Pages

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Cây hồng xiêm - Sa pô chê - Lồng mức

Cây hồng xiêm - Sa pô chê - Lồng mức

Hồng xiêm có nguồn gốc ở Trung Mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies, và hiện nay được trồng rộng rãi tại Nam Mỹ, Mauritius, Indonesia, ấn Độ, Philippines, Việt Nam và các nơi khác thuộc nhiệt đới thấp. Tại Trung Mỹ, Hồng xiêm được trồng rất nhiều, nhưng chủ yếu để lấy nhựa - gum.


I. Giới thiệu:


Trái Hồng xiêm dùng ăn tươi hay chế biến làm kem, mứt, nước trái cây..., nhựa cây dùng làm nguyên liệu để chế biến “chewing gum” và dùng trong lĩnh vực nha khoa. Gỗ thân Hồng xiêm được dùng đóng bàn ghế (nhờ có vân đẹp), đồ trang trí, vật liệu xây dựng và các chân móng cầu chịu mặn. Hạt khô xay nhuyễn (chứa saponin, quercetin và 23% dầu) được dùng trị sán lãi và có tính lợi tiểu.

Trong trái Hồng xiêm có chứa một lượng dưỡng chất đáng kể gồm: carbohydrates (24,1%), protein (0,5%), lipid (0,9%), khoáng (0,4%), canxi (32 mg%), phốt-pho (9 mg%), kali (198 mg%), sinh tố A (85 IU%), sinh tố C (26 - 103 mg%)... (Intengan, C.L et al, 1968; Ylagan, M.M., 1961).

II. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT

Hồng xiêm có nguồn gốc ở Trung Mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies, và hiện nay được trồng rộng rãi tại Nam Mỹ, Mauritius, Indonesia, ấn Độ, Philippines, Việt Nam và các nơi khác thuộc nhiệt đới thấp. Tại Trung Mỹ, Hồng xiêm được trồng rất nhiều, nhưng chủ yếu để lấy nhựa (gum).

Hồng xiêm thuộc họ Sapotaoeae, tên khoa học Manilkala zopota, Linn. Van Royen (tên cũ Achras zapota, Linn.). Họ này có loài Manilkara kauki (Linn) Dub. cũng cho trái ăn rất ngon. Từ “Xa-bô” bắt nguồn từ tiếng Pháp Sapotille và Sapodilla của tiếng Anh.

1. Thân, lá

Thân Hồng xiêm có nhiều nhánh, nhưng chúng chậm phát triển. Cây cho lá hầu như xanh quanh năm. Thân cao trung bình (10-15 m), nhưng nếu mọc tốt có thể cao đến 20 m. Vỏ thân màu nâu sẫm, dày, xù xì. Cây cho tán tròn hay đa dạng tùy giống. Các giống Hồng xiêm trồng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường cao 3 m, tán rộng l,3-l,6 m sau 3 năm và cao 6 - 8 m, tán 6 - 8 m sau 10 năm; trên 10 năm cây ít cao thêm nhưng có tán rộng đến 10 m.

Lá nguyên, dài, dày,b óng, mọc xen và tạo thành chùm ở ngọn các nhánh nhỏ. Lá màu vàng nâu khi còn non và xanh sẫm khi già. Kích thước lá từ 3,5 - 15,0 cm x (1,5 - 7 cm), với cuống ngắn (1 - 3,5 cm). Lá xa-bô xiêm có kích thước (10 - 14 cm) ( (3,5 - l5,2 cm) với cuống dài 1 - 1,7 cm.

2. Hoa

Hoa Hồng xiêm nhỏ, trắng, không mùi, có lông tơ mặt ngoài, dài 6 - 8 cm, đường kính khi nở 1 - 1,5 cm, cuống mảnh khảnh (dài 1 - 2 cm). Hoa mọc tập trung hay đơn độc từ nách lá nơi gần ngọn nhánh. Hoa có nhiều cánh dính liền ở đáy, dạng hình chuông hoặc phình ở đáy, trắng, chia thành 6 thùy. Bộ nhị đực gồm 6 tiểu nhị cao thấp không đều với bao phấn màu vàng nâu. Nhụy cái gồm bầu noãn mang vòi nhụy với nuốm mọc ló bên trên hoa.

