Pages

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Hoa huệ Hà Lan hay còn gọi là huệ đỏ thích hợp với khí hậu vùng ôn đới dễ trồng dễ chăm sóc, đặc biết cây ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán nên được nhiều người ưa thích

Mô tả - Ðặc tính:

Nhiệt độ: Mặc dù cây vùng ôn đới, nhưng cũng chịu được nhiệt độ cao 18 - 34°C.

Ẩm độ: Trong mùa tăng trưởng cần nhiều ẩm ướt và bắt đầu bớt tưới nước khi thấy lá vàng, lúc này củ đã già sắp chuyển qua trổ hoa. Nước có độ pH = 6 - 7.

Sâu rầy: Ít bị sâu rầy phá hại, tuy nhiên đề phòng rệp và nhện trắng đóng ở mặt dưới lá.

Nhân giống:

Bằng cách tách các chồi non từ củ của cây mẹ. Thận trọng không cho đứt rễ và trồng ra líp sau vụ Tết. Trồng đến năm sau củ có thể to bằng cái chén ăn cơm với đường kính khoảng 10 - 12 cm.

Có thể thụ phấn nhân tạo. Lấy hạt già gieo ươm, thời gian chăm trồng lâu hơn (2, 3 năm) nên chỉ áp dụng khi lai tạo giống mới.

Thúc trổ hoa vào dịp tết âm lịch

Sẽ theo các bước sau đây :


1. Bón thúc phân đầy đủ nhất là phân lân vào mùa xuân và tháng 5, 6, 7, 8 để củ phát triển thật to.

2. Tháng 9, tháng 10 bớt tưới để cho đất hơi khô.

3. Giữa tháng 10, nhổ củ lên và để trong mát khô ráo cho củ và lá héo đi.

4. Vào đầu tháng 11, cắt bỏ rễ và bỏ lá cho đến gần mặt trên của củ. Khi tỉa lá rồi củ có hình chóp nón.

5. Đưa trồng củ đã cắt tỉa rồi vào chậu trong đó đất phân đã được chuẩn bị đầy đủ. Tưới nước đậm.

6. Để chậu vào chỗ khô mát, khi thấy nhú chồi lá hoặc chồi hoa, đưa để ra nắng (khoảng 15 ngày sau khi trồng lại) lúc đầu tươi ít cho đến khi thấy chồi hoa mới tưới trở lại bình thường.

7. Hoa sẽ nở vào dịp Tết nguyên đán.

Ghi chú :

Ở Âu châu, khi thúc ép, thường hay lấy một tờ báo che kín, chồi hoa sẽ mọc và đâm thủng tờ báo. Khi đó bỏ tờ báo đi
Cách chăm sóc cây huệ đỏ

Muốn cho loại cây này ra hoa đúng Tết, bạn phải bón phân, tưới nước quanh năm, không để cho nó bị khô lá. Đến tháng 10 âm lịch, hãy nhổ cây lên, cắt bỏ hết lá, rễ, đem củ để trên giàn râm mát.

Chừng nào muốn cho củ huệ ra hoa, bạn đem trồng trở lại vào chậu nhỏ, để chỗ râm mát. Đến khi củ nhú mầm thì đem ra ngoài nắng. Nếu mầm nhú lên ngay giữa củ là mầm lá, nhú ở bên cạnh và hơi mập là mầm hoa.

Nên để ý kỹ củ huệ. Có hai trường hợp:

Nếu củ đã già, lá trụi hết, thì trong ruột đã có mầm non của hoa. Bạn phải trồng củ huệ trong chậu trước Tết một tháng. Muốn cho vòi hoa mập và ngắn, phải để ngoài nắng, muốn cho vòi hoa huệ gầy và cao thì nên để nơi râm mát.

Nếu khi nhổ lên, thấy cây huệ còn non, lá đọt nhỏ và xanh thì phải trồng lại vào chậu trước một tháng rưỡi. Như vậy Tết mới có hoa.

Mỗi lần củ huệ ra hoa có hai đợt. Đợt 1 tàn, chừng 15-20 ngày sau, bên đối diện của vòi hoa cũ sẽ ra thêm một vòi. Khi hoa đợt 2 tàn, bạn phải đem củ trồng xuống đất để dành cho năm sau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét