Pages

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Kỹ thuật nhân giống cây vú sữa

Kỹ thuật nhân giống cây vú sữa

Cách nhân giống này phải chọn nhánh có đường kính lớn và cần khoảng 6 tháng nhánh mới cho ra rễ

Ở Việt Nam vú sữa được trồng đầu tiên ở Miền Nam, sau đó lan dần ra Bắc. Tuy nhiên, ở phía Bắc vú sữa không được trồng phổ biến vì:

A. Giới thiệu

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainito (tên tiếng Anh: Star apple, tiếng Pháp: Cainitier) thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae) đã được trồng ở Nam Mỹ, Mêhico, Florida và nhập nội vào Sri Lanka, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan.

Ở Việt Nam vú sữa được trồng đầu tiên ở Miền Nam, sau đó lan dần ra Bắc. Tuy nhiên, ở phía Bắc vú sữa không được trồng phổ biến vì:

- Sản lượng trái thấp,

- Chất lượng trái không được đánh giá cao,

- Cây chậm cho trái, cây cao, khó thu hoạch.

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

B. Kỹ thuật nhân giống


I/.Nhân giống hữu tính:

Trước đây, người ta nhân giống bằng hạt . Thông thường sau khi gieo hạt 3 - 4 tuần thì cây mọc, người trồng bứng đem đến nơi đã đào lỗ, bón lót phân sẵn và trồng vào đó. Phương pháp này hiện nay không còn phổ biến vì cây trồng bằng hạt thường bị biến dị nên không giữ được đặc tính ban đầu của cây mẹ: dạng trái, màu sắc trái…, sau khi trồng phải đến 7 - 9 năm mới cho trái.

Hiện nay việc gieo ươm hạt vú sữa chủ yếu để sản xuất cây gốc ghép.

II/. Nhân giống vô tính bằng cách chiết nhánh

Cách nhân giống này phải chọn nhánh có đường kính lớn và cần khoảng 6 tháng nhánh mới cho ra rễ, vì thế tỷ lệ nhân giống không cao và tỷ lệ thành công thấp.

Cây trồng bằng nhánh chiết, rễ không ăn sâu nên cây dễ bị giông gió làm đổ ngã, lật gốc.

Tuy nhiên, cây trồng bằng nhánh chiết có những ưu điểm:

- Mau cho trái: thông thường sau 3 năm trồng cây chiết đã cho trái nếu được chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ.

- Chất lượng trái, hình dạng trái giữ được đặc tính của cây mẹ.

III/. Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến:

Theo phương pháp ghép thông thường, mối ghép phải cách mặt bầu đất từ 20cm trở lên, nhưng do cây vú sữa là loại cây đa niên (có thể sống và cho trái đến 70-80 năm) nên cần phải có bộ rễ phát triển và ăn sâu trong đất, cây trồng bằng hạt có được lợi điểm này nhưng cây chậm cho trái và chất lượng trái không tốt; trồng bằng cây chiếc thì cây nhanh cho trái, chất lượng và mẫu mã trái tốt nhưng bộ rễ bàng, rất dễ bị đổ ngã khi gặp giông to, gió lớn.

Với cách ghép cải tiến, do nơi tiếp giáp giữa cành và gốc ghép cách mặt bầu 6-10cm nên sau khi trồng một thời gian, nơi vết ghép sẽ phát triển một tầng rễ mới giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn, chống chịu với ngoại cảnh tốt hơn và giảm được hiện tượng bật gốc, đổ ngã. Cây cho trái sau 4 năm trồng nếu được chăm sóc, bón phân đầy đủ, trái có hình dạng, mẫu mã, chất lượng hoàn toàn giống với cây mẹ.

Xem tiếp


0 nhận xét:

Đăng nhận xét