Pages

Cây giống cây ăn quả

Cung cấp các loại giống cây ăn quả mới với chất lượng cây giống tốt nhất

Hoa lan giống

Cung cấp các loại lan giống như: Đai châu, Hồ điệp, Vũ nữ, Cattleya, Vanda và Dendro

Cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng

Cung cấp các loại cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây trồng rừng như: Cây Sưa đỏ, Cây Xoan đào, Xoan ta, Mây nếp ...

Giống rau, giống cây nông nghiệp

Cung cấp các loại giống rau, giống mới, giống cây nông nghiệp ngắn ngày năng suất cao, : Cây chùm ngây, cây su su, gấc cao sản

Kỹ thuật trồng cây

Kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Quả vả món ăn và vị thuốc

Quả vả món ăn và vị thuốc

Theo đông y thì quả vả có vị ngọt tính bình, có công năng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, ngoài ra còn thấy trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng


Cây vả có tên khoa học là Ficus auriculata Lour, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người Trung Quốc gọi là đại quả dung, đại diệp dung, viên diệp dung, ở nước ta có nơi gọi là cây ngõa. Cây vả sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây mọc tự nhiên trong quần hệ rừng kín, mưa ẩm, khí hậu mát nên tại rừng núi nước ta thường thấy cây vả xuất hiện ven sông suối, khe nước ở vùng núi cao. Cây vả cao khoảng 5 - 10m, có tán rộng, cành mập, lá to, quả phức, thường to bằng nắm tay, khi chín có màu đỏ nâu sẫm, thịt mềm, ăn cũng ngon ngọt. Mùa hoa quả từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Quả, rễ, lá đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn.

Theo các nhà dinh dưỡng, quả vả có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. Cụ thể: Quả vả chứa nhiều vitamin A, B và khoáng chất như phốt-pho, can-xi, chất sắt và ma-giê…; Pectin, một chất xơ hòa tan có trong trái vả, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cung cấp can-xi, chất giúp cứng xương. Quả vả khô chứa các a-xít béo omega-3 và omega-6 cùng với phenol là những chất giúp ngừa bệnh tim mạch vành; Quả  vả chứa sắt rất tốt trong việc điều trị thiếu máu…Quả vả thường ăn với các loại rau sống, kho với các loại thịt, cá; hầm với xương, giò heo; làm dưa chua hoặc chế biến món vả trộn.

Theo đông y thì quả vả là loại bình bổ (vị ngọt tính bình), có công năng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, ngoài ra còn thấy trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm ỉa chảy. Là loại thích hợp sử dụng cho những người phế nhiệt, khan tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hoá kém, trẻ em ỉa chảy lâu ngày, táo bón. Còn rễ và lá vả có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm chỉ thống.

Dưới đây là những món ăn, vị thuốc từ quả vả:


- Trị họng sưng đau: Quả vả non 100g, lá chó đẻ 50g, búp tre 30g. Rửa sạch các vị, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ. Thực hiện trong 3 ngày, mỗi ngày làm 2 lần sáng và chiều.

- Trị khan tiếng: Lấy quả vả 150g, sắc lấy nước, cho ít đường phèn vào và uống. Mỗi lần uống 5g vả, ngày uống 3 lần, uống từ 2 – 3 ngày.

- Trị mụn trứng cá và mụn nhọt: Nghiền nát trái vả tươi, sau đó bôi lên mặt và để trong vòng từ 10 - 15 phút.  Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, bôi vài ngày sẽ khỏi.

- Trị tỳ hư ỉa chảy lâu ngày, tiêu hoá kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày, uống trong 1 tuần lễ.

- Trị trĩ, lòi dom, táo bón: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày hoặc lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2 - 3 lần trong nhiều ngày.

- Trị viêm loét dạ dày, tá tràng:
Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày 3 lần.

- Trị chứng ít sữa ở sản phụ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3 - 5 ngày hoặc hầm vả với sườn non hoặc giò heo để có nhiều sữa cho con bú.

Lợi ích của cây Vả

Lợi ích của cây Vả

Lợi ích của cây Vả thể hiện qua giá trị dinh dưỡng từ trái Vả đem lại cho sức khỏe con người.

Cây Vả hay còn gọi là cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng, cây Vả có tên khoa học là Ficus auriculata thuộc họ Dâu tằm(Moraceae).Cây Vả có nguồn gốc Hymalaya, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Viet Nam, hiện nay cây Vả được trồng phổ biến làm cây cảnh sân vườn hay trồng để hái trái dùng như một loại rau sạch có vị chát.

1. Mô tả cây Vả

Cây Vả hay còn gọi là cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng

Cây vả thuộc cây gỗ vừa có thân và cành to, cây thường xanh nhưng trồng xứ lạnh bị rụng lá vào mùa Đông, lá hình tim gần như tròn có kích thước lớn phiến lá to, gân lá từ đáy có 5-7 gân, lá bẹ cao 2,5 cm.Trái Vả to bẹp rộng đến 4 cm, có lông vàng vàng.

Trái Vả mọc thành chùm trên những cành già hoặc ở gốc thân, trên những nhánh riêng không có lá.Trái Vả có dạng quả sung, tức là một cụm hoa bao gồm hoa đực và hoa cái trên một đế hoa lõm, Khi non trái có vỏ màu xanh lục, có lông mịn, khi chín có màu đỏ thắm.

Ở nước ta, cây Vả thường gặp trên đất ẩm vùng rừng núi, thường thấy ở chân đồi hay thung lũng. Cũng thường được trồng ở các tỉnh miền núi. Cây mọc nhanh, tái sinh chồi mạnh. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm.Cây Vả là loài cây không hạt nhưng rất dễ trồng, chỉ một thân cây nhỏ cắm xuống đất cũng có thể mọc rễ và phát triển thành một cây hoàn chỉnh.
2. Dược tính và vị thuốc của trái Vả

Thuốc Nam xem trái Vả có dược tính làm mạnh cho bao tử, phòng chữa bệnh táo bón, kiết lỵ và trĩ, điều hòa trong ruột, lợi tiểu. Rễ và lá có tác dụng giải độc, tiêu thũng.

Vị thuốc trái Vả được chứng minh khi phân tích trong 100 gam trái Vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan… Ngoài ra trái Vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.

Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái Vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ (9,8 gam) và ít năng lượng (100 gam khô cho 250kcal).

3. Món ăn từ trái Vả


Trái Vả xanh dùng như rau sạch, có tác dụng nhuận trường, tiêu thực, lợi sữa cho sản phụ. Người ta thường chế biến trái Vả xanh thành nhiều loại như : rau sạch ăn sống (cắt lát mỏng chấm với mắm), làm rau sạch vị chát thành rau ghém trộn cùng với các loại rau khác, hoặc kho với một số thực phẩm…

Món gỏi từ trái Vả trộn tôm thịt + mè rang + rau thơm được coi là một trong những món ăn đặc sắc, rất ấn tượng của người Huế. Món ăn này có ích cho những người bị táo bón, ăn uống kém, mỡ trong máu cao, cao huyết áp.

Món hầm từ trái vả xanh với sườn heo hoặc móng giò heo rất bổ dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh, có tác dụng lợi sữa, an thần, trợ tiêu hóa.

Trái Vả chín phơi khô rồi chưng với đường trở thành món mứt trái Vả có vị ngon  không thua gì mứt trái chà là nước ngoài, rất tốt cho sức khỏe của người già cao tuổi.

4. Lợi ích của cây Vả, trái Vả

- Trái Vả khô chứa các a-xít béo omega-3 và omega-6 cùng với phenol. Đây là những chất giúp ngừa bệnh tim mạch vành.

- Trái Vả cũng là một nguồn cung cấp can-xi, chất giúp củng cố xương.

- Do Vả giàu kali nên giúp điều hòa lượng đường trong máu. Điều này có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống chứa sodium có thể bị mất can-xi trong nước tiểu. Hàm lượng kali cao trong trái Vả giúp phòng ngừa hiện tượng này.

- Ăn trái Vả được xem giúp chữa trị hiệu quả chứng viêm họng.

- Theo truyền thống, trái Vả cũng được sử dụng để điều trị chứng suy giảm khả năng tình dục. Việc điều trị này đòi hỏi phải ngâm khoảng 2-3 trái Vả trong sữa qua đêm và ăn vào sáng hôm sau.

- Bởi vì trái Vả chứa sắt, chúng rất hữu ích trong việc điều trị thiếu máu.

- Nghiền nát trái Vả tươi, sau đó bôi lên mặt và để trong vòng từ 10 đến 15 phút. Cách này giúp điều trị mụn trứng cá và mụn nhọt.

- Người ta còn cho rằng ăn trái Vả có thể giảm mệt mỏi, tăng cường sức mạnh trí não. Khi có tuổi, chúng ta dễ mắc chứng thoái hóa điểm vàng – một trong những nguyên nhân gây mù lòa và bị suy giảm thị lực. Ăn trái vả có thể giúp ngăn chặn điều này.

Vì sao phải xén và tỉa cành cây ăn trái ?

Vì sao phải xén và tỉa cành cây ăn trái ?

Xén và tỉa cành cây ăn trái là một việc làm cần thiết trong chăm sóc cây ăn trái bởi vì nó liên quan đến năng suất cây trồng.

 - Mục đích của việc xén và tỉa cành cây ăn trái là tạo cho cây có một hình dáng đều đặn, chắc chắn, thông thoáng, hưởng được nhiều ánh sáng, đồng thời cũng loại bỏ được những cành bị sâu bệnh, cành khô chết.

- Hàng năm, nếu thiếu việc xén và tỉa cành, thì các thân, cành, tượt sẽ mọc đầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi cho trái không phát triển được. Do đó, sau vài năm trái chỉ cho ở phía trên và phía ngoài tán, nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không.

- Việc xén và tỉa cành nên thực hiện vào lúc sau khi thu hoạch trái và trước khi ta bón phân  cho cây ăn trái.

Lưu ý :
Khi cắt cành hay nhánh xong, nên dùng sơn, sơn lên mặt cắt để phòng ngừa các nấm bệnh xâm nhập  và mặt cắt được sơn sẽ liền da nhanh hơn.

Chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay gây ra tình trạng nước ngập thường xuyên do triều cường và nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm ảnh hưởng đến đời sống cây trồng nhất là cây ăn trái.

Vậy phải chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn như thế nào cho phù hợp.

Thật ra cây ăn trái nói chung đều không thể sống tốt trên vùng đất bị nhiễm mặn, tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy một số loài cây ăn trái có thể chịu đựng được nếu nguồn cung cấp nước tưới trong mương vườn bị nhiễm mặn, nhất là những tháng nắng hạn kéo dài vào tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, nên có kế hoạch trữ nước ngọt luôn tích trữ đầy trong mương trong tháng 1, 2 để hạn chế nước mặn xâm nhiễm.

Chọn cây ăn trái trồng trên vùng đất bị nhiễm mặn chia làm hai nhóm như sau:

1. Nhóm cây ăn trái chịu mặn trung bình

Là những cây trồng chịu được với nồng độ muối từ 0,4-0,6% (EC = 6,3-9,4dS/m) gồm có me, cam, quít (phải tháp gốc cam 3 lá), bưởi, xoài (giống Châu Hạng Võ).

2. Nhóm cây ăn trái chịu mặn khá

Là những cây chịu được nồng độ muối trong nước tưới từ 0,6-1,0% (EC=9,4-15,6dS/m). Gồm có xa bô chê, và đặc biệt là mãng cầu xiêm (tháp gốc bình bát) có thể chịu được trên vùng đất nhiễm mặn bị ngập theo triều cường (các vùng trồng dừa nước ven sông).

Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn nước ngọt trong mương vườn giúp các loại cây ăn trái (dù có khả năng chịu măn) sinh trưởng tốt hơn. Ngoài ra, cần chú trọng việc bón phân hợp lý và cân đối (nhất là phải đầy đủ kali) cũng giúp cây trồng chịu đựng mặn tốt hơn so với bình thường.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Hướng dẫn cách trồng cây me Thái - Me ngọt

Hướng dẫn cách trồng cây me Thái - Me ngọt

Cây me nói chung được người dân ta trồng khắp nơi nhưng cho trái có vị chua gọi là me chua, riêng cây me Thái được ghép từ cây me cho trái ngọt với gốc cây me chua để cây trồng mau ra trái mà vẫn giữ được chất lượng trái ngon.


Hiện nay trên thị trường xuất hiện những quả me Thái có vị ngọt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, một số tỉnh miền Tây cũng trồng đại trà cây me Thái như là cây lấy quả vì đây là một trong loài cây chịu được vùng đất phèn nhiễm mặn nghèo dinh dưỡng.

Cây me nói chung được người dân ta trồng khắp nơi nhưng cho trái có vị chua gọi là me chua, riêng cây me Thái được ghép từ cây me cho trái ngọt với gốc cây me chua để cây trồng mau ra trái mà vẫn giữ được chất lượng trái ngon.

1. Chuẩn bị phân đất trồng cây

Cây giống me Thái được sản xuất bằng cách ghép, có thể dùng hạt me để gieo nhưng phải lựa cây mẹ cho trái ngon, chọn hạt thật  tròn để gieo, sau này cây mới cho nhiều quả. Hạt me giữ được sức nảy mầm rất lâu, sau khi tách ra khỏi quả, nếu được gieo ngay và gieo nông, tức là chỉ phủ hạt một lớp đất mỏng 1 – 1,5cm thì chỉ sau 7 – 10 ngày là hạt mọc ngay. Cây me mọc từ hạt rất lâu cho quả và rất dễ bị biến đổi phẩm chất theo hướng xấu. Ở các nước Ấn Độ , Thái Lan người ta đã thực hiện cách ghép áp hay ghép nêm, cây me sẽ mau cho quả và hoàn toàn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.

Nên trồng với mật độ 7m x 8m, đào hố sâu rộng và sâu 80 x 100 ( cm) , dưới đáy hố bón lót lớp dầy 30- 35 cm chất hữu cơ hoai mục  như  phân xanh, phân gia súc ủ hoai…trộn đều với đất tại chổ, phía trên đổ đất mặt vườn hay đất  tơi tốt, dùng cây cố định không để lung lay hay bật gốc do bộ rễ cây me Thái ăn nông khá yếu, cây giống ghép sau 1 – 2 năm đã cho hoa và đậu quả sau 3-4 năm khi cây đủ dinh dưỡng.

2. Bón phân và chăm sóc cây me Thái

Hàng năm nên bón phân làm nhiều đợt là sau lúc thu hoạch, lúc cây đậu quả xong và lúc quả đang lớn. Mỗi lần độ 0,1 – 0,3kg gồm NPK hỗn hợp với phân KCL, số lượng phân tăng dần theo tuổi cây hay sản lượng quả.

Hàng năm nên bón thêm vôi nông nghiệp xung quanh gốc cây me Thái đầu và sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn và hạ phèn cho bộ rễ cây, giúp cây hấp thu phân bón dễ dàng.

Me Thái thường ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chăm sóc cây me Thái thực ra không khó nhưng để cây cho trái đạt chất lượng, to tròn được thị trường ưa chuộng ngoài sử dụng nước tưới hợp lý cách 2 ngày tưới 1 lần vào mùa nắng, thoát nước tốt vào mùa mưa, không gây ngập úng bộ rễ, đòi hỏi công tác bón phân cũng phải phù hợp. Quan trọng nhất là khi trồng phải bón lót nhiều phân hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng cho cây me phát triển. Chủ động phòng ngừa sâu bệnh và dưỡng trái, dùng thuốc dưỡng lá kết hợp trừ sâu.

3. Lợi ích của cây me

Ngoài ăn quả tươi chín, trong công nghiệp thực phẩm người ta còn dùng quả me làm nước quả giải khát, ô mai, mứt. Nước me lạnh, rất được người các nước châu Mỹ La tinh ưa dùng. Trong Đông y, cơm quả me được dùng làm thuốc chữa sốt, chữa bệnh gan và bệnh về đường tiêu hóa,  nhuận tràng, vỏ quả me có nhiều chất chát tanin chữa bệnh tiêu chảy.

Lá me non có vị chua dùng như rau rừng tự nhiên nấu canh chua cho hương vị thơm ngon hơn hẳn vị quả me.

Khám phá công dụng nước ép trái nhàu

Khám phá công dụng nước ép trái nhàu

Cây nhàu được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Trái của cây nhàu có rất nhiều tác dụng trong chữa trị bệnh. Người ta dùng cả thân, lá, rễ và trái nhàu để làm các vị thuốc.


Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trái nhàu lại có mùi vị khó ăn nên ít người sự dụng. Bằng cách sử dụng nước ép trái nhàu thay vì ăn nguyên quả chín, bạn có thể thu được một số lợi ích sau.

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Nước ép trái nhàu chứa chất kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật, giúp đại thực bào và tế bào bạch huyết hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, việc thường xuyên uống nước ép trái nhàu giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.
Nước ép trái nhàu cũng làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh hen bằng cách tăng cường và điều chỉnh hệ thống miễn dịch hoạt động tốt giúp ngăn ngừa các tế bào bệnh viêm phế quản.

2. Chất chống ôxy hóa

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng cho thấy nước ép trái nhàu có chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, giúp điều trị các bệnh do kết quả của quá trình ôxy hóa gây ra, ví dụ như bệnh ung thư, tiểu đường…

3. Chống viêm

Nước ép trái nhàu có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay, giúp giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Ngoài ra, uống nước ép trái nhàu cũng có hiệu quả trong việc chữa trị vết loét và phòng ngừa phát ban.

4. Cải thiện tiêu hóa

Nước ép trái nhàu có khả năng hỗ trợ và kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, chuyển đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng sẵn có cho cơ thể. Loại nước này còn được xem như thuốc nhuận tràng giúp loại bỏ các chất thải, làm sạch đại tràng và duy trì một môi trường lành mạnh trong ruột. Nước ép trái nhàu giúp bạn loại bỏ cảm giác thèm ăn và cho bạn có cân nặng lý tưởng.

5. Giảm đau

Trong thành phần dinh dưỡng của trái nhàu có chất giảm đau, làm dịu cơn đau. Nước ép trái nhàu còn chứa dồi dào chất scopoletin có thể chống lại những ảnh hưởng của viêm nhiễm một cách hiệu quả. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học đều tin rằng, trong quá trình hoạt động của cơ thể, nước ép trái nhàu tạo ra một chất sinh hóa quan trọng là serotonin, chất này có khả năng thúc đẩy các khả năng tiềm ẩn của cơ thể và đẩy lùi các cơn đau.
Có thể  nói, nước ép của trái nhàu được sử dụng như là một loại thuốc giảm đau mà không có tác dụng phụ, rất có ích cho những người bị đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh, đau đầu, bệnh Alzheimer và chứng đau nửa đầu.

6. Điều trị bệnh tăng động


Nước ép trái nhàu cũng có ích cho những bệnh nhân tăng động nhờ khả năng điều chỉnh quá trình sản xuất các hóa chất đưa lên não. Trong trái nhàu có chứa “phân tử truyền tin” serotonin cho phép các tế bào thần kinh trong cơ thể và bộ não hoạt động có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép trái nhàu còn có tác dụng điều chỉnh chứng đau nửa đầu.

7. Phòng bệnh tim mạch

Nước ép trái nhàu có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol xấu trong máu. Trong trái nhàu có chất scopoletine – hoạt chất giúp làm giãn hệ thống mạch máu và có thể làm hạ huyết áp, ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm, chống nấm và chống vi khuẩn.

8. Hạn chế bệnh tiểu đường

Uống nước ép trái nhàu thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường thông qua việc kích thích cơ thể sản xuất ra scopoletine và nitric oxid. Đây là hai nhân tố quan trọng góp phần làm giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn của bệnh tiểu đường.

Phương pháp nhân giống cây ăn quả

Phương pháp nhân giống cây ăn quả

Có nhiều cách để nhân giống cây ăn quả, tùy theo loại cây mà chọn ra phương pháp thích hợp nhất để đảm bảo chất lượng cây giống


1- Phương pháp nhân giống hữu tính:

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

* Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.

- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.

- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

- Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

* Nhữngđiểm chú ý khi nhân giống bằng hạt.


- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm (hạt nhãn, hạt vải).

- Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối.

* Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

- Gieo ươm hạt trên luống đất.


+ Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm.

+ Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.

+ Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%.

- Gieo ươm hạt trong bầu

Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt + 200 - 300 kg phân chuồng hoai mục + 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.

2- Các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả

Phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả là phương pháp mà thông qua các cách làm khác nhau tạo ra những cây hoàn chỉnh từ những phần riêng biệt ở cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.

2.1. Phương pháp chiết cành

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những nhược điểm của phương pháp chiết cành

- Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

- Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

* Phương pháp tiến hành

- Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành có đường kính từ 1 - 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na, cành dưới tán và các cành vượt.

- Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ.

Sau khi khoanh vỏ1 - 2 ngàythì tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa... tưới ẩm, bọc bầu bằng giấy potyêtylen và buộc kín hai đầu bằng lạt mềm.

Sau 60 - 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.

Thời vụ chiết thích hợp cho đa số các chủng loại cây ăn quả là vụ xuân và vụ thu.

2.2. Phương pháp giâm cành.

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.


- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.

* Những nhược điểm.

Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ  và ánh sáng trong nhà giâm.

* Phương pháp tiến hành.


Đối với các cây ăn quả dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông, thường lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây ăn quả gỗ mềm, không rụng lá thường lấy cành giâm vào mùa sinh trưởng.

Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điều kiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau.

Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán tương tự chọn cành chiết, chiều dài hom giâm thích hợp từ 15 - 20 cm. Đối với những cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2 - 4 lá.

Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000 - 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 - 40 ppm trong thời gian 10 - 20 phút.

Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ  thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.

2.3. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép


- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

* Yêu cầu của giống gốc ghép


- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương.

- Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.

- Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.

* Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn

- Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt.

- Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.

- Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.

- Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.

- Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

* Các phương pháp ghép:


+ Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.

+ Nhóm các phương pháp ghép mắt.

- Phương pháp ghép mắt cửa sổ.

Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây ăn quả dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn.

Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.

Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

- Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ


Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả có múi và một số chủng loại cây ăn quả khác.

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp.

Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

+ Nhóm các phương pháp ghép cành

- Phương pháp ghép áp

Phương pháp ghép áp được áp dụng chủ yếu để nhân giống trồng với số lượng nhỏ hoặc áp dụng với những cây ăn quả khó nhân giống bằng các phương pháp khác.

Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 - 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh.

- Phương pháp ghép cành bên


Phương pháp ghép cành bên được sử dụng trong trường hợp cây gốc ghép khó bóc vỏ để sử dụng các phương pháp ghép khác hoặc ghép trong mùa khô.

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, mở vết cắt tương tự như phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 - 3 cm. Trên cành ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài, có kích thước tương tự như vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 - 3 mầm ngủ. Cài cành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn dây nilon từ dưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết cắt, sau đó tiếp tục cuốn dây một lượt lên trên và cố định dây ghép. Sau ghép 20 - 25 ngày, tiến hành cởi dây ghép đến vị trí cố định dây lần 1 và sau 1 - 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép. Khi cây có 1 - 2 đợt lộc ổn định thì cắt tiếp phần còn lại của dây ghép.

- Phương pháp ghép đoạn cành

Phương pháp ghép đoạn cành được sử dụng để nhân giống hầu hết các đối tượng cây ăn quả thân gỗ.

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm, có 2 - 3 mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại.

Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép.

- Phương pháp ghép nêm.


Phương pháp ghép nêm được sử dụng cả nhân giống trong vườn ươm và ghép cải tạo  vườn cây ăn quả.

Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành ghép và cắt cả hai phía tạo thành hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép và cài cành ghép sao cho phần tượng tầng phía ngoài của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Dùng dây nilon cuốn chặt cố định cành ghép với gốc ghép và cuốn kín cành ghép để chống thoát hơi nước. Sau khi cành ghép bật lộc, có 1 - 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành cắt bỏ dây ghép. Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau ghép như các phương pháp ghép khác.

- Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ


Các phương pháp ghép này được sử dụng khi cần nối phần vỏ bị tổn thương của cây hoặc cải tạo bộ rễ cây đã bị gây hại.

Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

Kỹ thuật làm vườn ươm cây ăn quả

Kỹ thuật làm vườn ươm cây ăn quả

Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt.


Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt.

1- Chọn địa điểm thành lập vườn ươm


Khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

- Điều kiện khí hậu:

Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây ăn quả cần nhân giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.

- Điều kiện đất đai:

Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5o và tiêu thoát nước tốt. Đối với các chủng loại cây ăn quả được gieo trồng trực tiếp trên nền đất, yêu cầu đất làm vườn ươm phải có kết cấu tốt, tầng canh tác dầy, màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt.

- Nguồn nước tưới: có nguồn cung cấp đủ nước tưới tất cả các tháng trong năm, bảo đảm yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, vườn ươm phải đặt ở nơi có vị trí thuận lợi về giao thông, gần thị trường yêu cầu cây giống.

2- Quy hoạch và thiết kế vườn ươm

2.1. Các loại vườn ươm


Tuỳ theo nhiệm vụ và thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn ươm:

- Vườn ươm cố định: là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp đủ số lượng cây giống và cây giống có chất lượng cao cho sản xuất.

- Vườn ươm tạm thời: là loại vườn chủ yếu để nhân giống. Vườn ươm này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất.

2.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm cố định

Một vườn ươm nhân giống cây ăn quả cố định được chia thành các khu riêng biệt bao gồm:

* Khu cây giống: được chia thành hai khu vườn nhỏ.

- Vườn cây giống cung cấp vật liệu ghép: là vườn trồng các giống cây ăn quả để cung cấp vật liệu nhân giống cho vườn ươm như cành chiết, cành giâm và mắt ghép; vườn cây giống được thiết kế với khoảng cách trồng 3-5*3-5 (m) và quy mô diện tích được tính toán dựa trên số lượng cây giống vườn ươm cần sản xuất.

- Vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép: là vườn trồng các giống cây ăn quả cung cấp hạt (hoặc cành giâm) làm gốc ghép; vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép được thiết kế trồng với khoảng cách tương tự như vườn trồng sản xuất của từng chủng loại cây ăn quả tương ứng.

* Khu nhân giống.

Tuỳ theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân giống của cơ sở, có thể chia khu nhân giống thành 5 khu nhỏ.

- Khu giâm cành: nhà giâm được xây dựng phải có hệ thống mái che mưa, điều chỉnh cường độ ánh sáng, có hệ thống lưới hoặc tường bao xung quanh, chủ động về nguồn nước tưới và có các thiết bị tưới ở dạng phun sương; trong nhà giâm được chia thành các luống, có hệ thống đường đi lại và có hệ thống tiêu thoát nước.

- Khu giâm lại cành chiết: khu giâm lại cành chiết cần có hệ thống mái che, vách che bằng các vật liệu phù hợp, có khả năng điều chỉnh cường độ chiếu sáng phù hợp với từng thời kỳ của cây giống; đất cần có kết cấu tốt, có khả năng tiêu thoát nước tốt.

- Khu gieo ươm cây gốc ghép: khu gieo cây ươm cây gốc ghép cần được thiết kế có mái; đất để gieo cây ươm cây gốc ghép phải có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp.

Khu gieo ươm cây gốc ghép cần được thiết kế có mái che bằng các vật liệu thích hợp, thời gian và mức độ che sáng phụ thuộc vào chủng loại cây ăn quả cần nhân giống.

- Khu ra ngôi và nhân giống:


Cây gốc ghép được đưa ra ngôi ghép và chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Các chủng loại cây ăn quả được nhân giống bằng gieo hạt cũng được gieo ươm hoặc ra ngôi chăm sóc tại khu này.

Cây giống được trồng trong túi bầu polyêtylen hoặc các vật liệu làm bầu thích hợp khác. Đối với các cây ăn quả có đặc tính rụng lá mùa đông, cây giống có thể được ra ngôi trực tiếp trên các luống đất.

- Khu đảo và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn: là khu dùng để phân loại và áp dụng các biện pháp chăm sóc tối thiểu nhằm huấn luyện cây giống thích nghi dần với điều kiện đưa ra trồng sản xuất.

2.3. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm tạm thời

Đối với vườn ươm nhân giống cây ăn quả tạm thời chỉ quy hoạch xây dựng khu nhân giống. Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất của cơ sở, khả năng áp dụng các biện pháp nhân giống mà khu nhân giống được chia thành các khu tương tự như vườn ươm cây cố định hoặc chỉ bao gồm các khu: khu gieo ươm cây gốc ghép, khu ra ngôi và nhân giống, khu đảo cây và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn.

Toàn bộ vật liệu ghép, hạt gốc ghép hoặc vật liệu khác làm gốc ghép được cung cấp từ vườn ươm cây giống của các vườn ươm cố định.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Bảo vệ vườn cây ăn trái mùa mưa lũ

Bảo vệ vườn cây ăn trái mùa mưa lũ

Để bảo vệ vườn cây ăn trái, trước mùa mưa lũ, bà con nên đôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.

Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp, sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây. Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước; Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.

Ngừng làm cỏ vườn từ cuối tháng 7 giúp đất không đóng váng, điều hòa dòng chảy. Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ, chỉ giữ lại gốc. Bà con có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt, vừa tận dụng cho chăn nuôi. Để hạn chế cỏ dại nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn.

Mùa mưa lũ, không nên bón phân hữu cơ cho cây vì sẽ dễ làm rễ cây thiếu không khí.

Chú ý giai đoạn này không nên bón nhiều phân đạm, vì phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non. Cũng không nên bón phân hữu cơ cho vườn cây vì phân hữu cơ sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

Ngoài ra, bón phân hữu cơ trong mùa mưa sẽ tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây thiếu không khí. Việc bón phân vô cơ tùy theo từng giai đoạn của cây. Nếu cây đang mang trái thì cần nhiều đạm và kali, nếu cây đang trong giai đoạn thúc ra đọt thì cần nhiều đạm và lân. Để chống lại sự rửa trôi nên xới xáo nhẹ vườn trước lúc bón.

Rất cần thiết bón thêm 500kg vôi cho mỗi ha vì ngoài tác dụng giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hoá giải các độc tố trong đất, việc bón vôi còn có ý nghĩa cung cấp canxi trực tiếp cho cây, chất lượng trái ngon hơn.

Có thể khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng bằng cách sử dụng các muối sunphát ZnSO4, CuSO4, MnSO4, FeSO4,... Hòa với nước để phun lên lá với liều lượng 2g/lít (32g/bình 16 lít). Để chắc ăn thì nhà vườn phải tự tay thử với liều lượng tăng dần và quan sát phản ứng cây sau 3 ngày.

Bệnh hại trong vườn ươm cây ăn quả

Bệnh hại trong vườn ươm cây ăn quả

Do trong điều kiện vườn ươm cây con có rất nhiều đặc điểm thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh hại, cho nên vấn đề theo dõi và chăm sóc cây con trong vườn ươm cần phải được quan tâm đặc biệt hơn so với điều kiện ngoài đồng.

I. GIỚI THIỆU

Ðể đảm bảo năng suất và tuổi thọ của vườn cây, việc chọn lọc cây giống tốt và chăm sóc cây con trong giai đoạn vườn ươm là yếu tố hết sức quan trọng đối với nghề trồng cây ăn trái. Giữa cây trồng, vi sinh vật gây bệnh và điều kiện ngoại cảnh có mối liên quan và tác động hết sức chặt chẽ lẫn nhau.

Mức độ phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cây phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như là các yếu tố ẩm độ, nhiệt độ không khí và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Do trong điều kiện vườn ươm cây con có rất nhiều đặc điểm thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh hại, cho nên vấn đề theo dõi và chăm sóc cây con trong vườn ươm cần phải được quan tâm đặc biệt hơn so với điều kiện ngoài đồng.

II. MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM THUẬN LỢI CHO SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH HẠI TRONG ÐIỀUKIỆN VƯỜN ƯƠM


Trong điều kiện của vườn ươm hầu hết các yếu tố ngoại cảnh đều phù hợp cho sự phát sinh, phát triển và lây lan của dịch bệnh. Các yếu tố ấy bao gồm:

1.Ẩm độ không khí trong vườn luôn luôn cao: Vườn ươm là nơi mà ẩm độ không khí luôn luôn được duy trì ở mức độ cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng của cây con. Yếu tố này cũng rất phù hợp cho sự sinh sản và phát tán của các mầm bệnh hại.

2. Mật độ cây trong vườn dày đặc: Do phải tận dụng diện tích nên mật độ cây con trong vườn thường cao. Mật độ cây cao này càng làm gia tăng ẩm độ trong liếp ươm cây và khả năng tiếp xúc để lây lan mầm bệnh từ cây này sang cây khác trong khu vườn ươm.

3.Giai đoạn cây mẫn cảm: Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đều dễ dàng tấn công vào cây qua các bộ phận non của cây. Vì vậy giai đoạn cây con trong vườn ươm là giai đoạn cây rất dễ bị nhiễm bệnh.Từ những đặc điểm thuận lợi cho sự phát triển của bệnh hại đã nêu trên chúng ta nhận thấy để phòng trị bệnh ngoài việc tác động vào ký sinh gây bệnh, việc tác động vào cây trồng và điều kiện sống bên ngoài bằng các biện pháp kỹ thuật quản lý vườn có một ý nghĩa rất cơ bản.

III. MỘT SỐ BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRONG VƯỜN ƯƠM

1. Bệnh lở cổ rễ, chết cây con

Là bệnh rất quan trọng và phổ biến ở hầu hết các vườn ươm. Ðiều kiện ẩm độ cao của đất là yếu tố thích hợp nhất cho bệnh phát triển nhanh chóng. Bệnh này xảy ra trên hầu hết các loại cây ăn trái khác nhau trong vườn ươm.

Triệu chứng của bệnh:

Bệnh có thể xảy ra ở 2 giai đoạn:

- Giai đoạn trước khi cây mọc mầm, lúc mà các tử diệp của cây chưa nhô ra khỏi vỏ hạt thì đã bị nấm tấn công, và giai đoạn sau khi cây mọc mầm: lúc tử diệp đã xuất hiện cho đến khi cây được vài đôi lá. Tuy nhiên, phổ biến nhất là lúc cây có đôi lá đầu tiên đến khi cây có đôi lá thứ 3. Ðôi khi cây cũng có thể bị tấn công ở giai đoạn muộn hơn. Ngoài ra, cây sau khi ra ngôi đến vài tháng cũng có thể bị nhiễm bệnh. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần gốc gần mặt đất. Phần mô bị bệnh hơi lõm vào, có màu nâu, sũng nước và lây lan rất nhanh. Khi vết bệnh lan rộng, cây con thường bị ngã rạp. Bộ rễ của cây thường bị thối đen. Bệnh thường xuất hiện từng cụm trên líp ươm, sau đó lan nhanh sang xung quanh. Ðối với những cây bị tấn công muộn, cây bị héo nhưng vẫn đứng chứ không bị ngã rạp như khi cây bị tấn công sớm.

Tác nhân:

Bệnh có thể do nhiều loại nấm lưu tồn trong đất như: Phytophthora spp, Rhizoctonia solani, Slerotium spp, Fusarium spp. gây ra. Nếu do nấm Slerotium gây hại thì trên mặt đất gần gốc câybệnh có thể nhìn thấy các hạch nấm tròn màu nâu. Trong khi nấm Rhizoctonia tạo nên cáchạch nấm tròn dẹp và bề mặt hạch nấm sần sùi.

Trong các vườn ươm cây con ở ÐBSCL nấm Rhizoctonia được thấy khá phổ biến hơn. Triệu chứng điển hình nhất của nấm này là làm cho cây bị teo thắt phần cổ rễ và làm cho cây bị chết. Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất. Chúng phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện đất có ẩm độ cao, thiếu ánh nắng như ở vườn ươm. Ngoài ra, cây con có nhiều mô non tiếp xúc với mặt đất, do vậy nấm bệnh dễ dàng xâm nhiễm. Bệnh này đặc biệt phát triển mạnh những lúc mưa kéo dài, luống ươm hay bầu đất bị ứ đọng nước.

Biện pháp phòng trị:

Ðối với bệnh này phòng ngừa là quan trọng hơn hết. Ðể phòng ngừa bệnh, hạt giống trước khi gieo cần được xử lý bằng nước nóng 52- 54oC, thời gian tùy thuộc vào từng loại hạt. Những hạt có vỏ dày, cứng thời gian xử lý hạt có thể dài hơn. Thuốc trừ nấm cũng được khuyến cáo xử lý cho hạt trước khi bảo quản và gieo trồng như Zineb, Benomyl, Mancozeb hoặc Rovral. Việckết hợp giữa thuốc trừ nấm và xử lý nhiệt sẽ cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn. Ðất gieo hạt hoặc đất ở các luống ương cây giống cũng cần phải được xử lý trước khi gieo. Có thể sử dụng Formalin xông hơi với vải bạt đậy bên ngoàitrong 3 ngày hoặc dùng một số loại thuốc trừ nấm để xử lý đất như Kitazin, Rovral. Sau đó phun thuốc lên cây con ở giai đoạn sau khi cây nẩy mầm chođến khi cây cao 15-20 cm.Cần duy trì độ ẩm thích hợp cho cây phát triển nhưng không quá cao. Cần thiết phải cho đất được tơi xốp không úng nước. Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc gốc đồng. Tỉa bỏ các bộ phân bị nhiễm bệnh nặng và tiêu hủy.

2. Bệnh cháy lá do nấm Rhizoctonia trên cây sầu riêng

Bệnh này rất quan trọng trên cây sầu riêng con (gốc ghép) và cây chuẩn bị trồng. Thiệt hại đôi khi có thể rất cao nếu việc phòng trị không kịp thời.

Triệu chứng: Bệnh gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng. Vết bệnh có màu xanh xám hay xám nâu, các lá bị bệnh có thể bị kết dính lại do sự mọc lan của các sợi nấm. Do đó khi khô, chúng dính với nhau nhưng không rụng. Bệnh này còn được gọi là "tổ kiến". Bệnh có thể tấn công trên các thân non làm khô chết phần ngọn phía trên mà sau đó có màu trắng xám.

Tác nhân: nấm Rhizoctonia solani Nấm phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu nắng. Sự lây lan có thể trực tiếp do sợi nấm mọc lan hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòngnước. Ngoài cây sầu riêng, nấm còn tấn công nhiều loại cây conkhác trong vườn ươm. Nấm bệnh tấn công cây sầu riêng ở tất cả các giai đoạn khác nhau củacây sầu riêng. Do đó nguồn bệnh rất phong phú và có thể tiềm ẩn trong vườncây và sẵn sàng lây lan.

Phòng trừ:

- Làm giảm nguồn lây lan và ngăn chận sự lây lan từ bên ngoài.

-  Mật độ trồng vừa phải để hạn chế sự lây lan

- Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ với các loại thuốc trừ nấm như:

- Benlate, Derosal, Carbendazim, Rovral.
 
3. Bệnh cháy lá (Sầu riêng):
Do nấm Phytophthora. Trong giai đoạn vườn ươm, nấm Phytophthora cũng gây ra hiện tượng cháy lá và chết đọt cho cây sầu riêng con.

Triệu chứng:

Vết bệnh trên lá khổi đầu là 1 chấm nhỏ màu nâu, sũng nước và lan rộng nhanh. Vết bệnh sau cùng thường có hình gần tròn hoặc bất định màu nâu đen với rìa màu vàng nhạt. Trong điều kiện phù hợp cho bệnh phát triển, vết bệnh là những phần mô bị thối nhanh có màu xám xanh hoặc xám đen. Lá bệnh bịhéo rũ nhanh và lây lan khá nhanh. Bệnh có thể tấn công cả trên phần ngọn cây làm cây bị chết ngọn.

 Tác nhân: nấm Phytophthora palmivora Nấm bệnh có nhiều ký chủ và cây ăn trái khác nhau như dứa, cây có múi, mít, bơ. Do đó, nguồn bệnh rất phong phú trong tự nhiên và dễ dàng lây lantừ ký chủ này sang ký chủ khác.

Phòng trừ:

- Cần chăm sóc cây khỏe mạnh để tăng sức đề kháng cho cây như cung cấp nước, phân bón hợp lý

- Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải, tránh quá dày

-  Luôn luôn cải thiện sự thông thoáng trong vườn ươm, dọn vệ sinh trong vườn ươm và có khoảng cách thích hợp giữa các lô.

- Ðảm bảo mật độ gieo trồng vừa phải. Mật độ càng cao thì nguy cơ gây bệnh càng lớn.

- Nguồn nước tưới không có nguồn bệnh. Nguồn nước ngầm thường có ít nguồn bệnh hơn nước lấy từ sông rạch tự nhiên, bởi vì các bào tử của nấm bệnh lây lan dễ dàng qua nguồn nước tưới.

- Các dụng cụ chăm sóc phải được khử trùng với nước javel để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh.

- Vườn ươm cần có lưới, rào để ngăn côn trùng, động vật khác xâm nhập.

- Hạn chế khách tham quan vào vườn ươm.

4. Bệnh loét hại cây có múi

Ðây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho cây có múi ở giai đoạn cây con trong vườn ươm. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm lárụng. Ðôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn.

Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi dần dần hóa nâu, gồ ghề trên bề mặt của vết bệnh. Xung quanh vết bệnh có một quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay đổi tùytheo mức độ mẫn cảm của giống.

Tác nhân: Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Citri

Ðặc điểm phát triển: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lâylan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới.

Phòng trừ:

-  Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm từ bên ngoài và qua vật liệu trồng, công nhân lao động, dụng cụ chăm sóc và nguồn nước tưới.

- Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống để thuận lợi cho việc phòng trừ.

- Áp dụng các biện pháp xử lý đất và vật liệu trồng trước khi gieo trồng. Ðối với hạt, mắt ghép có thể xử lý bằng nước javel 1% chlore hoặc tính tương đương 350 ml nước javel với 3 lít nước sạch trong 20 phút hoặc xử lý bằngnước nóng ở 50o C trong 20 phút.

- Duy trì chế độ phun thuốc định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng như Kasuran, Cocide. Ðể phòng trị bệnh mỗi khi cây ra đọt non, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh để tránh lây lan.

5. Bệnh ghẻ hại cây có múi

Bệnh ghẻ thường tấn công trên các chồi non của cây có múi, bệnh thường phổ biến trong vườn ươm ở mỗi đợt cây ra chồi non làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Triệu chứng:

Vết bệnh tạo thành nốt ghẻ trên lá, thường nhô cao ở một mặt của phiến lá. Chúng có màu xám nhạt, nhiều vết nhỏ thường liên kết lại làm cho lá bị nhăn nheo, biến dạng, cây kém phát triển và cằn cỗi.

Tác nhân: nấm Elsinoe fawceltii

Phòng trừ:

-  Tránh gây thương tích cho cây con, vận chuyển.

-  Khi cây bị thương nên xử lý bằng thuốc trừ nấm

- Cần tiêu hủy ngay các bộ phận bị bệnh nặng để tránh lây lan.

-  Nên kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện cây bệnh và phun thuốc hóa học ngay khi phát hiện bệnh, sử dụng một số loại thuốc đồng như Aliette, Ridomyl.

- Dùng nấm đối kháng Trichoderma là một trong những biện pháp phòng trừ sinh học đáng chú ý.

6. Bệnh thán thư hại xoài:
Là một loại rất phổ biến trên xoài ở mọi giai đoạn. Bệnh thường tấn công trên các lá non, cành non, hoa và trái. Trên lá, vếtbệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu, có hình gần tròn hay bất định, vết bệnh về sau khô và rách. Bệnh làm lá biến dạng, nhăn nheo và rụng sớm. Ðốivới các lá non mới nhú, nếu bệnh tấn công, lá có thể bị thui đen và không pháttriển được. Trường hợp này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng trên các chồi non của mắt ghép.

Tác nhân: nấm Collectotrichum gloeosporioides

Phòng trừ:

-  Mật độ cây trong vườn vừa phải, đảm bảo được độ thông thoáng.

- Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh nặng để tránh lây lan

- Ngăn ngừa sự lây lan nguồn bệnh từ bên ngoài có thể thông qua mắtghép, gốc ghép, cành ghép.

- Vườn ươm cây giống không nên gần khu vực trồng xoài để hạn chế sự lây lan.

-  Phun thuốc hóa học để quản lý bệnh vào các giai đoạn đặc biệt mẫn cảm ở các giai đoạn lá non và hình thành. Có thể phun phòng khi chồi bắt đầu hình thành.

-  Chú ý phòng trừ các loại côn trùng gây hại trên lá như: châu chấu, bọ cánh cứng nhằm hạn chế vết thương do chúng gây ra. Có thể phối hợp phun thuốc trừ sâu và thuốc trừ nấm để phòng ngừa sâu bệnh hại.

- Cần phải luân phiên nhiều loại thuốc khác nhau để hạn chế tính kháng thuốc của nấm gây bệnh.

7. Bệnh khô đọt (Diplodia natalensis)


Bệnh thường thấy ở các cây con ghép, có thể làm khô đọt và chết câysau khi ghép.

Triệu chứng:

Trên cành tược xanh non có đốm sậm màu, lan dần lên, lá cũng bị biến màu nâu, bìa lá thường cuốn lên trên, đôi khi cũng thấy nhựa cây chảy ra trên cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bệnh thấy bên trong có các sọc màu nâu do cácmạch dẫn nhựa bị hư, bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí cao và lâylan mạnh trong mùa mưa.

Tác nhân: do nấm Diplodia natalensis

Phòng ngừa:
- Bệnh lây truyền từ cây mẹ bị nhiễm bệnh. Do đó, có thể ngăn ngừa nàynên chọn mắt ghép, cành ghép từ cây mẹ tốt, khỏe mạnh. Khi ghép cây cần vệ sinh, khử trùng dụng cụ ghép. Sau khi ghép cây, nên đặt cây trong điều kiện thoáng mát, và sau đó nhử nắng dần dần.

8. Phòng trừ bệnh và tương tự virus trong vườn ươm:
Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn là phải sạch các bệnh virus và một sốbệnh hại quan trọng khác. Do đó, việc phòng trừ cây giống bị nhiễm bệnh dovirus là một yêu cầu bắt buộc.

Ðể phòng ngừa bệnh virus cho cây, cần chú ý thực hiện các nguyên tắc sau:


- Cây gốc ghép sạch bệnh: phần lớn các bệnh do virus gây ra thường ít truyền qua hạt. Do đó, các cây con gieo từ hạt nên được bảo vệ trong nhà lưới để tránh nhiễm bệnh virus do côn trùng truyền bệnh. Ngoài ra, các dụng cụ chăm sóc cây, dụng cụ chiết ghép cần phải được vệ sinh và sát trùng với nước javel để ngăn ngừa sự lây lan từ cây này sang cây khác.
 Sử dụng vật liệu trồng sạch bệnh (gốc ghép, mắt ghép, cành ghép).
Ngày nay, kỹ thuật vi ghép và các biện pháp xét nghiệm bệnh virus và các tác nhân tương tự virus đang được phát triển để tạo ra và đảm bảo các vật liệu trồng trong vườn ươm sạch bệnh.

Nhận biết sâu hại trên cây ăn quả có múi

Nhận biết sâu hại trên cây ăn quả có múi

Sâu vẽ bùa có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước hình lá liễu, phần gốc cánh trước tối màu hơn phần ngọn cánh, ngọn cánh có điểm màu đen lớn. Lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất dài...

1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

a) Đặc điểm nhận dạng:

Trưởng thành: có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước hình lá liễu, phần gốc cánh trước tối màu hơn phần ngọn cánh, ngọn cánh có điểm màu đen lớn. Lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất dài.

Trứng: có hình gần tròn, dẹt, phẳng, giống giọt nước nhỏ. Mới đẻ màu trong suốt, sắp nở màu trắng đục.

Sâu non: dạng dòi, không có chân, màu xanh vàng hoặc xanh nhạt, mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, sâu non đẫy sức có màu vàng dài khoảng4mm.

Nhộng: Hình thoi, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, dài khoảng 2.5mm.

b) Tập tính sinh sống và gây hại:

Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thàh cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non

Sâu phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10.

Nếu bị sâu vẽ bùa cây quang hợp kém gây ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.

c) Biện pháp phòng, trừ:

- Phòng chống: Bón phân cân đối, tưới nước, chăm sóc hợp lý để cho cây ra lộc tập trung.

Tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng để tránh ẩm độ cao.

Bảo vệ thiên địch tự nhiên, nuói kiến vàng

- Phun thuốc trừ sâu: Phun thuốc phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ <1cm.

Khi chồi non dài <1cm phun lần 1, sau phun lần một 6, 7 ngày thì phun lần 2.

Phun dầu khoáng hoặc dùng thuốc Polytrin, liều lượng : 25ml/10lít nước hoặc Selecron hoặc Trebon pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá.

Sâu vẽ bùa (ảnh ngoài cùng, dưới, bên phải) và triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa


2. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

a) Đặc điểm nhận dạng:

Trưởng thành: có thân dài 2,5-3,0mm kể cả cánh, màu xám tro, đình đầu nhọn nhô về phía trước, mắt có màu đỏ. Chân có màu xám nâu. Cánh cùng màu với cơ thể, nhưng có các đốm đen.

Ấu trùng: mới nở có hình tròn dài màu vàng tối, mắt kép đỏ. Ấu trùng tuổi lớn dẹt mỏng, màu vàng đất hơi xanh, có các đốm màu đen.

b) Tập tính sinh sống và gây hại:


Trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, thường đậu ở các đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay và thường bay gần, ấu trùng di chuyển chậm chạp, sống tập trung ở đọt và lá non

Ấu trùng và thành trùng chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt lộc của cây ăn quả có múi.

c) Biện pháp phòng, trừ:

Phòng chống: Không nên trồng các cây cảnh thuộc họ cam quýt gần các vườn cam quýt.

Cắt tỉa cành taọ bộ khung thông thoáng, ẩm độ thấp.

Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, điều khiển cho cây ra các đợt lộc tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rầy chổng cánh.

Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá Greening trong vườn đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe.

Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển.

Phun thuốc trừ: Khi dầy xuất hiện phun thuốc trừ lúc cây ra đọt non tập trung, có thể dùng các loại thuốc: Trebon 0,2%, Sherpa 0,2%, Anvado 100WP ( thuốc cung tên), dầu DC- Tron Plus, Isoprocarb (Mipcide), Buprofezin (Applaud), Isoprocarb (Bassa ...) hoặc dầu khoáng .

Rầy chổng cánh (ảnh ngoài cùng, trên, bên trái) và các triệu chứng gây hại

3. Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)

a) Đặc điểm nhận dạng:


Trưởng thành: có hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 21-23mm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hai bên mép bụng có rìa hình răng cưa, vòi chích hút dài đến cuối bụng.

Trứng: hình tròn, đường kính 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng trong, xanh lam, sau đó chuyển sang màu trắng đục, sắp nở có màu nâu sẫm hơn mặt trứng có nhiều chấm lõm.

b) Tập tính sinh sống và gây hại:

Bọ xít xanh thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá.

Ấu trùng (bọ xít non) khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái. Cơ thể của ấu trùng có hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục.

Cả con trưởng thành và con ấu trùng, đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái đã lớn mới bị bọ gây hại thì trái dễ bị thối rồi rụng. Một con có thể chích hút gây hại nhiều trái.

Bọ xít xanh và triệu chứng gây hại

c) Biện pháp phòng, trừ:

Không nên trồng cam quýt quá dầy, thường xuyên cắt tia cành tạo tán, cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành tược... để vườn cây luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít.

Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt để kiến tiêu diệt bọ xít, nhất là bọ xít non.

Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Thường xuyên kiểm tra trái và những lá gần trái để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.

Nếu vườn cam quýt rộng, bọ xít nhiều không thể bắt bằng vợt tay, có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Bascide 50EC, Hoppercin 50EC, Cyper 25EC ,Dầu khoáng SK, Enspray 99EC, Vibasa 50EC, Sherpa 0,2%… để phun xịt.

4. Câu cấu (Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi)

a) Đặc điểm nhận dạng:

Có 2 loại: ( loại to và loại nhỏ)

- Câu cấu to thường xuất hiện số lượng ít.

- Câu cấu nhỏ là loại nhân ra rất nhanh có thể thành dịch

Trưởng thành: Là bọ cánh cứng, thân hình bầu dục, dài khoảng 7-10mm trên toàn thân có phủ lớp ánh kim nhũ, trưởng thành cái màu xanh, trưởng thành đực có màu vàng, đầu kéo dài như một cái vòi.

Trứng: đẻ rải rác từng quả trên mặt đất, hình bầu dục, dài khoảng 1mm, màu trắng ngà.

Sâu non: Màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân, sống trong đất ăn chất hữu cơ và dễ cây.

Nhộng: màu trắng ngà, dài khoảng 10mm, nằm trong đất.

b) Tập tính sinh sống và gây hại:

Câu cấu là đối tượng rất nguy hiểm bởi với số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ (thậm chí cả lá già với loài Platymycterus sieversi) và quả non. Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm cấp thương phẩm quả. Câu cấu trưởng thành xuất hiện sau các đợt mưa khi cây cam quýt đang ra lộc hè và lộc thu.Câu cấu phá hại lộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, lộc thu nó còn làm giảm năng suất vườn cây năm sau.

Câu cấu là loài sâu hại đa thực, ngoài gây hại trên cây ăn quả có múi, chúng còn gây hại các cây ăn quả khác như xoài, nhãn, vải...

c) Biện pháp phòng, trừ:

Phòng chống: Thường xuyên kiểm tra vườn cây ăn quả có múi, nhất là các vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản và đầu kinh doanh để phát hiện sớm sự xuất hiện và mật độ câu cấu gây hại và chủ động phòng trừ.

Trừ: Dùng vợt hoặc tay bắt trưởng thành để giết chết.

Khi câu cấu xuất hiện nhiều cần phun thuốc Supracid 40EC nồng độ 0,25% hoặc Padan pha nồng độ 0,2% để phun.

Chiết cành cây ăn trái sao cho nhanh ra rễ

Chiết cành cây ăn trái sao cho nhanh ra rễ

Chiết cành là phương pháp thường được người làm vườn ưa chuộng nhất là dùng cách này để chiết cành cây ăn quả lâu năm, Cây ăn quả trồng từ cách chiết cành, cây nhanh ra quả, quả ổn định về năng suất, chất lượng; đảm bảo giống cây mẹ 100% về các đặc tính sinh lý, sinh hoá.

1. Chọn thời vụ chiết cành:

Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.

2. Chọn cành và khoanh vỏ để chiết cành:

Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán,  để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10 cm, vết khoanh dài 4-5 cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

3. Chọn vật liệu bó bầu:

Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.

Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2 cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15 phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Tác dụng tuyệt vời từ cây quất

Tác dụng tuyệt vời từ cây quất

Quất là loại cây cảnh được trồng trong nhà, ngoài vườn vào những dịp lễ, tết. Ngoài ra, quất còn là vị thuốc quý dùng để chữa bệnh cho con người.

Vậy, quất có những tác dụng gì? Sử dụng quất để chữa bệnh như thế nào?

Tìm hiểu về cây quất

Quất là loại cây cảnh được trồng chủ yếu ở miền bắc, phù hợp với khí hậu nhiệt đới..

Đặc tính

Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm.  Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, hạt và rễ quất vị chua cay, tính ấm.

Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…đều được sử dụng để làm thuốc.

Tác dụng của cây quất

+ Cung cấp vitamin C, A, B2, chất xơ, mangan, sắt, magiê và đồng.

+ Chữa ho do phong hàn.

+ Chữa các bệnh đường tiêu hoá: đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn..

+ Điều hòa, cải thiện chức năng gan.

+ Kích thích tiêu hoá, thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch...

+ Chữa các bệnh về mắt, viêm họng.

+ Chữa nấc, nghẹn.

+ Chữa mụn nhọt…

+ Chữa tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ.

+ Giảm đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh...

Sử dụng quất để chữa bệnh như thế nào?

Chữa đau họng, đau răng

Nguyên liệu:

+ Quả quất: 500g.

Cách làm:

+ Quả quất thái thành nhiều lát nhỏ.

+ Quất sau khi thái mang phơi khô.

+ Thành phẩm quất đã phơi khô cho vào lọ thủy tinh đậy kín để từ 1 tháng trở lên.

Cách dùng:

+ Dùng 25g nước cốt quất hòa với nước ấm.

+ Chia lượng nước trên thành 2-3 lần dùng để uống trong ngày.

Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn


Nguyên liệu:

+ Quả quất: 50g.

Cách làm:

+ Cho quất vào nồi để sắc.

+ Sắc từ 20 đến 30 phút (cho nhỏ lửa)

Cách dùng:

+ Dùng hỗn hợp đã sắc được để uống trong ngày.

Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn

 Nguyên liệu:

+ Quả quất: 500g.

+ Đường kính trắng.

Cách làm:

+ Thái quất thành nhiều lát nhỏ.

+ Cho quất đã thái lát trộn với 500 g đường kính trắng.

+ Cho hỗn hợp đường, quất vào lọ kín trong 2 tuần.

Cách dùng:

+ Hòa 25g nước quất cốt với nước ấm.

+ Chia hỗn hợp nước để uống thành nhiều lần trong ngày.

Chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu

Nguyên liệu:

 + Quả quất: 100g.

+ Rượu trắng.

Cách làm:

+ Ngâm quất trong 500 ml rượu trắng thấp độ.

+ Thời gian ngâm ít nhất là 2 tuần.

Cách sử dụng:

+ Dùng rượu quất trước mỗi bữa ăn.

+ Uống từ 15-20 ml/1 lần.

+ Dùng liên tục trong nhiều ngày.

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Nguyên liệu:

+ Rễ quất 30g.

+ Dạ dày lợn 150g.

+ Rượu trắng.

+ Hành hoa.

+ Gia vị, bột nêm…

Cách làm:

+ Rễ quất, dạ dày, hành hoa rửa sạch.

+ Dạ dày thái miếng, hành hoa thái khúc.

+ Cho tất cả các loại trên vào nồi.

+ Cho nước, rượu sau đó hầm chín.

Cách sử dụng:

+ Dùng để ăn trong ngày.

+ Một tuần ăn 2 đến 3 lần.

+ Duy trì ăn trong vài tháng .

Chữa tiểu rắt, nước tiểu lẫn máu

Nguyên liệu:

+ Rễ quất: 30g.

+ Đường phèn 15g.

Cách làm:

+ Rửa sạch rễ quất sau đó để ráo nước.

+ Trộn rễ quất với đường phèn.

+ Cho hỗn hợp rễ quất và đường phèn sắc với nước.

Cách sử dụng:

+ Dùng nước đã sắc để uống trong ngày.

+ Uống từ 1 đến 2 tuần bệnh sẽ giảm.

Chữa sa tử cung

Nguyên liệu:

+ Rễ quất 90g.

+ Hoàng tinh sống 30g.

+ Rễ tiểu hồi hương 60g.

+ Dạ dày lợn 1 cái.

+ Rượu trắng.

Cách làm:

+ Rửa sạch rễ quất, hoàng tinh, dạ dày lợn..

+ Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi hầm (cho một nửa lượng nước và một nửa lượng rượu).

Cách sử dụng:

+ Chia thành 2 phần để ăn trong ngày.

+ Ăn trong một tuần (cách ngày một lần) bệnh sẽ thuyên giảm.

Lời kết

Ngày xuân người ta thường dùng quất để trang trí nhà trong những ngày tết. Ngoài việc  mang đến may mắn cho gia đình, quất còn chữa ho, đau răng, đầy hơi, tiểu rắt…rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị đau bụng, sa tử cung sau sinh …vẫn thường dùng quất nấu với dạ dày để tẩm bổ và mau lành vết thương. Lưu ý chúng ta chỉ sử dụng những quả quất đảm bảo an toàn thực phẩm để dùng làm bài thuốc chữa bệnh.

Kỹ thuật trồng cây quất Tết

Kỹ thuật trồng cây quất Tết

Cây quất thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá.

Thời vụ trồng
Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.
Đất trồng
Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.
Cách trồng
Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu... Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.
- Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.
- Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-240C. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.
- Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.
Cách chiết
Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.
Bón phân
Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông quả nhiều.
- Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.
- Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu quả và quả ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.
Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp...
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.
Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân... cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58... để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.
Xử lý cho quả chín đúng dịp Tết
Quất ra quả quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:
- Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có quả phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết quả, giảm tưới nước tối đa.


- Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết quả và làm sao cho quả chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho quả nhiều và đảm bảo quả sẽ chín vàng vào đúng Tết.

Sâu bệnh hại cây quất

Sâu bệnh hại cây quất

Cây quất hay cây tắc là loại cây cảnh thân thiện, được gây trồng nhiều, bởi trái tắc cho ta nhiều công dụng. Việc hiểu biết các lại sâu bệnh hại cây tắc giúp ta phát hiện và phòng trị kịp thời kẻ xâm hại để bảo vệ cây tắc luôn xanh tốt và cho nhiều quả.


1. Sâu vẽ bùa


Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis  citrella) là một loài sâu hại quan trọng, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên các cây thuộc nhóm cây có múi, trong đó có cây tắc khi cây đang ở thời kì ra lá non, hoặc vào những thời điểm sau làm gốc để xử lý cho cây ra trái theo ý muốn. Chúng thường hoạt động vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm  nên ta khó phát hiện.

Sau khi nở sâu non đục vào ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục ở dưới lớp biểu bì của phiến lá, thành những đường hầm ngoằn ngèo. Sâu đục tới đâu lớp biểu bì phồng lên tới đó vẽ thành những đường ngoằn ngèo có màu trắng lóng lánh như ánh bạc. Tuổi sâu càng lớn thì đường đục càng dài và rộng. Ngoài lá còn thấy sâu gây hại trên cả cành non. Có thể nhìn thấy sâu non rất nhỏ (vài mm) màu xanh lợt (lúc mới nở) hoặc xanh vàng, trắng hơi vàng (khi tuổi lớn hoặc lúc sắp hóa nhộng) ở cuối đường hầm.

Những lá bị sâu gây hại sẽ không phát triển được, co rúm, quăn queo, dị dạng, làm giảm khả năng quang hợp của cây, cây chậm tăng trưởng, nhất là những cây còn đang ở giai đoạn vườn ươm, hoa và trái dễ bị rụng. Ngoài gây hại trực tiếp, các vết đục của sâu còn  là cửa ngõ cho vi khuẩn của bệnh loét xâm nhập gây hại.

Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:

- Không nên để cho cây tắc  ra lá lai rai thành nhiều đợt, mà điều khiển cho cây ra đọt, lá non tập trung thành từng đợt, để hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho sâu trên vườn cây.

- Để bảo vệ thiên địch chỉ nên xịt thuốc khi trên cây có khoảng 10% số lá bị sâu gây hại trở lên, xịt trực tiếp vào những chỗ có sâu gây hại. Có thể xử dụng một số loại thuốc như: Confidor; Trebon; Bi-58; Bian; Sherpa; Lannate; Cyper; DC-Tron Plus… sau khi xịt đợt 1 có thể xịt thêm 1 – 2 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

2. Sâu bướm phượng

Sâu bướm phượng thường đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây tắc. Sâu non nở ra ăn lá non và búp, làm cây sinh trưởng chậm, lá bị khuyết nham nhở làm mất vẻ đẹp tự nhiên của cây.

Phòng trừ:

Thường xuyên kiểm tra các chậu tắc, khi mật độ sâu thấp có thể bắt và diệt bằng tay. Khi mật độ sâu cao, dùng một trong các loại thuốc để phun như Ofatox 400 EC, Bassa 50 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

3. Bù lạch hại cây tắc

Cả con trưởng thành và con ấu trùng của bù lạch đều chích hút nhựa của lá non, hoa và trái non, nhất là trên trái non bằng cách ẩn trong các lá đài chích hút phần vỏ gần cuống trái, tạo ra những mảng sẹo màu xám hoặc màu bạc lồi lên trên vỏ trái. Khi trái lớn những sẹo này lộ ra phía ngoài vòng quanh cuống trái thành vòng tròn, làm cho vỏ trái xấu xí, khó bán.

Ở những vùng thường bị bù lạch gây hại hàng năm, nên trồng cây tắc với mật độ dày hơn. Việc trồng  thêm cây che bớt nắng cho vườn tắc cũng có tác dụng hạn chế bớt tác hại của bù lạch.

- Khi tưới vườn, nên tưới theo kiểu phun mưa lên cây để rửa trôi bớt bù lạch.

- Nếu vườn thường bị bù lạch gây hại có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Confidor 100SL; Regent 5SC; Danitol 10EC; Admire 050EC… phun vào lúc cây ra đọt non, ra hoa kết trái vài lần (mỗi lần  cách nhau khoảng 7-10 ngày). Bù lạch là một trong những loại sâu hại có khả năng lờn kháng thuốc khá nhanh, vì thế ta nên luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc để không gây sức ép lờn kháng thuốc đối với chúng.

4. Rệp

Rệp hại cây tắc  thường sống thành từng ổ trên các búp non, chùm hoa và quả non. Rệp chích hút dịch làm lá, búp và quả non phát triển dị dạng.

Phòng trừ:

Nếu số lượng rệp ít có thể ngắt ổ rệp tiêu huỷ để tránh lây lan. Khi mật độ rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như Bassa 50 EC, Betox 5 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

5. Bệnh ghẻ (bệnh sẹo) hại cây tắc

Bào tử nấm thường tồn tại trên lá non, chúng xâm nhập và gây hại chủ yếu trên các phần non của cây như lá, cành và quả. Những lá bị hại phát triển cong về một phía.

Phòng trừ:

Cắt tỉa các lá và quả bị bệnh. Khi bệnh nặng có thể dùng các loại thuốc để phun trừ như Daconil 75 WP, Anvil 5 EC, Tilt sunper 300 EC…

6. Bệnh thối gốc và rễ


Bệnh thường làm cho rễ và phần gốc sát mặt đất  cây tắc bị thối và chết. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm nứt vỏ cây, chảy nhựa màu nâu, dẫn đến chết thân cành.

Phòng trừ:

Cần giữ vườn và chậu tắc thông thoáng, giữ độ ẩm trong chậu vừa phải, không nên tưới quá đậm.