnh: Theo kết quả điều tra về bịnh của Cục BVTV trên cây trồng, đã xác định 20 loài bịnh hại, trong đó 2 bịnh gây tổn thất lớn cho năng suất đậu xanh là bịnh bạc đầu, bịnh hoa lá và đốm lá.

Bịnh khảm vàng: bệnh này gây hại trên đậu xanh tương đối toàn diện, cây đậu bịnh khảm vàng thường ít hoa, quả chín muộn, số quả trên cây, số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại tùy thuộc thời gian nhiễm bịnh. Nếu cây nhiễm bịnh trước 7 tuần tuổi năng suất giảm từ 20-70%, nhưng sau 8 tuần thì không ảnh hưởng tới năng suất.

Phòng trừ bịnh khảm vàng: Biện pháp hữu hiệu là trồng giống kháng. Đối với những giống có khả năng chống chịu tốt cũng phải được chọn lọc lại ít nhất là sau 4 vụ gieo trồng. Khi trên ruộng xuất hiện cây bịnh, cần kịp thời nhổ bỏ, dùng thuốc diệt trừ.

Bịnh thứ hai là bịnh đốm lá do nấm Sercostora. Bịnh đốm lá được gây bởi hàng nấm, hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây và bịnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ nặng gần tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ làm tăng năng suất 50-60%.

Biện pháp phòng trừ bịnh đốm lá: Nhiều phương pháp hiện được thử nghiệm trên bịnh đốm lá được nhiều nước thực hiện cho thấy: Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao như Dapronin, Pamistin, Alvin, Tilt ... Thời gian phun thuốc phòng bịnh là 20 - 30 đến 40 ngày sau gieo.

Về sâu hại trên đậu xanh thường gặp là giòi đục thân: chúng gây hại ở giai đoạn cây con, cây bị hại nếu xẻ đôi thân phần gốc sẽ thấy giòi. Rải Furadan làm 2 đợt: đợt đầu khi tiến hành gieo hạt và đợt 2 từ 5-7 ngày sau mọc. Ngoài ra cần phun thuốc diệt ruồi đẻ trứng trên đợt cây non.

Thứ hai là sâu khoan: đây là loài ăn tạp, nó ăn lá hoa quả đậu xanh, ngài cái sâu khoan thường đẻ trong 6 ngày liền, trứng nở sau 3-4 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ. Thời gian sinh trưởng sâu non chừng 3 tuần, nó trải qua 6 tuổi. ảnh hưởng thuốc sâu rất mạnh khi sâu ở độ tuổi 1-2 ngày. Khi sâu lớn, dường như kháng tất cả các loại thuốc. Sâu non ban ngày núp dưới đất và ăn vào ban đêm, vì vậy, phun thuốc vào vào chiều tối mới mang lại hiệu quả.

Thứ ba là sâu tơ: Sâu này gây hại lớn trong giai đoạn ra bông. Sâu non thường đục chui vào bông, phá hại nhụy làm quả không đậu được. Trừ sâu tơ rất khó khăn vì chúng nằm trong bông lại có lớp tơ bao bên ngoài làm cho thuốc khó tiếp xúc. Vì vậy, trong thời gian cây chuẩn bị ra bông, cần thường xuyên quan sát và phun thuốc phòng ngừa. Phương pháp phòng trừ hữu hiệu nhất hiện nay là dùng bẫy pheromon trên diện rộng.

Kỹ thuật trồng và ghép cây Trám Đen

Theo kinh nghiệm của trồng và cấy ghép cây trám đen của bà con nông dân Hiệp Hòa, Bắc Giang thì thường trồng trám vào 2 vụ trong năm là vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4, vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10

Kỹ thuật ghép cây trám đen giốngCây trám đen có tên khoa học là Canarium nigrum Engler, là loại cây trồng đa tác dụng được trồng rộng khắp miền Bắc và cả ở miền Nam Tây Nguyên. Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Quả trám đen ăn bùi, béo, rất ngon. Trồng cây trám đen cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám đen cái 7-10 năm tuổi cho sản lượng 2 đến 3 tạ quả mỗi năm.

1. Cách ươm, nhân giống:

Trồng trám đen bằng hạt sẽ rất lâu có quả (7-8 năm mới bói quả), tán cây lại cao khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc dưỡng cây, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái…Khi trồng trám bằng cây ghép thì khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên của cây trồng bằng hạt.

Gieo ươm gốc ghép: chọn những quả chín tách lấy hạt, rửa sạch thịt quả, phơi hạt khô trong bóng dâm. Ủ hạt trong cát ẩm 70-80%, sau khoảng 15 đến 20 ngày, hạt trám nảy mộng. Gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Chăm sóc cây con trong vườn ươm khi đạt 50 – 60 ngày tuổi, có 5 đến 6 lá thật, cần trồng thưa ở khoảng cách 40cm một cây để cây dễ dàng sinh trưởng. Khi cây đủ 1 – 1,5 năm tuổi, có đường kính gốc 1-2cm, cao 60-100cm là đạt tiêu chuẩn gốc ghép.

Kinh nghiệm ghép chám: Để tránh việc nhựa trám nhanh khô, lớp tượng tầng mỏng nên muốn có tỉ lệ cây sống cao đòi hỏi thao tác ghép phải nhanh, động tác kỹ thuật phải thành thục.Qua thực tế, đã đúc kết được một số kinh nghiệm ghép trám cần lưư ý sau:

Chọn cành bánh tẻ, vị trí ở giữa tán cây, tráng nắng, không bị sâu, bệnh hại trên những cây trám có 10-15 năm tuổi, có ít nhất 3 vụ quả ổn định, năng suất chất lượng cao làm cành ghép. Chọn gốc ghép và cành ghép có đường kính gần bằng nhau để diện tích tiếp xúc tượng tầng của cành và gốc ghép là lớn nhất.

Chọn thời vụ ghép thích hợp: Nhiệt độ không khí 25-30 độ C, nên ghép vào vụ xuân tháng 3,4 và vụ thu đông tháng 10, 11 là phù hợp. Có ít nhất 7 ngày sau khi ghép không bị mưa ướt cành và gốc ghép, nếu trong thời gian này mà gặp mưa cần chủ động che mưa bằng bạt nhựa. gốc ghép phải được cung cấp đủ phân và nước để dòng nhựa luyến lưu thông được thuận lợi, nhanh liền vết ghép.

Phương pháp ghép: Ghép nêm đoạn cành là tốt nhất. Chọn đoạn cành bánh tẻ dài 15-20cm, có 2-4 mắt ngủ. Cắt vát 2 phía vạc ống dầu ở đầu dưới cành ghép bằng dao ghép chuyên dùng sao cho cân nhau. Dùng kéo cắt cành, cát gốc ghép vị trí cách mặt đất 20-30cm. chẻ đôi gốc ghép sâu xuống phía gốc 5-7cm. Cắm cành ghép vào gốc ghép vừa chẻ sao cho phần tượng tầng (vỏ lụa giữa lớp vỏ ngoài và lõi gỗ) tiếp xúc với nhau nhiều nhất. Dùng giấy ghép nilon của Trung Quốc sản xuất quấn chặt cố định vài vòng cành ghép và gốc ghép rồi tiếp tục quấn theo chiều từ dưới gốc ghép lên trên cành ghép, buộc đầu cành ghép, quấn lượt 2 trở lại gốc ghép, buộc chặt sao sao cho giấy nilon thật khít vào cành và gốc ghép, hạn chế tối đa hơi ẩm thoát ra môi trường bên ngoài. Thao tác ghép phải nhanh chóngd trong vòng 45-60 giây, quá trình ghép cần che ánh nắng trực tiếp không cho chiếu vào vết cắt cành và mắt ghép.

2. Trồng và chăm sóc cây trám ghép:

Trám đen cần trồng ở đất phù sa cổ giàu dinh dưỡng, phù sa ven sông và đất đồi thấp (độ dốc dưới 100) có tầng đất dày hơn 1m, thoát nước mới duy trì được chất lượng quả. Đào hố trồng rộng 0,8 - 1m, sâu 0,8 - 1m. Bón lót mỗi hố 30 - 50kg phân chuồng trộn với 0,5 - 1kg supe lân, ủ kỹ trong 60 – 70 ngày. Khi trồng trộn đều phân với đất, san phẳng, trồng cây trám ở chính giữa hố.

Mật độ khoảng cách: Trám là cây lấy quả lâu năm, tán lớn, trồng bằng cây ghép với khoảng cách: 4-5m x 7-8m. Hàng sông bố trí theo hướng đông-tây; những cây ở hai hàng con liền nhau trồng theo hình nanh sấu để tận dụng tốt nhất ánh sáng mặt trời. Sau trồng 8-10 năm tỉa bỏ những cành giao nhau giữa các cây trong hàng.

Tưới đủ ẩm 70 - 80% sau trồng để cây sinh trưởng thuận lợi. Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu: Khi cây cao 1 - 1,2m tiến hành bấm ngọn. Mỗi cây giữ 4 - 5 cành cấp 1 và 8 - 10 cành cấp 2 toả đều xung quanh.

- Bón cho cây con (1 - 3 năm): Mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng, bón 1lần/năm. Từ 0,5 - 1kg urê, 0,2 - 0,5 kg kali clorua, 1 - 2 kg supe lân, bón làm 4 - 5 đợt/năm.

- Bón cho cây kinh doanh: Bón làm 3 đợt trong năm: Bón phục hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành tược, cành sâu bệnh, phân chuồng 30- 50kg, bón đạm, lân, kali theo tỷ lệ 2 đạm: 1kali: 4 lân. Bón đón hoa vào tháng 1 tỷ lệ 1 đạm: 1 ka li. Bón thúc quả vào tháng 4 tỷ lệ 1 đạm: 2 kali. Vị trí bón dưới tán cây.

Phun chế phẩm A-H 502+Chất bám dính cho trám 2-3 lần. Từ 1-2 lần khi có nụ đến trước nở hoa rộ, 1 lần khi đậu quả non đường kính quả bằng đầu đũa để tăng đậu quả, chống rụng quả sinh lý, tăng 15-20% năng suất quả.

3. Thu hoạch, bảo quản:

Trám đen chín vào tháng 8- 9, khi chín quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, trám chín không đều trong một chùm, lựa chọn những quả chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng tới quả bên cạnh. Để quả trong rổ rá thoáng đem đi tiêu thụ trong 7-10 ngày, nếu để lâu cần bảo quản quả tươi trong tủ lạnh 12-15 độ C.

Sau khi om chín trám, ngâm trám cả quả không bỏ hạt trong nước muối 10% đun sôi, để nguội, đựng trong chum vại sành bịt kín có thể bảo quản được 5-6 tháng.