Pages

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Kỹ thuật trồng cây Trám

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 cây/ha. Khi còn non, có thể trồng xen dứa, ổi..

1. Giống:

Trám trồng bằng cây ghép, nên dùng cây gốc ghép 2 năm tuổi rồi mới ghép mắt. Tốt nhất là trồng trong bầu, được ghép mắt, cây con trưởng thành tốt mới ra ngôi, rễ sống và ra quả sớm.

Để đảm bảo độ kết hợp tốt thì trám trắng ghép với trám trắng trám đen ghép với trám đen. Mắt trám trắng ghép vào gốc trám đen hoặc mắt trám đen ghép vào gốc trám trắng đều khó kết hợp. Mắt ghép lấy từ cây lưỡng tính có năng suất cao. Để đảm bảo sức sống cây ghép, thì cây gốc ghép là cây mọc từ hạt.

Lấy hạt trám để làm cây ghép cần chọn quả đã chín, ngâm vào nước nóng 60°C (trám trắng) và 65°C (trám đen), khi thịt quả đã mềm thì tách hạt đen rửa sạch rồi phơi khô. Cũng có thể dùng hạt từ quả lên men tự hoại.

Hạt trám được trồng trong bầu có phân hoai. Khi 1-2 tuổi thì ghép, sau đó sẽ ra ngôi.

2. Đất trồng:

Như trên đã nói, chọn vùng đất có điều kiện nhiệt độ bình quân năm trên 20°C, nhiệt độ thấp cực trị trên -3°C thì có thể phát triển vùng trám kinh tế. Với trám đen thì yêu cầu nhiệt độ cao hơn.Trong vùng có nhiệt độ như vậy, thì dù đất đồi, đất núi, đất bằng, miễn là mức nước ngầm thấp, tầng đất dày, thoát nước tốt, tơi xốp đều có thể trồng trám.

Trồng trám trên đồi có thể làm nương bậc thang, cũng có thể đào hốc trồng.

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 cây/ha. Khi còn non, có thể trồng xen dứa, ổi...

Kích thước hố trồng rộng 80 cm, độ sâu tuỳ theo bộ rễ đem trồng. Trồng cây vào hố xong thì tủ đất, tủ rác, nếu đất khô thì có thể tưới gốc.

3. Tạo tán

Phải tạo tán trám theo hướng lùn hoá, cành chính ngắn để cho năng suất cao. Nếu mắt ghép vào gốc cây gốc ghép còn nhỏ thì ghép mắt vào khoảng 20 cm cách mặt đất, đến khi cây con cao 1 m thì bấm ngọn để phân cành, sau đó lại bấm ngọn, để tạo 1-2 cành nhánh, dài khoảng 50-80 cm. Nếu ghép lên cây con lớn hơn thì ghép vào khoảng 150 cm cách mặt đất, khi có 1-2 cành thì bấm ngọn, để cành dài 80 cm, tạo thế cây lùn, cành ngắn.

4. Chăm sóc


Muốn năng suất cao, phải bón phân. Khi trồng có bón lót; khi cây phát triển được một tháng thì bắt đầu bón thúc; sau này tùy thuộc loại lộc sẽ bón các loại phân chuồng, phân hoá học. Thông thường bón vào tháng 3,6,9 tương ứng vào thời kỳ trước khi ra hoa và phát triển quả, mỗi lần, mỗi cây 50-100 kg phân chuồng, ngoài ra còn bón thêm các loại phân đạm, lân, kali, canxi.

Trong quá trình phát triển, chú ý xới xáo, làm cỏ, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.

Hiện nay chưa phát hiện sâu bệnh nguy hiểm đối với trám. Một số bệnh như bệnh sùi thân, bệnh chảy gôm, xén tóc đục càn, đục thân, bọ nẹt ngăn lá nhưng không nghiêm trọng.

Nguồn: Theo Sách Kỹ thuật trồng cây có dầu cho giá trị kinh tế cao của Nhà xuất bản lao động

0 nhận xét:

Đăng nhận xét