Hồng xiêm chỉ ra hoa ở các nách lá của chồi non trên các nhánh nhỏ. Khi trổ, các hoa bên dưới dễ phát triển và nở trước, rồi các hoa bên trên nở dần lên. Thời gian từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi hoa nở khoảng 47 - 58 ngày (trung bình 52 ngày). Thông thường, mỗi chùm hoa trổ khoảng 6 ngày thì xong. Hoa bắt đầu nở khoảng 3 giờ chiều và nở hoàn toàn lúc l giờ trưa hôm sau. Thời điểm thụ phấn từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhưng thường nhất lúc 10 - 11g30. Hoa bất thụ có màu nâu và rụng sau 7 ngày.

Ở một số giống Hồng xiêm (như Hồng xiêm xiêm), do nuốm nhận phấn trễ nên hoa thường phải nhận phấn từ các hoa khác (trên cùng hay khác cây), phấn lại có tỷ lệ bất thụ cao trên cùng giống nên phải trồng xen với các giống khác (thường là giống địa phương) để cung cấp thêm phấn, giúp tăng tỷ lệ đậu trái.

3. Trái

Từ 2 tuần sau khi thụ phấn, bầu noãn đã phát triển thánh dạng trái. Trái chín 4 - 6 tháng sau khi trổ, tùy giống và điều kiện canh tác. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, hồng xiêm ra hoa từ tháng 5 - 11 dl (tập trung vào tháng 7 - 9 dl) và mùa trái chín từ tháng 01 - 5 dl.

Trái Hồng xiêm hình cầu hay hơi dài, kích thước thay đổi tùy giống (dài 3,0 - 9,5 cm, đường kính 3 - 8 cm, nặng 50 - 250 g), màu đỏ mốc hay vàng nâu khi chín. Một vài giống cho trái nặng đến 700 g.

Vỏ trái mỏng, được bao phủ bởi một lớp phấn nâu, lớp này bị tróc loang lổ khi hái chín. Thịt trái có màu vàng đến nâu đỏ, mềm, mọng nước, thơm ngon, ngọt, sớ thịt mịn hay thô (cát) tùy giống. Trái non chứa nhiều mủ trắng, lượng mủ này giảm dần khi trái già. Trái có 0 - 10 hột (thường từ 1 - 4). Hột dẹp, màu nâu sẫm hay đen bóng, có ngạnh bén với vỏ cứng dày 0,6 - 1,5 mm.

III. NHU CẦU SINH THÁI

Hồng xiêm cần loại đất màu mỡ, dễ thoát nước. Tốt nhất là đất thịt pha cát, xốp và thoát thủy tốt. Đất ngập nước làm cây chậm phát triển, nhất là ở giai đoạn cây con. Dù có thể mọc được ở cao độ đến 2.500 m, Hồng xiêm chỉ mọc tốt ở độ cao dưới 1.500 m. Cây chịu khí hậu khô và hơi ẩm với mưa phân bố đều. ở những vùng có mùa khô kéo dài, cây con cần được tưới thường xuyên. Các vùng khô cây thường ít bị sâu bệnh phá hại. Cây Hồng xiêm ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu hơi rợp tốt.

Nhờ nhánh dai và gỗ cứng, hồng xiêm có thể trồng tại các vùng có gió mạnh hoặc trồng làm cây chắn gió. Cây chịu mặn tốt nên có thể trồng ở các vùng duyên hải. Ở Philippines, Hồng xiêm phát triển và cho trái rất sai trên vùng đất cát ven biển.

Hồng xiêm (Manilkara zapota, Linn. Van Royen hay Achras zopota Linn), hay còn gọi là hồng xiêm, là loài cây ăn trái quen thuộc của vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Hồng xiêm dễ trồng, có thể trồng kể cả vùng đất bị nhiễm mặn, ven biển hoặc các vùng tương đối khô hạn (nhờ hệ thống rễ ăn khá sâu). Cây Hồng xiêm có mùa cho trái khá dài trong năm (từ tháng 12 đến tháng 6 dl), năng suất khá cao (20 - 40 tấn/ha từ năm thứ 7), cây mau cho trái (cây chiết cho trái từ năm thứ 3), nên nó dễ mang lại lợi tức cho những vùng nhiễm mặn hay khô hạn, điều kiện canh tác thường gặp khó khăn và có thể cho lợi tức gấp 5 - 10 lần lúa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét