Pages

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn

Phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn

Bưởi Diễn là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều loại sâu bệnh gây hại tới đối tượng cây trồng này.


Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

Triệu chứng: Là loại sâu phá hoại cây ở thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá non, cành non, quả non tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng, lá non xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá, có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10.

Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Polytrin 440 EC 25 ml/10 lít nước hoặc Selecron 500 EC 25 ml/10 lít nước, phun phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, quả non và hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ 1 - 2 cm, quả non có đường kính 2 - 3 cm, phun ướt hết mặt lá non, quả non.

Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)

Triệu chứng: Trưởng thành và ấu trùng dùng vòi để chích hút dịch quả từ khi quả còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì sẽ vàng, rám và rụng sớm. Quả đã lớn bị bọ xít xanh gây hại thì dễ bị thối rụng.

Biện pháp phòng trừ: Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy. Sử dụng một số loại thuốc như Bascide 50EC, dầu khoáng SK, Enspray 99 EC, Hoppercin 50 EC… để phun trừ.

Nhện đỏ (Panonychus citri)

Triệu chứng: Phát sinh quanh năm hại lá, chủ yếu vào vụ xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập, mặt lá có những vòng tròn, lá bị bạc và hơi phồng.

Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc Comite 73EC 10 ml/10 lít nước; Ortus 5 SC, dầu khoáng SK, Newsodan 5.3 EC pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà SX, phun ướt cả 2 mặt lá, phun lúc cây ra lộc non, quả non và phun sau khi cây đậu quả 10 - 15 ngày để phòng ngừa.

Rệp muội xanh (Aphis spiraecola) và rệp muội đen (Toxoptera aurantii)

Triệu chứng: Rệp muội xanh và rệp muội đen là 2 loài gây hại phổ biến với mật độ cao, làm lá vàng úa, phủ kín muội đen, dẫn đến giảm khả năng quang hợp, năng suất cũng như chất lượng quả. Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét